Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

“VẤN ĐỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1930 1945 VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.42 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................4
Chương 1. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc - một vấn đề chiến
lược của Cách mạng Việt Nam .....................................................................................5
1.1. Khái niệm: .........................................................................................................5
1.2. Tầm quan trọng của vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
tộc: 5
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc (1930-1945) ...............................................................................6
2.1. Trong phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi phục phong trào 1932- 1935
6
2.2. Trong phong trào dân chủ (1936-1939) ...........................................................7
2.3. Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1939-1945) ........................9
2.4. Đánh giá hiệu quả vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
trong giai đoạn 1930-1945 .......................................................................................10
Chương 3. Vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay..............................................................................................11
3.1. Thực trạng chung về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ...11
3.1.1. Những điểm mạnh ......................................................................................11
3.1.2. Những hạn chế ...........................................................................................11
3.2. Vận dụng việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai
đoạn 1945-1946 đối với hiện nay. ............................................................................14
KẾT LUẬN ..................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................19

3


LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua một tiến trình dài của lịch sử để có thể đi đến
thống nhất đất nước, độc lập chủ quyền, ghi tên mình trên bản đồ thế giới. Để có được


thắng lợi vẻ vang đó, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào bản “Tun ngơn
độc lập” dưới lá cờ đỏ sao vàng, ánh nắng rực rỡ ở sân Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm
1945, đó chính là sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
Từ xưa đến nay, vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc đã trở thành một sợi chỉ đỏ
xuyên suốt lịch sử của dân tộc ta. Đặc biệt, trong giai đoạn 1930 – 1945, sức mạnh khối
đại đoàn kết ấy đã thể hiện rõ qua các phong trào đấu tranh của dân tộc. Trải qua 15 năm
với nhiều giai đoạn cách mạng khác nhau, tinh thần đoàn kết và tự lực tự cường của
người dân Việt Nam đã trở thành một trong những chiếc chìa khóa vàng để đánh tan
mọi kẻ thù xâm lược.
Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và đại đồn
kết dân tộc trong suốt q trình cách mạng đó là: “Bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp
đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Trong tất cả các kỳ đại
hội, Đảng ta đều khẳng định rõ: Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã
hội chủ nghĩa, sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc dưới sự
lãnh đạo của Đảng: tôn trọng, giúp đỡ đồng bào các dân tộc và tạo mọi điều kiện để
đồng bào các dân tộc phát triển.
Bài học về sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn 1930 – 1945 đã trở
thành điểm sáng để toàn dân ta phải nhìn lại. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với bối
cảnh biển đảo quê hương đang từng ngày từng giờ phải căng mình lên để giữ từng tấc
đất tấc vàng, với bối cảnh Covid-19 đã và đang diễn ra phức tạp cùng với nhiều thế lực
thù địch đang ngày đêm có ý định chống phá Đảng, hơn bao giờ hết, sức mạnh khối đại
đồn kết phải được nhìn nhận rõ và vận dụng hết sức mạnh mẽ, linh hoạt. Chính vì thế,
nhóm chúng em chọn đề tài “Vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc
trong giai đoạn 1930 – 1945 và sự vận dụng trong điều kiện hiện nay” làm đề tài tiểu
luận của mình để nghiên cứu sâu thêm về những bài học kinh nghiệm của giai đoạn
trước nhằm hiểu rõ hơn và có nhận thức đúng đắn về khối đại đồn kết trong bối cảnh
ngày nay.

