Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác dụng tăng lực của Sâm Việt Nam chế biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.95 KB, 6 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2021

TÁC DỤNG TĂNG LỰC CỦA SÂM VIỆT NAM CHẾ BIẾN
Nguyễn Nhật Minh1, Chung Thị Mỹ Duyên1, Lâm Bích Thảo1, Nguyễn Hồng Minh1


TĨM TẮT

Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao giá trị sinh
học của Sâm Việt Nam chế biến, nghiên cứu tiến hành
khảo sát tác dụng tăng lực của bột chiết Sâm Việt Nam
chế biến (PVG).

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm bơi kiệt
sức của Brekhman có cải tiến trên chuột nhắt trắng được
áp dụng để khảo sát tác dụng tăng lực của PVG liều 100
mg/kg- 200 mg/kg, sử dụng bột chiết Hồng sâm (RG)
làm đối chiếu.

Kết quả: Sau 60 phút dùng mẫu thử, PVG liều 200
mg/kg thể hiện tác dụng phục hồi sức tức thời tốt hơn
RG. Ở thời điểm sau 7 ngày cho uống, tỷ lệ thời gian bơi
so với thời gian bơi lần đầu ở lô uống PVG liều 100 mg/
kg- 200 mg/kg tương đương với RG liều 200 mg/kg.

Kết luận: PVG liều 200 mg/kg thể hiện tác dụng
phục hồi sức tức thời. Bên cạnh đó, PVG liều 100 mg/kg
và 200 mg/kg có tác dụng tăng lực tương đương với RG
liều 200 mg/kg sau 7 ngày uống.



Từ khóa: Bột chiết Sâm Việt Nam chế biến (PVG),
tăng lực.

SUMMARY

STUDY ON THE ANTI-FATIGUE OF
PROCESSED VIETNAMESE GINSENG

Aims of study: In order to improve the biological value of processed Vietnamese ginseng, this study
was designed to investigate the anti-fatigue effect of
powdered extract from Processed Vietnamese ginseng
(PVG).

Research methods: The Brekhman’s mouse swimming test was used to study on antifatigue effect of PVG
(100 mg/kg-200 mg/kg). The reference groups were
powdered extract from Red ginseng (RG) at the doses of
100 mg/kg and 200 mg/kg.

Results: At the time of 60 minutes of administration, PVG (200 mg/kg) showed an immediate healing effect which was better than RG. At 7 days, the swimming
time versus first swimming time PVG (100 mg/kg-200
mg/kg) were comparable to the RG (200 mg/kg)

Conclusion: PVG at dose of 200 mg/kg showed
immediate recovery. In addition, PVG (100 mg/kg- 200
mg/kg were as well as RG (200 mg/kg) at 7 days administration.


Keywords: Powdered extract from Processed Vietnamese ginseng (PVG), anti-fatigue.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày
nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ
thì một trong số những vấn đề đáng báo động hiện nay
là tình trạng suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần của
con người do rất nhiều ngun nhân như ơ nhiễm mơi
trường, thói quen sinh hoạt không hợp lý, sức ép từ công
việc hoặc từ chính sự thờ ơ với sức khỏe của bản thân
và những người xung quanh. Chính vì thế, một trong
những xu hướng chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày nay
là hướng đến việc sử dụng các loại dược liệu hoặc chế
phẩm có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng bồi bổ cơ
thể, chống nhược sức nhưng vẫn an toàn khi sử dụng
trong thời gian dài [1].

Trên thế giới, Panax ginseng C.A. Meyer (Ginseng)
với nhiều cách chế biến khác nhau; cho ra nhiều sản
phẩm như Hồng sâm (Red ginseng), Hắc sâm (Black ginseng), sâm Thái Dương (Sun ginseng) có tác dụng trị liệu
và giá trị kinh tế cao hơn hẳn dạng tự nhiên (Bạch sâm)
[2]. Năm 2017, sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) đã được
xếp vào danh mục sản phẩm quốc gia thuộc “Chương
trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020” (theo
quyết định số 787/QĐ – TTg ngày 05 tháng 06 năm 2017
của Thủ tướng Chính Phủ). Những nghiên cứu trước đây
về tác dụng dược lý của Sâm Việt Nam chỉ tập trung trên
dạng sâm tự nhiên và sâm trồng (chưa qua chế biến). Với
xu hướng phát triển Sâm Việt Nam thành các sản phẩm
có hoạt tính sinh học cao, nâng cao giá trị cạnh tranh với
Hồng sâm, đồng thời kế thừa và phát triển từ các kết quả

nghiên cứu trước trên sâm Việt Nam chế biến đã được
cơng bố [3, 4]; nhóm nghiên cứu tiếp tục khảo sát tác
dụng tăng lực của bột chiết từ Sâm Việt Nam chế biến
trên chuột nhắt trắng.

