Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG tự LUẬN KIỂM TRA học kỳ II lớp 7 QUẬN tây hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.53 KB, 10 trang )

Đề văn 1: Giải thích câu nói của Lê nin: “ Học, học nữa, học mãi”
Đề văn 2: Giải thích câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”
Đề văn 3: Giải thích câu nói: “ Sách là ngọn đèn sống bất diệt của trí tuệ con người”
Đề văn 4: Giải thích “ Thất bại là mẹ thành cơng ”





Đề văn 1: Giải thích câu nói của Lê nin: “ Học, học nữa, học mãi”
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin.
II. Thân bài
1. Giải thích
“Học” hiểu đơn giản là việc tiếp nhận kiến thức được người khác truyền đạt, giảng dạy.
“Học nữa” có nghĩa là tiếp tục học khơng ngừng nghỉ, cịn “học mãi” tức là luôn học tập, ngay cả
đến khi kết thúc cuộc đời.
Lời khuyên của Lê-nin đã nhắc lại từ “học” tới ba lần kết hợp với các từ “nữa, mãi” nhằm nhấn
mạnh vào mặt thời gian của việc học.
=> Lê-nin muốn khuyên nhủ con người rằng phải luôn ln cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức
để hồn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
2. Vì sao phải “khơng ngừng học tập”?
- Kiến thức là một đại dương mênh mông, mà những điều con người biết chỉ nhỏ như một giọt
nước.
- Khoảng thời gian học tập ở trường lớp cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời nhất định.
- Việc luôn nỗ lực học tập, sẽ giúp con người hoàn thiện được bản thân, chạm đến mục tiêu đã đề
ra.
3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
- Dẫn chứng: Thế giới (Thomas Edison, Albert Einstein hay Louis Pasteur), Việt Nam (Hồ Chí
Minh, Nguyễn Ngọc Kí…)
- Liên hệ bản thân: tích cực học tập, rèn luyện để trau dồi kiến thức…


III. Kết bài
Khẳng định câu nói của Lê-nin có giá trị, ý nghĩa to lớn.
Bài làm:
Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật,
địi hỏi mỗi học sinh ta cũng như tất cả mọi người phải khơng ngừng học tập để có trình độ đáp
ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã
trở thành chân lí bất hủ cho mọi thời đại.
Vậy học là gì? Học là một cơng việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời.
Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang
hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy
nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo
kịp đà tiến hố của xã hội lồi người thì phải học tập, học khơng ngừng nghỉ, học tập suốt đời.
Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.
1


Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều
ta chưa biết thì lại cả một biển cả bao la, cho nên, chúng ta không được phép thoả mãn với những
gì mà mình đã có, mà cần phải ln học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần như thế ta sẽ cảm thấy
kiến thức của mình thu được q ít so với biển kiến thức mênh mơng của nhân loại. Vì thế, con
người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.
Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu khơng học, chúng
ta sẽ khơng có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt
đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi
vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt ni sống bản thân
mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là
bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khố mở cửa cho
mọi kho báu trên đời.
Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng

quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải
học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế để bổ sung
kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác.. Như
Thomas Edison – nhà phát minh người Mỹ mang tầm ảnh hưởng đến với thế giới cũng đã học tập
và nghiên cứu không ngừng để rồi ông là người đã phát minh đèn điện, mang tới ánh sáng cho
toàn nhân loại. Hay như Louis Pasteur – người được mệnh danh là cha đẻ của vắc xin cũng đã
chuyên tâm vào học tập từ những tuổi còn thơ để khi bước vào tuổi 25 ông đã gây ra tiếng vang
với cống hiến của mình. Vây nên là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ
thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc
sống, cần say mê, sáng tạo trong học tập.
Câu nói của Lê- nin ln mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học
tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ khơng ngừng.
Đề văn 2: Giải thích câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”
1.Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ
– Giải thích những từ ngữ “lá lành”, “lá rách”
– Giải thích nội dung ý nghĩa cả câu: Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc:
Trong mối quan hệ giữa người với người, tình u thương ln là sợi dây gắn kết; con người
cần biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, sẻ chia những người có hồn cảnh khó khăn hơn mình.
b. Bàn luận nội dung câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
– Nêu biểu hiện của tình yêu thương.
– Vì sao con người cần phải yêu thương lẫn nhau?
+ Tình u thương có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
2


+ Tình yêu thương là một trong số những cội nguồn tạo ra tinh thần đồn kết.
+ Tình u thương sẽ đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người.

