Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Tiểu học Một số giải pháp giúp học sinh khuyết tật (Ngôn ngữ và trí tuệ) hòa nhập với học sinh bình thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH KHUYẾT TẬT
( DẠNG KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ VÀ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ)

HỊA NHẬP VỚI HỌC SINH BÌNH THƯỜNG
Ở TIỂU HỌC

Người thực hiện : Nguyễn Bích Ngọc
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Điện .... 1
Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng tác chủ nhiệm

THAH HĨA, NĂM 2022
1


MỤC LỤC
Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở trường tiểu
học.
2.3. Các giải pháp giúp làm tốt công tác giáo dục giúp học sinh
khuyết tật hịa nhập với học sinh bình thường ở lớp 3.
2.3.1.Tìm hiểu kĩ tình trạng của học sinh khuyết tật
2.3.2.Lập kế hoạch riêng cho công giáo dục, dạy dỗ học sinh
khuyết tật.
2.3.3.Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật
2.3.4. Tạo môi trường thân trong lớp có học sinh khuyết tật.
2.3.5. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, những điểm
mạnh của học sinh khuyết tật.
2.3.6 . Phối hợp với phụ huynh giáo dục kĩ năng sống và học tập
cho học sinh khuyết tật.
2.4. Hiệu quả đạt được
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

1
1
3
3
3
4
4
5
4
5

6
11
14
16
17
18
20
21
21

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em
khuyết tật nói riêng là mục tiêu lớn của Chính phủ và xã hội. Trẻ khuyết tật
chịu rất nhiều thiệt thịi so với các trẻ bình thường nên cần được quan tâm đặc
biệt.
Trẻ em khuyết tật là những em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối
loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt
động vui chơi, học tập, lao động. Trẻ khuyết tật có thể tham gia các hoạt động
như mọi thành viên khác trong cộng đồng. Hoạt động của trẻ khuyết tật tùy
thuộc phần lớn vào sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cộng đồng.
Trẻ em khuyết tật rất cần sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc hơn nữa của
cộng đờng xã hội để bù đắp những thiệt thịi phần nào so với trẻ em bình
thường. Trẻ khuyết tật cũng cần được đối xử bình đẳng như bao trẻ em bình
thường khác tránh sự kì thị, xã lánh của cộng đờng, xã hội. Điều đó giúp trẻ
xóa đi rào cản về mặc cảm bản thân khơng dám hòa nhập với mọi người xung
quanh.

Ở Việt Nam hiện
h nay cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết tật chiếm
7,8% dân số, trong đó có 2.264.000 trẻ khuyết tật chiếm 28,3% tổng số người
khuyết tật. Vấn đề người khuyết tật và trẻ khuyết tật được Đảng và Nhà nước
rất quan tâm. Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau:
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Nhà nước
tạo điều kiện cho trẻ trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”
- Điều 16 pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998 quy định: “việc học tập
của trẻ tàn tật được tổ chức thực hiện bằng các hình thức hịa nhập trong các
mơi trường phỏ thơng, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở
nuôi dưỡng người tàn tật tại gia đình. Trong mục tiêu chiến lược giáo dục phát
triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tạo cơ
hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình trường lớp, lớp
hịa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 là 70%
vào năm 2010”.
Thực tế những năm gần đây, vấn đề vè quản lí, giáo dục số trẻ này như thế
nào cho hiệu quả vẫn là mối quan tâm trăn trở của nhà giáo . Trẻ khuyết tật gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất, tinh thần và đặc biệt là việc hịa
nhập với trẻ bình thường ở trường học. Trẻ khuyết tật ln có tâm lý sợ sệt,
mặc cảm, e dè, kĩ năng nói, nghe, đọc, viết, làm toán,…rất hạn chế nên cần
nhận được sự trợ giúp, cần có các biện pháp giáo dục phù hợp, riêng biệt dành
cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin hịa nhập cộng đờng.
Trong suốt 25 dạy học, tôi đã từng dạy một số trẻ khuyết tật. Các em mà
tôi dạy chủ yếu đều là khuyết tật ngơn ngữ và khuyết tật trí tuệ. Năm học
2021- 2022 này tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và dạy lớp 3C. Sĩ số lớp là
45 em trong đó có 1 em thuộc dạng khuyết tật ngơn ngữ và khuyết tật trí tuệ .
Tơi ln ấp ủ sẽ vận dụng các giải pháp, các kinh nghiệm mà mình đã tích lũy
được, cố gắng hết sức góp phần can thiệp sớm giúp HS khuyết tật hòa nhập
với cộng đờng; giúp khắc phục xóa bỏ dần mặc cảm tự ti, gieo vào lòng trẻ sự
3



tự tin, cố gắng chiến thắng khiếm khuyết trong trí tuệ của mình bị mắc phải,
để trẻ được sống vui tươi, hờn nhiên như bao nhiêu trẻ bình thường khác.Xuất
phát từ lí do trên ln thơi thúc tơi tìm hiểu nghiên cứu thực hiện sáng kiến :
“Một số giải pháp giúp trẻ khuyết tật( dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật
trí tuệ) hịa nhập với học sinh bình thường ở Tiểu học”
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Giúp giáo viên: giúp trẻ khuyết tật( dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết
tật trí tuệ) hịa nhập với học sinh bình thường
- Nhìn lại sâu sắc hơn về vai trị của giáo viên trong công tác dạy trẻ khuyết tật
ở trường Tiểu học.
- Nắm vững đặc điểm, tâm lí của trẻ khuyết tật và các kế hoạch dạy trẻ khuyết
tật( dạng khuyết tật ngơn ngữ và khuyết tật trí tuệ) hịa nhập với học sinh bình
thường.
- Tự tìm tịi, áp dụng những kinh nghiệm để hỗ trợ làm tốt công tác giáo dục
trẻ khuyết tật.
- Bời dưỡng tình u nghề, mến trẻ, yêu trường, sẵn sàng trao đổi các phương
pháp giáo dục trẻ khuyết tật với đồng nghiệp.
1.2.2. Giúp phụ huynh và các tổ chức xã hội
- Nhận thức rõ về trách nhiệm của phụ huynh và các tổ chức xã hội trong cơng
tác giáo dục trẻ khuyết tật.
- Tự nhìn nhận rõ bệnh của con và chủ động có những cách chữa trị cho con.
- Sẵn sàng đồng hành cùng giáo viên giáo dục, dạy dỗ trẻ khuyết tật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác giáo dục, day
dỗ trẻ khuyết tật chưa cao.
- Nghiên cứu các giải pháp giúp làm tốt cơng tác giáo dục, day dỗ trẻ khuyết
tật hịa nhập với học sinh bình thường ở trường tiểu học
1.4. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
* Phương pháp quan sát sư phạm
* Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
* Phương pháp thực nghiệm
* Ngồi ra cịn sử dụng một số phương pháp khác:
Phương pháp đàm thoại, thuyết trình,...
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đờng và tồn xã hội.
Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được giáo dục, dạy dỗ chu đáo
của mọi người từ gia đình đến xã hội đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy, giáo
dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo
dục.
Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể
điều 34, 35, 39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có
4


hồn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Có
rất nhiều dạng khuyết tật ở trẻ em.
Trẻ khuyết tật là những trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối
loạn những chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong cá
hoạt động vui chơi, hoạt động, lao động.
Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ khuyết tật biểu
hiện ở những mức độ khác nhau, nhiều dạng khác nhau: Khuyết tật thính giác,
Khuyết tật thị giác, Khuyết tật vận động, Khuyết tật ngôn ngữ, Khuyết tật
thính giác. Ngồi ra cịn có những dạng khuyết tật khác chó thể có ở trẻ em
như hành vi xa lạ, trẻ mắc các căn bệnh mãn tính như động kinh, bệnh về
tim.... gây cho trẻ những khó khăn trong học tập và giao tiếp.

