Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.54 MB, 12 trang )

MỤC LỤC

Trang
Mục lục...........................................................................................................1
I. Tên sáng kiến...............................................................................................2
II. Nội dung sáng kiến.....................................................................................2
1. Cơ sở lý luận...............................................................................................2
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................3
3. Một số trị chơi và hình ảnh minh họa........................................................4
4. Thực trạng và giải pháp ..............................................................................8
III. Tính mới của sáng kiến.............................................................................9
IV. Tính hữu ích của sáng kiến........................................................................9
1. Trước khi thực thực hiện đề tài...................................................................9
2. Sau khi thực thực hiện đề tài.....................................................................10
V. Khả năng phổ biến và nhân rộng..............................................................10
1. Khả năng áp dụng ....................................................................................10
2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển ................................................11

1


I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
“Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho
học sinh trường Tiểu học”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
- Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng
được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học
sinh.Thể dục khơng những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khỏe
cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo
dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng


ở nhà trường phổ thơng.
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
- Với lời dạy quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta lấy
đó là nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai của
đất nước.
- Ngoài việc giáo dục các mặt: trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức cịn có các cơng tác
giáo dục thể chất cho các em. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong
góp phần hình thành con người phát triển tồn diện, cân đối về mọi mặt, đặc biệt
là đối với học sinh. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đến
công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, coi sức khỏe là vốn quý nhất của con
người. chúng ta khơng thể có ngay một thế hệ thanh niên với sức khỏe dồi dào,
thể chất cường tráng để tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu
khoa học để thúc đẩy phát triển đất nước. Mà có được lực lao động trẻ, khỏe
mạng, sáng tạo đó thì ngay từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng họ phải được giáo dục
phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất, phẩm chất đạo đức trong sáng, phát
triển trí tuệ để khi trưởng thành họ đáp ứng được vai trị to lớn của mình là lớp
người kế tục sự nghiệp cách mạng vẽ vang của dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc
sống lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là mục tiêu của Đảng và
nhà nước ta khi đưa ra chương trình giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục trong
các trường.
- Mục đích của giáo dục thể chất là giáo dục những kỹ năng vận động cơ bản
của các em. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một điều quan trọng hơn đó là phát
triển các tố chất thể lực như: tố chất sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo, ...
Ở đây tôi chỉ đi sâu vào vấn đề giáo dục thể chất trong Trường tiểu học số 2 Thái
Niên. Đó là việc sử dụng các phương pháp giáo dục tố chất vận động cơ bản cho
các em. Ở cấp tiểu học, phương tiện được sử dụng rộng phổ biến và mang lại hiệu
quả cao nhất chính là các bài tập trò chơi vận động. Các trò chơi vận động được
sử dụng trong quá trình giáo dục thể chất đều mang tính mục đích rõ ràng: hồn
thiện các năng lực vận động, tạo cho các em hứng thú và thực hiện các bài tập

một cách tự giác tích cực, trong quá trình tham gia trị chơi, các em biểu lộ tình
cảm rất rõ ràng, vui mừng khi chiến thắng, buồn bã khi thua. Nên trong quá trình
2


chơi, các em phải thể hiện hết mọi khả năng về sức lực, tập trung chú ý chí, trí
thơng minh, sự sáng tạo của mình để giúp cho đội thắng cuộc. Đây chính là điểm
thuận lợi trong q trình giáo dục thể chất để nâng cao và phát triển các tố chất
thể lực của học sinh khi sử dụng các bài tập trò chơi vận động.
- Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cơ sở thực tiễn cần thực hiện như thế nào ?
2. Cơ sở thực tiễn
- Muốn học tốt các mơn thể dục thể chất nói chung và trị chơi vận động nói
riêng. Trị chơi vận động giúp các em có điều kiện hịa nhập vào tập thể, các em
được thoải mái trong giờ học thể dục cũng như vui vẻ, thoải mái để bước vào môn
học tiếp theo.
- Một số trò chơi vận động giúp các em phát triển thể lực
TT