4



CHƯƠNG 1. PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
TỘC - MỘT VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.1. Khái niệm:
Đồn kết dân tộc đó là sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam, với tinh thần: “Chúng ta phải đoàn kết rộng rãi và
chặt chẽ. Đồn kết giữa Chính phủ và nhân dân. Đoàn kết giữa các tầng lớp trong nhân
dân với nhau. Đồn kết giữa đồng bào tồn quốc, từ Bắc chí Nam. Nói rộng hơn nữa:
Đồn kết giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân châu Á, nhân dân nước
Pháp và nhân dân u chuộng hịa bình thế giới”.
Như vậy, đại đoàn kết dân tộc cũng tức là đại đoàn kết toàn dân, nghĩa là tập hợp
mọi người dân vào một khối thống nhất giữa ý chí và hành động trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân,... Theo Hồ Chí Minh: “Muốn
đồn kết tồn dân, cần phải có một đồn thể rộng lớn, rất độ lượng thì mới có thể thu
hút được mọi đồn thể và cá nhân có lịng thiết tha u nước, khơng phân biệt tuổi tác,
gái trai, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp, đảng phái”.
1.2. Tầm quan trọng của vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
tộc:
Phát huy sức mạnh khối đại đồn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết
định thành công của cách mạng: Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh
bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người, nếu chỉ có tinh thần u nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành
công và thành công đến nơi, phải tập hợp đươc tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây
dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, đại đồn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài,
xuyên suốt tiến trình cách mạng. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng
đắn, Đảng ta và chủ tích Hồ Chí Minh đã xây dựng thành cơng khối đại đoàn kết dân
tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng, của dân tộc: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, u nước nhân nghĩa - đồn kết là sức

5


mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định
là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực,
từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng.
Hồ Chí Minh cịn chỉ ra rằng, đại đồn kết dân tộc khơng phải chỉ là mục tiêu của
Đảng, mà cịn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự
giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự
hợp tác. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng,
chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những
địi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh
tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc
cho con người.
CHƯƠNG 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT HUY
SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC (1930-1945)
2.1. Trong phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi phục phong trào 1932- 1935
Phong trào cách mạng 1930-1931 và Luận cương chính trị (10-1930)
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh
chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam đã lãnh
đạo ngay một cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trên khắp cả nước. Cờ đó búa liềm
xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và nhiều địa phương. Trong đó, điển hình là phong
trào Xơ viết Nghệ Tĩnh. Ngày 1-5-1930, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, nhân dân ở
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã nhất tề đứng lên bãi cơng, biểu tình. Tháng 9-1930,
phong trào cách mạng Xơ viết Nghệ Tĩnh phát triển đến đỉnh cao với những hình thức
đấu tranh ngày càng quyết liệt. Khi chính quyền Xô viết ra đời và là đỉnh cao của cách
mạng, từ cuối năm 1930, thực dân Pháp tập trung mọi lực lượng đàn áp khốc liệt, kết
hợp thủ đoạn bạo lực với những thủ đoạn chính trị như cưỡng bức dân cày ra đầu thú,
tổ chưc rước cờ vàng, nhận thẻ quy thuận... Đầu năm 1931, hàng nghìn chiến sĩ cộng

sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày.
Từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp
lần thứ nhất tại Hương cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua
6


nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chính trị
của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Hội nghị quyết định đổi tên
Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban Chấp
hành Trung ương chính thức. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng 1932 - 1935
Đầu năm 1932, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số
đồng chí chủ chốt ở trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng.
Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã cơng bố chương trình hành động của Đảng
Cộng sản Đơng Dương. Chương trình hành động đã vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước
mắt để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng, đặc biệt cần phải
“gây dựng một đồn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững như đồng,
tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai cấp chiến đấu.” Đầu
năm 1934, theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngồi của Đảng Cộng
sản Đơng Dương được thành lập lãnh đạo, chỉ đạo phong trào trong nước như chức năng,
trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương. Đến đầu năm 1935, hệ thống tổ chức của
Đảng được phục hồi. Đó là cơ sở để tiến tới Đại hội lần thứ nhất của Đảng.
Đại hội Đảng lần thứ nhất (3-1935).
Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc).
Đại hội khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và hệ
thống tổ chức Đảng. Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng;
đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc,
chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Đại hội đã bầu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng
Bí thư, bầu đòan đại biểu đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc được

cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Thành công của Đại hội đã khẳng
định trên thực tế phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng đã được khôi phục,
mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Đông Dương.
2.2. Trong phong trào dân chủ (1936-1939)
Trước khi bước vào cao trào cách mạng 1936 - 1939, căn cứ vào tình hình thực
tiễn và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ
7


trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương vào mùa hè năm 1936 (đến tháng
3/1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu
nước, dân chủ, tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hịa bình thế giới.
Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương
do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên Nghị quyết Đại hội 7
của Quốc tế Cộng sản, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh.Từ đó, Đảng Cộng sản
Đơng Dương đề ra những phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
Trước tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến đổi, tháng 7/1936, Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, đã
họp tại Thượng Hải để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, đưa phong trào
cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển. Hội nghị đã xác định mục tiêu chủ yếu trước
mắt của cách mạng Việt Nam là đấu tranh chống chế độ thuộc địa, chống phát xít và
chiến tranh, địi tự do, dân chủ, cơm áo và hịa bình. Để tập hợp rộng rãi quần chúng
nhân dân nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống
nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tại Hội nghị Trung ương tháng 9/1937, Đảng
quyết định thành lập Thanh niên Dân chủ Đông Dương thay Thanh niên Cộng sản Đồn,
lập Hội Cứu tế bình dân, Cơng hội, Nơng hội thay cho Công hội đỏ, Cứu tế đỏ, Nông
hội đỏ. Đồng thời, chủ trương đẩy mạnh việc lập các hội quần chúng công khai và nửa
công khai như Hội ái hữu, tương tế...Do sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân Đông
Dương, phối hợp với sự ủng hộ của giới trí thức tiến bộ và nhân dân Pháp, thực dân
Pháp buộc phải trả tự do cho nhiều tù chính trị, trong đó có những Đảng viên trung kiên

của Đảng. Đây là một thuận lợi lớn giúp Đảng tăng cường đội ngũ để lãnh đạo phong
trào quần chúng hướng tới mục tiêu dân chủ. Phong trào quần chúng trong thời kỳ Mặt
trận Dân chủ Đông Dương phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú, tiêu biểu là:
- Báo chí cơng khai xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng sôi nổi
- Tranh cử và đấu tranh nghị trường
- Là cao trào của các cuộc đấu tranh giành quyền lợi của các tầng lớp nhân dân: Tiêu
biểu là phong trào công nhân và lao động ở các đô thị địi thành lập các hội ái hữu và
bãi cơng diễn ra khắp cả nước. Đó là những cuộc bãi cơng của công nhân vùng mỏ (ngày
13/11/1936), công nhân vận chuyển và xay xát lúa gạo ở Sài Gòn - Chợ Lớn (ngày
29/2/1938), cơng nhân tồn tuyến đường sắt Nam Đơng Dương (ngày 28/6/1937). Điều
quan trọng trong chính sách Mặt trận Dân chủ là phát huy được sức mạnh khối đại đoàn
8


kết dân tộc, chỉ ra được kẻ thù chính của cách mạng ở giai đoạn cụ thể để tập trung lực
lượng đấu tranh và phân hóa.
Ngày 1/9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào Mặt trận Dân chủ
bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Do cơ sở cịn yếu và khơng kịp đối phó, phong trào
cách mạng tạm lắng và mất phương hướng. Song, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Phong trào Mặt trận Dân chủ “để lại cho Đảng ta và Mặt trận Dân tộc ngày nay những
kinh nghiệm quý báu. Nó dạy cho chúng ta rằng: Việc gì đúng với nguyện vọng nhân
dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh và như vậy mới thật là
một phong trào quần chúng. Nó cũng dạy chúng ta rằng: Phải hết sức tránh những bệnh
chủ quan, hẹp hòi”.
2.3. Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1939-1945)
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939
Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc
Mơn, Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay
cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, dựa trên cơ sở liên minh công nông là "hai lực

lượng chính của cách mạng" để đồn kết tất cả các giai cấp các đảng phái, các dân tộc
các phần tử phản đế chĩa mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu là đế quốc và tay
sai của chúng. Khẩu hiệu lập chính quyền Xơ viết cơng, nơng binh được thay thế bằng
khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước phát triển
quan trọng về lý luận và đường lối phương pháp cách mạng của Đảng, thể hiện sự nhạy
bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. Nghị quyết góp phần làm phong phú
kho tàng lý luận của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, hội nghị lần 8 Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương (5/1941). Để hồn thành nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, phải vận dụng phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh
thức được tinh thần dân tộc cho nhân dân, nên Mặt trận không thể gọi như trước mà phải
dùng tên khác phù hợp hơn với nhiệm vụ cách mạng giai đoạn hiện tại. Bởi vậy, theo đề
nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam
Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi
các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, … vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
9


Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành
lập mặt trận dân tộc của nước mình. Mặt trận Việt Minh lấy lá cờ đỏ có ngơi sao vàng
năm cánh làm huy hiệu, khẩu hiệu chính là: phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc
lập.
Mặt trận Việt Minh và các hình thức mặt trận sau đó (Mặt trận Liên Việt, Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), ln lấy liên
minh cơng - nơng - trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ở mỗi thời kỳ,
tên gọi các hình thức mặt trận có thể khác nhau, song đều là mặt trận dân tộc thống nhất
với sứ mệnh tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, các dân tộc, tôn
giáo, phát huy lịng u nước, nhiệt tình cách mạng, ý chí đấu tranh, sự hy sinh và cống

hiến của mỗi người, góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng
của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
Khẳng định những đóng góp của Mặt trận Việt Minh trong công cuộc giành độc
lập cho đất nước, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Mặt trận Việt Minh đã động viên, tổ chức
mọi tầng lớp Nhân dân đoàn kết, vùng lên Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm
1945 thành công, giành độc lập dân tộc, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Bước vào cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, nhằm đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu
nước, lấy liên minh công nhân - nơng dân - trí thức làm nền tảng, kết hợp tinh thần yêu
nước chân chính với tinh thần quốc tế vô sản, Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân
Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) đã hợp nhất thành một mặt trận dân tộc thống nhất,
lấy tên là Mặt trận Liên - Việt. Mặt trận Liên - Việt ra đời là cơ sở quần chúng rộng rãi
để bảo vệ Đảng và Nhà nước ta, trở thành trụ cột quan trọng của Nhà nước Dân chủ
Nhân dân, tập hợp được sức mạnh to lớn của toàn dân ta, đưa cuộc kháng chiến, kiến
quốc của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn”.
2.4. Đánh giá hiệu quả vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân trong
giai đoạn 1930-1945
Giai đoạn 1930 - 1945 có thể coi là bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự chuyển mình
của cách mạng Việt Nam mà tiêu biểu là sự thành công của Cách mạng tháng 8 năm
1945. Trong đó, sức mạnh của đại đồn kết tồn dân tộc - một truyền thống quý báu của
10


dân tộc Việt Nam đã được phát huy một cách hiệu quả. Không phải ngẫu nhiên mà ngay
sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức
đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của
phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc. Tiếp theo đó là sự ra đời của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh với

tinh thần cơ bản “chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách
mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại, chiến đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phát xít
Nhật, giành quyền độc lập cho nước Việt Nam”. Mặt trận Việt Minh với nhiều hội Công
nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc,... đã chủ trương liên hiệp hết
thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tơn giáo, xu hướng, đảng phái, giai cấp,...
để đồn kết muôn người như một, chiến đấu đánh đuổi Pháp - Nhật, giành độc lập dân
tộc. Có thể thấy Đảng đã rất khéo léo để khơi gợi tinh thần dân tộc thông qua những chủ
trương đường lối, đã vận dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân một cách tối đa toàn diện
bằng sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt để đấu tranh giành độc lập, không để âm mưu chia
rẽ dân tộc của thế lực thù địch, phản động có cơ hội thành cơng. Tinh thần đồn kết được
khơi dậy, được liên kết với nhau với cùng một mục tiêu và chí hướng đã phát huy vơ
cùng hiệu quả. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, thơng qua Mặt trận Việt minh đã phát triển nhanh chóng, rộng rãi và
chặt chẽ chưa từng có, khối đại đồn kết dân tộc phát huy sức mạnh tối đa đã làm nên
thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Cho đến ngày nay, phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc vẫn là một bài học quý giá, là tinh thần lãnh đạo
tồn dân của Đảng, đóng một vai trị quan trọng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Thực trạng chung về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
3.1.1. Những điểm mạnh
Kinh tế - xã hội phát triển