Với trẻ khuyết tật ngơn ngữ và trí tuệ có những đặc điểm sau:
+ Chậm phát triển trí tuệ:
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả
năng tư duy chậm. Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng tuổi.
Chậm phát triển kỹ năng thích ứng như: Giao tiếp, tự quản, tự phục vụ
chăm sóc, chậm chạp trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở lớp cũng như
ở nhà, kỹ năng xã hội; tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an
tồn học tập, sở thích và làm việc kém.
+ Chậm phát triển ngôn ngữ:
Chậm phát triển ngông ngữ là tình trạng trẻ có mức độ giao tiếp dưới mức
bình thường, khả năng ngôn ngữ kém. Chậm phát triển kỹ năng giao tiếp với
bạn bè, thày cô và những người xung quanh, nói khó, nói khơng rành âm.
Để giúp trẻ khuyết tật phát triển hết khả năng vốn có của mình xã hội cần can
thiệp càng sớm càng tốt thơng qua hệ thống giáo dục hòa nhập. Giáo dục hòa
nhập cho phép mọi trẻ em, khuyết tật cũng như bình thường, được học tập
trong cùng một môi trường, nơi các điều kiện được điều chỉnh cho phù hợp
với nhu cầu của trẻ em khuyết tật. Một hệ thống như vậy sẽ cho phép trẻ em
khuyết tật được thể hiện tối đa khả năng của mình cũng như tạo điều kiện để
các em chứng minh được rằng mình cũng có khả năng như mọi đứa trẻ khác.
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục giáo dục trong đó trẻ khuyết tật
cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thơng tại nơi trẻ sinh sống.
Giáo dục hịa nhập dựa trên quan điểm tích cực đánh giáo đúng trẻ khuyết tật,
mọi trr khuyết tật đều có những năng lực nhất định. Từ đó người ta tập trung
quan tâm tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được. Cũng quan
điểm này cộng đồng xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em tham gia hoạt động và
hoàn nhập xã hội, tạo niềm tin, lòng tự trọng, ý thức vươn lên để đạt mức chất
lượng cao nhất mà nămg lực mình cho phép.
Bản chất của giáo dục hịa nhập :
Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh, khơng có sự tách biệt giữa học
sinh với nhau, đều được tôn trọng và có giáo trị như nhau.

- Học sinh học tại nơi khu vực mình sinh sống
- Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi
- Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm
5


- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan
điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hòa nhập đạt kết quả cao nhất
- Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp học sinh
2. 2. Thực trạng của công tác giáo dục học sinh khuyết tật ở trường tiểu
học Điện Biên 1
Trường Tiểu học Điện Biên 1 là một môi trường giáo dục thân , chất
lượng giáo dục luôn dẫn đầu thành phố. Trường có 31 lớp với hơn 1300 học
sinh trong đó số học sinh ngồi phường chiếm ½ tổng số học sinh toàn trường.
Theo thống kê của giáo viên, hầu như lớp nào cũng có học sinh khuyết tật, học
sinh tự kỉ dạng tăng động, giảm tập trung chú ý. Nhưng khơng phải những học
sinh đó đều có hờ sơ khuyết tật. Vì số học sinh khuyết tật học đang cùng học
để hịa nhập với học sinh bình thường nên trường gặp những thuận lợi và khó
khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi
Cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật hịa nhập với các bạn trong nhà trường
luôn được ban giám hiệu sự quan tâm. Ngay từ những ngày đầu tuyển sịnh học
sinh lớp 1, ban giám hiệu, ban tuyển sinh luôn sẵng sàng đón nhận những HS
khuyết tật vào học, kể cả học sinh ngồi phường. Đa số phụ huynh có con bị
khuyết tật cũng rất chăm chút cho con em mình.
2.2.2. Khó khăn
- Về phía giáo viên:
+ Một số bộ phận giáo viên còn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong
cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật. Họ cho rằng công việc của người giáo viên là
dạy học học sinh bình thường, cịn học sinh khuyết tật thì phải đến trường

dành cho trẻ khuyết tật.
+ Tất cả giáo viên giảng dạy trong trường đều chưa được đào tạo chuyên sau
để giảng dạy trẻ khuyết tật nên chưa có kinh nghiệm kĩ năng giáo dục trẻ
khuyết tật.
+ Vì học sinh khuyết tật có nhận thức, kĩ năng kém hơn rất nhiều so với học
sinh bình thường nên giáo viên rất vất vả để tổ chức tốt việc dạy học.
+ Việc lập kế hoạch giảng dạy và giáo dục riêng để phù hợp đối tượng học
sinh hòa nhập tốn nhiều thời gian và cơng sức. Giáo dục học sinh hịa nhập địi
hỏi người giáo viên cần phải có tính kiên nhẫn, chịu thương, chịu khó rất cao.
Chính vì thế giáo viên rất ngại khi tiếp nhận học sinh khuyết tật.
- Về phía phụ huynh:
+ Quan niệm của phụ huynh thấy trẻ khuyết tật học chung với học sinh bình
thường thì kì thị, khó chịu, sợ con mình bị ảnh hưởng, nhất là khơng thích cho
trẻ khuyết tật ngời cùng bàn với con mình, thường xuyên ý kiến với giáo viên
đổi chỗ ngồi.
+ Một số phụ huynh sau khi cho con vào học hịa nhập giao phó mọi việc cho
nhà trường, xem trường tiểu học là nơi trông trẻ khuyết tật.
+ Một số phụ huynh có con khuyết tật thì khơng cung cấp hờ sơ bệnh của trẻ
gây khó khăn trong việc lập kế hoạch giáo dục.
- Về phía học sinh:
+ Học sinh bình thường có thái độ xa lánh, hay trêu ghẹo trẻ khuyết tật khiến
6


trẻ khuyết tật hay giận, sợ hãi, gào khóc, dễ bị bệnh nặng hơn.
+ Khả năng giao tiếp, học tập, các kĩ năng trong sinh hoạt của học sinh khuyết
tật lệch hẳn so với trẻ bình thường nên trong lớp có quá nhiều các đối tượng
học sinh trong một lớp.
+ Sĩ số lớp học ở thành phố thường đông nên cũng gây khó khăn trong cơng
tác dạy trẻ khuyết tật.

2.2.3. Thực trạng trẻ khuyết tật ở lớp 3C năm học 2021-2022
Khi nhận lớp 3C, qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ ở lớp 2, trao đổi
với phụ huynh cùng với việc tiến hành khảo sát, điều tra, lớp tơi có em Lê
Phúc thuộc dạng trẻ khuyết tật. Tơi đã tiến hành kiểm tra kĩ năng nhận thức
đơn giản với các câu hỏi test nhanh kết hợp làm bài kiểm tra và cả qua quan
sát học sinh trong giao tiếp, tơi đã nhận ra học sinh đó thuộc dạng khuyết tật
ngơn ngữ và khuyết tật trí tuệ. Cụ thể: trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư
duy chậm. Khả năng học tập chậm hơn so với bạn cùng tuổi. Kĩ năng đọc,
viết, làm toán kém hơn học sinh lớp 1; chậm phát triển kỹ năng thích ứng như:
Giao tiếp, tự quản, tự phục vụ chăm sóc bản thân, chậm chạp trong các hoạt
động sinh hoạt hàng ngày ở lớp cũng như ở nhà, kỹ năng xã hội; tham gia
cộng đờng, tự định hướng, sức khoẻ và an tồn học tập, sở thích và làm việc
kém; Học sinh cũng chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng tiếp dưới mức bình
thường, khả năng ngơn ngữ kém. Chậm phát triển kỹ năng giao tiếp với bạn
bè, thầy cô và những người xung quanh, nói khó, nói khơng rành âm. Tuy vậy,
hiện nay phụ huynh cũng không đi khám cho con, không có hờ sơ khuyết tật
của con. Trước thực trạng đó, tôi đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sau
nhằm làm tốt công tác giáo dục giúp trẻ khuyết tật( dạng khuyết tật ngơn ngữ
và khuyết tật trí tuệ) hịa nhập với học sinh bình thường ở lớp 3.
2.3. Các giải pháp giúp làm tốt công tác giáo dục giúp trẻ khuyết tật hịa
nhập với học sinh bình thường
2.3.1.Tìm hiểu kĩ tình trạng của học sinh khuyết tật
Khi được phân cơng chủ nhiệm và giảng dạy lớp có học sinh khuyết tật,
giáo viên cần chủ động gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để trao đổi về đặc điểm
tình hình lớp nói chung và học sinh khuyết tật nói riêng. Giáo viên năm cũ tiến
hành bàn giao hồ sơ theo dõi học sinh cho giáo viên năm mới, trao đổi thêm về
đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, những khiếm khuyết và những khả năng
học sinh vốn có để giáo viên dễ dàng hơn trong công tác giảng dạy và giáo
dục. Đồng thời, giáo viên cần chủ động gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để tìm
hiểu về đặc điểm tâm sinh lí, tìm hiểu dạng khuyết tật, tìm hiểu tâm tư, nguyện