1

2

3

4

5

Tên trò
chơi


Chạy nhanh
theo số

Giành cờ
chiến thắng

Mèo đuổi
chuột

Lò cị tiếp
sức

Lăn bóng
tiếp sức

Lượng vận động
SL

6 lần

4 lần

4 lần

Mục đích trò chơi Yêu cầu thực hiện

TG

Rèn luyện kỹ

Học sinh đứng
năng chạy phát đúng vị trí của
triển sức bền tốc minh, tự giác tích
độ, sự khéo léo cực trong khi chơi.
tinh thần tập thể
tính kỷ luật.

10’/lần

Rèn luyện kỷ
Sân bãi rộng rãi
năng chạy, khả bằng phẳng khi
năng phối hợp vận chơi phải tự giác,
động nhanh nhẹn tích cực đúng luật
khéo léo, phát triển
sức bền tốc độ

10’/lần

Phát triển sức
Tự giác tích cực
nhanh, sự thông trong khi chơi,
minh, sáng tạo, không được vượt
mềm dẻo, khéo léo q xa vịng trịn.
định hướng tốt
trong khơng gian

10’/lần

4


10’/lần

5

10’/lần

Phát triển sức
mạnh bền, khắc
phục trọng lượng
cơ thể nâng cao
tinh thần tập thể

Thực hiện động
tác liên tục trên 1
chân. Vòng qua vật
chuẩn đúng quy
định, tự giác tích
cực

Rèn luyện khéo Học sinh lăn bóng
léo, mềm dẻo của theo hình Zích
học sinh, phát triển Zắc, qua đó chạy
3


khả năng phối hợp về đưa bóng cho
vận động và cảm đồng đội.
giác tốt trong
khơng gian


6

Bóng
chuyền 6

6

Phát triển sức
bền, khả năng phối
hợp, sự khéo léo,
cảm giác chính xác
trong khơng gian
tinh thần đồng đội.

10’/lần

Thực hiện đúng
luật chơi, tự giác
tích cực khơng
được xơ đẩy đối
phương khi tranh
bóng

3. Một số trị chơi và hình ảnh minh họa
- Trị chơi: Chạy nhanh theo số

- Chuẩn bị :
+ GV cho HS tập hợp từ 2 đến 5 hàng, mỗi hàng từ 6 đến 10 HS, hai đội có số
lượng người bằng nhau. Hàng nọ cách hàng kia 3 - 4m. Cho các em điểm số từ 1

đến hết, nhắc học sinh nhớ số đã điểm.
- Cách chơi: GV gọi số nào thì số đó chạy nhanh 1 vịng quanh hàng của mình.
Bạn nào chạy nhanh về chỗ của mình trước thì đội đó sẽ chiến thắng. sau đó GV
gọi số khác. Trị chơi cứ như vậy tiếp tục, Gv tổ chức cho các em chơi khoảng 10
đến 15 lần.
- Phương pháp giảng dạy:
+ GV nêu tên trịn chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi
+ Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó cho chơi chính thức. trong q trình chơi
Gv phải quan sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội
4


quy, đặc biệt là không được ngáng tay, ngáng chân cản trở đường chạy của các
bạn.
- Tính hữu ích của trò chơi này là: Qua trò chơi giúp cho HS phát triển rất tốt về
sự phản xạ. Đặc biệt phát triển về sức nhanh, khéo léo và tính kỷ luật.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột

- Chuẩn bị: Tập hợp HS nơi sạch sẽ thoáng mát, bằng phẳng. Các em nắm tay
nhau thành một vịng trịn rộng, mặt quay vào phía trong. Gv quy định tay của hai
em nắm ở trên cao đó là “lỗ hổng”, hai tay nắm dưới thấp là nơi khơng có “lỗ
hổng”. Chọn một em đóng vai “mèo”, một em đóng vai “chuột”, hai em đứng
trong vịng tròn và cách nhau 3 - 4m.
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của GV, các em đứng ở vịng tròn nắm tay nhau lắc
lư và nhún chân đồng thời đọc ta các câu sau:
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Ta nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng

Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát”
Sau từ “thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy chốn khỏi “mèo” cịn
“mèo” phải nhanh chóng luồn theo các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để bắt
“chuột”. “Chuột” chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi “Mèo” không
được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp “mèo” lấy tay đập nhẹ vào người “chuột” coi
như “chuột” bị bắt. Trò chơi dừng lại và các em đổi chỗ cho nhau hoặc đổi đôi
khác. Nếu sau 2 - 3 phút mà mèo khơng bắt được “chuột” thì nên thay bằng đơi
khách, tránh chơi quá sức. Các em không được đuổi hoặc chạy trước khi hát song.
5


Khi chạy qua các lỗ hỏng các em đứng ở vịng trịn khơng được hạ tay xuống để
cản đường.
- Phương pháp giảng dạy:
+ GV nêu tên trịn chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi
+ GV dạy các em học thuộc vần thơ trước khi chơi
+ Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó cho chơi chính thức. trong q trình chơi Gv
phải quan sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội quy,
đặc biệt là không được ngáng tay, ngáng chân cản trở đường chạy của các bạn.
- Tính hữu ích của trị chơi này là: Qua trị chơi giúp cho HS phát triển về ngôn
ngữ, HS sẽ tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt qua trò chơi “mèo đuổi chuột” giúp
HS phát triển về sức nhanh, sức bền, khéo léo và tính kỷ luật.
- Trị chơi: Lăn bóng tiếp sức

- Chuẩn bị :
+ Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, cách vạch xuất phát 10m đặt
một vật làm đích hoặc cắm cờ. Mỗi đội một quả bóng rổ hoặc bóng đá số 4 hoặc
số 5.

+ Chia số học sinh trong lớp thành 2 - 4 đội, có số lợng ngời bằng nhau. Mỗi
đội tập hợp thành một hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát và thẳng hướng với một
cờ đích.
- Cách chơi : Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay
lăn bóng về phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vịng quay lại và tiếp tục di chuyển
lăn bóng trở về. Sau khi em số 1 thực hiện xong về đứng ở cuối hàng, em số 2 của
các hàng thực hiện như em số một. Cứ như vậy, đội nào xong trước, ít phạm quy,
đội đó thắng.
- Những trường hợp phạm quy :
+ Khơng dùng tay lăn bóng mà dùng chân hoặc ơm bóng chạy.
+ Khơng vịng qua cờ đích mà đã quay về vạch xuất phát.
+ Em lăn bóng trước chạy về đến vạch xuất phát, em tiếp theo đã rời vạch xuất
6


phát hoặc xuất phát trước khi có lệnh.
+ Khi di chuyển, bóng bị lăn xa quá tầm với tay của học sinh khoảng 2 - 3m
(trường hợp này, vẫn tiếp tục được chơi, nhưng phải dừng được bóng trong khu
vực chơi).
- Tính hữu ích của trị chơi này là: Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, làm quen
cách di chuyển và tiếp xúc với bóng.
- Trị chơi: Bóng chuyền sáu

- Chuẩn bị :
+ 1 - 2 quả bóng chuyền hoặc bóng rổ, bóng đá, ....chọn sân rộng phẳng, an tồn
+ Chia số học sinh trong lớp thành 2 đội nam và 2 đội nữ để hai đội cùng giới
tính thi đấu với nhau, mỗi đội cử 1 đội trưởng.
- Cách chơi : Hai em của hai đội đứng ở giữa sân chuẩn bị tranh bóng. Khi bắt
đầu cuộc chơi GV tung bóng cho hai em học sinh nhảy lên tranh bóng, sau đó
chuyền nay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho đồng đội (chuyền một), người

