Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN Khắc phục quan niệm sai lầm của HS trong dạy học kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.8 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................1
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ................................................1
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.................2
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm khắc phục quan niệm sai lầm cho học sinh.......3
2.3.1. Chế tạo thiết bị thí nghiệm nghiên cứu lực từ tác dụng lên dịng
điện chạy trong chất điện phân .........................................................4
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng
điện chạy trong chất điện phân .........................................................6
2.3.3. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh kinh nghiệm............................................11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................13
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI .....................................................................14

SangKienKinhNghiem.net


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Ở lớp 9 trung học cơ sở, học sinh (HS) đã được học về phương, chiều của
lực từ tác dụng lên dòng điện. Đến lớp 11 trung học phổ thông, HS đã được ôn
lại kiến thức về phương, chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện và đã được học
về độ lớn của lực từ này. Ngồi ra, HS cịn được học về phương, chiều và độ lớn
của lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường (lực lozenxơ). Các


kiến thức về lực từ này được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong khoa
học kỹ thuật như: Động cơ điện, bơm điện từ, động cơ từ thuỷ… Tuy nhiên,
phần lớn HS vẫn có quan niệm sai lầm là “lực từ khơng tác dụng lên dịng điện
chạy trong chất điện phân” sau khi học xong các kiến thức về lực từ.
- Xuất phát từ lí do ở trên, tôi chọn đề tài: “Khắc phục quan niệm sai lầm
của HS trong dạy học kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng điện” nhằm khắc
phục quan niệm sai lầm và mở rộng, đào sâu kiến thức về lực từ cho HS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sử dụng thiết bị thí nghiệm nghiên cứu lực
từ tác dụng lên dòng điện trong chất điện phân nhằm khắc phục quan niệm sai
lầm và mở rộng, đào sâu kiến thức cho HS khi học kiến thức về lực từ tác dụng
lên dòng điện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các thí nghiệm về lực từ tác dụng lên dòng điện.
- Các quan niệm sai lầm của HS khi học kiến thức về lực từ tác dụng lên
đòng điện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu sách, báo, luận án, luận văn,
chương trình vật lí, sách giáo khoa, sách giáo viên vật lí lớp 11 để xây dựng cơ
sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm,
điều tra khảo sát thực tế.
- Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
* Quan niệm sai lầm của học sinh
- Quan niệm là sự nhận thức như thế nào đó về một vấn đề, một sự kiện Theo từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện khoa học Việt Nam [7].
- Về phương diện lí luận dạy học, theo Gaston Bachelard, nhà sư phạm nổi
tiếng ở Pháp thì quan niệm là những hiểu biết đã được hình thành qua kinh
nghiệm [5].

- Định nghĩa về quan niệm được tác giả trích từ tài liệu tham khảo số 7.
- Đoạn tiếp theo được tác giả trích từ tài liệu tham khảo số 5.

1
SangKienKinhNghiem.net


- Chúng ta có thể hiểu: quan niệm là sự hiểu biết của con người về các sự
vật, hiện tượng thông qua đời sống, sinh hoạt và sản xuất hằng ngày mà có.
- Quan niệm là hiểu biết của mỗi cá nhân nên nó có tính chủ quan, thiếu tính
khách quan, thiếu tính khoa học. Vì mỗi người có một tầm hiểu biết khác nhau
và có cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng dưới một góc độ khác nhau nên sẽ có
những quan niệm hồn tồn khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng.
- Đối với HS, người ta coi quan niệm đó là những quan niệm của HS. Trong
những quan niệm của HS, có những quan niệm khơng phản ánh đúng với bản
chất vật lí, người ta gọi đó là những quan niệm sai lầm của HS [8].
* Các cách phát hiện quan niệm sai lầm của học sinh [8]
- Tạo điều kiện thuận lợi cho HS bộc lộ quan niệm của họ.
- Tạo ra tình huống học tập thông qua câu hỏi thực tế về các sự vật, hiện
tượng gần gũi trong đời sống hàng ngày để HS bộc lộ quan niệm của họ.
- Tổ chức cho HS thảo luận để đưa ra quan niệm cụ thể hơn.
- Điều tra thực trạng học tập của HS.
* Các biện pháp khắc phục quan niệm sai lầm của học sinh trong dạy học
vật lí
Trong dạy học vật lí, người giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sau để
khắc phục quan niệm sai lầm của HS [8]:
- Sử dụng các thí nghiệm: Đây là biện pháp đặc thù, là thế mạnh của bộ mơn
vật lí. Bằng việc tổ chức cho HS tiến hành các thí nghiệm theo đúng tiến trình
dạy học nhờ các thí nghiệm có sẵn ở trường, các thí nghiệm đơn giản do giáo
viên tự thiết kế, các thiết bị thí nghiệm do giáo viên nghiên cứu, chế tạo sẽ giúp