vọng của gia đình, những khó khăn mà gia đình gặp phải khi giáo dục, dạy dỗ
trẻ khuyết tật.
Giáo viên cũng cần gặp học sinh trước khi bắt đầu buổi học đầu tiên của
năm học để trực tiếp trò chuyện, làm quen với học sinh khuyết tật. Đờng thời
quan sát học sinh đó trong một tuần đầu học cùng các bạn. Trong q trình gẫn
gũi, nói chuyện với học sinh, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi test nhanh
xem khả giao tiếp, nhận thức của học sinh khuyết tật đó đạt được ở mức độ
nào. Từ cơ sở đó giáo viên sẽ nghiên cứu, đề ra các kế hoạch giáo dục hàng
tháng, cả năm. Dựa vào khả năng hiện có của học sinh giáo viên tiếp tục đưa
7


ra kế hoạch điều chỉnh ở các tháng tiếp theo nếu chưa hợp lí. Mục đích làm
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, đạt được hiệu quả, không gây áp
lực cho trẻ.
Như đối với em Lê Phúc ở lớp tôi chủ nhiệm, sau khi gặp gỡ trao đổi với
giáo viên cũ, với phụ huynh và trực tiếp trò chuyện với học sinh, quan sát học
sinh ở tuần đầu tiên tôi đã đánh giá được khả năng và những hạn chế của học
sinh khuyết tật: thuộc dạng khuyết tật ngơn ngữ và khuyết tật trí tuệ. Một số
câu hỏi test cho học sinh đó như sau:
- Con tên là gì?
- Năm này con mấy tuổi?
- Con có biết con ngày sinh của con không?/ hoặc sinh nhật của con là
ngày nào?
- Bố con tên là gì? Mẹ con tên là gì?
- Bố mẹ làm nghề gì?
- Ở nhà, con hay nói chuyện với ai?
- Con có những đờ chơi gì?
- Năm lớp 1, lớp 2 con học với cơ giáo nào?
- Con thích nhất mơn học nào?

- Con thích chơi với bạn nào trong lớp?
- Con thích mơn thể thao nào?
- Ở nhà, con hay giúp bố mẹ những việc gì?
- Con có thể hát một bài/ kể một câu chuyện mà mình thích được khơng?
Với các câu hỏi trên, em Lê Phúc đã trả lời được 3/13 câu hỏi.
Kiểm tra đọc, học sinh đọc rất chậm, còn phải đánh vần.
Kiểm tra viết: học sinh biết chép lại đoạn văn nhưng với thời gian rất lâu, viết
không liên tục, chữ khơng đúng mẫu, sai nhiều lỗi chính tả, tẩy xóa rất nhiều.
Khi giáo việc đọc để học sinh nghe viết thì khơng thực hiện được.
Kiểm tra Tốn: học sinh chỉ biết cộng, trừ khơng nhớ các số có hai chữ số.
Khơng biết cộng trừ có nhớ, khơng thuộc bảng nhân, chia 2,3,4,5, khơng biết
giải tốn,…Quan sát và kiểm tra khả năng giao tiếp: học sinh biết không tập
trung chú ý vào lời cơ giáo hỏi, khơng trị chuyện với bạn bè; giờ ra chơi chơi
một mình, khơng nhớ lời cô giáo dặn; hay đánh bạn, cấu cào bạn, cắn bạn, xé
sách vở, cắt tóc của bạn; hay chơi dại, trong giờ học thường tự ý chạy ra ngoài,
tự xóa bài trên bảng của cơ giáo khi đang dạy,...
Kĩ năng tự phục vụ: không biết chuẩn bị quần áo, sách vở, đồ dùng học tập
trước khi đến lớp, đôi lúc khơng kiểm sốt được việc đi vệ sinh của mình, …
Sau khi có được các kết quả kiểm tra, đánh giá ban đầu, kết hợp với giáo viên
cũ và gia đình, tơi đã đánh giá thuộc dạng khuyết tật ngơn ngữ và khuyết tật trí
tuệ. Sau đó tơi đã nghiên cứu và lập kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện
cho học sinh Lê Phúc và gửi ban giám hiệu duyệt, góp ý chỉnh sửa để thực
hiện.
2.3.2. Lập kế hoạch riêng cho công giáo dục, dạy dỗ học sinh khuyết tật.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy có vai trị quyết định đến hiệu quả giáo
dục hòa nhập, là người trực tiếp điều hành hoạt động hòa nhập nên khi xây
dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật giáo viên cần xác
8



định đúng tình trạng khuyết tật của trẻ để đề ra những mục tiêu, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp nhất, tạo điều kiện cho trẻ có thể
tham giaohocj tập một cách hiệu quả nnhất. Kế hoạch giáo dục cũng cần dựa
vào những điểm mạnh của trẻ vì trẻ khuyết tật sẽ phát triển tốt hơn khi được
phát huy thế mạnh của mình. Kế hoạch cụ thể của học sinh khuyết tật được tôi
lập như sau:
I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên: Lê Phúc
Ngày sinh: 10/07/2013
Khuyết tật chính: Chậm phát triển trí tuệ và ngơn ngữ
Họ tên mẹ: Lê Thị Nga
Nghề nghệp: Bác sĩ
Địa chỉ: 03/193 – Thành Thái – Hàm Rờng- TP Thanh Hóa
SĐT: ……………..
Năm học: 2021-2022
Lớp: 3C
GVCN: Nguyễn Bích Ngọc
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC SINH
1. Điểm mạnh:
- Bước đầu biết đọc, biết viết
- Nắm được kiến thức cơ bản (cộng, trừ) trong chương trình lớp 1
- Nhận biết được các hình và màu sắc.
- Thuộc các bảng cộng trong phạm vi 10.
- Biết đếm, biết đánh vần khi đọc.
- Có sức khỏe tốt.
2. Khó khăn:
- Ít nói, nói năng chưa lưu lốt, chưa có kĩ năng đọc hiểu. Khơng giao tiếp với
mọi người xung quanh.
- Ít tham gia học cùng các bạn, cần học kèm riêng một cơ một trị.
- Ít tập trung lắng nghe giáo viên giảng bài.

- Lười đọc, viết và làm bài
- Hay trêu chọc bạn bè, thậm trí có đánh, cắn bạn.
- Chưa ý thức được những hành động mình làm.
3. Nhu cầu:
- Trong giờ học giáo viên phải luôn quan tâm nhắc nhở, lôi cuốn em vào các
hoạt động của lớp.
- Tăng cường luyện nói, giao tiếp với bạn bè.
- Tăng cường rèn các kĩ năng trong cuộc sống.
- Tạo điều kiện tham gia các hoạt động tập thể.
- Tạo điều kiện hòa nhập với cộng đờng.
- Cần sự quan tâm của gia đình, thầy cơ và bạn bè.
III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CHUNG CỦA NĂM HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh làm quen và bước đầu nắm được các kiến thức cơ bản (nhân, chia,
cộng, trừ) trong chương trình lớp 3.
- Bước đầu biết tính tốn đơn giản, biết giải các bài toán đơn giản.
9


- Đọc chậm được các bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt 3.
- Biết đặt câu ngắn. Viết được một vài câu văn giới thiệu về bản thân, về gia
đình, về bạn bè,…
- Biết đọc, viết các số có hai , ba, bốn, năm chữ số.
- Biết chép lại các bài chính tả, bước đầu biết nghe viết chính tả
- §ếm được các đồ vật; biết ngày, tháng, năm và biết xem đồng hồ chỉ giờ
đúng.
2. Kỹ năng xã hội
- Biết giao tiếp những câu đơn giản với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đúng qui định.
- Đi học chuyên cần.