nhận được bóng có thể chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho bạn tiếp
theo (chuyền hai). Trò chơi cứ như vậy tiếp tục cho đến khi nào chuyền được sáu
chuyền liên tục mà khơng bị đối phương cướp bóng hoặc để bóng rơi xuống đất
thì được tính 1 điểm. Sau đó giao bóng cho đội bạn và trò chơi tiếp tục, cứ như
vậy khoảng 5 - 10 phút, đội nào nhiều điểm, đội đó thắng cuộc.
- Chú ý:
+ Khi một đội chuyền bóng cho nhau, đội kia có thể tranh bóng bằng cách đón
bắt bóng hoặc đánh cho bóng rơi xuống đất rồi nhặt lấy và chuyền bóng cho đội
mình.
+ Nếu để bóng rơi, nhật lên tiếp tục chơi bình thường. Nếu để đội bạn lấy mất
bóng thì những lần chuyền trước đó ko cịn được tính tiếp và lại bắt đầu về
chuyền một.
+ Khơng được chuyền bóng theo nhóm 2 người mà phải theo nhóm 3 người trở
lên.
+ Tuyệt đối khơng được chèn, xơ đẩy, ngáng chân khi đang tranh bóng.
7


- Tính hữu ích của trị chơi này là: Rèn sức nhanh, khả năng phối hợp giữa các
thành viên trong nhóm (đội), khéo léo, chính xác.
4. Thực trạng và giải pháp để phát triển thể lực cho học sinh tiểu học qua
môn học giáo dục thể chất
4.1 Thực trạng
- Công tác giáo dục thể chất ở Trường Tiểu Học số 2 Thái Niên trong những
năm gần đây có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu kế hoạch
giảng dạy và học tập của trường, tôi thấy rằng việc giảng dạy và học vẫn còn gặp
rất nhiều hạn chế như: Cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi còn nhiều thiếu thốn, chưa
đảm bảo yêu cầu của tiết học: Trường TH số 2 Thái Niên có tổng cộng 3 điểm
trường, các điểm trường đều chỉ có sân để hoạt động chung chứ chưa có sân riêng
cho các hoạt động THTT; Trường đóng trên địa bàn xã vùng 3 của huyện bảo

thắng, đời sống kinh tế của người dân trong vùng cịn nghèo khó nên việc huy
động kinh phí hay xã hội hóa để mua các trang thiết bị hay tổ chứ các giải thi đấu
thể thao truyền thống là khơng có.
- Các bậc phụ huynh cịn xem nhẹ môn học nên chưa chú ý đến việc trang bị
những trang phục và dụng cụ học tập cho các con như: Giầy tập, vợt, cầu, bóng,
quần áo …v…v. từ đó cũng tạo nên nhưng suy nghĩ chua thật tích cực đối với môn
học Thể Dục cho các em học sinh.
- Nội dung các tiết học thể dục chưa thật phong phú, chưa có sức lơi cuốn các
em, các em ít được vận động, lượng vận động còn ít, chưa thường xun mà vì
vậy thể lực của các em cịn yếu.
4.2 Một số giải pháp.
- Xuất phát từ những thục trang trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
sau:
- Tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tập luyện cho các em học
sinh ngay từ đầu năm học.
- Làm tốt công tác tham mưu với Ban Giám Hiệu, Giáo Viên Chủ Nhiệm,
Cha mẹ học sinh về việc huy động các nguồn lực kinh tế để đầu tư, mua sắm thêm
các trang thiết bị, mở rộng sân tập cho các em học sinh.
- Phân loại nhóm thể lực học sinh ngay từ đầu năm học để có giải pháp hỗ trợ
phù hợp
- Tích cực nghiên cứu tìm và sưu tầm, phân loại các nhóm trị chơi để áp
dụng vào trong các tiết học nhằm phát huy hết năng lục của học sinh
- Chú trọng cách thức tổ chức các nhóm trị chơi trong các tiết học sao cho
phù hợp với từng tiết, với từng nội dung học cụ thể.
- Phát huy tính tích cực của các nhóm học sinh có năng khiếu TDTT để giúp
đỡ, hướng dẫn các nhóm học sinh chưa có năng khiếu TDTT