HS tự khắc phục quan niệm sai lầm của họ.
- Sử dụng các kiến thức khoa học: Với những lập luận chặt chẽ dựa vào các
kiến thức khoa học đã biết, giáo viên có thể giúp HS có những nhận thức, hiểu
biết đúng đắn về một hiện tượng, một khái niệm vật lí.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tơi nghiên cứu, chế tạo thiết bị thí nghiệm
nghiên cứu lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân và sử dụng
nó với mục đích: không những khắc phục được quan niệm sai lầm của HS mà
còn giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng điện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Để nắm được thực trạng về quan niệm sai lầm của HS khi học kiến thức về
lực từ tác dụng lên dịng điện ở lớp 11, tơi tiến hành điều tra thực tiễn. Cụ thể
như sau:
Đầu tiên, tôi trao đổi cùng các đồng nghiệp trong tổ bộ mơn thì được biết:
phần lớn HS có quan niệm sai lầm: lực từ chỉ tác dụng lên dòng điện chạy trong
dây dẫn bằng kim loại mà khơng tác dụng lên dịng điện chạy trong chất điện
phân. Nguyên nhân của tình trạng này là GV không đề cập đến kiến thức về lực
từ tác dụng lên dịng điện chạy trong chất điện phân vì chưa có thiết bị thí
nghiệm để nghiên cứu nó.
- Định nghĩa về quan niệm sai lầm của HS được tác giả trích từ tài liệu tham khảo số 8.
- Các cách phát hiện quan nhiệm sai lầm của HS và các biện pháp khắc phục quan niệm sai lầm của HS
được tác giả tham khảo từ tài liệu tham khảo số 8.
SangKienKinhNghiem.net

2


Tiếp theo, tơi điều tra 175 HS (tồn bộ HS khối 11) trường THPT Dân tộc
nội trú Thanh Hoá khi đã học xong chương Từ trường lớp 11 năm học 2015 2016 để tìm hiểu sai lầm của HS theo phiếu điều tra sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Hãy trả lời câu hỏi sau:

Câu hỏi
Lực từ có tác dụng lên dịng điện chạy
trong chất điện phân khơng?



