Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

phân tích đánh giá thực trang thu ngân sách nhà nước việt anm gia đoạn 20192021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.48 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
------🙞🙞🙞🙞🙞------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: NHẬP MƠN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Đề tài: Cơ sở lí thuyết về thu ngân sách nhà nước? Phân tích đánh
giá thực trạng thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn
từ 2019 – 2021
GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp học phần: 2225EFIN2811

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM VÀ BẢNG PHÂN CƠNG
NHIỆM VỤ
ST
T

Mã sinh viên

Họ và tên

Lớp HC

Nhiệm vụ

21


21D180112

Nguyễn Mạnh Đức

K57H1

Nhóm trưởng + lời mở
đầu, kết thúc

22

21D180002

Đồn Thị Dung

K57H2

Thư kí + Phần 2.3.2

23

21D180110

Nguyễn Ánh Dương

K57H1

Thuyết trình

24


21D180163

Nguyễn Thùy Dương

K57H2

Cơ sở lí thuyết

25

20D300092

Phạm Minh Dương

K56LQ2

Làm Word

26

21D180162

Triệu Thị Duyên

K57H2

Phần 2.3.1

27


21D180113

Nguyễn Hương Giang

K57H1

Phần 3

28

21D180165

Nguyễn Linh Giang

K57H2

Phần 2.2

29

21D180114

Phạm Trà Giang

K57H1

Làm PowerPoint

30


21D180166

Nguyễn Thị Hà

K57H2

Phần 2.1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề bài...................................................................................1
2. Nội dung, mục đích, phương pháp nghiên cứu................................................1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT..............................................................................................2
1.1. Khái niệm........................................................................................................2
1.2. Đặc điểm..........................................................................................................2
1.3. Phân loại..........................................................................................................2
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN...........................................................4
1.5. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách................................................5
1.6. Các giải pháp tăng thu NSNN........................................................................6
II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2019-2021.....................................................7
2.1. Giới thiệu khái quát về thu ngân sách nhà nước Việt Nam và thực trạng
thu ngân sách Việt Nam từ 2019-2021........................................................................7
2.1.1. Giới thiệu khái quát về thu ngân sách nhà nước Việt Nam..................7
2.1.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2019-2021. . .8
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng thu NSNN Việt Nam từ 2019-2021.............9

2.3.1. Tích cực..................................................................................................14
2.3.2. Hạn chế...................................................................................................14
III. CÁC ĐẶC ĐIỂM RÚT RA QUA PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ.........................15
3.1. Chủ trương, định hướng của Nhà nước trong việc thu NSNN..................16
3.2. Một số giải pháp cải thiện thu NSNN ở Việt Nam......................................16
KẾT LUẬN..............................................................................................................17
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................19



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề bài
Như chúng ta đã biết ngân sách nhà nước là khâu quan trọng của hệ thống tài chính,
nó đóng vai trị chỉ đạo và tổ chức hoạt động của hệ thống tài chính. Đề cập đến ngân
sách nhà nước chúng ta phải nói đến tình hình thu ngân sách nhà nước hiện nay. Cùng với
quá trình đẩy mạnh đổi mới nền kinh tế đất nước, cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt
Nam đã có những chuyển biến tích cực, quy mơ ngân sách nhà nước ngày càng mở rộng.
Chính sách động viên ngân sách nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, đã động viên hợp lý,
kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và tài nguyên, đất đai. Tuy nhiên, trong cấu thu ngân
cơ sách nhà nước vẫn còn nhiều thách thức. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước chưa hoàn
toàn bền vững, việc thực hiện giảm thuế theo các cam kết hội nhập gây sức ép không nhỏ
đối với nguồn thu ngân sách nhà nước trong tương lai. Tốc độ thu ngân sách nhà nước
giảm dần, do hiệu quả nền kinh tế chưa cao.
Trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 diễn ra phức tạp đã tác động không nhỏ đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà
nước của ngành tài chính trong năm 2020 trở nên nặng nề hơn. Nhằm điều sách tiết nền
kinh tế có hiệu quả và góp phần đổi mới cơ cấu thu ngân nhà nước ở Việt Nam theo
hướng bền vững đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải sử dụng hiệu quả các cơng cụ chính sách
tài chính, tiền tệ, đặc biệt là chính sách thu chi ngân sách nhà nước. Qua trên ta thấy được

vai trị quan trọng của chính sách thu chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là thu ngân sách
nhà nước. Chính vì vậy chúng tơi đã chọn đề tài: “Phân tích đánh giá thực trạng thu ngân
sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ 2019 - 2021”, thông qua việc phân tích tình hình
thu ngân sách nhà nước ở những năm gần đây sẽ góp phần làm rõ được thực trạng quản
lý thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2019 – 2021 và đề ra những giải pháp để ổn định
NSNN.
2. Nội dung, mục đích, phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: tình hình thu NSNN từ 2019 - 2021.
- Mục đích nghiên cứu: đề tài tìm hiểu và phân tích thực trạng thu NSNN ở Việt Nam
trong giai đoạn 2019 - 2021 nhằm làm rõ hơn vai trò của NSNN trong các lĩnh vực kinh
tế xã hội, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu NSNN.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các kiến thức, thông tin, số liệu phục vụ đề tài.
+ Phương pháp phân tích, so sách: thực hiện việc phân tích, so sách số liệu thu thập
được nhằm rút ra được các kết luận phục vụ mục tiêu của đề tài.
1


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Khái niệm
- Thu NSNN có thể được hiểu là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy
động, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết
nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
- Thu Ngân sách là một trong hai mặt hoạt động cơ bản của Ngân sách Nhà nước. Về
mặt bản chất kinh tế, thu NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị
nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung một
phần nguồn tài chính trong xã hội hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước.
1.2. Đặc điểm

- Thu NSNN có hai đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, thu NSNN là một hình thức phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa NN
với các chủ thể trong xã hội dụa trên quyền lực của NN nhằm giải quyết hài hòa các mối
quan hệ về lợi ích kinh tế. Sự phân phối này là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu
cầu tồn taih và phát triển của bộ máy NN cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng của
NN.
Thứ hai, thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù
kinh tế khác như giá cả, thu nhập, lãi suất, ... trong đó, chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực
trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng đến quy mơ và mức độ đọng viên của thu NSNN là
tổng sản phầm quốc nội. Sự vận động của các phạm trù giá trị này vừa tác động đến sự
tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu
NSNN.
1.3. Phân loại
Phân loại thu NSNN được hiểu là việc sắp xếp các nguồn thu, khoản thu thành những
nhóm, loại nhất định theo những tiêu thức phù hợp nhằm đap ứng nhu cầu về nghiên cứu
và quản lý. Có thể phân loại như sau:
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu:
+ Thuế:

2


Là một hình thức đóng góp của các tổ chức và các nhân cho NN mang tính nghĩa vụ,
khơng mang tính chất hồn trả nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho NN. Trong đó, thuế
được chia thành hai loại đó là thuế gián thu và thuế trực thu khi căn cứ và tính chất điều
tiết và chuyển giao của thuế. Còn khi căn cứ vào đối tượng đánh thuế, gồm thuế tiêu
dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.
+ Lệ phí:
Là khoản thu của NSNN vừa mang tính chất bù đắp chi phí cho việc thực hiện một số
thủ tục hành chính của NN, vừa mang tính động viện đóng góp cho NSNN. Bên cạnh đó,

lệ phí cũng là khoản thu mang tính bắt buộc và chỉ những người được hưởng những lợi
ích từ hoạt động quản lý hành chính NN thì mới phải nộp.
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế nhà nước:
Gồm thu nhập từ vốn góp của NN vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của NN tức
cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của NN và thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản, tài
nguyên của quốc gia.
+ Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp:
Là những khoản thu của NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho người dân được thụ
hưởng lợi ích từ các hoạt động sự nghiệp cơng lập, vừa mang tính chất động viên đóng
góp cho NSNN.
+ Thu từ vay nợ và viện tợ không hoàn lại:
Để bù đắp thiếu hụt NSNN và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, NN tiến
hành huy động các nguồn tiền trong xã hội dưới các hình thức khác nhau trong đó phải kể
đến các khoản vay trong nước (phát hành trái phiếu, tín phiếu, ...) và ngồi nước (ký hiệp
định vay nợ với Chính phủ nước cung cấp tín dụng hoặc với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế, ...)
+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước:
Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối
lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho
thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
+ Thu khác: phạt, tịch thu, tịch biên tài sản, ...
- Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu
+ Thu thường xuyên: là những khoản thu của NSNN phát sinh có tính chất thường
xun trong đó chủ yếu là thuế và lệ phí.
3


+ Thu không thường xuyên: Là những khoản thu phát sinh có tính chất khơng thường
xun hay bất thường như tiền bán nhà, cổ phần thuộc sở hữu NN, thu viện trợ, vay

nợ, ...
- Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN
+ Thu trong cân đối NSNN: Là các khoản thu được xác định và thực hiện trong mối
quan hệ cân đối với chi Ngân sách Nhà nước. Thuộc khoản thu này bao gồm các khoản
thu thường xuyên và thu khơng thường xun.
+ Thu ngồi cân đối NSNN (thu bù đắp thiếu hụt NSNN): khi lập dự toán NSNN, nếu
số thu NSNN không đủ đáp ứng nhu cầu chi NSNN trong một năm nào đó thì Nhà nước
phải huy động thêm các nguồn khác mà chủ yếu là đi vay.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN
- GDP bình quân đầu người: Tổng GDP phản ánh quy mô của nền kinh tế, từ đó
quyết định đến tổng thu NSNN, cịn GDP bình qn đầu người là một chỉ tiêu phản ánh
trình độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng
và đầu tư của một nước.GDP bình quân đầu người là một yếu tố khách quan quyết định
mức động viên của Ngân sách Nhà nước. Do đó, khi xác định mức độ động viên thu nhập
vào NSNN mà thoát ly chỉ tiêu này thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề
tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế.
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân càng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và mở rộng của các
nguồn thu nhập trong nền kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng nâng cao khả năng huy
động choNSNN. Đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu cho NSNN. Do
vậy, khi xác định tỷ suất thu Ngân sách cần căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong
nền kinh tế để đảm bảo việc huy động của Ngân sách Nhà nước khơng gây khó khăn về
mặt tài chính cho các hoạt động kinh tế.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế suy
giảm, Nhà nước thường giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế. Ở
những nước chậm phát triển và đang phát triển, tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền
kinh tế cịn thấp, khi đó Nhà nước cũng khơng thể ấn định tỷ suất thu NSNN ở mức cao
nhằm kích thích các hoạt động kinh tế và ni dưỡng nguồn thu.
- Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng

sản): Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì việc khai
thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước. Kinh
nghiệm của các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên
4


20% tổng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu Ngân sách sẽ cao và có khả năng tăng
nhanh. Với cùng một điều kiện phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu
mỏ và khống sản lớn thì tỷ lệ động viên vào NSNN cũng lớn hơn. Ở các nước trong
khối OPEC, tỷ trọng này khá cao nên tỷ lệ động viên vào NSNN cũng khá lớn. Chẳng
hạn, tỷ suất thuế của Venezuela là 20%, Liberia là 22,6%, Tunisia là 29,8%. Ở Việt Nam,
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ không cao như nhiều nước, song tỷ lệ động viên
vào NSNN cũng đạt trên 20% và góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ lệ động viên vào
NSNN.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Mức độ trang trải các khoản
chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô tổ chức của bộ máy Nhà
nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà
nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước.
Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của Nhà nước khơng có khả năng tăng
lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ đòi hỏi tỷ suất thu của Ngân sách cũng
tăng lên. Các nước đang phát triển thường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu của NSNN
vượt quá khả năng thu, nên các Chính phủ thường phải vay nợ để bù đắp bội chi.
- Tổ chức bộ máy thu nộp: Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng đến chi phí và hiệu
quả hoạt động của bộ máy này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc
Nhà nước gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là
yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu Ngân sách Nhà nước mà vẫn thỏa mãn được các nhu
cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước.
1.5. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách
Trong lịch sử, việc thiết lập hệ thống thu NSNN thường tuân thủ hai nguyên tắc chỉ
đạo sau:

- Nguyên tắc thu theo lợi ích: Theo nguyên tắc này, việc thiết lập hệ thống thu NSNN
phải căn cứ vào lợi ích mà người đóng góp có thể nhận được từ những hàng hóa và dịch
vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp. Trên thực tế, đây là ngun tắc có tính chất lý
tưởng, bởi lẽ khó có thể xác định chính xác mức độ lợi ích mà từng người đóng góp có
thể nhận được từ việc Nhà nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ công. Mặt khác, việc thu
NSNN mà chủ yếu là thu thuế khơng chỉ nhằm mục đích trang trải các chi phí cho Nhà
nước trong việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ cơng mà cịn nhằm thực hiện
nhiều mục đích kinh tế - xã hội khác như trợ cấp xã hội, cứu tế xã hội, ... Do đó, nếu vận
dụng nguyên tắc này trong thiết lập hệ thống thuế thì sẽ thu hẹp các chức năng xã hội của
Nhà nước

5


- Nguyên tắc thu theo khả năng: Theo nguyên tắc này, việc thiết lập các mức thu phải
dựa vào khả năng thu nhập của người nộp. Người có thu nhập cao thì phải đóng thuế ở
mức cao và ngược lại. Đây cũng là một nguyên tắc lý tưởng bởi lẽ việc thi hành nó sẽ gặp
phải một số trở ngại: khó xác định chính xác và đầy đủ khả năng thu nhập của người nộp
và sẽ tạo ra nhiều mức thuế mới có thể đáp ứng đúng yêu cầu của nguyên tắc này.
Ở Việt Nam, trong quá trình cải cách và hoàn thiện hệ thống thu Ngân sách Nhà
nước, đặc biệt là đối với hệ thống thuế, cần tôn trọng và chấp hành các nguyên tắc căn
bản như sau:
- Nguyên tắc ổn định và lâu dài: Nguyên tắc này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho
cơng tác kế hoạch hố Ngân sách, vừa kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc này địi hỏi trong những điều kiện hoạt động kinh
tế bình thường thì phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không được gây xáo trộn
lớn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của Ngân sách Nhà nước phải thích
hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Thực hiện nguyên tắc này cần phải lựa chọn đối tượng tính thuế sao cho đối tượng đó ít
có sự biến động. Kinh nghiệm cho thấy thuế đánh trên hàng bán (thuế đánh trên chi phí)

có khuynh hướng ổn định hơn thuế đánh trên thu nhập. Bởi vì, khi nền kinh tế suy thoái,
thu nhập giảm đi làm giảm nguồn thu của Ngân sách Nhà nước từ thuế thu nhập, nhưng
người ta vẫn phải mua sắm, chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu cho nên nguồn thu từ
thuế đánh trên tiêu dùng vẫn không giảm hoặc biến động không lớn.
- Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng: Nguyên tắc này địi hỏi việc thiết lập hệ thống
thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã
hội, thành phần kinh tế. Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập
của người chịu thuế. Để đảm bảo được ngun tắc cơng bằng trong xây dựng hệ thống
thuế thì cần phải kết hợp giữa các sắc thuế trực thu với các sắc thuế gián thu.
- Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: Nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết lập hệ thống
thuế, cá điều khoản quy định của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở
đánh thuế, ... để tránh tình trạng lách luật, trốn thuế. Hơn nữa, việc sửa đổi bổ sung các
điều khoản trong các sắc thuế không phải lúc nào cũng thực hiện được, cho nên các điều
khoản trong luật phải bao quát và phù hợp với hoạt động của nền kinh tế - xã hội.
- Nguyên tắc đơn giản: Nguyên tắc này đòi hỏi trong mỗi sắc thuế cần hạn chế số
lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một
sắc thuế. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực
tiễn, tạo thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế, tránh được những hiện
tượng tiêu cực như trốn, lậu thuế, hối lộ, ...
6


1.6. Các giải pháp tăng thu NSNN
- Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng
thu cho ngân sách, Nhà Nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để ni dưỡng, tái
tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài
nguyên vì mục đích trước mắt.
- Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho NSNN, vừa khuyến
khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
- Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN phải được đặt trên cơ sở thu

nhập và mức sống của dân.
- Bốn là, dùng NSNN đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong
những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn chính mới.
- Năm là, Nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm
tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.

II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2019-2021
2.1. Giới thiệu khái quát về thu ngân sách nhà nước Việt Nam và thực trạng thu
ngân sách Việt Nam từ 2019-2021
2.1.1. Giới thiệu khái quát về thu ngân sách nhà nước Việt Nam
- Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện của nhà sản
xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước. Đó
là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong
nền kinh tế thơng qua q trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung
quan trọng nhất của Nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của Nhà nước về mọi mặt. Ngân sách nhà nước cũng đã trở thành công cụ quan trọng
nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường,
huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cũng như điều tiết thu nhập nhằm
đảm bảo công bằng xã hội. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó thì Nhà nước cần có
được nguồn ngân sách dồi dào để định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất
kinh doanh, cân đối được kế hoạch chi ngân sách theo dự toán.
- Thu NSNN không chỉ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà cịn là cơng cụ
hữu hiệu để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế. Những năm gần đây, thu NSNN hàng năm
liên tục gia tăng, chiếm trên 20% GDP. Thu NSNN liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh
7


vực, đối tượng khác nhau. Với vị trí, vai trị quan trọng như vậy nên thời gian qua, lĩnh
vực quản lý thu NSNN đã được chú trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, NSNN

còn bội chi, yêu cầu của thu NSNN là: đảm bảo tập trung nguồn thu, thu đúng, thu đủ,
thu kịp thời, tăng cường bồi dưỡng nguồn thu vẫn được xác định là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm đủ nguồn lực, phục vụ tốt các nhiệm vụ chiến lược
mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
2.1.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2019-2021
-

Năm 2019:

+ Dự toán NSNN năm 2019 được Quốc hội dự toán với tổng số thu là 1411,300 tỷ
đồng, tương đương 3,6% GDP. Quyết toán thu NSNN đạt 1551,074 tỷ đồng, tăng
139,774 tỷ đồng (+10,1%) so dự toán, chủ yếu do tăng thu từ các khoản thu về nhà, đất,
thu khác ngân sách, thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thơ.
+ Năm 2019 tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, có nhiều yếu tố khơng thuận lợi,
kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại; trong nước, nhiều khó khăn, hạn chế
tồn tại của nền kinh tế cùng với thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt dịch bệnh đã ảnh
hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân và hoạt động thu NSNN.
-

Năm 2020:

+ Tại thời điểm cuối tháng 10, 11 năm 2020, mọi dự báo về kinh tế vĩ mô đều không
khả quan do tác động không thuận của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Chính phủ đã báo
cáo Quốc hội dự tốn thu NSNN là 1512,3 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt
1349,8 nghìn tỷ đồng, bằng 87,7% dự toán, giảm 162,500 tỷ đồng.
+ Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và những diễn biến
thất thường của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; nhưng nhờ triển khai thực hiện có
hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế những
tháng cuối năm đã góp phần làm gia tăng số thu NSNN. Kết quả thực hiện thu NSNN cả
năm đạt 1507,8 nghìn tỷ đồng, tăng 158 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, bằng

98% so dự toán, giảm 2,79% so với thực hiện năm 2019; tỷ lệ động viên thu NSNN đạt
24%GDP, riêng động viên từ thuế và phí đạt 19,1%GDP.
-

Năm 2021:

+ Năm 2021, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, thách thức, song với sự linh hoạt, chủ
động trong điều hành, vừa triển khai các giải pháp thu ngân sách, vừa tích cực hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp, ngành Tài chính đã hồn thành tồn diện nhiệm vụ tài chínhngân sách.

8


+ Thu NSNN năm 2021 ước đạt 1365,530 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% (vượt 22.2 tỷ
đồng so với dự toán 1343,330 nghìn tỷ đồng), tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020.
Trong đó, chủ yếu tăng thu từ dầu thơ, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu tiền sử
dụng đất; thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất – kinh doanh (vượt 14,5% dự toán,
tăng 11,3% so với thực hiện năm 2020); tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 18,6% GDP (vượt
mục tiêu 15,5% GDP).
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng thu NSNN Việt Nam từ 2019-2021

Bảng (H): Thu NSNN Việt Nam giai đoạn 2019-2021


2019
Dự tốn
Nghìn
tỷ
đồng


% so
với
tổng
thu

Tổng thu
ngân sách
nhà nước

1411,
3

_

Thu nội
địa

1173,
5

83,1

Thu từ
dầu thô

44,6

Thu cân
đối từ
hoạt động

XK, NK
Thu viện
trợ khơng
hồn lại

Nội dung

2020

Quyết tốn

Nghìn tỷ
đồng

% so
với
tổng
thu

Dự tốn
Nghìn
tỷ
đồng

% so
với
tổng
thu

2021


Quyết tốn

Nghìn
tỷ đồng

%
so
với
tổng
thu

Dự tốn

Quyết tốn

Nghìn
tỷ
đồng

% so
với
tổng
thu

Nghìn
tỷ
đồng

%

so
với
tổng
thu

1551,074

_

1512,3

_

1507,8

_

1343,3
3

_

1365,5
30

_

1273,884

82,1


1264,1

83,59

1290,9

85,6

1133,5

84,38

1133,2

82,1

3,16

56,251

3,6

35,2

2,33

34,6

2,29


23,2

1,73

35,2

2,6

189,2

13,4

214,251

13,8

208

13,75

177,5

11,7
7

178,5

13,3


189

13,8

4

0,3

6,688

0,4

5

0,33

4,8

0,32

8,13

0,6

8,13

0,4

-


Năm 2019:

5

Nhìn chung năm 2019 tổng quyết toán thu ngân sách nhà nước tăng so với dự toán.
Cụ thể dự toán NSNN năm 2019 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1411,3
nghìn tỷ đồng. Quyết tốn thu NSNN đạt 1551,074 nghìn tỷ đồng, tăng 139,774 nghìn tỷ
9


đồng (109,9%) so với dự toán, chủ yếu do tăng thu từ các khoản thu về nhà, đất, thu khác
ngân sách, thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô. Trong đó:
+ Thu nội địa: quyết tốn đạt 108,55% (1273,884 nghìn tỷ đồng) so với dự tốn, tăng
100,384 nghìn tỷ đồng, cơ cấu thu nội địa năm 2019 tiếp tục có chuyển biến, bền vững
hơn, tỷ trọng thu nội địa tăng so với các năm trước (năm 2016 là 80,0% tổng thu NSNN,
năm 2017 là 80,3%, năm 2018 là 80,7%, năm 2019 là 82,26%), chủ yếu nhờ tăng thu về
nhà, đất, tăng thu từ thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu,
chi của Ngân hàng nhà nước; Tuy nhiên, số thu ở 3 khu vực kinh tế khơng đạt dự tốn
được giao (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 92,9%; thu từ khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đạt 99,3%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt
98,6% dự tốn), bởi một số ngành có đóng góp số thu lớn cho NSNN như nhóm ngành
khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ôtô trong nước, sản xuất linh kiện điện thoại,… tăng
trưởng thấp hơn dự kiến, giảm so với các năm trước; số doanh nghiệp mới thành lập tăng
song chủ yếu là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ được hưởng chính sách ưu đãi
thuế theo quy định của luật nên số thuế đóng góp cho NSNN chưa đạt như khi xây dựng
dự toán; số doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh, giải thể, tạm ngừng hoạt động ở mức
cao,...
+ Thu từ dầu thơ: quyết tốn đạt 126,1% (56.251 tỷ đồng), tăng 11,651 nghìn tỷ
đồng so với dự toán (cơ cấu chủ yếu do giá dầu thanh tốn bình qn đạt 67,5
USD/thùng, tăng 2,5 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán (65 USD/thùng); sản lượng

thanh toán đạt 11,04 triệu tấn, cao hơn dự toán 0,61 triệu tấn.
+ Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: quyết tốn đạt 113,2%
(214,251 nghìn tỷ đồng), tăng 25,051 tỷ đồng so với dự toán. Trong năm 2019 một số
mặt hàng có thuế suất cao, số thu lớn tăng mạnh so với dự toán như than đá, ôtô nguyên
chiếc, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, linh kiện
phụ tùng ôtô..., nên giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 7,7 % và tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra thuế, tăng thu nợ đọng thuế, nợ thuế đã giảm so với năm trước, góp
phần tăng thu NSNN.
+ Thu viện trợ khơng hồn lại: quyết tốn đạt 167,2% (6,688 nghìn tỷ đồng), tăng
2,688 nghìn tỷ đồng so với dự tốn.
Năm 2019 tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, có nhiều yếu tố khơng thuận lợi,
kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại; trong nước, nhiều khó khăn, hạn chế
tồn tại của nền kinh tế cùng với thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn
đến sản xuất, đời sống nhân dân và thu ngân sách nhà nước nhưng nhìn chung đầu năm
2019 vẫn ổn định nên thu ngân sách cao hơn so với dự toán.
10


