Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Biện pháp phát triển kỹ năng định hướng trong không gian cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.58 KB, 7 trang )

Tên biện pháp: “BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG
TRONG KHÔNG GIAN CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO”
1. Lý do chọn biện pháp:
Hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán là một trong những nội dung giáo dục
quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non. Nó gồm 5 nội dung
chính: số lượng-phép đếm, hình dạng, kích thước, khơng gian, thời gian. Đây là khâu
quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ
bước vào học phổ thông.
Định hướng trong không gian (ĐHTKG) giúp trẻ ý thức được vị trí của cơ thể
mình trong mơi trường, ý thức được vị trí của các vật so với nhau và giúp trẻ có khả
năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của các sự vật trong
không gian. Hơn nữa một số thao tác trí tuệ cơ bản sẽ được hình thành ở trẻ mẫu giáo
trong quá trình dạy trẻ ĐHTKG, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động trong
trường học, cũng như giúp trẻ vận dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ khác
nhau trong cuộc sống của mình một cách linh hoạt.
Thực trạng vấn đề ở lớp:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo trường, xã, phịng Giáo
dục- Đào tạo và chính quyền địa phương.
- Trường đã được xây mới một ngôi trường khang trang. Các cháu được học trong
phòng học sạch sẽ, có đầy đủ các tiện nghi cần thiết: đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy
đủ phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ.
- Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng trong hè và dự các buổi chuyên đề
của phòng, của trường bạn và nhà trường tổ chức. Đó cũng là điều kiện để tơi được
học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình.
- Đối với phụ huynh họ đã dần quan tâm đến bậc học Mầm non hơn. Họ đã tạo điều
kiện để con mình được đến trường.
* Khó khăn:
- Phụ huynh ở lớp phần lớn là làm nông dân, cơng nhân nên ít có thời gian và điều
kiện quan tâm đến việc học của con mình, đặc biệt là việc kèm cặp các cháu học.
- Đầu năm học lớp tiếp nhận gần 50% số cháu mới, các cháu này chưa được học


qua các lớp mẫu giáo trước đó, do vậy trẻ chưa có những nề nếp và thói quen trong
các hoạt động ở trường. Đặc biệt trẻ bị thiếu hụt kiến thức rất nhiều. Đây cũng là một
trong những khó khăn khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ. Đặc biệt là mơn làm
quen với tốn, có tiết kiến thức theo chương trình là tiết ơn luyện, nhưng với những
cháu mới thì lại là dạy kiến thức hồn toàn mới.
+ Đối với nội dung ĐHTKG qua khảo sát cho thấy kết quả như sau:
- Các cháu chưa tập trung học.


- Cháu nhận diện được trước sau của đối tượng là 13/19 trẻ tỷ lệ 68,4%.
- Số trẻ xác định được vị trí của đồ vật so với bạn khác là 9/19 trẻ tỷ lệ 47%.
- Số trẻ xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân là 11/19 trẻ tỷ lệ 57,8%
Như vậy kết quả trẻ biết xác định ĐHTKG còn thấp so với yêu cầu.
ĐHTKG là một nội dung học rất quan trọng, nhất là trẻ bước vào phổ thơng, nó
giúp trẻ có được những kiến thức nhất định để tiếp thu kiến thức ở bậc học tiếp theo.
Muốn đạt được mục tiêu trên chúng ta cần có những biện pháp sáng tạo phù
hợp với thực tiễn, cần phải đổi mới hình thức để hình thành tốt các biểu tượng định
hướng trong không gian cho trẻ. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách
tự nhiên khơng bị gị ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở
lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học.” Nhận thức được tầm quan trọng đó tơi
đã tập trung nghiên cứu, tìm tịi để tìm ra “Một số biện pháp phát triển kỹ năng
ĐHTKG cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo”.
2. Nội dung các biện pháp:
2.1. Dạy trẻ định hướng trên cơ thể trẻ thông qua các trị chơi, bài thơ:
Tâm lý trẻ mẫu giáo thì dạy học với hình thức các trị chơi, các bài thơ là trẻ
hứng thú nhất và kết quả đạt cao nhất. Trẻ “học mà chơi – chơi mà học” thông qua đó
sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái hơn, sâu sắc hơn. Bởi vậy tiết học
ĐHTKG đã đạt kết quả cao.
Trẻ nhận thức từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng do đó tơi đã cho trẻ tự
xác định các hướng cơ bản trên cơ thể.