Khơng

Khơng biết

Số HS
khơng có
quan niệm
sai lầm

Số HS
khơng biết

29

27

Kết quả điều tra như sau:
Tổng
số HS
175

Số HS có
Quan niệm sai lầm của HS quan niệm
sai lầm

Lực từ không tác dụng lên
dòng điện chạy trong chất
điện phân

119

Từ kết quả điều tra ta thấy: có 119/175 HS (chiếm 68%) có quan niệm sai
lầm, có 27/175 HS (chiếm 15,4%) khơng biết về lực từ tác dụng lên dòng điện
chạy trong chất điện phân.
Cuối cùng, tôi gặp và trao đổi trực tiếp với các em HS có quan niệm sai lầm
về lực từ và các em HS không biết về kiến thức này thì các em cho biết do chỉ
được học và làm thí nghiệm nghiên cứu lực từ tác dụng lên dịng điện chạy trong
dây dẫn bằng kim loại mà không được học về lực từ tác dụng lên dòng điện chạy
trong chất điện phân. Khi trao đổi với các em HS khơng có quan niệm sai lầm
thì được biết các em có đọc phần đọc thêm trong sách vật lí 11 - nâng cao nói về
ứng dụng của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân (tàu thuỷ
Ya – ma – tô ).
- Từ thực trạng về quan niệm sai lầm của HS về lực từ như trên đã đặt ra cho
tôi một vấn đề cấp thiết là: Cần phải chế tạo được thiết bị thí nghiệm nghiên cứu
lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân để giúp HS sửa chữa
quan niệm sai lầm và mở rộng, đào sâu kiến thức cho họ.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm khắc phục quan niệm sai lầm cho học sinh
- Để khắc phục quan niệm sai lầm cho HS khi học các kiến thức về lực từ tác
dụng lên dịng điện, tơi phải tiến hành các cơng việc cụ thể như sau:
+ Chế tạo thiết bị thí nghiệm nghiên cứu lực từ tác dụng lên dòng điện chạy
trong chất điện phân dưới dạng thiết bị thí nghiệm thực tập;
+ Thiết kế tiến trình dạy học theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
theo con đường thực nghiệm kiến thức về lực từ tác dụng lên dịng điện, trong đó

3

SangKienKinhNghiem.net


có sử dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo;
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông để đánh giá tính khả thi
và hiệu quả của tiến trình dạy học cũng như thiết bị thí nghiệm đã chế tạo.
2.3.1. Chế tạo thiết bị thí nghiệm nghiên cứu lực từ tác dụng lên dòng điện
chạy trong chất điện phân
* Chế tạo thiết bị thí nghiệm
- Thiết bị thí nghiệm nghiên
(5)
(3)
cứu lực từ tác dụng lên dòng điện (2)
chạy trong chất điện phân (hình 1) (1)
có cấu tạo gồm: hai tấm điện cực
(4)
làm bằng hai thanh đồng (1) được
đặt song song với nhau trong khay
(2) chứa dung dịch chất điện phân
CuSO4, trên hai tấm điện cực có
hai chốt cắm để mắc hai tấm điện Hình 1. Thiết bị thí nghiệm nghiên cứu lực từ
cực nối tiếp với ampe kế (3) và
tác dụng lên dòng điện chạy trong
biến trở (4). Biến trở này được
chất điện phân
dùng để thay đổi cường độ dòng
điện chạy qua dung dịch CuSO4 giữa hai tấm điện cực.
- Lực từ do từ trường của nam châm vĩnh cửu (5) tác dụng lên dòng điện
chạy trong dung dịch CuSO4 làm cho dung dịch này chuyển động dọc theo hai tấm
điện cực.

* Tiến hành thí nghiệm với thiết bị thí nghiệm đã chế tạo
a) Mục đích thí nghiệm
- Kiểm nghiệm kết luận mà HS đã rút ra từ việc nghiên cứu lực từ tác dụng lên
dòng điện trong kim loại cho trường hợp dòng điện chạy trong chất điện phân được
đặt trong từ trường: Sự xuất hiện lực từ và sự phụ thuộc của phương, chiều lực từ
này vào phương, chiều dòng điện và phương, chiều đường sức từ.
- Minh hoạ sự phụ thuộc của độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong
chất điện phân vào độ lớn của cường độ dòng điện và độ lớn của cảm ứng từ B của
từ trường.
b) Bố trí và tiến hành thí nghiệm

4
SangKienKinhNghiem.net


- Mắc hai tấm điện cực (1), ampe kế (3) để đo cường độ dòng điện chạy giữa
hai tấm điện cực và biến trở (4) để làm thay đổi cường độ dịng điện theo sơ đồ
hình 2. Cho dung dịch CuSO4 đã pha vào khay (2) đến khi gần ngập hai tấm điện
A
12 V
R

2 tấm điện cực

Hình 2. Mạch điện điều chỉnh cường
độ dòng điện chạy qua dung dịch
NaCl

cực (1).
- Điều chỉnh biến trở (4) để cho cường độ dòng điện chạy trong dung dịch