II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Thân rễ sâm Việt Nam (6
năm tuổi, được thu tại vùng núi Trà My, tỉnh Quảng Nam
vào tháng 03 năm 2018) được chế biến và chiết xuất theo
quy trình đã cơng bố trước đây[4], để được bột chiết

1. Trung Tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh - Research Center of Ginseng and Medicinal Materials Ho Chi
Minh City
Chịu trách nhiệm chính: Nguyen Hoang Minh 02838274377

312

Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn


Định lượng các saponin trong mẫu thử bằng
đông khô Sâm Việt Nam (PVG). Hồng sâm (được cung
cấp bởi Công ty cổ phần thương mại VNP- Việt Nam) phương pháp HPLC
Chuẩn bị các mẫu phân tích
được chiết xuất theo cùng quy trình của sâm Việt Nam

Mẫu trắng: Methanol 70% (Merck)

cho ra bột chiết Hồng sâm (RG).
Dung dịch chuẩn: Hòa tan các chất chuẩn G-Rg1,

Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực (Swiss
M-R2,
G-Rb1, G-Rd, G-Rh1, G-Rg3 trong methanol
albino), 5 – 6 tuần tuổi, trọng lượng 25 ± 2 g và thức ăn
viên được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y 70% để được dung dịch chuẩn hỗn hợp có nồng độ chuẩn
tế TP. Nha Trang. Chuột được ni ổn định ít nhất một có nồng độ chính xác lần lượt là 300, 500, 100, 100, 100,
tuần trước khi thử nghiệm. Thể tích cho uống (p.o.) là 10 100 µg/ml (dựa theo protocol của Bùi Thế Vinh và cộng
ml/kg trọng lượng chuột. Các thí nghiệm trên động vật sự (2020) đã xây dựng tại Trung tâm Sâm và Dược liệu
nghiên cứu được thực hiện theo “Hướng dẫn thử nghiệm Tp.HCM) [5].
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,1 g bột
tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu” của Bộ Y tế (ban hành kèm theo quyết định số 141/ mẫu thử vào ống nghiệm có nắp, thêm chính xác 10 ml
methanol 70 % (TT), đậy nắp, cân. Chiết bằng siêu âm
QĐ – K2ĐT ngày 27/10/2015).

Các chất chuẩn: Majonoside R-2 (ký hiệu MR-2, trong 40 phút ở 30 °C, mỗi 10 phút lắc đều ống, để nguội,
Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM, 98%); ginseno- cân lại, bù khối lượng đã mất bằng methanol 70 % để
side-Rg1 (ký hiệu G-Rg1, ChemFaces, CAS: 22427-39- được khối lượng ban đầu, lọc qua màng lọc 0,45 pm
0, 98%); ginsenoside -Rb1 (ký hiệu G-Rbg1, ChemFac- dùng cho phân tích HPLC. Tiến hành quy trình lặp lại 3
es, CAS: 41753-43-9, 98%); ginsenoside -Rd (ký hiệu lần.
Điều kiện sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC):
G-Rd, ChemFaces, CAS: 47745-93-8, 98%); ginseno-
side-Rh1 (ký hiệu G-Rh1, Aladdin, CAS: 63223-86-9, Hệ thống sắc ký Shimadzu: bơm LC-20AD, tiêm mẫu
98%); ginsenoside -Rg3 (ký hiệu G-Rg3, Aladdin, CAS: SIL-20A, đầu dò PDA (SPD-M20A). Cột sắc ký: C18
(250×4,6mm, 5μm). Thể tích tiêm mẫu là 20 μl. Tốc độ
14197-60-5, 98%).


