Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÀI THẢO LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNGVẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.88 KB, 20 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
---oOo---

BÀI THẢO LUẬN
MƠN: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

BUỔI 3:

VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Danh sách thành viên nhóm 3
Lớp: Quản trị - Luật CLC 42
HỌ VÀ TÊN
1. Lưu Thị Thùy Linh
2. Phạm Thị Hoàng Ngân
3. Đinh Thị Hải Ngọc
4. Lý Ngọc Phụng
5. Lê Thanh Thảo
6. Trần Thị Thuận
7. Tạ Thị Thanh Trúc
8. Hồ Lạc Vũ Uyên
9. Trần Bảo Ngân

MSSV
1751101030065
1751101030082
1751101030086
1751101030107
1751101030139


1751101030152
1751101030173
1751101030181
1651101030091



VẤN ĐỀ 1:
BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
1.
Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương
đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
Đoạn cho thấy Tòa án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng tại
phần Nhận thấy của bản án, cụ thể là:
- Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày
27/8/2015, TAND huyện Tân Uyên đã quyết định “Buộc Công ty TNHH Damool tiếp tục
thực hiện hợp đồng số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa Công ty TNHH
Damool VINA với Cơng ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương.”
- Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 21/2010/KDTM-PT ngày
23/11/2010. TAND tỉnh Bình Dương đã quyết định “Khơng chấp nhận kháng cáo của
Công ty TNHH Damood VINA Và Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thế Giới nhà. Giữ
nguyên Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày 27/8/2010
của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.”
2.
Hướng của Tịa án địa phương có được Tịa án nhân dân tối cao chấp nhận
khơng? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Tòa án nhân dân tối cao khơng chấp nhận hướng giải quyết của Tịa án địa phương. Căn
cứ vào phần Xét thấy của bản án.
- Đoạn thứ hai của phần Xét thấy: Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm buộc Cơng ty Hồng Hà Bình Dương và Cơng ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng

nguyên tắc 007 là khơng đúng.
- Đoạn thứ ba của phần Xét thấy: Tịa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại
xác định là tranh chấp “Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất” là
không đúng. Mặt khác, nguyên đơn và bị đơn trong vụ án này là hai doanh nghiệp đều có
đăng ký kinh doanh: thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 về việc chuyển nhượng tài
sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất, mục đích nhằm phục vụ cho việc kinh
đoanh, nên xác định đây là vụ án kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 29 Bộ
luật tố tụng dân sự 2005.
3.
Vì sao Tịa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?
TAND tối cao dựa trên những lập luận ở phần Xét thấy để theo hướng nêu trên. Bao gồm:
- Công ty VINA đã vi phạm Hợp đồng nguyên tắc số 007, nên phải chịu đền bù 5%
giá trị hợp đồng theo như hai bên đã thỏa thuận tại Điều 05 của Hợp đồng nguyên tắc số
007.
1



- Trước và trong quá trình giải quyết vụ án. Công ty VINA đều từ chối việc thực
hiện Hợp đồng theo nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng.
4.
Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
Hướng giải quyết của TAND tối cao là hợp lý. Vì:
- Theo quy định tại Điều 352 BLDS thì khi bên có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng
nghĩa vụ thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Điều
này phụ thuộc vào ý chí của bên có quyền, mà trong trường hợp này là Cơng ty cổ phần
Hồng Hà Bình Dương. Cơng ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương khởi kiện Cơng ty VINA
yêu cầu buộc công ty VINA “nếu không thực hiện hợp đồng thì phải thanh tốn cho Cơng
ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương theo tiền phạt thỏa thuận là 290.000 USD x 5% =

14.500 USD”. Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương khơng u cầu Cơng ty VINA tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ mà đưa ra yêu cầu có tính chất lựa chọn hoặc tiếp tục thực hiện,
hoặc thanh tốn tiền phạt theo thoản thuận. Ý chí của bên có quyền là khơng rõ ràng.
- Cơng ty VINA từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu
phạt 5% giá trị hợp đồng.
- Tịa theo hướng khơng buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng xuất phát từ lí do bên vi
phạm từ chối thực hiện và chịu phạt cùng với sự do dự của bên bị vi phạm1.
5.
Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán có vi phạm nghĩa vụ giao cà phê
khơng? Vì sao?
Vì căn cứ theo bản án, ông Hữu và bà Thanh đã nhận số tiền 188.600.000 đồng của bà
Phượng qua 4 lần xác lập hợp đồng mua bán cà phê, quy ra số cà phê nhân xô đã quy
chuẩn mà ông Hữu bà Thanh phải bán cho bà Phượng là 7729,627 kg nhưng từ khi nhận
tiền cho đến nay, ông Hữu bà Thanh không giao cà phê cho bà Phượng. Hơn nữa, hợp
đồng mua bán trên là một hình thức của hợp đồng song vụ và theo quy định tại khoản 1
Điều 414 BLDS 2005:“1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn
thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; khơng
được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường
hợp quy định tại Điều 415 và Điều 417 của Bộ luật này.”
Bà Phượng đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình cịn ông Hữu bà Thanh khi đến hạn đã
không giao số cà phê nói trên cho bà Phượng tức ơng Hữu bà Thanh đã vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng.