CuSO4 đọc được trên ampe kế (3) là I1 = 0,5A. Đặt nam châm (5) lên trên hai tấm
điện cực (1). Quan sát phương, chiều chuyển động của dung dịch CuSO4 và rút ra
nhận xét.
- Lần lượt đổi chiều dòng điện chạy qua dung dịch bằng cách đổi cực của
nguồn điện và đổi chiều từ trường bằng cách đổi cực nam châm (6). Quan sát
phương, chiều chuyển động của dung dịch CuSO4 để suy ra phương, chiều tác
dụng của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong dung dịch chất điện phân.
- Lần lượt thay đổi giá trị của cường độ dòng điện chạy qua dung dịch CuSO4
đến các giá trị I2 = 1A và I3 = 2A, quan sát tốc độ chảy của dung dịch CuSO4 để rút
ra nhận xét định tính về sự phụ thuộc của độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện chạy
trong dung dịch CuSO4 vào độ lớn I của cường độ dòng điện chạy qua dung dịch

5
SangKienKinhNghiem.net


đó.

- Giữ ngun độ lớn I3 = 2A của dịng điện chạy qua dung dịch CuSO4 và thay
đổi khoảng cách giữa nam châm (6) với mặt thoáng của dung dịch CuSO4. Quan
sát tốc độ chảy của dung dịch CuSO4 để rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của độ lớn
lực từ tác dụng vào dòng điện chạy trong dung dịch CuSO4 vào cảm ứng từ B của
từ trường.
c) Kết qủa thí nghiệm
- Lực từ tác dụng lên dịng điện chạy trong chất điện phân.
- Phương, chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân phụ
thuộc vào phương, chiều dòng điện và phương, chiều của cảm ứng từ theo quy tắc
bàn tay trái.
- Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân tăng (hoặc
giảm) khi độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua chất điện phân tăng (hoặc

giảm).
- Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân tăng (hoặc
giảm) khi độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường tăng (hoặc giảm).
d) Lưu ý
- Có thể sử dụng thiết bị thí nghiệm dưới dạng
thí nghiệm biểu diễn bằng cách đặt thiết bị thí
nghiệm này lên đèn chiếu của thiết bị thí nghiệm
giao thoa sóng nước như hình 3.
- Có thể sử dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo
nhưng khơng sử dụng nam châm (6) để tiến hành
các thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân,
phản ứng phụ trong chất điện phân và thí về hiện
tượng cực dương tan khi HS học các kiến thức về
dòng điện trong chất điện phân, định luật Fa – ra –
đây ở lớp 11.
Hình 3. Thí nghiệm biểu
- Có thể sử dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo diễn được tiến hành với
để dạy học ứng dụng kỹ thuật của lực từ tác dụng thiết bị thí nghiệm
lên dịng điện chạy trong chất điện phân là: Bơm nghiên cứu lực từ tác
dụng lên dịng điện chạy
điện từ.
trong chất điện phân
- Có thể sử dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo
để minh hoạ cho HS biết nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ từ thuỷ trên
tàu thuỷ Ya – ma – tô (tàu thuỷ này đã được đề cập trong sách giáo khoa Vật lí 11
nâng cao).
- Rắc một ít mạt cưa hoặc phấn hoa vào dung dịch CuSO4 để HS dễ dàng quan
sát sự chuyển động của dung dịch CuSO4 giữa hai tấm điện cực.
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng điện
chạy trong chất điện phân

- Sau khi đã chế tạo thành cơng thiết bị thí nghiệm nghiên cứu lực từ tác dụng
lên dòng điện chạy trong chất điện phân, tơi tiến hành thiết kế tiến trình dạy học

6
SangKienKinhNghiem.net


kiến thức này theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, trong đó có sử
dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo dưới dạng thiết bị thí nghiệm thực tập. Cụ thể
sơ đồ khái quát tiến trình xây dựng kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng điện chạy
trong chất điện phân như sau:
1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết
Từ kiến thức cũ:
- Dòng điện chạy trong dây dẫn bằng kim loại được đặt trong từ trường sẽ chịu
lực từ tác dụng. Phương, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện trong kim loại
tuân theo quy tắc bàn tay trái.
2. Phát biểu vấn đề cần giải quyết
Dòng điện chạy trong chất điện phân được đặt trong từ trường thì có chịu lực
từ tác dụng khơng? Nếu có thì phương, chiều có nó có tuân theo quy tắc bàn tay
trái không?