VD: Trò chơi chỉ đúng các hướng theo yêu cầu của cơ. Khi cơ nói: tay phải, tay
trái, trên đầu, dưới đất, trước mặt, sau lưng trẻ nghe cô nói và dùng tay chỉ đúng
hướng, sau đó đổi hình thức chơi như sau: Cơ nói bên trái thì trẻ nói tay trái, cơ nói
phía dưới trẻ nói 2 chân, cơ nói phía trên trẻ trả lời cái đầu.
Trong q trình dạy trẻ tơi có thể sáng tác thơ hoặc sưu tầm các bài thơ có nội
dung dạy trẻ ĐHTKG để dạy trẻ xác định hướng cơ bản cho trẻ nhằm thu hút sự chú ý
của trẻ hơn.
VD: Bài thơ Với bé
Bên trên bé có cái đầu
Cái tai, cái mắt nghe cơ giảng bài
Phải – trái bé có đơi tay
Tay trái bưng bát cơm hàng ngày
Tay phải cầm bút đẹp thay
Cô yêu bạn mến bé hay đến trường
Đến trường nhờ có đơi chân
Đơi chân giúp bé đi nhanh tới trường.
Qua bài thơ tơi hỏi trẻ các phía có gì? nhằm để xác định ĐHTKG cho trẻ.
* Tổ chức trong và ngoài tiết học các hoạt động cho trẻ rèn luyện kỹ năng ĐHTKG
dưới dạng trò chơi: VD: Tiếng hát ở đâu, Thi ai đặt đúng vị trí, thi ai tinh mắt, thi ai
nhanh…..


2.2. Dạy trẻ xác định đồ vật đối với trẻ và đối với bạn khác thông qua mọi
lúc mọi nơi.
- Tạo môi trường lớp học xung quanh trẻ
Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là một mơi trường gây hứng thú cho
trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy tơi ln cố gắng tạo
ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ví dụ cắt những chú gà,
hươu, gấu, thỏ bằng mút dán lên trên tường, vẽ các bức tranh con vât, phương tiện
giao thông để treo trang trí theo chủ đề, cho trẻ ĐHTKG và có thể học các môn khác.

Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô
cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan
trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái,
coi lớp học như ngơi nhà thân u của mình và trong ngơi nhà đó trẻ được tham gia
dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình. Chính vì vậy, tơi đã khuyến khích trẻ sưu tầm
đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. Tơi xây dựng góc học tập phong
phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’
để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùngđồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho
thao tác sử dụng, được sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào
các mơn học và các hoạt động khác.
- Trong góc học tốn cũng được trang trí nổi bật những con vật, cây, quả, hình
dán theo các vị trí: trên- dưới, phải - trái,… các hình ảnh được thay đổi theo chủ đề.
- Dạy trong tất cả các hoạt động của ngày
Không chỉ dạy trên tiết học chính (tốn) mà tơi cịn dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
trong các giờ hoạt động khác như: Thể dục, âm nhạc, hoạt động ngồi trời, hoạt động
góc,…
Ví dụ: Trong giờ thể dục cơ cho trẻ chuyền bóng theo phía phải, phía trái, trên
đầu, qua chân của bản thân, trẻ không chỉ được vận động thể lực mà cịn được ơn lại
những kiến thức đã được học. Trong khi chơi chuyền bóng trẻ phải nhớ lại đâu là phía
phải, phía trái, trên, dưới của bản thân để nhận và chuyền cho đúng.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm bài trong vở trò chơi học tập, bài yêu cầu bé hãy tô màu
xanh cho quần áo của bạn đứng trước ngơi nhà và tơ màu đỏ cho trẻ ở phía sau ngôi
nhà. Với yêu cầu của bài trẻ không chỉ chọn màu tơ đúng mà trẻ cịn phải xác định
phía trước - phía sau là bạn nào.
Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngồi trời cơ cho trẻ chơi trị chơi dân gian: Đi cầu
đi quán, mèo đuổi chuột, nhảy lị cị, ném bóng, phóng tên, ném bi,… Các cháu rất
thích chơi các trị chơi này vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là ưa hoạt
động. Hơn thế nữa tơi muốn dùng trị chơi này để ôn lại cho trẻ kiến thức về định
hướng không gian: phải- trái, trước- sau. Vậy là lại thêm một lần nữa những kiến thức
tốn đã học và ơn luyện củng cố lại, như vậy trẻ sẽ nhớ kiến thức đó lâu hơn.