11


Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc và khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tầng lớp nhân dân khơng
phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Việt
Minh, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong cách mạng Tháng
Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, nhà nước cơng nơng đầu
tiên ở Đông Nam Á. Dân tộc Việt Nam đã ghi dấu ấn trong lịch sử nhân loại: Việt Nam
là nước đầu tiên trong các nước thuộc địa của thực dân Pháp trên thế giới tự mình giành
lại được độc lập dân tộc. Cũng nhờ sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng mà nhân dân ta đã giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững
chắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân, đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới
vì hịa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc là một nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng hơn
85 năm qua. Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định:
“Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động
lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun
đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết,
nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược tàn bạo và lập nên những chiến thắng lừng
lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân
ta đã chế ngự thiên nhiên, phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng các cơng trình văn hóa có
giá trị lịch sử, mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Sức mạnh tổng hợp của dân tộc
Việt Nam là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố: đó là lịng u nước nồng nàn và tinh
thần đại đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu; ý thức độc lập, tự cường, tự tôn
dân tộc; sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh của người dân
Việt Nam trong quá trình chế ngự thiên nhiên và chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Quá
trình đấu tranh gian khổ của dân tộc ta ngày càng bồi đắp lịng u q hương đất nước,
tình đồn kết bền chặt của cộng đồng dân cư sinh sống trên đất nước Việt Nam.
12



Tinh thần đoàn kết dân tộc ngày càng lớn mạnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19 hiện
nay
Trong chiều dài lịch sử của đất nước ta, đoàn kết dân tộc mãi là truyền thống quý
báu, tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc. Trong cuộc chiến chống “giặc Covid-19”
thời gian qua, thêm một lần nữa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái được nhân
lên, góp phần đưa đất nước từng bước vượt qua đại dịch.
Càng trong khó khăn, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái càng được thắp
sáng và lan tỏa. Có nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài
tỉnh ủng hộ cho quỹ phòng, chống dịch Covid-19. Những tấm lòng, sự đoàn kết, sự sẻ
chia của các tầng lớp nhân dân, những tấm gương nhân ái, người tốt, việc tốt ở khắp các
địa phương trong tỉnh đã được nhân rộng, góp phần lan tỏa tinh thần đồn kết, góp sức
cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
các cấp trong tỉnh tiếp tục nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình, nỗ lực cao
nhất cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền
thống đồn kết, vượt mọi khó khăn, thực hiện tốt việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh ra
khỏi cộng đồng.
Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, trong Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng
chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về phịng, chống đại dịch Covid-19,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa;
đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân
tộc mn người như một, đồng lịng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi
cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng
đồng.
Điều đó cho thấy, trước đại dịch Covid-19 đầy cam go, phức tạp, tinh thần đại đoàn
kết dân tộc tiếp tục được Đảng ta khơi dậy và phát huy mạnh mẽ. Với tinh thần đồn
kết, cả nước góp sức, tồn Đảng, tồn dân, tồn qn đồng lịng, thống nhất ý chí và
hành động, cùng với sự ủng hộ của đồng bào ở nước ngồi, sự giúp đỡ chí tình của bạn
bè quốc tế, nhất định Việt Nam chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19, góp phần

xứng đáng vào sự nỗ lực chung của tồn nhân loại vì một thế giới an tồn, lành mạnh,
hịa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng.
13