7
SangKienKinhNghiem.net


3. Giải quyết vấn đề
Thiết
3.1. -Đề
xuấtkế
giảphương

thuyết án thí nghiệm
để
kiểm
đúng: đắn của giả
- Đề
xuấttra
giảtính
thuyết
thuyết:
+ Lực từ tác dụng lên dịng điện chạy trong chất điện phân.
Sử+ Phương,
dụng thiết
thílựcnghiệm
chiềubịcủa
từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện
nghiên
cứu
lực
từ
tác
dụng
lên
dòng
phân tuân theo quy tắc bàn tay trái.
điện chạy trong chất điện phân,
thay đổi chiều dòng điện, chiều cảm
ứng từ bằng cách đổi cực của nguồn
3.2.
Kiểm
tính

của giả thuyết nhờ thí nghiệm:
điện,
đổitra
cực
củađúng
namđắn
châm.
- Xác định nội dung cần kiểm tra nhờ thí nghiệm:
hiệnđiện
thí nghiệm:
+- Thực
Đặt dịng
chạy trong dung dịch chất điện phân trong từ trường, nếu
+
Thí
nghiệm
cho
dịng
điện
chạy
qua
chấtsẽđiện
phân,
đặt nam phía trên
chịu lực từ tác dụng, dung
dịch
chất
điện
phân
chuyển

động.
+ Lần
dịngdịch
điện,chất
chiều
củaphân
cảmchuyển
ứng từ động
của từdọc
trường,
hai
điệnlượt
cực,thay
cho đổi
kết chiều
quả: Dung
điện
hai xác
định
phương,
chiềutỏcủa
điện
cực. Chứng
có lực
lực từ
từ tác
tác dụng
dụng lên
lên dịng
dịng điện

điện chạy
chạy trong
trong chất
chất điện
điện phân.
phân.
+ Thí nghiệm giữ nguyên chiều cảm ứng từ, đổi chiều dòng điện, cho kết
quả: Chiều của lực từ thay đổi.
+ Thí nghiệm giữ nguyên chiều dòng điện, đổi chiều cảm ứng từ, cho kết
quả: Chiều của lực từ thay đổi.

4. Rút ra kết luận
- Đối chiếu kết qủa thí nghiệm với giả thuyết, ta thấy:
+ Lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân
+ Phương chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân
tuân theo quy tắc bàn tay trái.
1’. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết tiếp
Từ kiến thức cũ:
- Độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn bằng kim loại: F = Bllsin

2’. Phát biểu vấn đề cần giải quyết tiếp
Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân phụ thuộc
vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố đó?
SangKienKinhNghiem.net

8


9
SangKienKinhNghiem.net



3’. Giải quyết vấn đề tiếp
3.1’. Đề xuất giả thuyết
- Đề xuất giả thuyết :
+ Độ lớn của lực từ phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và cảm ứng từ B.
+ Khi tăng (hoặc giảm) I hoặc B thì độ lớn lực từ tăng (hoặc giảm).
3.2’. Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết nhờ thí nghiệm:
- Xác định nội dung cần kiểm tra nhờ thí nghiệm:
+ Lần lượt kiểm tra sự phụ thuộc của độ lớn lực từ F vào cường độ dòng điện I
và cảm ứng từ B bằng cách thay đổi I và B.
+ Cho dù không đo được trực tiếp lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong
chất điện phân nhưng bằng cách quan sát tốc độ chảy của dung dịch chất điện
phân có thể thấy được sự thay đổi của độ lớn lực từ.
- Thiết kế phương án TN để kiểm
tra tính đúng đắn của giả thuyết:
Sử dụng thiết bị thí nghiệm
nghiên cứu lực từ tác dụng lên dòng
điện chạy trong chất điện phân,
thay đổi I bằng biến trở, đọc I nhờ
ampe kế, thay đổi B bằng cách thay
đổi khoảng cách giữa nam châm với
hai tấm điện cực.
- Thực hiện thí nghiệm:
+ Thí nghiệm tăng I (hoặc giảm I), giữ nguyên B (giữ nguyên khoảng cách
giữa nam châm và hai tấm điện cực), cho kết quả: Tốc độ chảy của dung dịch
chất điện phân chuyển động dọc hai điện cực tăng (hoặc giảm). Chứng tỏ lực
từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân tăng (hoặc giảm).
+ Thí nghiệm giữ nguyên I, tăng B bằng cách giảm khoảng cách giữa nam
châm với hai tấm điện cực, cho kết quả: Tốc độ chảy của dung dịch chất điện