- Biết giữ vệ sinh chung của lớp, của trường.
- Biết có ý kiến với thầy cơ, bạn bè khi gặp khó nhăn
- Chấp hành tốt nề nếp nội quy của trường, của lớp.
- Biết một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
Dựa trên mục tiêu chung, giáo viên lên kế hoạch cho từng giai đoạn trong
năm học, Cụ thể:
1. Mục tiêu giáo dục giữa học kì I
1. Kiến thức
- Biết đọc các bài tập đọc trong chương trình.
- Bước đầu biết đặt câu ngắn
- Tập chép được các bài chính tả
- Biết cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
- Biết giải các bài toán dạng cộng, trừ đơn giản.
- Nhận biết được các hình tam giác, hình chữ nhật
Các mơn học khác: Nắm được một số KTCB của môn
học
2.Kĩ năng xã hội - Bước đầu biết cách giao tiếp và có nhu cầu giao tiếp
*Kĩ năng giao với những người xung quanh: Bố me, thầy cô giáo, bạn
tiếp và các kĩ bè trong trường, trong lớp.
năng khác
- Có ý thức làm chủ được một số hành vi và cách ứng
*Hành vi ứng xử xử của bản thân với người xung quanh.
a. Mục tiêu giáo dục cuối học kì I:
1. kiến thức
- Biết đọc các bài tập đọc trong chương trình
- Biết nghe viết các bài chính tả
- Biết cơng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000
- Biết tính tốn và giải các bài toán dạng đơn giản.
- Nhận biết được hình tứ giác, biết xem đờng hờ chỉ giờ
đúng

Các mơn khác: Nắm được một số KTCB của môn học
2.Kĩ năng xã hội - Biết cách giao tiếp và có nhu cầu giao tiếp với những
*Kĩ năng giao người xung quanh: Bố mẹ, thầy cô giáo, bạn bè trong
tiếp và các kĩ trường, trong lớp.
năng khác
- Có ý thức làm chủ được hành vi và cách ứng xử của bản
thân với người xung quanh.
*Hành vi ứng xử - Hạn chế việc trêu chọc bạn.Biết giúp đỡ bạn bè
10


3. Mục tiêu giáo dục giữa học kì II
1. kiến thức
- Biết đọc các bài tập đọc trong chương trình
- Nghe viết được các bài chính tả trong chương trình
Các môn khác: Nắm được một số KTCB của môn học
- Làm quen với phép nhân 2,3,4,5
- Biết tính tốn và giải các bài toán dạng đơn giản liên
quan đến cộng, trừ trong phạm vi 10000
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
2.Kĩ năng xã hội - Biết cách giao tiếp và có nhu cầu giao tiếp với những
*Kĩ năng giao người xung quanh: Bố mẹ, thầy cô giáo, bạn bè trong
tiếp và các kĩ trường, trong lớp.
năng khác
- Biết nêu ý kiến khi cô giáo hỏi bài
*Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
*Kỹ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại cơ thể
*Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thơng
*Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
*Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn

*Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc
*Hành vi ứng xử - Có thức làm chủ được hành vi và cách ứng xử của bản
thân với người xung quanh.
- Hạn chế việc trêu chọc bạn.Biết giúp đỡ bạn bè
4. Mục tiêu giáo dục cuối học kì II:
- Biết đọc các bài tập đọc trong chương trình
1. kiến thức
- Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- Nghe viết được các bài chính tả trong chương trình với
yêu cầu đọc chậm
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính
- Biết tính tốn cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100000
và giải các bài tốn dạng đơn giản.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc; biết tính chu vi tam
giác, tứ giác.
Các mơn khác: Nắm được một số KTCB của môn học
2.Kĩ năng xã hội - Biết cách giao tiếp và có nhu cầu giao tiếp với những
*Kĩ năng giao người xung quanh: Bố mẹ, thầy cô giáo, bạn bè trong
tiếp và các kĩ trường, trong lớp.
năng khác
- Biết nêu ý kiến, biết nhắc nhở khi bạn gây ồn ào trong
giờ học.
*Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
*Kỹ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại cơ thể
*Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng
*Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
*Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn
*Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc
*Hành vi ứng xử - Có thức làm chủ được hành vi và cách ứng xử của bản
thân với người xung quanh.Không còn trêu chọc bạn.

11


Sau khi xây dựng được kế hoạch giáo dục cho học sinh khuyết tật, giáo
viên cần bán sát kế hoach để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu học
sinh khuyết tật có sự phát triển tốt hơn hoặc có những kiến thức, kĩ năng cần
rèn luyện lâu hơn thì giáo viên có thể điều chỉnh kế hoạch trong năm học để
đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.
2.3.3.Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật
Kĩ năng sống không chỉ giúp con người tồn tại mà cịn giúp họ biết bảo
vệ chính mình để có cuộc sống an toàn trong tương lai, định hướng phù hợp
cho hạnh phúc của chính mình... Các kỹ năng sống sẽ được hình thành dần
dần, nhưng cũng có nhiều kỹ năng sống có thể được học tự phát. Hơn nữa, các
kỹ năng sống không phải dễ dàng học và rèn luyện được ngay, một số HS phải
dạy đi dạy lại, phải rèn luyện kĩ năng nhiều lần; một số học sinh khác lại có
thể có những kỹ năng sống tốt trong lĩnh vực này mà khơng tốt trong lĩnh vực
khác. Chính vì vậy. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một
trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn học sinh
khuyết tật. Nếu được chú trọng trang bị những kỹ năng cần thiết ngay từ bậc
học này, trẻ sẽ dễ dàng thành công hơn trong tương lai. Vậy đâu là những kỹ
năng sống cho trẻ khuyết tật mà giáo viên cần chú trọng?
• Kĩ năng Tự lập
Đây là kỹ năng sống quan trọng đối với mỗi con người, không phải chỉ
riêng học sinh khuyết tật. Bố mẹ, thầy cô cần rèn luyện tự lập cho học sinh
khuyết tật ngay từ bậc tiểu học bởi đây sẽ là nền tảng cơ bản để con có thể chủ
động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Có thể bắt đầu từ những việc đơn
giản nhất như để trẻ dọn bàn ăn và tự ăn cơm, tự tắm rửa và mặc quần áo.
Những việc gì trẻ có thể làm thì hãy để trẻ làm, không nên “tranh” việc của trẻ
và hãy kiên nhẫn quan sát con làm. Bố mẹ, thầy cô chỉ nên can thiệp khi con
cần giúp đỡ và chỉ làm ở mức độ hỗ trợ chứ không phải làm thay. Đây là kỹ

năng sống cho trẻ tiểu học đầu tiên mà bố mẹ, thầy cô nên xây dựng dần cho
học sinh khuyết tật.
Khi rèn kĩ năng tự lập mà cụ thể với trẻ khuyết tật là rèn luyện kĩ năng
tự chăm sóc bản thân là một việc là rất khó địi hỏi sự kiên trì, thường xuyên,
liên tục vì học sinh khuyết tật khi học những kĩ năng tự phục vụ bản thân gặp
nhiều khó khăn. Cho nên dạy các em các kĩ năng này cần:
+ Hướng dẫn từng thao tác nhỏ trong mỗi hoạt động.
+ Cho em nhìn, quan sát rồi mới thực hiện.
+ Thực hiện nhiều lần để em nhớ.
+ Trong quá trình em thực hiện phải chú ý theo dõi và trợ giúp khi cần thiết.
Nếu em chưa thực hiện được phải hướng dẫn lại rất cụ thể theo từng bước từ
đơn giản đến phức tạp.
• Kĩ năng Quản lí cảm xúc
Quản lý cảm xúc là kỹ năng sống quan trọng cần rèn cho học sinh tiểu
học mà bố mẹ, thầy cô không nên bỏ qua. Đặc biệt là trẻ khuyết tât, các em
rất dễ tức giận khi khơng vừa ý một việc gì đó. Ví dụ như khi các bạn nhắc
nhở, khi bạn chạm vào người, khi bạn trêu đùa,... Bố mẹ, thầy cô cần giúp con
phát triển trí tuệ cảm xúc bằng cách dạy con cách nhận biết cảm xúc khi
12


chúng xuất hiện và phân biệt các cảm xúc với nhau. Tiếp theo đó là xử lý các
cảm xúc cho phù hợp với hồn cảnh hiện tại, từ đó có các phản ứng thích hợp.
Việc duy trì trạng thái cân bằng cảm xúc và tâm lý sẽ giúp trẻ phát huy tốt khả
năng thích nghi.
Chẳng hạn như với các tình huống nóng giận, HS khuyết tật cần làm gì
để kiềm chế cảm xúc của bản thân. Trong trường hợp này, GV cần nhẹ nhàng
nhắc nhở con hãy bình tĩnh bằng các câu nói: Con hãy bình tĩnh nào! Khơng
sao con ạ! Rất bình thường thơi mà! Sau đó GV cần hướng dẫn HS khuyết tật
cách hít thở sâu rời xử lí tình huống bức xúc mà mình gặp phải.