3.1.2. Những hạn chế
Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Cộng sản Việt Nam, toàn dân, toàn quân ta ta đã tận dụng thời cơ, vượt qua biết bao
thách thức, kiên trì phấn đấu, bằng trí tuệ, tài năng và nghị lực phi thường của mình, đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo nên thế mới và lực lượng mới cho
đất nước.
Tuy nhiên, đất nước ta vẫn cịn phải đương đầu với khơng ít khó khăn thách thức,
vẫn còn những hạn chế, yếu kém: kinh tế phát triển vẫn chưa bền vững; các lĩnh vực văn
hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc; phân hoá giàu nghèo ngày một
tăng; tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức,
lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa phát
huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân. Chủ
trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền lợi và lợi ích hợp
pháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa kịp thời được thể chế hóa, hoặc đã được
thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc.
Những hạn chế này có thể được lý giải bởi những nguyên do sau: Mặt trận Tổ quốc
và các đồn thể nhân dân vẫn cịn chậm đổi mới nội dung cũng như phương thức hoạt
động. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thể chế hóa đường lối, chủ trương, quan
điểm của Đảng về Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cịn thiếu và chưa đồng
bộ. Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa
thực sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến để giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Chính vì cịn tồn tại những hạn chế như trên, chính quyền các cấp và tồn thể nhân
dân Việt Nam vẫn cịn chịu nhiều thiệt hại trước thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Các thế lực thù địch vẫn tăng cường âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tấn công vào những sai

lầm nhằm phá hoại chế độ, phá hoại thành quả cách mạng và phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc…
3.2. Vận dụng việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai
đoạn 1945-1946 đối với hiện nay.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh của dân
tộc Việt Nam. Truyền thống đó được hình thành, hun đúc và phát triển bởi tinh thần yêu
nước, ý chí độc lập, tự chủ tự cường của dân tộc ta qua hàng nghìn năm dựng nước và
14


giữ nước, chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, để xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày
càng cường thịnh.
Sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã đánh dấu kỷ nguyên độc lập,
chủ quyền của các dân tộc bị áp bức dưới chế độ thực dân, đem lại nền độc lập dân tộc
và quyền tự do cho nhân dân trên cả nước. Song, thực dân Pháp chưa từ bỏ dã tâm, quyết
định quay lại xâm lược nước ta thêm lần nữa. Đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, đánh dấu thời khắc cả nước bước vào cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ chống quân Pháp xâm lược. Từ đây sức mạnh
khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy mạnh mẽ, các tầng lớp nhân dân hăng hái đóng
góp sức người sức của cho cuộc kháng chiến kiến quốc. Bài học về phát huy sức mạnh
của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám
vẫn còn giữ nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Bước vào thời kỳ mới, Đảng ta luôn quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, coi đoàn
kết toàn dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, là động lực và nguồn lực to lớn
trong việc kiến thiết đất nước. Đảng nhấn mạnh việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc là
đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng, là sự tiếp tục phát triển và hoàn
thiện đường lối, quan điểm của Đảng trong điều kiện lịch sử mới.
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của chiến lược đại đoàn kết dân tộc, năm 2003,
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra Nghị quyết số 23NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tại Hội nghị này, cụm từ “Đại đoàn

kết toàn dân” được bổ sung, hoàn chỉnh thành “Đại đồn kết tồn dân tộc” nhằm mục
đích mở rộng khối đại đồn kết khơng chỉ ở trong nước mà còn với cả cộng đồng người
Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là một bước phát triển mới về tư duy đại đoàn kết
toàn dân tộc của Đảng.
Trong đường lối của Đảng và cơng cuộc phịng chống đại dịch Covid - 19
Bài học không chỉ được vận dụng trong những đường lối của Đảng mà còn hiện
hữu ngay trong cơng cuộc phịng chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam những năm
gần đây. Ngay từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên (ngày 22/1/2020), Việt Nam đã xác định
đây là một dịch bệnh nguy hiểm, Ban Bí thư đã ban hành công văn số 79-CV/TW gửi
các tỉnh, thành phố, các cơ quan Trung ương yêu cầu phải coi phòng chống dịch là nhiệm
vụ "trọng tâm, cấp bách", nêu cao tinh thần Chống dịch như chống giặc. Sự chủ động
15