phân chuyển động dọc hai điện cực tăng. Chứng tỏ lực từ tác dụng lên dòng
điện chạy trong chất điện phân tăng.

4’. Rút ra kết luận tiếp
- Đối chiếu kết qủa thí nghiệm với giả thuyết, ta thấy:
+ Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân tăng
(hoặc giảm) khi độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua chất điện phân tăng
(hoặc giảm).
+ Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân tăng
(hoặc giảm) khi độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường tăng (hoặc giảm)

11
SangKienKinhNghiem.net


- Để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS khi dạy học các kiến thức về
độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân, tôi sử dụng kiểu
phát hiện và giải quyết vấn đề theo con đường thực nghiệm.
Từ sơ đồ khái quát tiến trình xây dựng kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng
điện chạy trong chất điện phân, ta thấy:
- Xuất phát từ kiến thức cũ của HS: khi đặt dòng điện chạy trong đoạn dây
dẫn bằng kim loại trong từ trường thì đoạn dây dẫn chịu lực từ tác dụng, phương
chiều của lực từ tuân theo quy tắc bàn tay trái, làm nảy sinh vấn đề cần nghiên
cứu cho HS: “Dòng điện chạy trong chất điện phân được đặt trong từ trường thì
có chịu lực từ tác dụng khơng? Nếu có thì phương, chiều có nó có tn theo quy
tắc bàn tay trái không?”.
- Dưới sự định hướng của giáo viên, HS đề xuất được giả thuyết:
+ Khi đặt dòng điện chạy trong chất điện phân trong từ trường thì dịng
điện sẽ chịu lực từ tác dụng.
+ Phương, chiều của lực từ tác dụng lên chất điện phân tuân theo quy tắc

bàn tay trái.
- Các giả thuyết HS đề xuất ở trên là những dự đốn có căn cứ vì:
+ Giả thuyết dịng điện chạy trong chất điện phân chịu lực từ tác dụng khi
đặt dòng điện này trong từ trường được suy luận bằng sự tương tự là lực từ tác
dụng lên dòng điện chạy trong kim loại thì cũng có thể tác dụng lên dịng điện
chạy trong chất điện phân.
+ Cũng bằng suy luận tương tự, phương, chiều của lực từ tác dụng lên dòng
điện chạy trong dây dẫn bằng kim loại tuân theo quy tắc bàn tay trái thì phương,
chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân cũng tuân
theo quy tắc bàn tay trái.
- Sau khi HS đã đề xuất được các giả thuyết, giáo viên hướng dẫn HS thiết
kế phương án thí nghiệm kiểm tra. HS sử dụng thiết bị thí nghiệm nghiên cứu
lực từ tác dụng lên dịng điện chạy trong chất điện phân để rút ra kết luận.
- Do thiết bị thí nghiệm đã chế tạo được sử dụng dưới dạng thí nghiệm thực
tập nên tất cả các nhóm HS được tiến hành thí nghiệm. Điều này giúp tăng
cường tính tích cực nhận thức và tăng cường khả năng hoạt động thực nghiệm
cho HS.
- Sau khi HS đã rút ra kết luận về phương, chiều của lực từ tác dụng lên
dòng điện chạy trong chất điện phân và do lực là đại lượng vectơ nên nảy sinh
vấn đề cần nghiên cứu tiếp cho HS là: “Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện
chạy trong chất điện phân phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào
vào các yếu tố đó?”. Dưới sự định hướng của giáo viên, bằng sự tương tự là độ
lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong dây dẫn bằng kim loại phụ
thuộc vào độ lớn của cường độ dòng điện I và độ lớn của cảm ứng từ B thì độ
lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân cũng phụ thuộc
vào I và B.