Ví dụ: Vào các giờ hoạt động góc, tơi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán
hình ảnh trong sách báo có liên quan đến bộ mơn tốn để làm “ sách” và làm các
quyển sách có sắp xếp bố cục hài hồ.
- Tạo tình huống cho trẻ giải quyết:
Với những kinh nghiệm dạy trẻ định hướng trong khơng gian tơi cịn tạo tình
huống để trẻ phản ứng nhanh khi trẻ làm quen với biểu tượng này.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, bỗng có một đàn chim bay
ngang qua. Tơi hỏi trẻ đàn chim bay ở phía nào của các con?
Ví dụ: Con gà bới được con giun dưới đất lên. Vậy con giun ở phía nào của con
gà, con gà ở phía nào của con giun.
- Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề
Q trình rèn luyện kỹ năng định hướng khơng gian cho trẻ thì ta cần tổ chức
lồng ghép dạy ở tất cả chủ đề một cách xuyên suốt từ đầu năm đến cả cuối năm học.
Việc lồng vào các chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn
lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên. Ở mỗi chủ đề chúng ta đều có
thể lồng ghép để dạy trẻ ĐHTKG từ đơn giản đến nâng cao dần khả năng nhận biết và
thành thạo.
Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết các đối tượng thuộc chủ đề “phương tiện giao
thông” ta vừa dạy trẻ nơi các phương tiện giao thông hoạt động đồng thời ta dạy trẻ
nhận biết trên, dưới, trước, sau, phải, trái, ở giữa; dạy trẻ chấp hành luật giao thông
khi đi trên đường kết hợp dạy trẻ nhận biết cách đi đúng đường là bên phải – đi bên
trái là sai.
- Tích hợp trong các mơn học:
Trong một tiết học ta có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác như thế ta
tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị, củng cố kiến thức cho trẻ trong quá trình
cung cấp kiến thức cho trẻ cơ nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏi nhàm chán
và hứng thú học tập, khơng nên gị ép trẻ theo một khuôn mẫu nhất định, trẻ cần được
học mà chơi, chơi mà học.

Ví dụ: Học mơn âm nhạc cho trẻ chơi trò chơi “Tiếng hát ở đâu, nghe tiếng hát
tìm đồ vật,… Khi cơ hỏi trẻ vị trí người hát, hay đồ vật ở phía nào để trẻ xác định.
2.3 - Sáng tạo một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ.
Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo, hoạt động chơi quyết định
sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Qua trò chơi trẻ rèn luyện được
tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện rõ nét trong hoạt
động chơi. Trò chơi ĐHTKG là một trong những phương tiện dạy học, nhằm thúc đẩy
sự hình thành những kỹ năng ĐHTKG, nó tạo điều kiện và tình huống để trẻ áp dụng
những kiến thức đã học được của mình, trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng
chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thức của trẻ được củng cố.
Dạy trẻ xác định phía trước thì tơi phải tạo tình huống và tổ chức cho trẻ học
qua các trò chơi, và sử dụng các đồ chơi trong lớp để trẻ hứng thú học. Qua đó giúp