– Lật lại vấn đề: Trong xã hội hiện nay, vẫn cịn tồn tại những con người sống vơ tâm, vị kỉ, chỉ
quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không hề biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương, đùm bọc
người khác.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Con người cần biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia trước những khó khăn, hoạn nạn.
– Tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ.
3. Kết bài
– Khẳng định lại nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ.
– Liên hệ bản thân.
Từ bao đời nay, bên cạnh tinh thần yêu nước, tình yêu thương cũng là một trong những sợi dây
gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim “dòng máu lạc Hồng”.
Ông cha ta cũng đã từng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu
tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và
giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
Như chúng ta đã biết, “lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, tươi xanh, bởi vậy khi liên hệ
đến cuộc sống của con người, nó trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những người có cuộc sống hạnh
phúc, đủ đầy, may mắn. “Lá rách” là những chiếc lá khơng cịn vẹn ngun, thậm chí đã trở nên
xấu xí do tác động của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Những chiếc lá rách trở thành biểu tượng
cho những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và kém may mắn. Trên cành cây, những
chiếc lá xanh tươi, ngun vẹn và những chiếc lá xấu xí ln đan cài vào nhau. Cuộc sống của
con người cũng vậy, bên cạnh những người có cuộc sống may mắn, đủ đầy vẫn ln có những
mảnh đời bất hạnh và kém may mắn hơn. Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện
một bài học mang tính nhân văn cao cả về mối quan hệ giữa người với người: Những con người
có cuộc sống may mắn, hạnh phúc cần biết đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ những con người bất hạnh,
khó khăn hơn mình.
Sự đùm bọc giữa người với người được thể hiện qua rất nhiều hành động khác nhau. Đó có thể là
những việc làm, nghĩa cử hết sức cao đẹp như cứu sống tính mạng của người khác hay giúp đỡ
người khác vượt qua những nguy hiểm, khó khăn,…. Đó cũng có thể là những hành động hết sức
giản đơn như giúp đỡ một cụ già qua đường, hay lắng nghe, sẻ chia, quan tâm, từ đó thấu hiểu,
động viên, truyền thêm sức mạnh để người khác vượt qua,… Dù khác nhau ở hành động nhưng

những điều đó đều hết sức cao đẹp và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cho thấy sức mạnh kì diệu của
tình yêu thương .
Khi truyền cho nhau ngọn lửa và hơi ấm của tình yêu thương, con người sẽ dễ dàng vượt qua mọi
thử thách và gian nan, nguy hiểm. Năm 1945, sau khi giành được chính quyền từ thực dân Pháp
và phát xít Nhật cũng là lúc mà nhân dân ta phải đối diện với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là nạn
đói với hậu quả là hơn hai triệu người bị chết đói. Nhưng rồi, nhờ tình u thương, hàng loạt
phong trào mang tính nhân đạo đã được khởi xướng và thực hiện như “Hũ gạo cứu đói”, “Một
3




o

o


o
o

nắm khi đói bằng một gói khi no”,… giúp dân tộc ta vượt qua thời kì gian nan. Tình yêu thương
còn là một trong số những cội nguồn tạo ra tinh thần đoàn kết, bởi khi biết quan tâm, sẻ chia, con
người sẽ có sự thấu cảm, thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Những phong trào qun góp, ủng
hộ đang diễn ra rộng khắp như “Tết ấm tình thương”, “Quỹ vì người nghèo”, “Ủng hộ nạn nhân
chất độc màu da cam”,… đã thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người
xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt, tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Khi biết
cho đi và sẻ chia cũng chính là lúc con người đem hơi ấm của tình thương để sưởi ấm trái tim của
những mảnh đời bất hạnh; đồng thời đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình, giống như ai
đó đã từng nói rằng: “Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của con người”.
Tuy nhiên, bên cạnh những con người giàu lịng nhân ái, sẵn sàng dang rộng đơi tay để nâng đỡ,