12
SangKienKinhNghiem.net



- Tiếp tục sử dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo, HS tiến hành thí nghiệm
kiểm tra giả thuyết đã đề xuất và rút ra kết luận của vấn đề cần nghiên cứu tiếp.
Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn HS rút ra kết luận chung của hai vấn đề nghiên
cứu là:
+ Lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân có phương,
chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái;
+ Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân tăng
(hoặc giảm) khi độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua chất điện phân tăng
(hoặc giảm);
+ Độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong chất điện phân tăng
(hoặc giảm) khi độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường tăng (hoặc giảm).
2.3.3. Thực nghiệm sư phạm
* Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học và thiết bị thí nghiệm đã chế
tạo trong việc khắc phục quan niệm sai lầm và mở rộng, đào sâu kiến thức về
lực từ cho HS.
* Đối tượng thực nghiệm sư phạm
- 178 HS lớp 11 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hố.
* Thời gian, địa điểm và cơng tác chuẩn bị thực nghiệm sư phạm
- Việc thực nghiệm sư phạm được thực hiện trong năm học 2016 - 2017.
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh
Thanh Hoá.
- Do tiết dạy thực nghiệm sư phạm kiến thức về lực từ tác dụng lên dịng
điện chạy trong chất điện phân khơng thuộc chương trình chính khố nên tơi đã
đề xuất với Ban giám hiệu, Tổ bộ môn để được phép tiến hành dạy thực nghiệm
ở tiết ngoại khoá. Tiến hành dạy thực nghiệm cho 178 HS (6 lớp) trong 3 buổi,
mỗi lớp được dạy 2 tiết.
* Kết quả thực nghiệm sư phạm
- HS được mở rộng thêm kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng điện chạy

trong chất điện phân. Qua theo dõi các tiết dạy, tơi thấy HS hứng thú, tích cực
hoạt động thực nghiệm hơn. Điều này được thể hiện qua các biểu hiện cụ thể
của HS trong quá trình học như sau:
+ Sẵn sàng cho việc thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết được vấn đề.
+ Hăng hái tham gia, đưa ra các ý tưởng, các giải pháp giải quyết vấn đề.
+ Hăng hái tham gia thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết.
+ Hợp tác với bạn bè để thực hiện nhiệm vụ.
+ Có ý thức sửa chữa những quan niệm sai của bản thân, giúp đỡ bạn bè
sửa chữa những quan niệm sai.
+ Hăng hái tham gia vào việc tìm ra phạm vi áp dụng kiến thức về lực từ
tác dụng lên dòng điện, liên hệ kiến thức vào thực tiễn.

13
SangKienKinhNghiem.net


- Một số hình ảnh minh chứng cho các hoạt động thực nghiệm tích cực của
HS trong q trình thực nghiệm sư phạm:

Hình ảnh thực nghiệm tại trường THPT Dân tộc nội trú Thanh Hố

- Để có nhận xét định lượng hơn về việc khắc phục quan niệm sai lầm cho
HS, tôi lại điều tra 178 HS lớp 11 được học các tiết thực nghiệm sau khi đã học
xong chương Từ trường bằng phiếu điều tra như trên. Kết quả điều tra như sau:
Tổng
số HS

Quan niệm sai lầm của HS

Số HS có

quan niệm
sai lầm

178

Lực từ khơng tác dụng lên
dịng điện chạy trong chất
điện phân

19

Số HS
khơng có
quan niệm
sai lầm

Số HS
khơng biết

154

5

- Từ bảng kết quả điều tra chúng ta thấy số lượng HS có quan niệm sai lầm
là 19/178 (chiếm 10,6%). Kết quả này cho thấy số lượng HS có quan niệm sai
lầm giảm nhiều ( giảm 57,4%).
- Từ kết quả điều tra chúng ta thấy: vẫn cịn 19 HS có quan niệm sai lầm và
5 HS không biết về kiến thức này. Tôi đã gặp và trao đổi trực tiếp với các HS
này thì được biết các em theo khối C nên chưa thật sự tập trung trong quá trình
học mơn tự nhiên nói chung và mơn vật lí nói riêng.