Thiết bị: Cân phân tích Presicion (Đức); bể siêu dịng là 1 ml/phút. Bước sóng phân tích là 196 nm. Hệ
âm Branson (Mỹ); tủ sấy Memmert (Đức); bể điều nhiệt dung môi pha động theo gradient nồng độ của acetoniMemmert (Đức); hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao trile - nước như bảng 1 [5].
(Shimadzu).

Bảng 1: Chương trình pha động HPLC
Thời gian (min)

Acetonitril (% tt/tt)

Nước (% tt/tt)

0-11

21

79

11-25

21→32

79→68

25-35

32→40

68→60

35-40


40→95

60→5

40-60

95

5

60-61

95→21

5→79

61-71

21

79


Tính tốn kết quả: Hàm lượng các saponin trong thử; h (%) là độ ẩm mẫu thử.

Khảo sát tác dụng tăng lực của các mẫu thử
mẫu thử được xác định theo cơng thức
nghiệm
C×V× p

X(%) =

Nghiệm pháp chuột bơi kiệt sức của Brekhman
m × (100 − h) ×10000
(Swimming test, cải tiến để áp dụng trên chuột nhắt

Trong đó: X (%) là hàm lượng saponin; C (µg/ml) trắng) thường được chọn lựa để khảo sát tác dụng tăng
là nồng độ saponin của mẫu thử suy ra từ mẫu chuẩn lực của các chế phẩm từ dược liệu. Phương pháp chuột
(theo các phương trình đường chuẩn đã cơng bố trước bơi thuận tiện, đơn giản giúp đánh giá tình trạng chống
đây và phương trình đường chuẩn của G-Rg3: y = 7390x mệt mỏi, phục hồi sức lực của động vật thử nghiệm sau
– 43276, R2= 0,9968) [5] ; V (ml) thể tích định mức; p liều uống duy nhất của mẫu thử hay đánh giá tác dụng
(%) là độ tinh khiết của chuẩn; m (g) là khối lượng mẫu tăng lực của mẫu thử.

Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn

313


2021

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE


Chuột được mang vào đuôi gia trọng bằng 5% thể
trọng, cho chuột bơi trong thùng nước có dung tích 20 lít,
đường kính 30 cm, chiều cao cột nước 25 cm, nhiệt độ 29
± 1oC. Chuột được cho bơi lần 1, thời gian bơi tính từ khi
chuột được thả vào thùng nước, bơi đến khi chìm khỏi


mặt nước 10-15 giây và khơng trồi lên được nữa, lúc đó
vớt chuột ra lau khô. Ghi nhận thời gian bơi lần 1 (T0).
Chọn những chuột có thời gian bơi 15 phút < x < 60 phút.
Cho chuột nghỉ 5 phút, chia ngẫu nhiên các lơ thí nghiệm
như bảng 2

Bảng 2. Bố trí thử nghiệm tăng lực
Liều thử
nghiệm
(mg/kg)

Lơ thử nghiệm
(n=8 con
chuột)
Chứng sinh lý

100

PVG

200
100

RG

200


Một giờ sau khi cho chuột uống mẫu thử nghiệm,
ghi nhận thời gian bơi lần 2 (T60 phút). Chuột được tiếp

tục cho uống nước cất, các mẫu thử nghiệm liên tục (mỗi
ngày vào một giờ nhất định) đến ngày thứ 7 tiến hành
cho chuột bơi lần 3 ( T7 ngày) [1].

Tính tốn kết quả

Đánh giá tác dụng tăng lực bằng so sánh thống kê
giữa các lô thử và lô chứng các chỉ tiêu thời gian bơi và
tỉ lệ phần trăm của thời gian bơi sau khi uống cao thử
nghiệm (T60 phút, T7 ngày) so với thời gian bơi lần 1
(T0), được tính theo cơng thức: X% = (Tt/T0) × 100

Nếu T60 phút / T0 (%) của lô thử lớn hơn T60 phút
/ T0 (%) của lô chứng: mẫu thử nghiệm có tác dụng hồi
phục sức.

STT
1


Nếu T7 ngày / T0 (%) của lô thử lớn hơn T7 ngày /
T0 (%) của lơ chứng: mẫu thử nghiệm có tác động tăng
lực sau 7 ngày.