8



III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN
- Giúp các em học sinh hiểu được tác dụng của môn giáo dục thể chất, ngồi
ra cịn rèn luyện cho các em có một sức khỏe tốt. Giáo dục thể chất có tác dụng
tích cực đối với sự phát triển hoàn thiện thể chất học sinh. Nhằm đào tạo con
người mới phát triển phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – Hiện đại
hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phịng. Đó là lớp người “ Phát triển cao về trí
tuệ, cường trán về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
- Bên cạnh đó người giáo viên phải tạo cho các em những kiến thức cơ bản
phải xác định rõ các phương pháp dạy ở từng bày, từng buổi tập thật sinh động ở
các giờ học cho học sinh hứng thú trong giờ học thể dục thể chất.
- Ví dụ: Qua các tiết học ở lớp tôi tiến hành các bước như sau:
- Tôi thường tạo ra cho học sinh hứng thú hưng phấn khiến cho các em ham
muốn các trò chơi vận động.
- Chỉ ra một số trò chơi mà các em thường hay phạm vi trong khi chơi.
- Biện pháp khắc phục
- Các em cần cố gắng lắng nghe và phối hợp giữa các bạn trong khi chơi.
- Khi các em biết được cách chơi và hiểu rõ ý nghĩa của các trò chơi thì tiếp
tục tiến hành cho các em chơi.
IV. HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN
1. Trước khi thực thực hiện đề tài
- Bảng kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
TT
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5

Tổng số
học sinh

khảo sát
49
40
31
30
31

Đạt

Tỉ lệ
(%)

Chưa
đạt

Tỉ lệ
(%)

40
32
24
25
24

81,6
80
77
83
77


9
8
7
5
7

18,4
20
23
17
23

- Vào đầu năm học các em học sinh từ mẫu giáo mới vào lớp Một, một số em
chưa hiểu biết về mơn giáo dục thể chất là gì và thể lực của các em vẫn cịn yếu.
Qua đó tơi nhận thấy để tạo cho các em một khơng khí vui tươi trong giờ học
nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường để các em có một sức khỏe tốt.
- Trước khi áp dụng các phương pháp tập như trên, tôi thấy học sinh chưa
nắm được yêu cầu và mục đích của trị chơi và tình hình thể lực của các em vẫn
chưa tốt. Do đó các em phải nắm được cách chơi và thường xuyên tổ chức ở nhà
thì các em mới đạt được kết quả như mơng muốn.
9


- Từ những thực tế trên nên tôi chọn lựa một số trò chơi vận động vừa tạo nên
một sự hứng thú, từ đó nâng cao thể lực rèn luyện sức khỏe phục vụ tốt cho học
tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày của các em.
2. Sau khi thực hiện đề tài
- Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy một số trò chơi được lựa chọn
và áp dụng trong các giờ học thì các em rất thích thú, khi chơi các em nắm được
cách chơi và tự tổ chức các trị chơi trong các giờ học ngoại khóa.

- Qua một năm học áp dụng những biện pháp đề ra, các em đạt được chứng
cứ về trò chơi vận động và tình trạng thể lực sức khỏe của các em cũng tốt hơn,
thay đổi vượt bậc.
- Bảng kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài.
TT
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5

Tổng số
học sinh
khảo sát
49
40
31
30
31

Đạt

Tỉ lệ
(%)

Chưa
đạt

Tỉ lệ
(%)