- Qua theo dõi quá trình dạy thực nghiệm và kết quả điều tra đã khẳng định:
+ Việc sử dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo theo tiến trình dạy học đã
soạn thảo khắc phục được quan niệm sai lầm của HS khi học kiến thức về lực từ
tác dụng lên dịng điện.
+ Tiến trình dạy học đã soạn thảo, trong đó có sử dụng thiết bị thí nghiệm
đã chế tạo, giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng
điện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh kinh nghiệm
Các kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm:
- Chế tạo được 4 thiết bị thí nghiệm nghiên cứu lực từ tác dụng lên dịng
14
SangKienKinhNghiem.net


điện chạy trong chất điện phân dưới dạng thí nghiệm thực tập.
- Soạn thảo được tiến trình dạy học kiến thức về lực từ tác dụng lên dòng
điện chạy trong chất điện phân theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
theo con đường thực nghiệm, trong đó có sử dụng thiết bị thí nghiệm đã chế tạo.
- Tiến hành thực nghiệm tiến trình dạy học đã soạn thảo ở trường phổ thông.
Bước đầu cho thấy hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
+ Khắc phục được quan niệm sai lầm cho HS khi học kiến thức về lực từ
từ tác dụng lên dòng điện.
+ Mở rộng, đào sâu kiến thức về lực từ cho HS khi học các kiến thức về
lực từ tác dụng lên dòng điện.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Sáng kiến kinh nghiệm đã giải quyết được vấn đề đặt ra là: Khắc phục
quan niệm sai lầm của HS và đào sâu, mở rộng kiến thức cho HS khi học kiến
thức về lực từ tác dụng lên dòng điện.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên nhằm phát huy tính tích
cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS là việc làm cấp thiết. Tuy nhiên, theo

tôi, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên cần
nghiên cứu, tìm hiểu những sai lầm của HS và nghiên cứu các cách khắc phục
sai lầm cho HS học tập .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hoá, ngày 5 tháng 5 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Hà Duyên Tùng

3
SangKienKinhNghiem.net


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1996), Phát triển tính tích cực, tự lực của HS trong q
trình dạy học, Tài liệu hướng dẫn thường xuyên chu kì 1992-1996, Bộ Giáo
dục và đào tạo, Vụ GV.
2. Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên) (2007), Vật lí 11 - Sách GV, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
3. Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên) (2007), Vật lí 11 , NXB Giáo dục, Hà
Nội.
4. Lương Dun Bình, Dư Trí Cơng, Nguyễn Hữu Hồ (2003), Vật lí đại cương –
tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng
(2010), Dạy và Học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học,
NXB ĐHSP, Hà Nội.
6. Hoàng Chúng (1992), Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục, NXB

Giáo dục, Hà Nội.
7. Hoàn Phê (1992), Từ điển tiếng việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Thái Duy Tiên (2001), Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản), NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15
SangKienKinhNghiem.net


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: HÀ DUYÊN TÙNG
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT DTNT Thanh Hoá

TT

Tên đề tài SKKN
Sử dụng thiết bị nghiên cứu lực từ
theo hướng phát triển hoạt động

1.

nhận thức, tích cực sáng tạo của

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học

giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở

C

2008

Sở

C

2015

Sở

C

2016

học sinh trong học tập
Chế tạo và sử dụng thiết bị thí
nghiệm theo hướng phát triển hoạt

2.


động nhận thức tích cực, sáng tạo
của học trong học tập kiến thức về
sự từ hoá các chất ở lớp 11 THPT
Kiểm tra sự phát triển năng lực
sáng tạo của HS sau khi học các

3.

kiến thức về từ trường lớp 11 bằng
bài tập thí nghiệm

16
SangKienKinhNghiem.net



×