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam (tái
bản lần thứ sáu), tr. 443
1

2




6.

Tồ án có buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê khơng?

Tồ án có buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê căn cứ theo phần quyết định của Bản
án đã nêu rõ “Buộc ông Trần Duy Hữu và bà Trần Thị Thanh có trách nhiệm giao trả cho
bà Nguyễn Thị Phượng 7.729,67 kg cà phê nhân xô đã quy chuẩn.”
7.
Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Toà án buộc bên bán phải tiếp
tục giao cà phê không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời.
Trên cơ sở văn bản, khơng có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán phải tiếp
tục giao cà phê. Vì căn cứ theo điều 352 BLDS 2015: Khi bên có nghĩa vụ thực hiện
khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được u cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ. Căn cứ theo điều luật trên thì Tịa án chỉ có thể ra quyết định buộc
bên bán phải tiếp tục giao cà phê nếu như có sự yêu cầu, đề nghị của bên có quyền lợi bị
xâm phạm, tức bên mua. Tịa án khơng thể đơn phươ buộc bên bán tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ vì hợp đồng dân sự được giao kết dựa trên tinh thần bình đẳng, hịa thuận nên
trong quá trình xét xử, giải quyết tranh chấp cũng cần dựa trên tinh thần đó, tơn trọng
quyền tự quyết của các bên.
8.
Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa
BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2005

Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ
Khi bên có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng

nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được
yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ.
Điều 356. Trách nhiệm do không thực hiện Điều 303. Trách nhiệm dân sự do không
nghĩa vụ giao vật
thực hiện nghĩa vụ giao vật
1. Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định
khơng được thực hiện thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng
vật đó; nếu vật khơng cịn hoặc bị hư hỏng
thì phải thanh tốn giá trị của vật.

1. Khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện
nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có
quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa
vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật khơng
cịn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh tốn
giá trị của vật.
3



2. Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại
không được thực hiện thì bên bị vi phạm có
quyền u cầu bên vi phạm phải giao vật
cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại
khác thay thế thì phải thanh tốn giá trị của
vật.

2. Khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện

được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải
thanh tốn giá trị của vật.

3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện được nghĩa vụ theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà
3. Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngồi
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi
gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi thường thiệt hại cho bên có quyền.
phạm phải bồi thường thiệt hại.
Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện
nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả
tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được
xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy
định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này;
nếu khơng có thỏa thuận thì thực hiện theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật
này.
Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện
hoặc không được thực hiện một công việc

Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không
thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc
không được thực hiện một cơng việc

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực

hiện một cơng việc mà mình phải thực hiện
thì bên có quyền có thể u cầu bên có
nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình
thực hiện hoặc giao người khác thực hiện
cơng việc đó và u cầu bên có nghĩa vụ
thanh tốn chi phí hợp lý, bồi thường thiệt
hại.

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ
khơng thực hiện một cơng việc mà mình
phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu
cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện
hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho
người khác thực hiện cơng việc đó và u
cầu bên có nghĩa vụ thanh tốn chi phí
2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hợp lý và bồi thường thiệt hại.
hiện một công việc mà lại thực hiện công 2. Khi bên có nghĩa vụ khơng được thực
việc đó thì bên có quyền được quyền u hiện một cơng việc mà lại thực hiện cơng
cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc việc đó thì bên có quyền được quyền yêu
4



thực hiện, khơi phục tình trạng ban đầu và cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc
bồi thường thiệt hại.
thực hiện, khơi phục tình trạng ban đầu và
bồi thường thiệt hại.
Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm
thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực

hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để
bên có nghĩa vụ hồn thành nghĩa vụ; nếu
q thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa
được hồn thành thì theo yêu cầu của bên
có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu
việc thực hiện nghĩa vụ khơng cịn cần
thiết đối với bên có quyền thì bên này có
quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm
trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số
tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tương ứng với
thời gian chậm trả tại thời điểm thanh
tốn, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 359. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận Điều 306. Trách nhiệm dân sự do chậm
việc thực hiện nghĩa vụ
tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực
hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho
bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt
hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi
phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp
nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự làm phát sinh thiệt
hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi

thường thiệt

- Bộ luật dân sự 2005 quy định về trách nhiệm dân sự và buộc tiếp tục thực hiện
đúng hợp đồng đối với những nghĩa vụ cụ thể từ Điều 303 đến 306 theo hình thức liệt kê.