Đánh giá kết quả

Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung bình: M
± SEM (Standard error of the mean – sai số chuẩn của
giá trị trung bình) và xử lý thống kê dựa vào phép kiểm
One – Way ANOVA và Student – Newman – Keuls test

(phần mềm SigmaStat 3.5, USA). Kết quả thử nghiệm
đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (p < 0,05).

III. KẾT QUẢ- BÀN LUẬN

Hàm lượng các saponin trong mẫu thử

Tiến hành phân tích dung dịch hỗn hợp chuẩn đã
chuẩn bị, thu được kết quả như bảng 3

Bảng 3. Thời gian lưu và diện tích pic của các chuẩn saponin định lượng
Nồng độ (µg/
Thời gian lưu
Diện tích peak
Hợp chất
ml)
(phút)
(mAU*min)
G-Rg1
300
21,5
2474214

2

M-R2

500

22,4


116874

3

G-Rb1

100

34,0

891572

4

G-Rd

100

38,8

1151795

5

G-Rh1

100

36,2


1005043

6

G-Rg3

100

43,6

771169


Tiến hành phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC) để định lượng các saponin trong các mẫu RG,
VG và PVG. Trên sắc ký đồ mẫu RG xuất hiện các pic
có thời gian lưu tương ứng với các chuẩn G-Rg1, G-Rb1
G-Rd, G-Rh1, G-Rg3, tuy nhiên khơng có pic tương ứng
với chuẩn M-R2.

314

Số chun đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn


hiện các pic có thời gian lưu tương đồng với các chuẩn
Mặt khác, trên sắc ký đồ của mẫu VG và PVG đều xuất M-R2, G-Rg1, G-Rb1 G-Rd, G-Rh1, G-Rg3 (Hình 1).


Hình 1: Sắc ký đồ HPLC của các mẫu VG, PVG và RG khi đối chiếu với các chuẩn
(S): Hỗn hợp chuẩn, (RG): Hồng sâm, (VG): Bột sâm Việt Nam trước chế biến, (PVG): Bột sâm Việt Nam sau chế
biến.
Dựa vào các đường chuẩn đã xây dựng và diện tích pic của bảng 4.
các mẫu thử xác định được hàm lượng của các saponin ở
Bảng 4. Hàm lượng các saponin chính trong mẫu thử nghiệm
Mẫu

Hàm lượng hoạt chất (%) ± SEM
G-Rg1

M-R2

G-Rb1

G-Rd

G-Rh1

G-Rg3

RG

0,229±0,006

KPH

0,478±0,012

0,029±0,001


0,243±0,010

0,748±0,024

VG

6,713±0,008

14,567±0,041

3,238±0,008

2,178±0,009

0,339±0,002

0,502±0,006

PVG

2,145±0,060

8,524±0,022

1,050±0,037

0,823±0,023

0,723±0,025


2,556±0,060


KPH: không phát hiện

Kết quả bảng 4 cho thấy quá trình chế biến sâm Việt
Nam đã làm thay đổi thành phần và hàm lượng các saponin trong sâm Việt Nam. Theo Lê Thị Hồng Vân, có thể
giải thích sự khác biệt này là do khi chế biến ở nhiệt độ
105oC trong thời gian dài, một số liên kết O-glycosid bị
đứt gãy, làm hàm lượng các hợp chất trong mẫu SVN chế
biến bị giảm đi và G-Rh1 là sản phẩm q trình cắt các
liên kết O-glycosid của G-Rg1 do đó hàm lượng G-Rh1
trong các mẫu SVN chế biến tăng lên, điều này cũng xảy
ra tương tự với các saponin khác, đây là nguyên nhân
chính tạo ra những giá trị mới cho PVG so với VG [5,6].
Tương tự, hàm lượng G-Rg3 trong PVG cao hơn so với

VG và RG; đây là một ginsenoside chính được biết đến
có trong sâm Hàn Quốc; có nhiều tác dụng dược lý như
bảo vệ gan, chống mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, đặc
biệt ức chế tế bào ung thư (phổi, gan, vú) [7]. Kết quả của
nghiên cứu này cũng tương đồng với các kết quả nghiên
cứu của Lê Thị Hồng Vân và cộng sự (2012-2015) khi
đã chứng minh sâm Việt Nam chế biến (hấp ở 105oC hay
120oC trong 4 giờ hay 8 giờ) sự gia tăng hàm lượng các
ginsenoside – Rg3, -Rg5, -Rk1 sau quá trình chế biến
Sâm Việt Nam [6].