-

Năm 2020:

Năm 2020 tổng quyết toán thu ngân sách nhà nước giảm so với dự toán. Cụ thể dự
toán NSNN năm 2020 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1512,3 nghìn tỷ đồng.
Quyết tốn thu NSNN đạt 1507,8 nghìn tỷ đồng (99,7%), giảm 4500 tỷ đồng so với dự
toán, chủ yếu do thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 nên nền kinh tế Việt Nam rơi vào giảm
sâu và chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 2,9% (mặc dù các nước trong khu vực đều tăng
trưởng âm). Theo đó, thu ngân sách cũng giảm mạnh:
+ Thu nội địa: quyết tốn đạt 102,1% (1.290,9 nghìn tỷ đồng), tăng 26,8 nghìn tỷ
đồng so với dự tốn. Bởi trong năm đã thực hiện nhiều giải pháp miễn, giảm, giãn thuế

và các khoản thu NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân chịu
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vì vậy, khơng kể số thu tiền sử dụng đất, thu hồi vốn
NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế, các khoản thu nội địa cịn lại chỉ có 40% đạt và
vượt dự tốn, 60% cịn lại khơng đạt dự tốn.
+ Thu từ dầu thơ: quyết tốn đạt 98,3% (34,6 nghìn tỷ đồng), giảm 600 tỷ đồng so
với dự tốn. Giá dầu thơ bình qn đạt 45,7 USD/thùng, giảm 14,3 USD/thùng so giá dự
toán; sản lượng thanh toán đạt 9,56 triệu tấn, tăng 540 nghìn tấn so kế hoạch.
+ Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: quyết tốn đạt 85,3% (177,5
nghìn tỷ đồng), giảm 30,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán. Trên cơ sở: tổng số thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu đạt 314,57 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo thực tế
phát sinh là 137 nghìn tỷ đồng.
+ Thu viện trợ khơng hồn lại: quyết tốn đạt 96% (4,8 nghìn tỷ đồng), giảm 200 tỷ
đồng so với dự tốn.
-

Năm 2021:

Theo thơng tin từ Bộ Tài chính, tổng số thu ngân sách Nhà nước tăng so với dự toán.
Cụ thể dự toán NSNN năm 2021 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1343,303
nghìn tỷ đồng. Quyết tốn thu NSNN đạt 101,7% (1365,530 nghìn tỷ đồng) so với dự
tốn và tăng 22,227 nghìn tỷ đồng so dự tốn.
+ Thu nội địa: quyết tốn đạt 99,97% (1290,9 nghìn tỷ đồng), giảm 300 tỷ đồng so
với dự tốn.
+ Thu từ dầu thơ: quyết tốn đạt 151,7% (35,2 nghìn tỷ đồng), tăng 12 nghìn tỷ đồng
so với dự tốn.
+ Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: quyết toán đạt 105,8% (189 nghìn tỷ
đồng), tăng 10,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán.
11



+ Thu viện trợ khơng hồn lại: quyết tốn đạt 100% (8,130 nghìn tỷ đồng), đạt đúng
chỉ tiêu so với dự toán.
Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính nhận định, thu
ngân sách nhà nước trong thời gian tới vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức do việc tiếp
tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số chính sách thu để hỗ trợ nền kinh tế; trong khi đó,
nhu cầu chi phịng chống dịch bệnh lớn, nên áp lực gia tăng đối với thu ngân sách nhà
nước.
-

Giai đoạn từ năm 2019-2020:

Dựa vào dữ liệu thống kê về thu ngân sách nhà nước 2019-2020 (Bảng H) ta có thể
thấy tổng số thu ngân sách nhà nước dự tốn năm 2019 là 1411,3 nghìn tỷ đồng thấp hơn
năm 2020 là 101 nghìn tỷ đồng; trên thực tế tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 lại
cao hơn năm 2020 là 43,3 nghìn tỷ đồng. Tại thời điểm đầu năm 2020, mọi dự báo về
kinh tế vĩ mô đều không khả quan do tác động không thuận lợi của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội dự kiến thu NSNN năm 2020 tăng 101 nghìn tỷ
đồng so với năm 2019. Nhưng thực tế thu giảm 43,3 nghìn tỷ đồng.
+ Nguồn thu nội địa: từ năm 2019-2020 nguồn thu nội địa theo dự toán và thực tế
thu đều tăng. Dự tốn tăng từ 83,15%(1173,5 nghìn tỷ đồng) lên 83,59 % (1264,1 nghìn
tỷ đồng) là 0,44%(90,6 nghìn tỷ đồng), năm 2020 gấp 1 lần 2019. Thực tế thu tăng từ
82,1% lên 85,6% là 3,5% (17,016 nghìn tỷ đồng); năm 2020 tăng gấp 1,04 lần năm 2019
+ Nguồn thu từ dầu thô: từ năm 2019-2020 nguồn thu từ dầu thơ theo dự tốn và
thực tế đều giảm. Dự tốn giảm từ 3,16% (44,6 nghìn tỷ đồng) xuống 2,33 % (35,2 nghìn
tỷ đồng) là 0,83% (9,4 nghìn tỷ đồng), năm 2020 chỉ bằng 1,36 lần 2019. Thực tế thu
giảm từ 3,6% xuống 2,29% là 1,31% (21,651 nghìn tỷ đồng); năm 2020 chỉ bằng 1,57 lần
năm 2019.
+ Nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: từ năm 2019-2020 nguồn
thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo dự tốn tăng từ 13,4% (189,2 nghìn
tỷ đồng) lên 13,75% (208 nghìn tỷ đồng) là 0,35% (18,8 nghìn tỷ đồng) gấp 1,02 lần năm

2019; nhưng thu thực tế giảm từ 13,8% xuống 11,77% là 2,03% (36,739 nghìn tỷ đồng)
chỉ bằng 1,17 lần năm 2019.
+ Nguồn thu viện trợ khơng hồn lại: Từ năm 2019-2020 nguồn thu từ viện trợ
khơng hồn lại theo dự tốn tăng, tăng từ 0,3% (4 nghìn tỷ đồng) đến 0,33% (5 nghìn tỷ
đồng) là 0,03% (1000 tỷ đồng), gấp 1,1 lần năm 2019; nhưng thực tế thu lại giảm từ 0,4%
xuống 0,32% là 0,08% (330 tỷ đồng), chỉ bằng 1,25 lần năm 2019.