5



- Bộ luật dân sự 2015 không liệt kê như BLDS 2015 mà quy định nguyên tắc chung
cho vấn đề này.
- Việc quy định nguyên tắc chung là hợp lý và tiến bộ của BLDS 2015, vì nếu chỉ
liệt kê một vài loại nghĩa vụ cụ thể thì sẽ dẫn đến thiếu sót bởi luật khơng thể dự liệu hết
những vấn đề xảy ra trong thực tiễn, dẫn đến tình trạng khơng có luật để giải quyết tranh
chấp, việc áp dụng tương tự pháp luật và sử dụng các nguồn bổ sung của pháp luật trong
hệ thống tư pháp Việt Nam vẫn cịn hạn chế.
Những phân tích về vấn đề này trong bình luận án của tác giả Đỗ Văn Đại:
- Bộ luật dân sự 2005 có những quy định theo hướng bên có quyền được yêu cầu
bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên
quan đến một số nghĩa vụ cụ thể mà chưa có tính bao qt cho các loại nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng. Chẳng hạn, liên quan đến vật, khoản 1 Điều 303 BLDS 2005 chỉ đề cập đến
giao vật đặc định nên chỉ phù hợp với nghĩa vụ hợp đồng có đối tượng là vật đặc định
như nghĩa vụ giao nhà trong vụ việc thứ tư, còn đối với nghĩa vụ giao vật khác (như vật
cùng loại trong vụ việc thứ hai), chúng ta khơng có hướng giải quyết trong BLDS 20052.
- Như vậy, nhìn từ góc độ so sánh pháp luật, hướng quy định như BLDS 2005 là rất
hạn chế, thiếu tính bao quát cho các trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng3 .
- Cuối cùng, BLDS 2015 đã theo hướng trên. Cụ thể, trách nhiệm dân sự đầu tiên
trong các trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ đã được ghi nhận tại
Điều 352 với nội dung “khi bên có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình thì
bên có quyền được u cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”4.


2

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam (tái
bản lần thứ sáu), tr. 431.
3
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam (tái
bản lần thứ sáu), tr. 432 đến 433.
4
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam (tái
bản lần thứ sáu), tr. 437.

6



VẤN ĐỀ 2:
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP
ĐỒNG
1. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có
vi phạm.
Điểm giống nhau:
- Cả hai trường hợp hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng đều dẫn đến một kết quả
chung đó là làm chấm dứt hợp đồng. Tức là hai trường này, hợp đồng đều đang tồn tại
nhưng nay bị triệt tiêu5.
- Hậu quả pháp lý chung: Hợp đồng khơng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
- Trách nhiệm hồn trả: Các bên có trách nhiệm hồn trả lại cho nhau những gì đã
nhận và khơi phục lại tình trạng ban đầu.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điểm khác nhau:

Hợp đồng vô hiệu
(Điều 407 BLDS 2015)
Nguyên nhân Do giao kết hợp đồng không tuân thủ
chấm dứt hợp các điều kiện có hiệu lực do pháp luật
đồng
quy định
Hợp đồng dân sự vi phạm một trong
các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng (do luật định)
-Vi phạm điều kiện về chủ thể (khơng
có năng lực pháp luật, năng lực hành
vi tương ứng để xác lập HĐ)
Điều kiện
-Vi phạm điều kiện về sự tự nguyện
chấm dứt hợp (xác lập HĐ trong trường hợp giả tạo,
đồng
trong lúc không nhận thức và làm chủ

Hợp đồng bị hủy bỏ
(Điều 423 BLDS 2015)
Do trong quá trình thực hiện hợp
đồng có vi phạm
-Một bên đề nghị hủy bỏ hợp đồng.
-Một trong các bên vi phạm các điều
khoản có trong hợp đồng hay vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp
đồng.
-Hoặc do bên có nghĩa vụ: Chậm
thực hiện nghĩa vụ (Điều 424
BLDS); Khơng có khả năng thực

hiện (Điều 425 BLDS);

hành vi, hoặc bị nhầm lẫn, bị lừa dối,
Hoặc trường hợp một bên làm mất,
đe dọa…)
hư hỏng tài sản (Điều 426 BLDS).
-Vi phạm điều kiện về nội dung, mục
đích của hợp đồng (vi phạm điều cấm
của luật hoặc trái đạo đức xã hội)
-Vi phạm điều kiện về hình thức của
hợp đồng

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018
(xuất bản lần thứ bảy), tr. 760.
5

7



-Có đối tượng khơng thể thực hiện
được.
Hợp đồng có hiệu lực nhưng đã bị
Hiệu lực pháp Hợp đồng khơng có hiệu lực ngay từ
chấm dứt trong quá trình thực hiện

thời điểm giao kết hợp đồng.
do có vi phạm.