Ví dụ : Trong giờ học thủ cơng của lớp tơi, có lần hai bạn tranh nhau cái kéo
cắt giấy màu rồi cãi nhau. Thơng thường, khi thấy các hiện tượng nói to, làm
ờn thì trẻ khuyết tật cũng bị lây lan cảm xúc rất nhanh và có thể gào thét theo
và em đã phản ứng như thế.Trong tình huống này tơi đã chạy ngay lại vỗ về
và trấn an tinh thần HS bằng những lời nói nhẹ nhàng: “ Hãy bình tĩnh nào!
Hai bạn chưa ngoan phải khơng con.” Sau đó sẽ cho em nhận xét, đánh giá
về cách ứng xử của các bạn để thấy lỗi sai mà các bạn mắc phải. Tôi yêu cầu
các bạn cần xin lỗi cô giáo vì đã khơng nghiêm túc trong giờ học, khơng biết
nhường nhau, gây nguy hiểm khi tranh giành nhau cái kéo. Đồng thời, tôi
tuyên dương em đã biết nhận xét đánh giá hành vi của hai bạn trong lớp. Với
cách làm khéo léo như vậy, HS khuyết tật rất dễ học được cách kiềm chế cảm
xúc và biết phân biệt được các hành vi đúng sai trong cuộc sống
• Kĩ năng làm việc nhóm
Nhắc đến kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật thì khơng thể thiếu kỹ năng
làm việc nhóm.Với trẻ khuyết tật trí tuệ, các em thường sống khép mình,
khơng trị chuyện với ai, chỉ thích làm việc một mình. Hãy tạo cơ hội cho trẻ
khuyết tật biết tham gia làm việc nhóm với các bạn. Làm việc nhóm còn giúp
HS phá triển những kỹ năng xã hội và cách để xây dựng, duy trì các mối quan
hệ. Cách dạy kỹ năng này rất đơn giản với trẻ bình thường nhưng lại rất khó
khăn với trẻ khuyết tật. Vì vậy, ở lớp GV có thể tạo ra tình huống để tất cả HS
bình thường và HS khuyết tật cùng làm việc với nhau. Qua đó HS khuyết tật
sẽ dần dần hiểu được nơi mình sống, nơi mình học tập khơng phải chỉ có một
mình mà cịn có tập thể, bạn bè và mình phải cùng tham gia với bạn để học tập
và hồn thành cơng việc của mình.

13


Như đối với HS khuyết tật Lê Phúc , tôi đã cho con được tham gia làm
việc nhóm cùng các bạn như cùng quét dọn lớp, hay các công việc trong giờ

bán trú: cùng xếp khay thức ăn, xếp gối, gập bàn, gấp chăn, lau bàn ghế. Nhờ
được tham gia cùng các bạn mà em trở nên vui tươi, hào hứng, hay nói
chuyện với bạn hơn, hoạt bát hơn rất nhiều so với đầu năm.
• Kĩ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp đóng vai trị tất yếu trong những kỹ năng sống cho
học sinh khuyết tật. Độ tuổi tiểu học và đặc biệt ở lớp 3 là giai đoạn hoàn hảo
để gia đình và nhà trường dạy học sinh khuyết tật kỹ năng này. Đối với gia
đình, cha mẹ nên dạy trẻ cách giao tiếp phù hợp với người lớn, bạn bè bằng
tuổi và cách em nhỏ hơn như thế nào. Thêm vào đó, cũng nên dạy học sinh
khuyết tật các hình thức giao tiếp khác nhau như: giao tiếp bằng lời nói, giao
tiếp bằng ngơn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngơn từ tùy vào tình huống sao
cho phù hợp.
Trên lớp học có rất nhiều tình huống đa dạng để GV tạo điều kiện cho HS
khuyết tật được nói, được phát biểu, được nêu ý kiến. Đó là các giờ học, các
giờ sinh hoạt tập thể. Hãy dành những câu hỏi dễ nhất cho HS khuyết tật được
trả lời, sau đó ngợi khen bằng những tràng pháo tay của cô và các bạn.
Giáo viên cần đặc biệt lưu ý đến biện pháp làm mẫu khi khi rèn kĩ năng tự
lập. Làm mẫu những hành vi (lời nói, nét mặt và cử chỉ điệu bộ về những KNS
phù hợp) nhằm cung cấp thêm những ví dụ cho HS khuyết tật trí tuệ, khuyết
tật ngơn ngữ bắt chước theo. Người lớn hoặc các bạn học có thể chỉ ra một
điều gì đó được làm như thế nào bằng cách miêu tả, qua các đoạn video, qua
xem phim, truyện tranh, qua mơ hình... giúp HS khuyết tật trí tuệ, khuyết tật
ngơn ngữ quan sát và trải nghiệm. Giáo viên và bạn học là những người thể
hiện/diễn mẫu các thao tác KNS để HS khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngơn ngữ
biết các hành vi, thao tác được thực hiện như thế nào. Các thao tác, hành vi
này được xem là các mẫu “hành vi chuẩn”, được mọi người xung quanh và xã
hội chấp nhận. Cụ thể:
- GV hướng dẫn: Khi các KNS được lên mục tiêu hướng dẫn, GV miêu tả các
KNS, trao đổi cùng HS khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ về tầm quan
trọng của việc sử dụng các KNS này trong những tình huống xã hội. GV sử

dụng nhiều câu hỏi hoặc những câu gợi ý để giúp HS hiểu tầm quan trọng của
việc học kĩ năng này; sau đó, làm mẫu những hành vi thể hiện các KNS phù
hợp, cho HS khuyết tật trải nghiệm và phản hồi đối với các hành vi đã làm
mẫu. Xây dựng và sử dụng các hình thức minh họa cách thể hiện hành động
(tranh ảnh, băng hình, truyện tranh, mơ hình…). Sử dụng băng hình có thể
giúp HS khuyết tật dễ hiểu hơn về các tình huống và cách thể hiện ngôn ngữ
trong hội thoại; đây là phương tiện trực quan rất hữu ích để dạy cho HS khuyết
tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ. Sử dụng tranh ảnh, truyện tranh kết hợp với
giải thích, hướng dẫn qua các câu hỏi về yêu cầu đối với KNS cụ thể ở các
tình huống tương tác bạn bè đa dạng (trong lớp học, trong các trò chơi tập thể,
giờ học, giờ ra chơi). Nên sử dụng biện pháp này khi giới thiệu các hành vi, kĩ
năng mới cho HS khuyết tật hoặc củng cố các kiến thức về bối cảnh thực hiện
KNS.
14