12


Như vậy, nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu thu từ nguồn thu nội địa và thu cân
đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; thấp nhất là nguồn thu viên trợ khơng hồn lại.
Cho đến nay, tất cả các mục tiêu mà Nghị quyết 07 đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020 đều
đã đạt và vượt mức quy định; cho tới trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 tức đầu năm
2019 đến cuối năm 2019 khi dịch bùng phát thì nguồn thu NSNN đều vượt dự tốn, quy
mơ thu NSNN bình qn đạt khoảng 25,5%GDP. Riêng năm 2020 tổng thu ngân sách nhà
nước có xu hướng giảm so với dự toán nhưng cũng đạt được con số khá cao khi dịch
bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
-

Giai đoạn từ năm 2020-2021:

Năm 2021 là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế, trong suốt hai năm chịu tác
động của dịch COVID-19, Bộ Tài chính vừa phải phấn đấu hồn thành dự tốn thu ngân
sách Nhà nước hàng năm được Quốc hội quyết định, vừa lo các khoản chi cho chống dịch
và hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19. Điều này đã dẫn đến nguồn thu ln bị đe dọa thiếu hụt.
Ở bảng (H) ta có thể thấy tổng thu ngân sách nhà nước theo dự tốn từ năm 20202021 có xu hướng giảm mạnh là 168,97 nghìn tỷ đồng, năm 2021 nguồn thu theo theo dự
toán chỉ bằng 1,13 lần năm 2020. Dẫn đến quyết tốn cũng giảm mạnh xuống 1.365,530
nghìn tỷ đồng là 142,27 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 1,1 lần năm 2019.

+ Nguồn thu nội địa: từ năm 2020-2021 nguồn thu nội địa theo dự toán tăng nhẹ từ
83,50% lên 84,38% là 0,79% nhưng quy mơ lại giảm 130,6 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 1 lần
năm 2020. Quyết toán giai đoạn này về quy mô và cơ cấu đều giảm. Cơ cấu giảm 3,5 %
và quy mơ giảm 157,7 nghìn tỷ đồng
+ Nguồn thu từ dầu thơ: theo dự tốn quy mơ và cơ cấu nguồn thu từ dầu thơ có xu
hướng giảm; Giảm từ 2,33% xuống 1,73% là 0,6% (12 nghìn tỷ đồng) năm 2021 chỉ bằng
1,3 lần năm 2020. Thực tế thu nội địa giai đoạn này tăng nhẹ là 0,31% (+0,6 nghìn tỷ
đồng).
+ Nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: theo dự toán từ năm 20202021 nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giảm không đáng kể từ là
0,45% (-45000 tỷ đồng), chỉ bằng 1 lần năm 2020. Thực tế thu giai đoạn này tăng 2% (+
11,5 nghìn tỷ đồng).
+ Nguồn thu viện trợ khơng hồn lại: từ năm 2020-2021 nguồn thu viện trợ khơng
hồn lại theo dự tốn tăng nhẹ là 0,27% (+ 3,13 nghìn tỷ đồng), gấp 1,81 lần năm 2020.
Thực tế thu cũng tăng là 0,08 % (+3,33 nghìn tỷ đồng).

13


Như vậy, giai đoạn từ năm 2019-2021 là khoảng thời gian khó khăn đối với tổng
nguồn thu ngân sách nhà nước. Nguồn thu ngân sách nhà nước cả về dự tốn và quyết
tốn tuy có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019-2020 nhưng nhìn chung từ năm 20192021 giảm đáng kể là 185,544 nghìn tỷ đồng.
2.3. Tác động của thu NSNN
2.3.1. Tích cực
Nhìn chung thu NSNN ln giữ được trạng thái gia tăng và vượt dự toán, lượng thu
năm sau có xu hướng cao hơn năm trước.
Trong đó, thu từ dầu thô, bất động sản, hoạt động XNK chiếm tỉ trọng lớn và khơng
ngừng tăng, thu từ phí, lệ phí, ... và các nguồn thu khác của NSNN cũng tương đối ổn
định.
Dựa vào bảng cơ cấu các chỉ tiêu thu NSNN thì ta thấy nguồn thu NSNN chủ yếu
được thu từ nguồn thu nội địa. Đó là các nguồn thu do các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình

hay các doanh nghiệp đóng thuế cho Nhà nước. Trong giai đoạn 2019-2021 thì cơ cấu chỉ
tiêu thu nội địa liên tục được tăng lên. Năm 2020 thu nội địa tăng 11,3% so với thực hiện
năm 2019 điều đó cho thấy Chính phủ đã thành công trong việc quản lý việc thu thuế
cũng như có những chính sách đúng đắn, tích cực nhằm hạn chế được tình trạng trốn
thuế.
Thuế đã được xem xét đúng với vai trị cơ bản của nó trong cơ chế thị trường là tạo
nguồn thu chủ yếu cho NSNN, hệ thống thuế đã và đang được cải tạo theo hướng mở
rộng cơ sở thu thuế, tăng được tỉ lệ động viên từ thuế so với GDP, các sắc thuế có nội
dung tương đối rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và không trùng lắp, nhiều sắc thuế
mới ban hành phù hợp với điều kiện nước ta và thơng lệ quốc tế, ví dụ như thuế thu nhập,
thuế đất đai, thuế sử dụng tài nguyên,... Hiện tượng thất thu được hạn chế. Ngành thuế
đang tiếp tục thực thi hiệu quả các giải pháp mà chính phủ chỉ thị, chăm lo cho công tác
quản lý và nâng cao trình độ của cán bộ thuế nên trong giai đoạn này đã ln hồn thành
dư tốn được giao.
Chính phủ đã điều chỉnh và rà soát các nguồn thu ngân sách, chú trọng vào các
nguồn thu lớn như thu dầu mỏ, hoạt động xuất nhập khẩu, bất động sản, ...đồng thời
những hoạt động kinh tế nhà nước không ngừng phát triển cũng đóng góp một phần ổn
định vào NSNN. Nền kinh tế tăng trưởng đã thúc đẩy các cá nhân, tổ chức trong và ngồi
nước đóng góp vào NSNN đồng thời các doanh nghiệp trong nước đã tích cực hơn trong
đổi mới quản lý và, nâng cao chất lượng sản phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
nhanh.
14