đơi vai để san sẻ cùng người khác thì trong xã hội hiện nay, vẫn có những con người tơn thờ chủ
nghĩa cá nhân, sống ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân và thờ ơ, vô cảm trước những
nỗi đau, bất hạnh của người khác. Đây là lối sống mà chúng ta cần lên án, phê phán, bởi nó chính
là ngun nhân khiến cho cuộc sống của con người mất đi ý nghĩa, niềm vui và dần trở nên lạnh
lẽo, bởi “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi khơng có tình thương”.
Như vậy, để phát huy sức mạnh của tình yêu thương, chúng ta cần biết quan tâm, đồng cảm, sẻ
chia và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, nguy hiểm, giống như nhạc sĩ Trịnh
Cơng Sơn từng nói: “Sống trong đời sống cần có một tấm lịng”. Đồng thời, để ngọn lửa của tình
thương tạo ra hơi ấm và lan truyền hiệu ứng mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội, con người cần tích
cực tham gia và các phong trào quyên góp, ủng hộ và cùng nhau cụ thể hóa, hiện thực hóa giá trị
nhân văn cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện một bài học vơ cùng sâu sắc về tình u thương,
sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc. Là học sinh – thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần
nhận thức rõ vai trị của tình u thương và cần biết lắng nghe, quan tâm, đồng cảm đối với những
người xung quanh như gia đình, thầy cơ, bạn bè,…. để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh
mẽ hơn nữa trong xã hội.
Đề văn 3: Giải thích câu nói: “ Sách là ngọn đèn sống bất diệt của trí tuệ con người”
1. Mở bài
Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
2. Thân bài
Giải thích câu nói:
Sách là: Kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm,
chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách cịn là
một tài sản q giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách cịn là người bạn vơ cùng thân
thiết,….
Ngọn đèn sáng: Sách soi đường cho chúng ta đi, cho chúng ta tiếp bước những kiến thức.
Bình luận: Khẳng định đây là câu nói đúng
Tác dụng của sách tốt:
Giúp ta thư giãn, thoải mái
Giúp ta có những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống,

4


o
o
o
o
o

o
o
o

o
o
o


Giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị mà cuộc sống khơng có
Là kho tàng tri thức: Về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất
Là sản phẩm tinh thần: Sản phẩm của nền văn minh nhân loại, kết quả của quá trình lao động trí
tuệ lâu dài, hàng hóa có giá trị đặc biệt
Là người bạn tâm tình gần gũi: Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh
thần thêm phong phú
Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
Luận: Đưa ra ví dụ, mở rộng, liên hệ
Sách ghi lại hiểu biết của con người
Nhờ có sách mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị
Rút ra bài học:

Chăm đọc sách
Chọn sách bổ ích để đọc
Làm theo điều tốt trong sách
3. Kết bài
Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.
Bài làm
Sách có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống, một cuốn sách hay như một người bạn đồng
hành cùng ta, soi rọi tâm hồn và trí tuệ của ta mỗi ngày. Bởi vậy mà mỗi khi nhắc đến sách, hầu
hết mọi người đều dành cho nó sự trân trọng hết mực, như một câu ngạn ngữ từng nói " Sách là
ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
"Sách" là kho tàng lưu trữ nguồn tri thức của nhân loại trong suốt tiến trình lịch sử lồi người.
Sách mang những nguồn giá trị tinh thần to lớn mà khơng điều gì có thể thay thế được. Sách lưu
trữ thông tin dưới dạng ngôn ngữ viết hoặc hình ảnh, hệ thống các kí hiệu,... Sách được xuất bản
dưới dạng cuốn - sách giấy và sách điện tử. "Ngọn đèn" là ánh sáng tuyệt diệu soi rọi màn đêm
tối, nó tượng trưng cho vai trị của sách đối với tâm hồn và trí tuệ mỗi con người. Sách như ngọn
đèn vậy, khơi gợi thẩm mỹ, cảm xúc, hướng con người trở nên "gần người hơn", thêm hiểu biết
và tri thức sâu rộng hơn.
Thật vậy, "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" bởi sách chứa một kho tàng tri
thức lớn lao, vơ tận và bất diệt. Những gì được sách giữ và viết lại đều rất phong phú, đó là những
thành tựu nghiên cứu của con người qua bao thế hệ. Sách chính là thứ ánh sáng diệu kì soi rọi trí
tuệ và tâm hồn con người, mang lại nguồn năng lượng tích cực, vốn kiến thức bất tận cho mỗi
chúng ta. Sách tốn học đưa lại những logic, tính tốn, những suy luận, chứng minh hữu ích. Sách
lịch sử mang đến khí thế hào hùng của bao cuộc chiến, tài thao lược của những vị anh hùng tài
ba, những sự phát triển của dân tộc, thế giới qua hàng ngàn năm lịch sử. Sách văn học mang đến
những kiến thức về thể loại, về hình thức và về tâm hồn thơ phong phú của các thi nhân và những
cảm xúc khi được trải nghiệm với đời sống của từng nhân vật. Sách về kỹ năng sống, kỹ năng
kinh doanh, sách ẩm thực, sách về đạo lí,... đều góp phần vào vốn am hiểu của chúng ta, giúp tri
thức ngày một mở mang hơn, vốn sống ngày một nâng cao hơn. Sách như một cuốn bách khoa
5