Ví dụ: dạy em Phúc cách đeo khẩu trang phịng chống covid 19 và cách
sát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn, GV cần làm mẫu theo trình tự rời cho HS
thực hiện theo. Khi HS thực hiện, GV nên cho HS vừa làm vừa nói theo để rèn
cả kĩ năng nói.
- Bạn hướng dẫn: Trong cách luyện tập này, những HS cùng lớp sẽ được chọn
để hướng dẫn KNS cho HS khuyết tật. Những HS được chọn không chỉ dựa
trên tiêu chí là thành thục về KNS mà cịn dựa trên mối quan hệ bạn bè đã có
với HS khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngơn ngữ. Trước khi bắt đầu hướng dẫn
HS cách hỗ trợ HS khuyết tật ngữ học KNS, GV cần chia sẻ với những HS
trong nhóm hỗ trợ về mục tiêu cần đạt được; tiếp theo, các HS sẽ cùng nhau
lựa chọn những hoạt động xã hội để cùng tham gia, HS khuyết tật trí tuệ,
khuyết tật ngơn ngữ được hướng dẫn thực hiện, có phản hời tích cực và sử
dụng những hành vi xã hội đã được lên mục tiêu.
Với HS khuyết tật Lê Phúc , tơi thường dành nhiều thời gian trị chuyện,

hỏi han con. Tôi hỏi con những điều xung quanh cuộc sống ở nhà, ở trường
của con. Trong giờ học, tôi thường xuyên gọi con trả lời câu hỏi, nhận xét bạn
trả lời. Nhiều lúc tôi nhờ con đi giặt rẻ lau bảng, xóa bảng, mang sổ sách sang
cho thầy cơ giáo bên cạnh lớp,... để con có cơ hội rèn ngơn ngữ nói, rèn kĩ
năng giao tiếp, mạnh dạn khi tiếp xúc với bạn bè, thầy cơ.
• Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Nếu theo dõi tình hình xã hội hiện nay, sẽ thấy rằng nguy hiểm có thể
rình rập khắp mọi nơi mà cha mẹ, thầy cô, bạn bè không thể lúc nào cũng ở
bên cạnh bảo vệ con .Với trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật ngơn ngữ thì nguy
hiểm sẽ có nguy cơ rất cao vì trẻ khơng phân biệt được thế nào là an tồn. Trên
thực tế có rất nhiều trẻ khuyết tật thiếu kỹ năng bảo tự vệ bản thân, khơng biết
ứng phó trong những hồn cảnh nguy cấp, khơng biết cách tự chăm sóc, tự bảo
vệ bản thân trước nguy hiểm dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra như đuối
nước, điện giật, ngã, tai nạn giao thông, hỏa hoạn, tai nạn do leo trèo,....Vì vậy
để hình thành và phát tri kỹ năng tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng quan
trọng. Giáo viên cần dạy HS khuyết tật các kĩ năng tự bảo vệ bản thân sau: Kĩ
năng bảo vệ bản thân trước người lạ- Kĩ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại
cơ thể- Kĩ năng an toàn khi tham gia giao thơng- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡKĩ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn -Kĩ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc.
Giáo viên dạy các kĩ năng này cần thơng qua các tình huống thực tế thực
tế, qua các tình huống bài học trên lớp, qua các tiết An tồn giao thơng, qua
tranh ảnh, các video minh họa, các câu chuyện hoặc các trò chơi để HS khuyết
tật hiểu và biết cách phòng phòng. Giáo viên cũng cần sử dụng các thiết bị dạy
học hiện đại như mạng internet, ti vi, … để tạo sự sinh động trong việc giáo
dục học sinh.
Với em Lê Phúc , tôi thường xuyên tập trung dạy kĩ năng sống cho em đặc
biệt là kĩ năng tự bảo vệ bản thân vì em tư duy chậm nên nhiều lúc chưa biết
phân biệt sự vật, hành động, việc làm nào là an tồn hay nguy hiểm . Khơng ai
có thể ở bênh cạnh em 24/24 giờ để ngăn chặn các nguy cơ, đảm bảo an tồn
cho em. Vì vậy, tơi mong muốn em phải có khả khả năng tự bảo vệ bản thân để
đưa ra những hành động đúng đắn, an tồn cho mình đờng thời tránh xa những

15


mối nguy hiểm, những mối đe dọa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính
mạng. Tơi ln sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học như trực
quan, tranh ảnh, các video, các tình huống trong và ngồi bài học để dạy em .
Tôi thường xuyên cho em đi quan sát thực tế hoặc phát biểu, nhận xét các tình
huống trong bài học. Chẳng hạn khi dạy em kĩ năng giữ an toàn bản thân khi
ở trường, từ buổi đầu đến lớp tôi đã dẫn em cùng các học sinh trong lớp đi
thăm quan trường học, hướng dẫn em và các bạn học sinh biết những vị trí an
tồn, khơng an tồn trong trường. Các học sinh khác thì nhớ ngay nhưng với
em thì phải hướng dẫn lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên liên tục mới nhớ
được điều cô dạy. Bây giờ, em đã biết để giữ an tồn thì khơng được đứng sát
lan can tầng 2 vì lớp tơi ở tầng 2), khơng đu bám, trèo lên lan can, không tự ý
sờ vào ổ điện trong lớp, khơng dùng kéo thủ cơng cắt tóc mình và cắt vào tay
bạn, không trèo cây, trèo lên xà của xích đu ở sân trường,…Có lần tơi rất vui
và bất ngờ vì em cịn biết nhắc các bạn: “ Không được trèo lên lan can, rơi
xuống dưới đất đấy!” hay “ Hai bạn không được đánh nhau”. Những lời nói ấy
chứng tỏ em đã nhớ được lời cơ dạy, đã biết áp dụng các kĩ năng vào cuộc
sống. Không những thế em còn biết nhắc nhở bạn bè khi chơi trò chơi nguy
hiểm.
Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh khuyết tật là vô cùng
quan trọng. Vì vậy giáo viên cần dạy học sinh ngay từ khi bắt đầu đi học. Giáo
viên cần kiên trì, nhẫn nại vì HS khuyết tật tiếp thu rất chậm, hay quên; để đạt
hiệu quả tốt nhất giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, trao đổi
thường xuyên với phụ huynh về bài học để cha mẹ các em rèn luyện thêm,
khắc sâu thêm cho các em khi ở nhà.
2.3.4. Tạo mơi trường thân trong lớp có học sinh khuyết tật.
Việc xây dựng mơ hình lớp học an tồn, thân và hồ nhập cho nhóm
học sinh khuyết tật nhằm đảm bảo các em được học tập, hoạt động trong mơi

trường giáo dục an tồn, thân , lành mạnh, bình đẳng, góp phần phát triển tồn
diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.
Qua đó, các em học sinh khuyết tật được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc
phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải
quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo
vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân
, bình đẳng.Một số giải pháp tạo nên một mơi trường than cho học sih khuyết
tật hịa nhập với học sinh bình thường:
*Xây dựng khơng gian lớp học xanh -sạch - đẹp:
Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh
phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày
vui, từ đó thêm yêu trường, u lớp, gắn bó với “Ngơi nhà thứ hai” của mình.
Trang trí lớp học thân là một sự sáng tạo nhưng phải phù hợp với đặc điểm
tâm lí của học sinh tiểu học. Giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và có ý
thức giữ gìn trường lớp của mình sạch sẽ. Lớp học thân phải là một lớp học
khơng những trang trí đẹp mà phải có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao.
Như ở lớp 3C của tôi chủ nhiệm, được sự thống nhất của BGH, tôi đã
cùng PH và các em học sinh trong đó có cả học sinh khuyết tật cùng tham gia
trang trí lớp, trồng các chậu cây xanh, thiết kế tủ đựng sách truyện, báo Nhi
16


đồng. Không gian lớp học trở nên sáng sủa, tươi đẹp, tràn ngập màu xanh.
Hàng ngày, cơ trị cùng nhau dọn dẹp, chăm sóc cây hoa, sắp xếp lại sách vở
trên giá. Tất cả các học sinh và cả em cũng hào hứng tham gia, tạo được
khơng khí thoải mái, đồn kết trong lớp 3C. Qua đó cũng tạo điều kiện để học
sinh khuyết tật hòa nhập với bạn bè.