Mặt khác Chính phủ cũng đã sử dụng tốt các công cụ kinh tế vĩ mô như phát hành
trái phiếu đã huy động được nguồn vốn trong dân cư đóng góp trực tiếp vào NSNN…
2.3.2. Hạn chế
Trong giai đoạn 2019 - 2021, bên cạnh những thuận lợi nền kinh tế vẫn cịn khơng ít
tồn tại, hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, độ mở nền kinh tế cao, khả năng chống chịu,
thích ứng với tác động bên ngồi cịn yếu, đặc biệt là trong tình hình đại dịch Covid-19

diễn ra phức tạp.
Một là, cơ cấu thu NSNN chưa thực sự bền vững.
Nguồn thu trong nước tăng chậm do hiệu quả kinh tế còn thấp; nguồn thu NSNN
chưa bắt nguồn từ kết quả sản xuất, kinh doanh, từ hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nền kinh
tế, một số khoản thu không ổn định như thu từ bán dầu thô, thu thuế xuất nhập khẩu, thu
từ đất… Điều này làm cho thu NSNN nhạy cảm với tình hình kinh tế - chính trị trên thế
giới.
Hai là, về chính sách thu NSNN nói chung, chính sách thuế nói riêng cũng cịn có
những hạn chế.
Phạm vi điều tiết vĩ mơ của các chính sách thu NSNN, nhất là các sắc thuế còn hẹp,
chưa bao quát được các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế đã và đang phát sinh, phát
triển rất đa dạng trong nền kinh tế thị trường.
Chính sách thu NSNN nhằm thực hiện mục tiêu “khoan sức dân” đã góp phần thúc
đẩy sản xuất phát triển, song cũng bị ảnh hưởng dẫn đến giảm thu NSNN khá mạnh
(khoảng 1% GDP/năm). Đáng chú ý là, nhiều sắc thuế đã thu hẹp đối tượng chịu thuế,
giảm thuế suất, tăng mức giảm trừ gia cảnh có khi nhanh hơn dự kiến ban đầu (thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân). Thực hiện miễn, giảm
thuế; cắt giảm, bãi bỏ hàng trăm khoản phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia
tăng, thu nhập doanh nghiệp và thu tiền sử dụng đất; giảm thuế suất thuế thu hập doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp...
Các chính sách này đã phần nào ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trong ngắn và dài
hạn. Việc khai thác các khoản thu từ đất đai, tài nguyên diễn ra khá nhanh, dẫn đến những
tác động không nhỏ về kinh tế - xã hội và mơi trường. Một số địa phương vì muốn bảo
đảm nguồn thu nên đã bán đất đai, sử dụng tài ngun q mức, trong đó có tài ngun
khơng tái tạo, tạo ra những hệ lụy lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.

15



Ba là, công tác quản lý và điều hành thu NSNN cịn tồn tại tình trạng thất thu, trốn
thuế, lậu thuế, chuyển giá. Tình trạng thất thu cịn khá phổ biến, hiệu quả kiểm sốt
nguồn thu ngân sách cịn hạn chế.
Công tác quản lý, kê khai thuế chưa được chặt chẽ, còn nhiều doanh nghiệp kê khai
thấphơn số thực tế phát sinh làm ảnh hưởng tình hình thu ngân sách cả số lượng và thời
gian. Các công tác kiểm tra, quyết toán thuế chưa được kiểm tra thường xuyên, khi kiểm
tra sai sót phải truy thu thuế cho thấy ngân sách thị cịn thất thu lớn. Cơng tác đơn đốc
nộp ngân sách đúng thời gian quy định chưa được quan tâm đúng mức, chưa đủ kiên
quyết, cịn xảy ra tình trạng chậm nộp hoặc nộp nhưng không đầy đủ nghĩa vụ thuế.

III. CÁC ĐẶC ĐIỂM RÚT RA QUA PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có đặt ra mục tiêu tổng quát: “…khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phục, phát huy ý chí và sức mạnh đại
đồn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ cơng cuộc
đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững
mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát
triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để đạt được mục tiêu đó, nguồn lực tài chính
có vai trị rất quan trọng, việc đổi mới cơ cấu và chính sách thu nhằm tạo lập nguồn thu
bền vững, động viên hợp lý vào ngân sách nhà nước tạo nguồn lực phục vụ mục tiêu trên
là rất quan trọng.
Với phần phân tích kết quả đạt được, những hạn chế trong cơ cấu và chính sách thu
ngân sách nhà nước như trên, những giải pháp đặt ra và hướng thay đổi trong tương lai
là:
3.1. Chủ trương, định hướng của Nhà nước trong việc thu NSNN
Một là, tăng thu ngân sách từ các nguồn nội địa, đặc biệt tăng tỷ trọng thu thuế từ sản
xuất kinh doanh, tăng tỷ trọng thuế trực thu trong cơ cấu thu thuế.
Hai là, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô và thuế nhập khẩu. Tăng tỷ
trọng thuế tài sản, thuế thu nhập cá nhân.
Ba là, hình thành một cơ cấu thuế hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều
tiết vĩ mô của Nhà nước. Cải cách thuế cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo

của thuế, đi đơi với việc mở rộng cơ sở thuế và giảm thuế suất. Rà soát lại các loại thuế
đang áp dụng đối với từng lĩnh vực cụ thể để đảm bảo thu cơng bằng, thu nhiều hơn đối
với những nhóm ngành nhiều lợi nhuận nhưng lại đóng góp thuế chưa tương xứng. Chú
trọng thuế môi trường, thuế tài nguyên…