46
36
30
27
30

93.9
90
96.7
90
96.7

3
4
1
3
1

6.1
10
0.3
10
0.3

V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG
1. Khả năng áp dụng
- Sáng kiến: “Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể
lực cho học sinh trường Tiểu học". Được áp dụng tại trường Tiểu học số 2 Thái
Niên trong nhũng năm học 2016 - 2017; 2017 - 20118; 2018 - 2019. Đã mang lại

hiệu quả cao trong công tác dạy và học môn Giáo Dục Thể Chất của nhà trường.
- Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy đa số các
em có tiến bộ
nhiều trong mơn học, cụ thể là học sinh tất cả các khối rất ham
thích học mơn thể dục, thường trơng đến tiết học thể dục, chất
lượng tăng lên rỏ rệt qua từng qua từng buổi dạy, các em nắm
vững từng kĩ thuật động tác như các động tác rèn tư thế cơ bản,
các động tác bài thể dục..... thực hiện động tác đúng, đẹp, kể cả
học sinh có sức khoẻ yếu. Ngồi ra cịn rèn luyện cho các em ý
chí tư duy, logic, tích cực tự giác trong tập luyện, phát triển về
ngơn ngữ, nâng cao tính kỉ luật, tinh thần đồng đội cho các em.
Hơn thế nữa kĩ năng vận động được tăng lên đặc biệt là yếu tố về
sức nhanh, sức mạnh, sự linh hoạt và khéo léo. Tuy khơng địi hỏi
ở mức độ cao ở các em, song cũng gớp phần vào sự phát triển
toàn diện cho các em về các mặt " Đức - Trí - Thể - Mỹ" là cơ sở
để các em bước vào các lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa
hơn.
10


- Khi áp dụng sáng kiến những nhược điểm về thể chất, hiểu biết về giáo dục
thể chất của học sinh đã được thay đổi rất nhiều, tỉ lệ học sinh hiểu bài, tích cực
tập luyện được tăng lên rõ rệt, sức khỏe của HS cũng được cải thiện hơn lúc trước,
các em thích thú và ham học giờ giáo dục thể chất.
- Sáng kiến này áp dụng được cho các trường tiểu học, từ học sinh lớp một
đến lớp năm.
2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
- Tôi nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặn đường
khó khăn, vất vả, mong rằng, những người thầy phải có tâm huyết với nghề hết
lịng thương yêu học sinh, có như vậy mới có chất lượng giáo dục và sức khỏe,

kiến thức vào trong cuộc sống.
- Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hố học
sinh bằng các phương pháp trị chơi và tích cực tham gia vào q trình nhận xét,
đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học GV phải có sự chuẩn bị trước bài dạy,
thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kỹ thuật mới đạt được
kết quả mong muốn. Trong quá trình giảng dạy qua những lần thành công và thất
bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp, hướng phát triển như
sau:
- Cần tăng cường số tiết học thể dục ở lớp Một, đa số các em cịn nhỏ trí nhớ
mau qn.
- Khi dạy trò chơi vận động cần chuẩn bị địa điểm, phương tiện.
- Hướng dẫn kỷ cách chơi luật chơi cho học sinh nắm.
- Nên chia học sinh số lượng bằng nhau không trên lệch người.
- Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa làm chủ được bản thân nên các em thường
làm theo ý nghỉ của mình tự chơi và không đúng luật.
- Giáo dục thể chất, vận động cho học sinh tiểu học mà tôi đã áp dụng là một
việc cần thiết, cấp bách hiện nay. Vì con người muốn đảm bảo, duy trì được sức
khoẻ tốt phải thường xuyên tập luyện và phải có học tập, biết thực hành cho đúng
cách. Do vậy, người thầy phải có lịng say mê với nghề nghiệp u thích bộ mơn
mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm tịi học hỏi ở các đồng
nghiệp khác để giáo dục thể chất, vận động có hiệu quả tốt cho học sinh trường
mình được giao. Đồng thời phải giáo dục cho các em tuyên truyền vận động mọi
người xung quanh ở cộng đồng học tập, luyện tập theo nhằm nâng cao và duy trì
tốt sức khoẻ của mình.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thái Niên, ngày 15 tháng 02 năm 2019
Người viết


11


Trần Văn Đông

12



×