o
o
o
o

o
o
o

o
o

ghi lại tất thảy những tri thức bao đời có được, nó lưu giữ vốn trí thức trường tồn theo năm tháng.
Sách dẫn dắt chúng ta đến những vùng đất mênh mang đẹp đẽ mà chưa từng được đặt chân đến,
là cẩm nang du lịch về văn hoá ẩm thực và con người trên mọi miền đất nước và trên thế giới.
Sách giúp ta được gặp gỡ những nhà văn hoá của thời đại, những nhà kinh doanh, những nhà thơ,
nhà văn, nhà khoa học trên khắp thế giới để học hỏi. Sách cho ta những kinh nghiệm quý báu,
những cách làm mới, cách chế biến thực phẩm món ăn, cách sáng chế những vật liệu phục vụ cho
đời sống. Mỗi một mảng của đời sống đều được sách ghi lại, làm cẩm nang phục vụ cho nhu cầu
của mọi đối tượng trong cuộc sống.
Sách giúp trí tuệ của ta được mở mang hơn, phong phú và giàu đẹp hơn. Đẹp bởi chính tâm hồn
được soi rọi. Qua mỗi trang sách, ta biết yêu thương, biết đồng cảm với những số phận chịu nhiều
ngang trái, biết ngậm ngùi khi gặp những nhân vật đồng cảnh, biết cùng vui với những thành quả
có được của nhân vật. Sách giúp ta biết tự hào về hình ảnh con người Việt Nam giàu lịng u
nước với tinh thần đồn kết, kiên cường, tự hào về một đất nước hào hùng, anh dũng, đi lên. Sách
giúp ta biết trân trọng hồ bình của ngày hôm nay, biết phấn đấu nỗ lực và ý thức trách nhiệm
của bản thân mình hơn. Sách giúp ta biết xác định lý tưởng sống, biết nhìn nhận đúng - sai, biết

đứng dậy khi thất bại, biết vươn lên mỗi ngày. Sách giúp trí tuệ ta được minh mẫn hơn, sáng trong
hơn.
Sách giúp ta thư thái khi mệt mỏi, đọc sách là biện pháp hữu hiệu giúp vơi đi nỗi buồn, những áp
lực của cuộc sống. Là người bạn tâm tình chân thành và trung thực nhất. Sách mang tâm hồn
chúng ta được bay cao, bay xa hơn, đến những nẻo đường, những chân trời mới với những hương
hoa rực rỡ, diệu kỳ của tri thức. Sách giúp chúng ta trưởng thành và lớn lên mỗi ngày. Xã hội
ngày một phát triển, internet nhiều, sách mạng tràn lan nhưng giá trị của sách vẫn ln cịn mãi.
Bạn hãy thử vào một ngày đẹp trời, ra ban cơng nhỏ của mình ngắm nghía, thưởng thức ly cà phê
bên trang sách mới, bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt diệu và thấy lòng mình thư thái biết bao.
Dàn ý
1. Mở bài:
Vai trị của sách đối với trí tuệ con người - dẫn câu nói
2. Thân bài:
Giải thích ý nghĩa câu nói:
Sách là tài liệu học tập
Giúp ta thoát khỏi sự lạc hậu, thiếu tri thức
Chứa đựng tri thức của nhân loại.
Sách là ngọn đèn thắp sáng lên từ trí tuệ con người
Cơ sở chân lý của câu nói:
Sách ghi lại hiểu biết của con người
Nhờ có sách mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị
Việc vận dụng nội dung câu nói như thế nào
Chăm đọc sách
Chọn sách bổ ích để đọc
6


o



Làm theo điều tốt trong sách
3. Kết bài:
Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.
Bài làm
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại.
Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người".
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu
biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra
khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng
lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn
tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con
người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những
cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu
biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong
các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt
năng suất cao,...Do đó, "Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người" Những hiểu biết được sách
ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà cịn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách,
ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn
M Gooc- ki đã viết: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới". "Một quyển sách tốt là
một người bạn hiền"- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng
ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay
để đọc, không được chọn sách có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách,
cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn cịn ngun giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết
cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.