16


Bốn là, điều chỉnh chính sách thu sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Tăng cường quản lý thu bằng cách đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tài chính… Hệ
thống thuế và thu ngân sách cần phải được điều chỉnh phù hợp để vừa bảo hộ hợp lý, có
chọn lọc trong sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư cơng nghệ mới, mở rộng thị
trường xuất khẩu, đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhằm bù đắp
phần thuế nhập khẩu bị cắt giảm do hội nhập kinh tế quốc tế
3.2. Một số giải pháp cải thiện thu NSNN ở Việt Nam
- Cần tiếp tục thực hiện đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế liên quan đến thu
ngân sách, trong đó đặc biệt là thủ tục hành chính, rà sốt, bãi bỏ, đơn giản hóa các điều
kiện kinh doanh, tập trung cho lĩnh vực thuế và hải quan, từ đó giúp gỡ khó khăn cho sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực cho phát triển kinh
tế để phục vụ tăng trưởng bền vững trong dài hạn, đặc biệt là giai đoạn hậu Covid-19.
- Do nguồn thu có hạn và tùy thuộc vào khả năng thu thuế, vì vậy việc nâng cao hiệu
quả chi tiêu công là một trong những giải pháp quan trọng. Cần thực hiện phân bổ NSNN
tập trung, sử dụng hiệu quả; Thực hiện cơ cấu chi NSNN vững chắc, theo đó vấn đề quan
trọng là phải kiểm sốt quy mơ chi trong phạm vi khả năng nguồn lực của nền kinh tế,
phù hợp với trình độ phát triển và hội nhập của đất nước; Cùng với đó, cần phải nâng cao
hiệu quả, hiệu lực phân bổ và sử dụng ngân sách, hiệu quả chi tiêu công, nhất là hiệu quả
chi đầu tư, tập trung cho các mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế, có giải pháp quyết liệt để
giải ngân có hiệu quả các dự án có sử dụng vốn đầu tư công.
- Đổi mới cơ cấu thu NSNN theo hướng tăng thu từ các khoản thu nội địa, giảm dần
sự phụ thuộc từ các nguồn thu từ tài nguyên. Tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo

của thuế, đi đôi với việc mở rộng cơ sở thuế và giảm thuế suất. Chính sách thuế phải bao
quát hết tất cả nguồn thu, cần đưa vào áp dụng các loại thuế mới để quản lý nguồn thu và
nâng cao vai trị điều tiết; rà sốt lại các loại thuế đang áp dụng đối với từng lĩnh vực cụ
thể để bảo đảm thu công bằng, thu nhiều hơn đối với những nhóm ngành nhiều lợi nhuận,
nhưng lại đóng góp thuế chưa tương xứng.
- Hoàn thiện thể chế về hệ thống điều hịa ngân sách, từ đó tạo ra động lực cho các
địa phương và thúc đẩy quá trình tự chủ về thu và tiềm năng thu của các địa phương, cụ
thể cần chú trọng:
+ Cân nhắc tạo thêm cơ hội nâng cao tự chủ về thu cho các địa phương. Chẳng hạn,
áp dụng thuế bất động sản hiện đại (là sắc thuế rất phổ biến ở cấp địa phương trên toàn
thế giới), tạo điều kiện cho phép các địa phương áp dụng một cách thận trọng phụ thu
trên một số sắc thuế (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt), nâng
cao tự chủ cho các địa phương trong việc xác định mức phí trên địa bàn. Các biện pháp
17


đó có thể giúp đem lại nguồn lực bổ sung, đặc biệt ở các địa phương có tiềm năng tăng
trưởng cao.
+ Cơ chế phân chia nguồn thu đối với một số sắc thuế lớn cần được rà sốt lại để
cơng bằng và minh bạch hơn.
- Phát triển khu vực kinh tế trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, theo đó
kiên trì theo đuổi mơ hình tăng trưởng dựa trên nền tảng là năng suất lao động và đổi mới
sáng tạo. Tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kết nối một chuỗi giá trị tạo liên kết với giữa doanh
nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp ngoài quốc doanh; giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa…, bảo
đảm có nguồn thu bền vững từ giải pháp này.

KẾT LUẬN
Như vậy, trong giai đoạn 2019-2021, cơ cấu thu, chi ngân sách đang chuyển dịch
theo hướng tích cực. Cơ bản đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, thu nội địa chiếm tỷ trọng

ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước và tăng đáng kể so với các giai đoạn
trước. Có thể nói, ngành Thuế đã cơ bản đảm bảo theo đúng định hướng chiến lược cải
cách hệ thống thuế là tăng dần tỷ trọng từ nguồn thu trong nước để bù đắp thuế xuất nhập
khẩu giảm do tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu và sự lên xuống thất thường của
giá dầu do sự can thiệp của các nước lớn. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính vẫn cịn một số
khó khăn tồn tại như tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với GDP có xu hướng giảm, cơ cấu lại
chi đầu tư công chưa thực sự hiệu quả, đồng thời việc triển khai các giải pháp điều chỉnh
chính sách thu theo kế hoạch 5 năm cũng gặp nhiều khó khăn, ... Do đó để giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế Chính
phủ cần tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu tài
chính - ngân sách, nợ công giai đoạn 2019 - 2021 đã đặt ra tại các Nghị quyết; quản lý
chặt chẽ thu, chi NSNN, bội chi, nợ công; đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN. Bên cạnh đó, cần
Chính phủ phải tiếp tục hồn thiện thể chế pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước;
hướng dẫn thực hiện tốt Luật quản lý thuế và pháp luật về thuế, Luật chứng khoán (sửa
đổi), Nghị quyết về xử lý nợ thuế đối với người nộp thuế khơng cịn khả năng nộp thuế…
phù hợp với các cam kết quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, siết
chặt kỉ luật, kỉ cương, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về tài chính - ngân sách.

18


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoạt động, nghiên cứu và thực hiện đề tài thảo luận này, Nhóm 3
chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp to lớn từ nhiều cá nhân và tổ chức. Với
tính cảm chân thành ấy, chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân
đã ln u thương và hỗ trợ. Cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương Mại, Khoa
Tài chính - Ngân hàng, cùng các thầy cơ đã tham gia giảng dạy, quản lí, tạo cơ hội cho
chúng em thực hiện đề tài thảo luận này. Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến
thầy cô giáo bộ môn, thầy Vũ Xuân Dũng– người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp

chúng em có đủ kiến thức và hiểu được phương pháp học và nghiên cứu bộ mơn Nhập
mơn Tài chính và Tiền tệ và hồn thành bài thảo luận nhóm này. Chúng em xin cảm ơn
NXB Giáo dục đã cung cấp tài liệu cho chúng em tham khảo. Xin cảm ơn các thành viên
trong nhóm đã nỗ lực hết sức mình để đóng góp cho nội dung thảo luận. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài thảo luận song không thể tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
thầy cơ và các bạn để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người sức khỏe!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính, “Cổng cơng khai ngân sách nhà nước”.
/>gidzl=hLAQDzOQBXwhJvqnrGmf6QjEapZF1o52l1sHQy879aQ-JC1kbWvs4j2m3t72NSHlHUJEs5AUu8PrHei6G

[2] Cẩm Tú, “Ngân sách nhà nước năm 2021 vẫn bội thu gần 220.000 tỷ đồng”, năm
2022.
/>
19



×