*Xây dựng vịng tay thân ái
Mơi trường giáo dục có vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển

tồn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật. Bởi vì khi có mơi trường
giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển
về tiềm năng của tư cách, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nưa đối với
trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Những thiếu sót trong
cách thức giáo dục, quan hệ tình cảm cũng dễ nẩy sinh những chấn thương
tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên xây dựng vịng
tay thân ái có vai trị quan trọng trong việc giáo dục hịa nhập. Và giáo viên
chính là người đầu tiên mở rộng tấm lịng đón chào đứa trẻ đặc biệt nhất của
lớp.
Cô giáo như mẹ hiền, cơ giáo thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục học
sinh nói chung và học sinh khuyết tật nói riêng. Đặc biệt là những lớp bán trú,
các em gắn bó với cô giáo suốt 10 tiếng đồng hồ. Cô giáo phải ln sao sát,
quan tâm, chăm sóc, chỉ bảo từng li từng tí để cho học sinh khuyết tật hịa
nhập với học sinh bình thường. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải
được giáo viên thường xuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Kiên quyết tránh mọi hình thức gị bó, áp
đặt, mệnh lệch làm căng thẳng ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên
trò chuyện, âu yếm vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo môi
17


trường đẹp , thân để trẻ được hòa nhập cùng với các bạn, xây dựng nhóm bạn
cùng chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích được đến trường.
Song song với vai trị của cơ giáo thì việc xây dựng vịng tay thân ái của
bàn bè cũng vơ cùng quan trọng. Với trẻ khuyết tật, do có khó khăn trong đời
sống hàng ngày, trong hoạt động nhận thức nên giúp học sinh tiến bộ trong
giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và phát triển trí tuệ thì rất cần sự hỗ trợ của bạn
bè, rất cần một môi trường ấm áp tình bạo, tình thầy trị. Chẳng hạn như ở lớp
3C của tôi. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức họp lớp để tao đổi, tâm sự với
các em về bạn học sinh khuyết tật, sự thiệt thòi mà học sinh khuyết tật gặp

phải. Tơi giải thích cho các em biết về sự cần thiết phải giúp đỡ bạn hịa nhập.
Nếu cả lớp dành tình u thương, sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ với bạn học
sinh khuyết tật thì bạn sẽ mau tiến bộ. Sau đó tơi phân cơng nhiệm vụ cho
từng nhóm dể giúp đỡ về học tập, về sinh hoạt, về lao động. Hàng ngày, tôi
quan sát, theo dõi sự gắn kết của lớp với học sinh khuyết tật để nhắc nhở, điều
chỉnh, hỗ trợ thêm cho học sinh. Nhờ sử dụng biện pháp xây dựng vịng tay
nhân ái trên mà em ln thoải mái, vui vẻ, khơng bị kì thị, trêu ghẹo, xa lánh
ln được bạn bè yêu thương quan tâm.được bạn bè thông cảm, giúp đỡ. Từ
đó tinh thần, tâm lí của em luôn ổn định, thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện
hịa nhập cộng đờng.

2.3.5 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và những điểm mạnh của
học sinh khuyết tật
Tuy trẻ khuyết tật có những khiếm khuyết về một dạng nào đó của trí
tuệ, sức khỏe, ngơn ngữ,... nhưng có những em lại có những thế mạnh riêng,
nổi trội riêng, sở thích riêng. Giáo viên nếu chịu khó quan sát tinh ý sẽ phát
hiện được năng khiếu của trẻ. Từ đó giáo viên nắm bắt và cơ hội, khuyến
khích trẻ học tập, vui chơi có sáng tạo, biết tìm tòi thế giới xung quanh. Cách
phát huy những điểm mạnh của học sinh khuyết tật là hướng dẫn học sinh học
dưới nhiều hình thức. Có thể giao bài riêng cho học sinh khuyết tật nhưng vẫn
gắn vào việc học chung của lớp vì đây là lớp học của học sinh bình thường.
Chẳng hạn như em ở lớp tơ, thấy em thích vẽ, thích viết, tơi thường
xun cho em học viết,vẽ cùng các bạn. Dù sản phẩn hoàn thành hay chưa
18


hồn thành tơi vẫn ln dành lời khen, cái bắt tay chúc mừng thành quả mà
học sinh khuyết tật đạt được. Hay biết em thích vui chơi, thích múa hát, tôi
thường tập múa hát cho cả lớp vào các tiết sinh hoạt lớp, các tiết giáo dục
ngoài giờ lên lớp, giờ ra chơi để cả lớp có thêm nhiều bài hát mới và em cũng

được tham gia. Em rất say sưa biểu diễn cùng các bạn với nhiều bài hát múa
theo từng chủ điểm của chương trình lớp 3( chủ điểm mái trường thân yêu: bài
nhớ ơn thầy cô, mùa thu ngày khi trường; chủ điểm Vòng tay bè bạn : bài lớp
chúng mình đồn kết; chủ điểm Biết ơn thầy cô giáo: bài bông hồng mến yêu
chủ điểm Uống nước nhớ ng̀ng: bài màu áo chú bộ đội. Đó chính là tiền đề
để rèn luyện tư duy, trí tuệ cho học sinh khuyết tật.
Được thầy cô, cha mẹ bồi dưỡng từ khi còn nhỏ biết đâu trong tương lai,
khi trẻ lớn lên trưởng thành lại phát huy được năng khiếu của mình, tự khẳng
định được mình. Chúng ta ln chăm lo bồi dưỡng cho trẻ khuyết tật và hãy
không ngừng hi vọng vào tương lai tươi sáng của các em.
2.3.6. Phối hợp với phụ huynh giáo dục kĩ năng sống và học tập cho
học sinh khuyết tật
Chúng ta đã biết, gia đình chính là cái nơi hình thành tính cách, kĩ năng
ban đầu của trẻ. Sự quan tâm giáo dục kĩ năng sống của cha mẹ cho trẻ khuyết
tật có vai trị quan trọng, quyết định sự thành cơng của trẻ.Tuy nhiên việc hình
thành kĩ năng sống tại gia đình cho học sinh khuyết tật trí tuệ cũng phải được
cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên một cách hài hịa. Giáo viên có thể
hướng dẫn PH vận dụng phương pháp bắt chước để hướng dẫn và hỗ trợ học
sinh có kĩ năng làm các cơng việc: Lau bàn ghế, quét nhà, giặt quần áo, vệ
sinh cá nhân, tự chăm sóc bản thân, thu dọn đờ dùng học tập, sắp mâm bát
trong bữa ăn cơm, đếm số lượng bát ăn cơm đúng với số lượng các thành viên
trong gia đình. Giáo viên thường xuyên gọi điện liên hệ với phụ huynh khi HS
ở nhà xem con đã thực hiện như thế nào? Hoặc có thể gọi bằng video qua zalo
để trực tiếp xem học sinh thực hành làm các cơng việc ở nhà. Có sự quan tâm
từ xa của cô giáo chắc chắn học sinh sẽ chú tâm hơn (vì học sinh bao giờ cũng
nghe cơ giáo). Giáo viên có thể kịp thời khích lệ, động viên, khen ngợi học
sinh để tạo tinh thần phấn đấu rèn luyện của học sinh.
Phụ huynh có thể sử dụng các cách làm sau để giúp con rèn kĩ năng làm
việc nhà, kèm con tự học:
* Hướng dẫn con cách thực hiện theo quy trình cơng việc :

Ví dụ: Hướng dẫn con quét nhà:
Bố mẹ phải phân tích hoạt động thành các bước nhỏ, và hướng dẫn con thực
hiện theo từng bước :
- Chọn chổi quyét nhà( phân biệt chổi lau sàn, chổi quét nước,...)
- Cầm chổi cho vừa tầm tay
- Quyét từ trong ra ngoài
- Quyét từng hàng gạch( chú ý khơng hất ngọn chổi lên vì sẽ bị bụi)
- Qt hết ra ngồi thì lấy bản hót hót rác đổ vào thùng rác
Trong quá trình hướng dẫn thực hiện, bố mẹ nên làm mẫu rồi yêu cầu con
thực hiện luôn, bước nào con cịn gặp khó khăn thì bố mẹ lưu ý nhắc lại và hỗ
trợ.
19