trẻ hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy được là ở phía trước cịn những gì
khơng nhìn thấy được là ở phía sau. Khơng những dạy trẻ định hướng phía trên – phía
dưới, phía phải – phía trái trong khơng gian mà tơi cịn dạy trẻ xác định tay phải, tay
trái của bản thân rất dễ.
Ví dụ:
Tơi dạy lần 1: Dạy trẻ xác định tay phải – tay trái bằng đồ dùng như : Hoa, cờ…
Tay phải đeo hoa đỏ, tay trái khơng đeo hoa thì tơi thấy trẻ nhận biết được tay phải,
tay trái nhưng khi bỏ hoa ra hoặc tay phải đeo hoa đỏ, tay trái đeo hoa xanh thì trẻ bị
nhầm nhiều. Qua giờ dạy đó, tơi suy nghĩ mình cần phải làm thế nào để trẻ xác định
tay phải – tay trái nhanh hơn và chính xác hơn.
Tơi dạy lần 2 kết hợp với trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi làm động tác mô phỏng
các hành động như: đánh răng, viết bài, ăn cơm…
Khi cho trẻ chơi làm động tác mô phỏng hành động đang vẽ bài.
Cô hỏi khi con vẽ bài con cầm bút bằng tay nào? Cơ u cầu trẻ nói và giơ tay
đó lên cho cơ kiểm tra.Trẻ giơ tay phải của mình lên cho cơ xem (Cơ bao qt nếu có
cháu nào sai cơ đến tận nơi để sửa cho trẻ)

Cô hỏi thế con dùng tay nào giữ vở?
Tay trái giữ vở cịn tay phải cầm bút thì các con mới vẽ đẹp được. Ngoài việc
giữ vở tay trái của các con cịn có thể dùng để làm gì nữa nào? (Cầm ca, cầm bát…)
Cịn tay phải ngồi để cầm bút trong giờ vẽ, tay phải còn dùng làm việc gì? (Cầm bát,
cầm bàn chải...)
Qua cách dạy này tơi thấy trẻ có nhận định chính xác hơn lần trước rất nhiều,
số trẻ còn nhầm lẫn giữa tay phải và tay trái không đáng kể.
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ “ĐHTKG”: Xã hội ngày càng
văn minh hiện đại, trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin
việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã trở thành một yêu cầu đối với các
cấp học. Đối với cấp học mầm non việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
dạy là hết sức cần thiết. Một phần thay đổi khơng khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế
thoải mái, gây hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức. Một phần bước đầu cho
trẻ làm quen với công nghệ thơng tin.
Ví dụ: Khi dạy trẻ xác định phải, trái trên con di chuyển của máy tính và yêu
cầu trẻ di chuyển chọn đối tượng theo yêu cầu của cô.
Hoặc khi dạy trẻ tiết dạy trẻ định hướng không gian: trên, dưới, trước, sau
trong chủ đề “phương tiện giao thông”. Chúng tôi cho trẻ em xem tất cả các loại
phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt và trị chuyện nhẹ nhàng về
chúng, sau đó chúng tơi có một số hình ảnh về bầu trời có máy bay bay ra và hỏi trẻ
là trên bầu trời có gì? (Máy bay). Phía dưới có gì? (Thuyền buồm) và ngược lại. Tiếp
theo, chúng tơi cho một đồn tàu ra và hỏi trẻ: phía trước toa tàu là gì? (đầu tàu), phía
sau đầu tàu có gì?(có toa tàu). Chúng tơi có hình ảnh một chiếc ơ tơ con ra trước tiếp
theo là xe máy, xích lơ và xe đạp.


Tôi không ngừng học tập, nâng cao xây dựng các tiết dạy giáo án điện tử để
dạy trẻ mà tôi cịn tìm trên mạng những có nội dung liên quan đến kiến thức toán cần
truyền đạt cho trẻ hoặc quay phim một số hình ảnh để dạy trẻ cho phù hợp với chủ đề
của bài học.