Tác dụng tăng lực của mẫu thử


Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn

315


2021

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 5. Thời gian bơi của chuột tại các thời điểm ở các lô thử nghiệm

T0
T60 phút
T7 ngày
(n = 8)
Chứng sinh lý

42,75 ± 3,56

28,38 ± 1,21

56,50 ± 3,22

PVG liều 100 mg/kg

43,37 ± 3,55

40,25 ± 5,63


102,63 ± 7,42***

PVG liều 200 mg/kg

37,88 ± 5,11

64,88 ± 5,75***

89,50 ± 8,37**

RG liều 100 mg/kg

36,62 ± 4,76

42,25 ± 4,29

64,13 ± 5,91

RG liều 200 mg/kg
39,00 ± 3,58
34,38 ± 3,99
92,88 ± 5,49**
**: p < 0,01 so với lô chứng sinh lý trong cùng thời điểm
***: p < 0,001 so với lô chứng sinh lý trong cùng thời điểm

Kết quả bảng 5 cho thấy chỉ có lơ chuột cho uống
PVG ở liều 200 mg/kg có thời gian bơi T60 phút tăng
khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý
(p<0,001). Lô chuột cho uống PVG liều 200 mg/kg có

thời gian bơi T60 phút dài hơn, đạt ý nghĩa thống kê so
với PVG liều 100 mg/kg và RG ở cả 02 liều thử nghiệm
(p=0,001; p=0,001; p<0,001; tương ứng). Theo nhiều
nghiên cứu chứng minh trong họ nhân sâm ngồi G-Rb1
và G-Rg1 là các ginsenoside chính có tác dụng chống
mệt mỏi thơng qua việc cải thiện sự chuyển hóa năng
lượng ở cơ xương thì nghiên cứu Tang W và cộng sự
(2008) còn cho thấy G-Rg3 thể hiện tác dụng trên, kéo
dài thời gian bơi của chuột nhắt trắng chống nhược sức
[8,9]. Kết quả định lượng hoạt chất đã chứng minh PVG
vẫn còn majonosie R2- một saponin đặc trưng chỉ có ở
sâm Việt Nam, đồng thời hàm lượng G-Rg3 tăng lên sau

chế biến và các ginsenoside còn lại đều cao hơn so với
RG. Điều này cho thấy sự liên hệ hàm lượng hoạt chất
ginsenoside có trong họ nhân sâm và tác dụng tăng lực,
phù hợp với kết quả thực nghiệm in vivo khi PVG thể
hiện tác dụng tăng lực tức thời tốt hơn RG.

Sau 7 ngày uống mẫu thử, các lô chuột cho uống
PVG ở cả 02 liều thử nghiệm và RG liều 200 mg/kg có
thời gian bơi tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
sinh lý (p<0,001; p=0,002; p=0,002; tương ứng) và so
với thời điểm bơi lần 1 (T0) (p<0,001). Các lô chuột cho
uống PVG liều 100 mg/kg- 200 mg/kg khơng có sự khác
biệt thời gian bơi so với RG liều 200 mg/kg (p=0,284;
p=0,709; tương ứng). Như vậy, PVG liều 100 mg/kg-200
mg/kg có tác dụng tăng lực tương đương với RG liều 200
mg/kg.


Bảng 6. Tỉ lệ % thời gian bơi ở các thời điểm T60 phút, T7 ngày so với T0 ở các lô thử nghiệm

(n = 8)

T60 phút/T0

T7 ngày/T0

Chứng sinh lý

70,16 ± 6,98

136,01 ± 9,13

PVG liều 100 mg/kg

99,45 ± 18,23

250,28 ± 27,41*

PVG liều 200 mg/kg

192,45 ± 28,37***

264,88 ± 25,24**

128,06 ± 16,55

200,39 ± 34,77


RG liều 100 mg/kg

RG liều 200 mg/kg
95,96 ± 16,47
248,31 ± 18,73**
*: p < 0,05 so với lô chứng sinh lý trong cùng cột
**: p < 0,01 so với lô chứng sinh lý trong cùng cột
***: p < 0,001 so với lô chứng sinh lý trong cùng cột

