Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kiểm tra điều kiện triết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.02 KB, 4 trang )

BÀI THI MÔN: TRIẾT HỌC MAC- LÊNIN
Đề bài: Căn cứ vào mối liên hệ phổ biến, em hãy đánh giá tình tình kinh tế ở địa phương
mình trong phịng chống đại dịch COVID-19.

Bài làm
I.
-

-

-

-

-

-

Mối liên hệ phổ biến
1. Khái niệm
Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của
một sự vật, một hiện tượng trong thế giới
2. Những tính chất của mối liên hệ
Tính khách quan: Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là cái vốn
có của mọi sự vật hiện tượng, chúng không phụ thuộc vào cảm giác của con người.
Con người có muốn hay khơng thì các sự vật, hiện tượng vẫn cứ liên hệ với nhau.
Tự bản thân sự vật, hiện tượng đã có mối liên hệ
Mối liên hệ mang tính phổ biến: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có cấu trúc
của nó, có khơng gian, thời gian của nó, ngồi việc liên hệ với nội tại với bản thân
nó, nó cịn liên hệ với sự vật, hiện tượng khác


Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có khơng
gian khác nhau. Vì vậy, chúng có mối liên hệ khác nhau, khơng có mối liên hệ nào
trùng khít hoặc giống hệt mối liên hệ nào. Vật chất muôn hình vạn trạng khác
nhau thì mối liên hệ cũng mn hình vạn trạng khác nhau. Chính điều này đã tạo
nên sự mn hình, mn vẻ của mối liên hệ
+ Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo
từng cặp: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và
mối liên hệ thứ yếu, mối lên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản, mối liên hệ
tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên.
+ Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi
bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động của chính các sự vật
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Mối liên hệ mang tính khách quan. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn khi tìm hiểu
mối liên hệ thì tìm ngay chính bản thân sự vật. Khơng đi tìm mối liên hệ ở các
hiện tượng duy tâm( đặc biệt là duy tâm khách quan)
Mối liên hệ mang tính phổ biến. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần phải có
quan điểm tồn diện. Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải nhận thức về sự
vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của


-

II.

chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả
mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận
thức đúng về sự vật, hiện tượng thì trong hoạt động thực tiễn chúng ta càng tránh
sự thất bại bấy nhiêu. Quan điểm tồn diện cịn địi hỏi trong q trình nhận thức
phải xem xét mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Xuất phát từ nhu
cầu khác nhau phải có cách thức giải quyết khác nhau. Đồng thời, quan điểm tồn

diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các
mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất
nhiên. Trong giải quyết các vấn đề xã hội cần phải hiểu thật sâu sắc về bản chất
con người thông qua mối liên hệ kinh tế, bởi chỉ trong mối liên hệ kinh tế, bản
chất con người mới phơi bày một cách rõ nét nhất
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn
vè sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
phải đặt chúng vào đúng không gian, thời gian, môi trường cụ thể để giải quyết
cho đúng. Khơng có luận điểm nào đúng trong mọi không gian, thời gian. Một
luận điểm nào đó ngày hơm qua là luận điểm khoa học nhưng chưa chắc đã là luận
điểm khoa học của ngày hôm nay. Quan điểm lịch sử cũng cho chúng ta hiểu mối
liên hệ theo không gian, thời gian và mối iên hệ cũng không ngừng biến đổi. Do
vậy, trong hoạt động thực tiễn phải biết chớp thời cơ
Đánh giá nền kinh tế Hà Nội trong đại dịch COVID-19
1. Quan điểm tồn diện
Năm 2020 là một năm thành cơng của Hà Nội và năm 2021 được kỳ vọng Hà Nội
tiếp tục đạt kỳ tích trong phát triển kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng Hà Nội đã và
đang kiểm soát tốt động lực tăng trưởng mới chưa từng có, được cộng hưởng và
lan tỏa từ bản thân quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển của Thủ đơ, cũng
như chung của cả nước năm 2021. Động lực này giúp các nhà chức trách cũng như
người dân thủ đô tin tưởng và cố gắng thực hiện tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
trong thực tế 2021 hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn ra ngày một phức tạp khiến
nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể:
Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, tăng trưởng GRDP 9
tháng năm nay đạt mức thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2020, chủ yếu do
quý 3 giảm mạnh vì ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Trong 9 tháng năm
2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hà Nội tăng 1,28% so
với cùng kỳ năm 2020, riêng quý 3 thực hiện nhiều đợt giãn cách xã hội nên giảm
7,02%.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đã khiến các

chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu -  đầu
vào cho sản xuất, kinh doanh tăng; doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu
thụ và nguồn vốn... Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà


Nội suy giảm so với cùng kỳ năm 2020: Khách du lịch quốc tế giảm 82,7%; khách
du lịch trong nước giảm 42,1%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
giảm 10,4%; kim ngạch xuất khẩu hàng giảm 4,4%. Hoạt động công nghiệp, xây
dựng tháng 9/2021 giảm 7,82% so với cùng kỳ, số doanh nghiệp thành lập mới
giảm cả về số lượng và vốn đăng ký, trong khi số doanh nghiệp giải thể và tạm
ngừng hoạt động tăng mạnh.
Một số ngành vẫn duy trì tăng trưởng như: tài chính, ngân hàng tăng 8,68% so với
cùng kỳ năm trước; thông tin và truyền thông tăng 6,34%; khoa học công nghệ
tăng 5,54%; giáo dục và đào tạo tăng 4,26%.
2. Quan điểm lịch sử
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra khó lường, nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt
trong quý IV/2021 được UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh là: Giữ vững thành
quả chống dịch; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều
hành thu chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ 95 - 97% kế hoạch năm 2021 là một
trong những nhiệm vụ kinh tế và chính trị quan trọng nổi bật trước mắt; yêu cầu
các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác lập, thẩm
định và phê duyệt, giải quyết các thủ tục về đầu tư, xây dựng của dự án; về thu
hồi, giải phóng mặt bằng và giao đất, nhất là các dự án quan trọng, cấp bách; hoàn
thành nhanh, gọn từng dự án đúng cam kết; điều chỉnh kế hoạch vốn tập trung cho
các dự án cấp bách và có khả năng giải ngân đáp ứng tốt các yêu cầu hiện hành…
Quyết liệt thực hiện thu ngân sách ở mức cao nhất theo mục tiêu, kế hoạch được
giao; phát huy hết dư địa các khoản thu, nguồn thu ngân sách, tăng thu về đất nhất
là thu đấu giá quyền sử dụng đất và tiền thuế  - tiền thu đất phải nộp khi hết thời

gian được gia hạn; đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và hạn chế tối đa phát sinh các
khoản nợ thuế mới; giải quyết ngay hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở; hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt
trong khu dân cư nông thơn, đất vườn liền kề của các hộ gia đình, cá nhân sang đất
ở nhằm vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa góp phần thu ngân sách địa phương.
Ngồi ra, các cơ quan chức năng còn cần đảm bảo tiến độ quy định về tổ chức rà
soát, đề xuất lập Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng, đề xuất ban hành Nghị quyết mới về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đơ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 để nghiên cứu, đề xuất Quốc hội
sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô; dự thảo các nghị quyết, quy phạm pháp luật như:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
giai đoạn 2021 - 2025. Đầu tư đường vành đai 4; hệ thống cơ sở y tế và giáo dục
đào tạo; các thiết chế văn hóa và tu bổ, tơn tạo các di tích lịch sử; Đề án cải tạo,


xây dựng lại chung cư cũ; chính sách về hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và
học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19;
quy định đối tượng và mức chuẩn trợ cấp xã hội trên địa bàn Thành phố.
Tóm lại: Dù tình hình dịch COVID-19 đặt ra những thách thức y tế và kinh tế - xã
hội chưa có tiền lệ, toàn thành phố Hà Nội đã xây dựng các biện pháp, kịch bản
phù hợp với tình hình đặc thù từng địa phương, địa bàn, lĩnh vực để khôi phục,
phát triển nền kinh tế, đồng thời chú trọng thực hiện tốt việc phịng, chống dịch,
đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho nhân dân và người lao động.



×