Khi cho trẻ chơi trò chơi, hay dạy kiến thức ĐHTKG cho trẻ kết hợp trên máy
vi tính, tơi thấy trẻ rất say sưa và hào hứng trẻ tham gia rất tích cực vào các hoạt
động.
2.5 Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ ĐHTKG:
Ngồi việc cho trẻ làm quen với biểu tượng tốn về định hướng không gian ở
lớp học qua các giờ học, qua các trò chơi còn phải kể tới sự đóng góp khơng nhỏ của
các bậc phụ huynh về chun đề này.
Tơi trao đổi với phụ huynh thường xun vì số phụ huynh quan tâm tới bộ mơn
này cịn ít, họ nhận thức về chương trình giảng dạy trong trường mầm non còn hạn
chế, để các con tiếp thu bài một cách đầy đủ và có tính liên tục và thường xuyên thì
sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết.
Hàng ngày tôi thường tranh thủ thời gian lúc đón và trả trẻ trao đổi, phản ánh
tình hình học tập cũng như mọi hoạt động khác của trẻ trên lớp cho phụ huynh nắm
bắt kịp thời để cùng cô giáo ở lớp dạy trẻ sao cho thật tốt. Ngồi ra tơi cịn tạo nhóm
Phụ huynh và giáo viên để trao đổi, liên lạc thông tin kịp thời và thường xuyên.
3. Kết quả thực hiện các biện pháp
- Bằng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn trong việc hình thành
kỹ năng định hướng trong không gian. Cuối năm lớp tôi đã đạt được một số kết quả
đáng khích lệ như sau:
* Đối với trẻ:
+ Các cháu đã tập trung học tốt.
+ Cháu nhận diện được trước sau của đối tượng là 19/19 trẻ tỷ lệ 100%.
+ Số trẻ xác định được vị trí của đồ vật so với bạn khác là 17/19 trẻ tỷ lệ 90%.
+ Số trẻ xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân là 18/19 trẻ tỷ lệ 94,7%
Như vậy kết quả trẻ biết xác định ĐHTKG đã được nâng lên đáng kể.
+ 94,7% các cháu có khả năng so sánh và diễn đạt lời nói rất tốt.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên được nâng cao về trình độ chun mơn, linh hoạt sáng tạo trong
phương pháp giảng dạy, biết lồng ghép tích hợp một cách mềm dẻo, nhẹ nhàng phù
hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

- Chất lượng và kết quả giờ dạy của tôi được nhà trường và chun mơn đánh giá
có chất lượng và sáng tạo.
* Đối với các bậc phụ huynh:
- 100% các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm
quen với tốn về hình thành kỹ năng ĐHTKG, tạo điều kiện cùng với


giáo viên để dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
làm quen với toán.
- Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng hơn, chăm lo đến phương pháp giáo dục
để trẻ phát triển toàn diện. Giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường có sự hợp tác
đồng thuận trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Phạm vi áp dụng: Qua các biện pháp nêu trên đã được áp dụng ở lớp lá của
trường chúng tơi, Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Có thể khẳng định, các biện pháp tơi
đưa ra có khả năng áp dụng rộng rãi trong các trường Mầm non, mẫu giáo trong
huyện.
4. Kết luận
Việc đưa phương pháp định hướng trong không gian cho trẻ vào bậc học Mầm
non là một phương pháp vô cùng hữu hiệu nhưng dường như vấn đề này vẫn chưa
được quan tâm, đầu tư một cách triệt để và toàn diện. Đặc biệt đối với trẻ Mẫu giáo 56 tuổi thì phương pháp định hướng trong khơng gian trong tốn học thật sự rất quan
trọng. Nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian có một ý nghĩa lớn để góp phần
hình thành nhân cách con người mới, nó góp phần giúp trẻ sau này nắm bắt nhanh
hơn, sâu sắc hơn các khái niệm về định hướng trong khơng gian trong việc học tốn ở
trường phổ thơng.
Qua q trình đưa một số biện pháp định hướng trong không gian cho trẻ Mầm
non 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo của chúng tôi. Tôi nhận thấy được mức độ hiệu quả
của biện pháp này, trẻ thật sự hứng thú tích cực vào tất cả các hoạt động diễn ra tại
lớp, từ sinh hoạt, vui chơi, học tập. Khả năng tìm tịi, quan sát so sánh của trẻ được tốt
hơn thông qua các hoạt động của lớp.
Như vậy, trong q trình dạy trẻ định hướng trong khơng gian để giúp trẻ nhận

thức sâu sắc, hiểu rõ các biểu tượng trên, việc đầu tiên không thể thiếu được đó là
truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tịi để
truyền tải những nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần
gũi mà lại dễ hiểu như vậy giờ học mới có hiệu quả. Đặc biệt “Dạy trẻ định hướng
trong không gian” là một vấn đề chúng tơi ln quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra
được những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ.



×