Trách nhiệm

thơng báo

Bên hủy hợp đồng phải thông báo
cho bên kia về việc hủy bỏ hợp đồng.
Hợp đồng khơng đủ điều kiện có hiệu Nếu khơng thơng báo thì phải bồi
lực thì đương nhiên vô hiệu.
thường khi gây ra thiệt hại. (Khoản 3
Điều 423 BLDS)

Trách nhiệm
bồi thường

Bên có lỗi làm cho hợp đồng vơ hiệu
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
mình gây ra (khơng nhất thiết là một
trong 2 bên mà có thể là bên thứ ba).

-Một trong 2 bên có lỗi phải bồi
thường thiệt hại (phần hợp đồng đã
thực hiện).
-Bên yêu cầu hủy hợp đồng khơng
phải bồi thường nếu khơng có lỗi.

2. Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vơ hiệu hay bị hủy bỏ?
Theo Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng này là hợp đồng vơ hiệu. Đoạn của
bản án cho thấy đó là: “Xét hợp đồng mua bán xe ngày 26/05/2012 nêu trên là vô hiệu
theo quy định tại các Điều 122 của Bộ luật dân sự nên khơng có căn cứ tun hủy hợp
đồng cũng không xét yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của cả ngun và bị đơn vì hợp
đồng vơ hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao
kết, không ràng buộc trách nhiệm các bên đã giao kết trong hợp đồng mà phải tuyên hợp

đồng vô hiệu và xử lý hậu quả theo Điều 131 của Bộ luật dân sự...”
3. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long (về hủy bỏ hay vơ hiệu hợp đồng).
Hướng giải quyết trên của Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long là hợp lý. Vì hợp đồng
mua bán xe ngày 26/05/2012 vô hiệu căn cứ theo quy định tại Điều 407 BLDS 2015 và
Điều 122 BLDS 2015. Hợp đồng trong bản án vơ hiệu vì những lý do sau :
“Về chủ thể, hợp đồng ghi bên mua là “Trang trí nội thất Thanh Thảo”, người đại diện
Nguyễn Thị Dệt là khơng đúng vì bà Dệt khơng đại diện cho Trang trí nội thất Thanh
Thảo mà thực chất là cơng ty TNHH-SX-TM Thanh Thảo do Trương Hồng Thành là
Giám đốc đại diện.

8



Mặt khác, hợp đồng ghi đại diện bên mua là bà Nguyễn Thi Dệt nhưng đứng ra giải
quyết lại là ông Trương Văn Liêm là không đúng quy định của pháp luật.”
4. Nếu hợp đồng bị vơ hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng khơng? Vì sao?
Hợp đồng bị vơ hiệu thì khơng áp dụng phạt vi phạm hợp đồng. Căn cứ theo Khoản 4
Điều 131 BLDS quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu thì theo đó,
bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại (bồi thường thiệt hại ở đây không
phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng)
nhưng luật khơng quy định rằng bên có lỗi phải chịu phạt vi phạm hợp đồng. Khoản 1
Điều 418 BLDS quy định về Thỏa thuận phạt vi phạm: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận
giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho
bên bị vi phạm”, do đó phạt vi phạm hợp đồng chỉ áp dụng trong trường hợp một bên có
vi phạm về nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với hợp đồng vô hiệu, hợp đồng
bị vô hiệu xuất phát từ việc vi phạm các điều kiện được áp đặt ở thời điểm giao kết hợp
đồng, vì vậy, ngay từ đầu đã khơng phát sinh việc thực hiện hợp đồng đẫn tới khơng thể
có vi phạm hợp đồng nên không áp dụng phạt vi phạm hợp đồng.