Sau khi dùng mẫu thử 60 phút, tỉ lệ thời gian bơi
của lô chuột uống PVG liều 200 mg/kg tăng đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng sinh lý (p<0,001), chứng tỏ
PVG liều 200 mg/kg có tác dụng hồi phục sức tức thời

316

Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn

và tỉ lệ % thời gian bơi của của lô uống PVG liều 200
mg/kg khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với PVG liều
100 mg/kg và RG ở cả 02 liều thử nghiệm (p=0,003;
p=0,02; p=0,004; tương ứng); chứng tỏ PVG có tác dụng


hồi phục sức tức thời tốt hơn RG.

Sau 7 uống mẫu thử, các lô chuột cho uống PVG
ở cả 02 liều thử nghiệm và RG liều 200 mg/kg có tỉ lệ
thời gian bơi tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng

sinh lý (p=0,012; p=0,006; p=0,008; tương ứng). Các lơ
chuột cho uống PVG liều 100 mg/kg- 200 mg/kg khơng
có sự khác biệt tỉ lệ thời gian bơi so với RG liều 200 mg/
kg (p=0,995; p=0,883; tương ứng). Điều này liên hệ với
kết quả định lượng hoạt chất saponin cho thấy PVG chỉ
cần dùng liều 100 mg/kg đã thể hiện tác dụng tăng lực
tương đương so với RG liều 200 mg/kg. Kết quả nghiên

cứu này đã chứng minh PVG vừa có tác dụng bồi bổ sức
khỏe, tăng sức bền, tăng lực vừa gợi mở tác dụng tăng
cường sinh lý cho nam giới của Sâm Việt Nam chế biến.

IV. KẾT LUẬN

Sâm Việt Nam chế biến thể hiện tác dụng phục hồi
sức tức thời tốt hơn Hồng sâm, đồng thời Sâm Việt Nam
chế biến liều 100 mg/kg- 200 mg/kg thể hiện tác dụng
tăng lực tương đương với Hồng sâm liều 200 mg/kg.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyen Linh Nhan, Trinh Minh Thien, Tran My Tien and et al. (2018). Study on anti-fatigue effect of Saphraton capsule on mouse (Mus musculus var. albino). Ho Chi Minh City Journal of Medicine, 22(5), 45-49.
2. Yan Jin, Yeon-Ju Kim, Ji-Na Jeon and et al. (2015). Effect of White, Red and Black Ginseng on Physicochemical Properties and Ginsenosides. Plant Foods for Human Nutrition, 70(2), 141-145.
3. Le Thi Hong Van , Seo Young Lee, Tae Ryong Kim and et al. (2014). Processed Vietnamese ginseng: Preliminary results in chemistry and biological activity. Journal of Ginseng Research, 38, 154-159.
4. Nguyen Hoang Minh, Tran My Tien, Nguyen Thi Thu Huong (2018). Antioxidant and Hypoglycemic Activities of Processed Vietnamese Ginseng Extract. Journal of Medicinal Materials, 23(5), 308-315.
5. Bui The Vinh, Nguyen Nhat Minh, Nguyen Van Tri and et al. (2020). qualitative and quantitative determination of typical saponins in Panax Vietnamensis and processed Panax Vietnamensis. Journal of Science – Hong Bang
International University, 11, 11-20.
6. Le Thi Hong Van, Nguyen Ngoc Khoi, Nguyen Minh Duc and et al. (2015). Ginsenoside-Rk1 and GinsenosideRh5 from processed Vietnamese ginseng (Panax vietnamensis). Journal ofMedicinal Materials, 20(3), 149-155.
7. Sun M., Ye Y., Xiao L. and et al. (2017). Anticancer effects of ginsenoside Rg3 (Review). International Journal
of Molecular Medicine,39(3), 507-518.
8. Qi B., Zhang L., Zhang Z. and et al. (2014). Effects of ginsenosides-Rb1 on exercise-induced oxidative stress

in forced swimming mice. Pharmacogn Mag, 10(40), 458-463.
9. Tang W., Zhang Y., Gao J. and et al. (2008). The anti-fatigue effect of 20(R)-ginsenoside Rg3 in mice by intranasally administration. Biological and Pharmaceutical Bulletin, 31(11), 2024-2027.

Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn

317



×