* Cho con thực hiện thao tác, theo dõi và uốn nắn, động viên khích lệ kịp
thời khi con đạt được những kết quả nhất định, không nên chê trách hay tức
giận, khi con chưa thực hiện được thao tác (Có thể hỗ trợ khi con gặp khó
khăn trong thực hiện thao tác, nhưng không được làm thay)
*Yêu cầu con thực hiện một cơng việc cụ thể có sự giám sát chặt chẽ của
người khác (ông, bà, anh, chị, em ...giám sát, hỗ trợ thêm trong việc học bài:
tính tốn đếm, đọc... để con tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ)
* Cho con thực hiện thường xuyên để tạo thói quen làm các cơng việc gia
đình theo thời gian biểu để tạo thói quen làm việc đúng giờ, rèn trí nhớ.
Giáo viên cũng vận động phụ huynh tìm đọc kham khảo các tài liệu có
liên quan để giáo dục thêm cháu ở nhà. Phụ huynh cũng rất lo cho bệnh tật của
con nhưng hầu hết các phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng trong việc giáo
dục con, họ chưa dành nhiều thời gian cho các con của mình. Đặc biệt trẻ
khuyết tật trẻ cần được giáo dục từ chính những người thân trong gia đình một
cách khoa học.
Kỹ năng sống cho trẻ là điều vô cùng cần thiết cần quan tâm đầy đủ và

tồn diện. Chính vì vậy, sự phối hợp giáo dục của gia đình và nhà trường vô
cùng quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng, phát triển các kỹ năng sống và
học tập.
2.4. Hiệu quả đạt được:
Sau những năm dạy lớp có học sinh khuyết tật, khi áp dụng các biện
pháp giúp trẻ khuyết tật ( dạng khuyết tật ngơn ngữ và khuyết tật trí tuệ) hịa
nhập với học sinh bình thường tại Lớp 3C Trường Tiểu học Điện Biên 1. Bằng
cả tâm huyết và sự lao động nỗ lực của bản thân, sự tận tụy hết lòng mong mỏi
học sinh khuyết tật hòa nhập được với học sinh bình thường, em Lê Phúc đã
có những chuyển biến rõ rệt về kĩ năng nói cũng như phát triển trí tuệ.
Dưới đây là kết quả đạt được đến cuối tháng 3 năm học 2021 -2022 của
em Lê Phúc như sau:
1. Những tiến bộ:
* Kiến thức:
- Nắm được một số kiến thức cơ bản của các môn học.
- Đọc đúng và rành mạch bài văn (khoảng 70 tiếng/ 2 phút),
- Viết tương đối đúng các chữ thường, chữ hoa
- Nghe viết được các bài chính tả(khoảng 70 chữ/25 phút)viết đúng chính tả,
nhưng viết chưa đẹp, vẫn cịn sai lỗi chính tả, vẫn cịn tẩy xóa
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?( 2 mẫu câu Ai làm gì? Ai thế nào? chưa thành
thạo)
- Nghe hiểu ý kiến của người đối thoại về một số vấn đề gần gũi trong đời
sống
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính
- Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000
và giải các bài toán dạng đơn giản.
- Thuộc bảng nhân 2,3,4,5,6,7
- Biết tính độ dài đường gấp khúc; biết tính chu vi tam giác, tứ giác
* Kĩ năng xã hội
20



- Có tiến bộ trong giao tiếp, biết lắng nghe và thực hiện yêu cầu của cô giáo.
- Biết nêu ý kiến khi cô giáo hỏi, biết nhận xét bạn bè
- Có khả năng tự phục vụ.
- Biết được một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân
- Biết yêu thương bạn bè, không connf trêu chọc bạn.
- Biết nhắc nhở bạn bè khi các bạn phạm lỗi( không thường xuyên)
- Khả năng giao tiếp linh hoạt hơn, nói rõ lời, biết nghe và trả lời câu hỏi đơn
giản của thầy cô, bạn bè.
- Biết nhận lỗi khi làm sai.
2. Những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung và phương hướng thực hiện
* Về nội dung
- GV cần động viên, khuyến khích HS tham gia các hoạt động học tập và hoạt
động tập thể để HS hòa nhập được nhiều hơn.
- PH cần tiếp tục kiên trì phối hợp với GV giáo dục, rèn luyện con.
* Về phương pháp và điều kiện phương tiện
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục học sinh hịa nhập cộng đờng
ở tất cả các môn học, các hoạt động tập thể để tạo cho học sinh sự tự tin. Phối
hợp cùng với gia đình thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh tham gia và
tiếp xúc với các hoạt động có tính tập thể. Tập thể lớp cần phải có tinh thần
giúp đỡ, gần gũi thông cảm giúp đỡ và chia sẻ.
- Cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía phụ huynh.

21


Một số hình ảnh kết quả học tập của học sinh Lê Phúc
Cơng tác giáo dục hịa nhập của học sinh khuyết tật với học sinh bình
thường là việc làm lâu dài, mang tính nhân văn, nhân đạo trong giáo dục rất

cao. Tuy bước đầu có những khó khăn nhất định nhưng nếu tất cả giáo viên
chúng ta đều cố gắng, nhiệt tình và có tấm lịng nhân ái giúp trẻ khuyết tật cảm
nhận niềm vui khi được đến trường, được vui chơi học tập cùng bạn bè trang
lứa thì hiệu quả giáo dục hòa nhập sẽ đạt được khả quan hơn.
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận.
Như chúng ta đã biết giáo dục Tiểu học là bậc học thứ hai sau bậc học
Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự
nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những những con người mới, xây dựng nền
móng làm cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người có ích cho
xã hội, Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ và đặc biệt là trẻ khuyết tật khơng chỉ là trách
nhiệm của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả nhân loại.
Để làm tốt công tác giáo dục học sinh khuyết tật hịa nhận với học sinh bình
thường giáo viên phải nhìn nhận đúng hơn về vai trị của giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật trong trường tiểu học. Giáo dục hòa nhập phải được can thiệp sớm
ngay trong độ tuổi tiểu học để trẻ nhận thức nhanh và tốt nhất bù đắp những
khiếm khuyết của bản thân trẻ. Chỉ có cách hịa nhập trẻ khuyết tật mới bộc lộ
được hạn chế, khuyết tật và khơi dậy tiềm năng trong con người trẻ.
Giáo dục trẻ khuyết tật muốn gặt hái được nhiều thành công trước hết
người giáo viên trực tiếp giảng dạy các em phải có lịng nhiệt tình, nhiệt tâm.
Giáo viên phải yêu thương học sinh hết mực bằng tình thương và trách nhiệm
của một nhà giáo, của một người mẹ hiền. Giáo viên phải không ngừng sáng
tạo để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt cơng tác giáo dục hòa nhập.
22


3. 2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên
- Ngoài việc tập trung cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, GV cần dành

nhiều thời gian tâm huyết cho công tác giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập. Cần
nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong cơng tác xã hội hóa giáo dục trẻ
khuyết tật. Khi mỗi giáo viên đã nhận thức được thì sẽ gắn bó, đam mê với
cơng việc, có tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực sát cánh cùng ban giám
hiệu thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật.
Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật hịa nhập với học sinh bình
thường, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
- Tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm sinh lí của hóc sinh khuyết tật qua giáo viên chủ
nhiệm cũ, qua phụ huynh học sinh, qua kiểm tra, theo dõi và bác bài kiểm tra
ban đầu.
- Cần tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn rong q trình giáo dục trẻ khuyết
tật.
Lập kế hoạch riêng cho trẻ khuyết tật dựa trên chương trình chung của
lớp học, đánh giá thường xuyên học sinh khuyết tật.
-Tạo được môi trường sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật tiểu
học, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học cùng trẻ bình
thường ở các trường, lớp tiểu học.
- Tích cực đọc các tài liệu dạy cách giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập.
- Phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.
- Thơng qua lớp học hịa nhập giúp cho mọi trẻ, trong đó kể cả trẻ tiểu học
bình thường và trẻ khuyết tật được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm.
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị
cho trẻ chuẩn bị lên THCS.
- Tổ chức các họat động chăm sóc giáo dục trẻ trong một mơi trường giáo dục
bình thường, tạo cho mọi trẻ tiểu học kể cả trẻ khuyết tật có cơ hội được chăm
sóc và giáo dục bình đẳng.
* Đối với các cấp lãnh đạo
Tạo điều kiện giúp đỡ cho các em học sinh khuyết tật học hoà nhập như
thường kết hợp với trạm y tế phường sức khoẻ cho các em, vận động phụ
huynh cùng với giáo viên chủ nhiệm động viên các em đến lớp đạt 100%.

Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo thêm
môi trường thân cho học sinh khuyết tật( VD: sắp xếp lớp học ở tầng 1 để
tránh nguy hiểm cho học sinh khuyết tật, học sinh dễ dàng ra sân chơi với các
bạn).
Ban giám hiệu cần u cầu phụ huynh có hờ sơ và thẻ khuyết tật trước
khi tuyển sinh vào học lớp 1 để học sinh khuyết tật và giáo viên cũng được trợ
cấp kinh phí dạy trẻ khuyết tật.
Trong q trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi tự thấy kinh nghiệm
của mình chưa nhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cơ đờng nghiệp để sáng kiến của tơi hồn hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
23


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Bích Ngọc

24


25



×