Theo quan điểm của thầy Đỗ Văn Đại: “Chẳng hạn, trong hợp đồng có thể có thỏa
thuận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, về phạt vi phạm hợp đồng. Trong
trường hợp này, hệ quả của hủy bỏ hay vô hiệu là rất khác nhau. Bởi lẽ, theo khoản 1
Điều 427 Bộ luật dân sự 2015, “khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực
từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa
thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại”. Điều đó có nghĩa là việc hủy bỏ hợp đồng
vẫn cho phép áp dụng thỏa thuận về phạt vi phạm, về bồi thường thiệt hại nhưng quy
định này không tồn tại trong khn khổ của hợp đồng vơ hiệu.
Sở dĩ có sự khác biệt trên là vì khi hợp đồng bị vơ hiệu thì hợp đồng khơng phải thực hiện
và khi hợp đồng khơng phải thực hiện thì khơng có vi phạm hợp đồng và khi khơng có vi
phạm hợp đồng và khi khơng có vi phạm hợp đồng thì thỏa thuận về phạt vi phạm hợp
đồng, về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khơng có ý nghĩa.6”
5. Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như
thế nào và suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long.
● Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên:
6

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018
(xuất bản lần thứ bảy), tr. 764.

9



- Trong Nhận đinh của Tòa án:
“Xét hợp đồng mua bán xe ngày 26/05/2012 nêu trên là vô hiệu theo quy định tại các
Điều 122 của Bộ luật dân sự nên khơng có căn cứ tun hủy hợp đồng cũng không xét
yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của cả ngun và bị đơn vì hợp đồng vơ hiệu khơng làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết, không ràng buộc

trách nhiệm các bên đã giao kết trong hợp đồng mà phải tuyên hợp đồng vô hiệu và xử lý
hậu quả theo Điều 131 của Bộ luật dân sự..”
- Trong Quyết định:
“Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về các yêu cầu bị đơn
chịu phạt gấp đôi tiên cọc bằng 126.000.000đ và số tiền đóng trước bạ 5.220.000 đồng
tổng cộng số tiền không được chấp nhận 131.220.000đ (Một tram ba mươi mốt triệu hai
trăm hai mươi nghìn đồng).
Khơng chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trương Văn Liêm về việc
buộc nguyên đơn chịu phạt một lần tiền cọc 63.000.000đ cùng số lãi chậm trả
157.404.000đ, số tiền phạt 1 lần múa bảo hiểm xa 4.361.600 đồng tổng cộng số tiền
không được chấp nhận 224.765.000 đồng (Hai trăm hai mươi bốn triệu bảy trăm sáu
mươi lăm nghìn đồng).”
● Suy nghĩ về hướng giải quyết này của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long:
Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long là hợp lý. Vì Tịa án đã giải
quyết vơ hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/5/2012 giao kết giữa công ty TNHH
MTV Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Văn Liêm nên hợp đồng giữa hai bên không
phải thực hiện dẫn đến khơng có việc vi phạm hợp đồng và vì vậy, khơng áp dụng phạt vi
phạm hợp đồng đối với hai bên căn cứ theo Điều 131 BLDS quy định về Hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vơ hiệu, trong Điều 131 BLDS khơng có quy đinh về vấn đề bên có
lỗi chịu phạt vi phạm. Như vậy, việc Tịa án khơng chấp nhận u cầu chịu phạt của
nguyên đơn đối với bị đơn và của bị đơn đối với nguyên đơn là hợp lý.
6. Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ
hợp đồng do có vi phạm.
Điểm giống nhau:
- Đều là một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt/hủy bỏ hợp đồng khi có những
điều kiện do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật/luật quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt/hủy bỏ không phải bồi thường nếu bên cịn lại vi phạm
nghĩa vụ mà đó là điều kiện do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật/luật quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt/hủy bỏ phải thơng báo cho bên cịn lại, nếu khơng
thơng báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.


10



- Bên nào có lỗi dẫn đến hợp đồng bị chấm dứt/hủy bỏ thì bên đấy phải có trách
nhiệm bồi thường.
- Cả đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đều áp dụng các thỏa
thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Điểm khác nhau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
(Điều 428 BLDS 2015)

Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
(Điều 423 BLDS 2015)

Một bên vi phạm nghiêm trong nghĩa
vụ trong hợp đồng; do các bên thỏa
Điều kiện
thuận trong hợp đồng hoặc do pháp
áp dụng
luật quy định mà không cần xuất phát
từ sự vi phạm hợp đồng.

Một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà
đó là điều kiện hủy bỏ hợp đồng do các
bên thỏa thuận; vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ hợp đồng hoặc do luật quy
định.
Ngồi ra BLDS cịn có các quy định cụ

thể về nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp
đồng như: do chậm thực hiện nghĩa vụ,
do khơng có khả năng thực hiện hoặc do
trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư
hỏng.

Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm
bên cịn lại nhận được thơng báo chấm
dứt. Các bên không phải thực hiện tiếp
nghĩa vụ hợp đồng. Hợp đồng có hiệu
lực từ thời điểm chấm dứt trở về
trước.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền
yêu cầu bên cịn lại hồn trả phần
nghĩa vụ đã thực hiện.
(Khoản 3 Điều 428 BLDS)

Hợp đồng khơng có hiệu lực kể từ thời
điểm giao kết, các bên không phải thực
hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Các bên hồn trả cho nhau những gì đã
nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực
hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát
triển tài sản.
(Khoản 1, 2 Điều 427 BLDS)

Hệ quả
pháp lý

Câu 7: Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên khơng?

Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ.
Ông Minh được quyền huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng. Căn cứ theo Khoản 1 Điều
424 BLDS 2015 quy định về việc Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ khơng thực hiện thì
bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng.
2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ khơng
đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó
11



bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà
khơng phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Mặc dù ông Minh đã nhiều lần nhắc nhở nhưng ông Cường vẫn không trả tiền theo
hợp đồng cho ông Minh đối chiếu với Khoản 1 Điều 424 BLDS. Như vậy, ông Minh đã
yêu cầu ông Cường thực hiện nghĩa vụ nhiều lần nhưng ông Cường vẫn không thực hiện
nên ông Minh được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng.

12



VẤN ĐỀ 3:
ĐỨNG TÊN GIÙM MUA BẤT ĐỘNG SẢN
1. Việc Tịa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra
mua và nhờ ơng Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục khơng? Vì sao?
Việc Tịa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và
nhờ ơng Bình, bà Vân đứng tên hộ là thuyết phục. Vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, căn cứ “Giấy cam đoan xác định tài sản nhà ở” lập ngày 07/6/2001 có nội dung

xác nhận căn nhà số 16-B20 do bà Tuệ bỏ tiền mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên
hộ. Giấy cam đoan này có chữ ký của ơng Bình và bà Vân.
Thứ hai, “Giấy khai nhận tài sản” ngày 09/8/2001 của bà Tuệ cũng có nội dung năm 1993
bà Tuệ mua căn nhà 16-B20 phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có
tổng diện tích sử dụng 134m2 xây 02 tầng trên 68,5m2 đất trên Công ty xây dựng nhà ở
dân dụng và đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ở ngày 25/5/201; do bà Tuệ là người Việt Nam định cư ở
nước ngồi khơng được đứng tên mua nhà tại Việt Nam nên bà Tuệ có nhờ ơng Bình và
bà Vân đứng tên hộ. Giấy này có chữ ký của bà Tuệ; bà Vân và ông Bình ký tên dưới
mục người đứng tên mua hộ.
Thứ ba, tại Biên bản hòa giải ngày 05/10/2010 và ngày 14/10/2010, ơng Bình cũng thừa
nhận nhà 16-B20 là bà Tuệ cho tiền mua và nhờ bà Vân đứng tên cùng mua. Anh Nguyễn
Xn Hải là con ơng Bình cũng khẳng định nhà 16-B20 do bà Tuệ mua.
2. Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên khơng? Vì sao?
Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ khơng được đứng tên.
Vì tại thời điểm ơng Bình mua nhà (cuối năm 1992) pháp luật chưa có quy định cụ thể
về trường hợp của bà Tuệ (bà là Việt kiều định cư ở nước ngoài), tại Điều 19 NĐ 61/CP
ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở chỉ quy định: “Cá nhân là người nước
ngoài định cư ở Việt Nam được mua 1 nhà ở của các doanh nghiệp Nhà nước chuyên
kinh doanh nhà ở của Việt Nam để ở cho bản thân và các thành viên gia đìnhhọ tại địa
phương được phép định cư.” Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu nhà ở (ngày 25/5/2001), pháp luật nước ta đã có quy định cụ thể hơn về
việc người Việt Nam định cư tại nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam tại khoản 1 Điều 3
Nghị định 81/2001/NĐ-CP: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc một trong
những đối tượng dưới đây có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này thì được
mua nhà để ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
13




a)
b)
c)
d)

Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam;
Người có cơng đóng góp với đất nước;
Nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam;
Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.”

Tuy nhiên, bà Tuệ là người Việt Nam định cư ở Nhật Bản, thường xuyên về thăm gia
đình nhưng lại không đáp ứng đủ các điều kiện để mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở tại Việt Nam như đã nêu trên. Vì vậy, ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ không được
đứng tên theo phát luật.
3. Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam không?
Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam. Do ở thời điểm
hiện nay, Luật nhà ở 2014 và Luật đất đai 2013 đang có hiệu lực.
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”
- Khoản 1 Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định điều kiện được công nhận quyền sở hữu
nhà ở: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước
ngồi thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.”
- Khoản 6 Điều 5 Luật đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất: “Người sử dụng
đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định của luật này bao gồm:
…6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch…”
- Khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở
của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước

ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc đối tượng được mua nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: “Người Việt Nam định cư ở nước ngồi
thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có
quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
Do đó, để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải
được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam, có quyền
sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; là người Việt Nam định cư ở
nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

14



Theo “Giấy chứng nhận” ngày 12/6/2009 của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản thì bà Tuệ vẫn có quốc tịch Việt Nam. Ngày
18/6/2009 bà Tuệ còm được cấp “Giấy miễn thị thực” để bà Tuệ nhập cảnh Việt Nam
nhiều lần đến ngày 18/6/2014, mỗi lần nhập cảnh tạm trú không quá 90 ngày.
Vì vậy, bà Tuệ có đủ điều kiện đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam.
4. Ngày nay, theo Tịa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được cơng nhận quyền sở hữu
nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tịa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ
chưa?
Theo Tịa án nhân dân tối cao thì bà Tuệ được cơng nhận quyền sở hữu nhà vì lý do
sau:
Theo “giấy chứng nhận” ngày 12/6/2009 của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản thì bà Tuệ vẫn có quốc tịch Việt Nam. Ngày 18/6/2009
bà Tuệ còn được cấp “Giấy miễn thị thực” để bà Tuệ nhập cảnh Việt Nam nhiều lần đến
ngày 18/6/2004, mỗi lần nhập cảnh không quá 90 ngày. Theo quy định tại Điều 1 Luật số
34/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội về sửa đổi ,bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và
Điều 121 của Luật đất đai thì bà Tuệ có đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ. Theo Quyết định số

61/2012/DS-GĐT ngày 21-2-2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao cũng theo hướng trên trong một vụ việc giám đốc
thẩm năm 2012. Cụ thể, ở thời điểm người Việt Nam đứng tên giùm mua bất động sản thì
người nhờ đứng tên giùm chưa đủ điều kiện nhưng từ “năm 2009 bà Huệ đã về sống ở
Việt Nam” nên có đủ điều kiện đứng tên sở hữu bất động sản và Tòa giám đốc thẩm đã
cho rằng “Tòa án sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định nhà, đất tranh chấp trong vụ
án này thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà Huệ là có căn cứ”.
5. Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra
và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra và giá
trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được chia đôi cho bà Tuệ và ông Bình. Và được
trình bày tại phần xét thấy của bản án như sau:

15



“…xem xét đến cơng sức quản lý, giữ gìn nhà cho gia đình ơng Bình trên cơ sở xác định
giá nhà đất theo giá trị thị trường ở thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ đi số tiền mua nhà đất
do bà Tuệ bỏ ra, phần giá trị còn lại chia đơi cho bà Tuệ và ơng Bình.”
6. Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có, nêu
Án lệ đó.
Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ. Đó là Án lệ số
02/2016/AL.
- Nguồn Án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08-7-2010 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” tại
tỉnh Sóc Trăng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thảnh với bị đơn là ơng Nguyễn Văn
Tám; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Yêm.
- Khái quát nội dung của án lệ: Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã
bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên

nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình, khi giải quyết tranh chấp thì Tịa án
phải xem xét và tính cơng sức bảo quản, giữ gìn, tơn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng
đất cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác cơng sức của
người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có cơng sức ngang
nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ban đầu.
- Nội dung án lệ: “Tuy bà Thảnh là người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất
(tương đương khoảng 27.047.700 đồng). Nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông
Tám và sau khi nhận chuyển nhượng ông Tám quản lý đất, sau đó chuyển nhượng cho
người khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ơng Tám có cơng sức trong việc bảo quản, giữ
gìn, tơn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc tương
đương 21,99 chỉ vàng của bà Thảnh) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông Tám. Đồng
thời xác định công sức của ông Tám để chia cho ông Tám một phần tương ứng với công
sức của ông mới đúng và đảm bảo quyền lợi của các đương sự (Trường hợp khơng xác
định được chính xác cơng sức của ơng Tám thì phải xác định bà Thảnh, ông Tám có công
sức ngang nhau để chia)”7.
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
7

Tòa án nhân dân tối cao, />
16



Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là thuyết phục, đảm bảo được
quyền lợi cho các bên. Mặc dù, giao dịch giữa người đứng tên giùm với người thứ ba là
giao dịch giả tạo và giao dịch giữa người nhờ đứng tên giùm và người thứ ba thực chất bị
che giấu nhưng Tịa án đã khơng vận dụng quy định của Bộ luật dân sự về giả tạo trong
giao dịch. Cụ thể, theo Điều 129 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 124 Bộ luật dân sự 2015,