đó đã giúp cho Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp hữu ích. Một trong những giải pháp
đã mang lại hiệu quả cao là huy động sự tham gia của đơng đảo nhân dân, phát huy sức
mạnh tồn dân tộc trong cơng tác phịng, chống Covid-19. Ngày 30/3/2020, Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy
cùng chung sức, đồng lịng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch
Covid-19. Lời kêu gọi giống như một lời hiệu triệu khơi dậy tinh thần đoàn kết của cả
dân tộc trong cơng tác phịng, chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đại đoàn
kết của dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam lại
cùng chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất cả tỉnh, thành phố, bộ, ngành, địa phương,
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệt tình, tích cực tham gia phòng, chống dịch.
Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế, không kể ngày đêm tham gia
xét nghiệm, sàng lọc, cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù cũng có khơng ít
nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh thần "tất cả vì cộng đồng", các y, bác sĩ
trên tuyến đầu chống dịch đã nêu cao tinh thần đồn kết, chia sẻ những khó khăn, vất vả
trong các khu điều trị cách ly để hàng ngày, hàng giờ cứu chữa người bệnh. Đặc biệt, có

nhiều sinh viên ngành y mặc dù chưa tốt nghiệp nhưng đã tình nguyện tham gia chống
dịch tại địa phương cũng như xung phong đến những vùng dịch lớn để tăng cường cho
các y, bác sĩ.
Lực lượng cán bộ các cấp, các ngành tại địa phương đã đồng sức, đồng lòng ngày
đêm rà quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu dân cư. Ở khắp cả nước, đã có nhiều Tổ
Covid cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ sở như cơng an, dân phịng, mặt
trận, phụ nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại quân đội được trưng dụng làm cơ sở cách ly
cho nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng vào rừng nhường lại nơi ăn, chốn ở cho
nhân dân có điều kiện tốt để cách ly.
Ở nhiều nơi trên khắp đất nước đã hình thành các ATM đặc biệt như ATM gạo,
ATM mì, ATM khẩu trang và nhiều của hàng 0 đồng. Đã có nhiều bếp ăn từ thiện được
mọc lên khắp nơi để lan tỏa tinh thần u thương, sẻ chia, tình đồn kết của nhân dân
Việt Nam.
Trong chiến sự căng thẳng giữa Nga và Unkraine
Khơng chỉ trong cơng cuộc phịng chống dịch, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc
của nước ta cịn được phát huy mạnh mẽ dưới tình hình chiến sự căng thẳng giữa Nga
16


và Ukraine, khi có rất nhiều cơng dân Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc lại những
khu vực nguy hiểm.
Trước những diễn biến phức tạp do xung đột vũ trang ở Ukraine, trên tinh thần
nhân đạo và dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân, bảo vệ an tồn tối đa
tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân và pháp nhân Việt Nam,
trụ sở và thành viên cơ quan đại diện ta tại Ukraine, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương
tổ chức chuyến bay đưa người Việt có nhu cầu về nước, trong đó Bộ Giao thơng vận tải
chủ trì tổ chức triển khai các chuyến bay và Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí cho các
chuyến bay.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận đã phối hợp với
nhà chức trách địa phương, các hội đồn người Việt ở sở tại, tích cực hỗ trợ sơ tán, trực

tiếp đón, thu xếp chỗ ăn ở tạm thời, vật dụng thiết yếu cho người dân. Tính tới ngày
7/3/2022, đã có hơn 2500 đồng bào được sơ tán tới vùng an toàn. Nhằm hưởng ứng chủ
trương của Chính phủ và lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các
chuyến bay đưa cơng dân Việt Nam nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm ở Ukraine,
tập đoàn Sun Group và Vietnam Airlines đã tài trợ 2 chuyến bay đưa người dân về nước.
Hiện tại các cơ quan đại diện cũng chủ động, khẩn trương phối hợp với các cơ
quan chức năng địa phương và các hội đồn người Việt ở sở tại đón, thu xếp phương
tiện đi lại, chỗ ăn ở tạm thời và các nhu yếu phẩm cần thiết, đồng thời tiếp nhận hồ sơ,
xử lý các vướng mắc về giấy tờ để người dân nhanh chóng hồn thành các thủ tục cần
thiết để hồi hương trên các chuyến bay tiếp theo.
Truyền thống và tinh thần đồn kết dân tộc vẫn ln được gìn giữ, duy trì và được
kế thừa phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ hiện nay. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt
của Đảng và nhà nước, nhân dân cả nước tiếp thu và thực hiện tốt chủ trương đại đoàn
kết dân tộc, củng cố tinh thần lá lành đùm lá rách, trong thời bình lẫn khi đồng bào, đất
nước gặp nguy nan.