Đề văn 4: Giải thích “ Thất bại là mẹ thành cơng ”
Bài 1:
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Trên bước đường thành cơng khơng có dấu chân của kẻ lười
biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lịng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành cơng. Tục
ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành cơng nhưng thấm thía và sâu sắc hơn:
“Thất bại là mẹ thành cơng”
Thành cơng là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của
mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều
đó. Vậy là bạn thành cơng rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích
đã đề ra.
7


Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng khơng có mối quan
hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là
giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo
ra thành cơng.
Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành
được thành cơng lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng
đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị
trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ
nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phịng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại
thuốc nổ hồn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin
phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là
chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người
thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm
ngun nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri
thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.
Không chỉ vậy, thất bại cịn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực
sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lịng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ

dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính
điều đó thúc đẩy họ tìm tịi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được cơng việc
của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những
người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất
bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã khơng ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao.
Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lịng tự trọng, quyết khơng thua
kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.
Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: khơng
giải được bài tốn, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt
danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
chúng em sẽ nỗ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nỗ lực hơn vì những thành cơng lớn
ở phía trước.
Bài 2– Giải thích ý nghĩa “Thất bại là mẹ của Thành công”
Trên bước đường đời, để có được những thành cơng trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống,
mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việc miệt mài. Trong q trình ấy, có thể
chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được
nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn
hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng
là vấn đề mà ta cần phải giải thích hơm nay.
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi cơng việc của
ta gặp khó khăn, khơng có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Cịn thành cơng thì lại trái ngược
lại. Thành cơng có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hồn thành cơng việc
ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những
8


ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống
sẽ giúp ta thành cơng trên đường đời.
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với
nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hồn tồn, khơng hề có liên hệ gì với

nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút
nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên
nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh
phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì
và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành cơng thì những vấp ngã thiếu sót hầu như khơng
thể tránh khỏi.
Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong
cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng
ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư?
Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta
bng xi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi
tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc cịn nhỏ là một
học sinh trung bình. Về mơn Hố, ơng đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh.
Sự thất bại đó khơng làm ơng nản lịng mà cịn là động lực để giúp ơng vươn cao, trở thành nhà
bác học nổi tiếng.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà ln sợ thất bại, lúc nào cũng muốn
mình sống một đời mà khơng có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn
nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ ln gặp
thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì khơng thể nào mà đạp xe
được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà khơng chịu được
mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc
nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế
mà chúng ta cịn làm khơng xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta
lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thơi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai
lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta khơng ít mất mát và thương tổn nhưng nó
cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm
ra những sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ
thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí

của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, bng xi tất cả. Bởi
vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và
có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những
trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm,
trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành
công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường
9


để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những
cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.
Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bại: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình,
cha mẹ khơng bằng lịng,… Nhưng chúng ta vẫn khơng nản chí, khơng bng xi mà ngược lại,
ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà cịn trong gia đình,
cuộc sống, với những người xung quanh.
Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu
được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc
sống.
Đoạn văn nêu h/ảnh quan phụ mẫu
Văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã thành cơng khắc họa hình ảnh của một viên
quan phụ mẫu khiến người người căm giận. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân
dân. Được phong chức, ban bổng lộc để chăm lo cho đời sống của người dân. Ấy thế mà khi
người dân đau khổ chống chọi với thiên tai, hắn ta lại dửng dưng, mặc kê. Dưới trời mưa tầm tã,
sóng gió cuốn ầm ầm chực chờ phá tan con đê, quét sạch thôn xóm. Người dân nghèo phải dầm
mình lội nước bì bõm cả ngày đến sức cùng lực kiệt. Còn viên quan phụ mẫu thì ngồi trên đình
cao ấm cúng, cùng các hầu cận chơi bài tổ tơm, ng chè yến, hút thuốc phiện. Đỉnh điểm của sự
ác độc, chính là sự sung sướng của hắn ta khi ù ván bài đã đằn lên cả tiếng khóc than khi vỡ đê
của người dân. Ấy thế mà hắn còn đòi bỏ từ những người dân tội nghiệp đã mất đi tất cả ngoài
kia nữa. Hình tượng viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa ấy là hình ảnh được tài hiện lại của rất
nhiều những quan lại của nước ta lúc bấy giờ. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhận được tình cảnh

đáng thương của người dân và sự nguy nan của đất nước.

10



×