giao dịch giả tạo (bề ngồi) vơ hiệu và giao dịch che giấu có giá trị pháp lý nếu giao dịch
này không vi phạm các quy định khác8 . Trong thực tiễn xét xử cũng như trong bản án
này, Tịa án nhân dân tối cao khơng xác định giao dịch giả tạo cũng khơng tun bố vơ
hiệu. Mà Tịa án theo hướng giải quyết không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên người đứng tên giùm, người nhờ đứng tên giùm và người thứ ba. Vẫn công nhận giao
dịch giữa người đứng tên giùm với người thứ ba. Trong trường hợp cả hai phía đều đủ
điều kiện đứng tên quyền sở hữu tài sản thì ưu tiên cho người nhờ đứng tên giùm để đảm
bảo cam kết trong giao dịch đứng tên giùm. Xem xét và tính cơng sức bảo quản, giữ gìn,
tơn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ. Trừ đi số tiền của bên
thực chất bỏ ra và phân chia giá trị tăng thêm cho các bên liên quan.

8

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
(xuất bản lần thứ sáu), tr.753.

17



VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU.
Yêu cầu 1:
Những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên
ngành Luật từ đầu năm 2016 đến nay.
1. Hồ Thị Vân Anh, Bình luận một số quy định về căn cứ chấm dứt hợp đồng trong Bộ
luật dân sự 2015, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn (số 35), năm 2018, từ tr. 11 đến
25.
2. Nguyễn Thị Phương Châm, Những hạn chế của chế định thực hiện hợp đồng trong
Bộ luật Dân sự năm 2015 dưới góc nhìn Luật so sánh, Tạp chí Luật học (số 12),
năm 2017, từ tr. 3 đến 12.
3. Đỗ Văn Đại, Gía trị pháp lý của UCP và tính độc lập của L/C, Tạp chí Khoa học

pháp lý (số 03), năm 2018, từ tr. 71 đến 80.
4. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín, Những điểm mới về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 – Những trường hợp cụ thể: Tiếp theo kì
trước và hết, Tạp chí Tịa án nhân dân (số 13), năm 2016, từ tr. 13 đến 16.
5. Đàm Thị Diễm Hạnh, Lê Thị Kim Oanh, Một số bình luật về Điều 420 Bộ luật Dân
sự năm 2015: Thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật (số 07), năm 2018, từ tr. 19 đến 23.
6. Dương Quỳnh Hoa, Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi trong Bộ luật dân
sự 2015, Tạp chí Luật sư Việt Nam (số 9), năm 2016, từ tr. 33 đến 37.
7. Trần Thị Huệ, Lê Thị Hải Yến, Những điểm mới và một số bất cập về các điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng trong quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015,
Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn (số 01), năm 2017, từ tr. 36 đến 45.
8. Phạm Quang Huy, “Consideration” theo pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ, Tạp chí Luật
học (số 11), năm 2016, từ tr. 93 đến 100.
9. Bùi Sỹ Lợi, Gỉai pháp nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Tạp chí Lao động và xã hội (số 580), năm 2018,
từ tr. 09 đến 11.

18



10.

Đồn Đức Lương, Nguyễn Thị Hồng Trinh, Ý chí và tự do ý chi trong các điều

hiện có hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn (số 35), năm 2018,
từ tr. 01 đến 10.
11.


Trần Thị Thu Ngân, Bùi Thị Hằng Nga, Điều kiện huỷ bỏ hợp đồng theo qui

định Bộ luật Dân sự, Tạp chí Kiểm sát (số 21), năm 2016, từ tr. 46 đến 50.
12.

Nguyễn Thị Minh Phượng, Những điểm mới của quy định về giao kết hợp đồng

trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí Tồ án nhân dân (số 22), năm 2016, từ tr.
13 đến 15.
13.

Nguyễn Hồng Thái, Phòng trừ rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng, Tạp chí

Luật sư Việt nam (số 5), năm 2017, từ tr. 42 đến 43.
14.

Nguyễn Thị Phương Thuý, Hợp đồng lao động giúp việc gia đình – từ quy định

đến thực tiễn, Tạp chí Lao động và Xã hội (số 530), năm 2016, từ tr. 21 đến 25.
15.

Nguyễn Thị Thuỷ, Mối quan hệ pháp lý giữa quyền lợi được bảo hiểm và hiệu

lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản, Tạp chí Luật học (số 10), từ tr. 52 đến 61.
16.

Lý Văn Toán, Nguyễn Thị Kim Lan, Công nhận giao dịch về dân sự không tn

thủ quy định về hình thức, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 7), năm 2018, từ tr. 12
đến 18.


Yêu cầu 2:
Để tiếp cận các bài viết trên, nhóm đã dựa vào nguồn tài liệu tại trung tâm thông tin - thư
viện của Trường Đại học Luật TP.HCM.

19



×