17


KẾT LUẬN
Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Đối với Việt Nam, sức mạnh khối đại đồn kết ấy khơng chỉ là chiếc chìa
khóa giúp ta có những thắng lợi quyết định mà đó cịn là truyền thống quý báu của dân
tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Xuyên suốt bài tiểu luận, nhóm chúng em đã làm rõ những biểu hiện của sức mạnh
khối đại đoàn kết ấy trong giai đoạn năm 1930 – 1945, được thể hiện qua các văn kiện
đại hội của Đảng, qua các phong trào đấu tranh 1930-1931, phong trào dân chủ 1936 –
1936, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1939-1945). Qua tất cả các phong trào
đó, ta thấy rõ được những điểm mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời chỉ ra
những điểm chưa thực sự phát huy được trong giai đoạn đó để làm tiền đề cho bối cảnh

hiện nay.
Phát huy truyền thống quý báu của thế hệ đi trước, là những sinh viên tương lai
của nước nhà, chúng em nhận thức rõ được sự thiêng liêng và cao quý của khối sức
mạnh đoàn kết. Đồng thời, chúng em cũng nhìn nhận rõ trách nhiệm của một người trẻ,
phải luôn phấn đấu học tập, trước là làm tốt việc của cá nhân mình, sau là dựng xây non
song gấm vóc, phát huy tối đa những truyền thống quý báu của dân tộc – để xứng đáng
với tất cả những đặc ân mà thế hệ chúng em đang được hưởng.
Trong suốt quá trình viết tiểu luận, do kiến thức về lịch sử của Đảng Cộng Sản
Việt Nam nói riêng và những kiến thức về đời sống xã hội nói chung cịn hạn hẹp, vì thế
có những câu từ chưa thực sự chính xác, chúng em mong sẽ nhận được những ý kiến
đóng góp từ cơ để bài luận được hồn thiện hơn.
Đồng thời, chúng em xin gửi lời tri ân và cảm ơn chân thành tới cô – người đã
hướng dẫn tận tình chúng em cùng những kiến thức quý báu mà cô đã chỉ dạy!

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đảng (1935-1939), Nxb. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Hà
Nội,1977, tr.126, 136.
2. Văn kiện Đảng (1930-1945), Nxb. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Hà
Nội,1977, tr.126, 297.
3. Văn kiện Đảng (1930-1945), Nxb. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Hà
Nội,1977, tr.335.
4. Văn kiện Đảng về Mặt trận Dân tộc Thống nhất, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.
175.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2001, tr. 21.
6. Hồ Chí Minh: Về cơng tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 78-93
- Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1996, tập 12, tr.

549.
7. TS. Văn Thị Thanh Mai (3/3/2011) Sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận
dân tộc thống nhất và việc kế thừa trong giai đoạn mới truy cập ngày 19/3/2022 từ
/>8. Nguyễn Bảo Minh (19/08/2018) Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc - Cội nguồn thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 truy cập ngày 19/3/2022 từ
/>9. Huỳnh Đảm-Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam (15/1/2010)
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
10. />11. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, 31/12/1021, “Phát huy bài học về sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc trong Toàn quốc kháng chiến vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay”, truy cập 20/3/2022 tại />

chien-vao-su-nghiep-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc-hien-nay-42279.html#ref />12. TS. Lê Thị Chiên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 3/8/2021, “Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí MInh về đại đồn kết dân tộc trong cơng tác phòng chống dịch
Covid-19”, binhdinh.dcs.vn, truy cập 20/3/2022 tại />13. BNG, 4/3/2022, “Chính phủ phê duyệt chủ trương tổ chức chuyến bay đón người
Việt

từ

Ukraine”,

baochinhphu.vn

truy

cập

20/3/2022

tại />
20




×