Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nghệ thuật rèn kỷ luật cho con doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.81 KB, 4 trang )

Nghệ thuật rèn kỷ luật cho con
Có những hình thức kỷ luật, những quan niệm dạy con được bố mẹ cho là khoa học,
thông minh, song chưa chắc. Hãy lắng nghe phân tích của chuyên gia trong từng sai lầm
cụ thể và lựa chọn giải pháp thay thế hữu hiệu hơn.

1. “Để dạy con một bài học, cứ lấy đi cái gì đó của nó”


Khi con trai không về nhà đúng giờ ăn tối, con gái không chịu tự rửa đồ chơi, bạn có xu
hướng muốn phạt con bằng cách cắt món tráng miệng của con trai hay không cho con gái
chơi món đồ của nó nữa. Song ngay cả khi lệnh trừng phạt được thực hiện, bạn sẽ thấy,
sau này con vẫn phạm lỗi như thường.

Mọi người vốn ghét bị mất mát hơn cả mong muốn có được điều gì đó. Cho nên, nếu bạn
đưa cho con một số tiền để tiêu khi nó đi xem phim, bảo với nó rằng “nếu con không về
nhà đúng giờ thì phải hoàn trả mẹ toàn bộ số tiền đó”, thì bạn đã gửi đi một thông điệp về
lòng tin tưởng với con, và khiến con muốn là người có trách nhiệm.

2. Gia đình phải ăn cùng nhau mọi bữa tối

Mọi điều bạn từng nghe đều đúng: Cả nhà ăn tối cùng nhau là chuyện rất tuyệt vời. Song
với những lịch làm việc, hoạt động ngoại khóa, các lớp học thêm có vẻ không thực tế
nếu cứ ước ao cả nhà sẽ có mặt đầy đủ bên bàn ăn vào đúng 7 giờ tối.

Thực ra, trong bất kỳ bữa ăn gia đình nào cũng vậy, chỉ có 10 phút là thực sự chất lượng.
Và các bạn có thể dành ra 10 phút quý giá này cho nhau vào bất cứ thời điểm nào trong
ngày - bữa sáng, hay trước giờ đi ngủ. Cả nhà nói chuyện gì với nhau mới là điều quan
trọng. Hãy bảo con dạy bạn một từ mới trong môn ngoại ngữ nó học mỗi ngày, bạn cũng
dạy con một từ mới, hoặc kể cho con nghe về ông bà nội ngoại, họ hàng, đây chính là
cách gia tăng tình cảm gia đình trong mỗi thành viên.


3. Dùng tiền để treo giải

“Nếu con giữ phòng sạch, con kiếm được 10.000 mỗi ngày” - bạn dạy con theo cách này,
đứa trẻ có thể sẽ giữ phòng gọn gàng, nhưng là vì làm vậy nó kiếm được tiền, chứ không
phải vì nó nhận ra “chúng ta là một gia đình, có những việc cần làm cho một gia đình như
bàn ăn phải dọn, quần áo sạch cần gấp, giường ngủ cần trải trước giờ ngả lưng ”.

Treo thưởng vật chất cho những nhiệm vụ mang tính chất “trách nhiệm cơ bản”, bạn đang
dạy cho con thấy tiền bạc luôn ở trong tâm trí mọi người. Đã có bằng chứng cho thấy tiền
bạc khiến bọn trẻ trở nên ích kỷ hơn.

Bạn có thể làm theo một cách khác, hãy phạt con một khoản mỗi lúc con phạm lỗi, và cứ
kệ cho chúng thoải mái mắc sai lầm. Lúc nào cũng trong tình trạng “phải trả nợ” sẽ khiến
con bạn tự rút kinh nghiệm dần lên và có ý thức hơn trong việc tránh mắc lỗi.

4. Không nói chuyện tiền trước mặt con

Có đến 80% trong chúng ta chưa bao giờ nói chuyện tài chính với bố mẹ. Những đứa trẻ
không hề biết tiền được làm ra như thế nào, chi tiêu vào những việc gì và khi còn đi học
thì nên đầu tư vào đâu, vào bạn bè, hay các tổ chức tôn giáo, xã hội Điều đó cũng có
nghĩa là, nếu bạn không bắt đầu những cuộc chuyện trò với con về hoạch định tài chính
bây giờ, thì sẽ vẫn chẳng có ai làm điều đó.

5. Đứng ngoài cuộc chiến giữa các con

Điều bạn ghét nhất là phải làm trọng tài giữa các con khi chúng tranh nhau chơi máy tính.
Bạn có thể nghĩ cứ để chúng tự dàn xếp là một giải pháp thông minh, song nếu chưa đến
một lứa tuổi nhất định, chúng chưa thể có kỹ năng làm chuyện đó.

Bởi thế, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc tách chúng ra, cho cả hai đứa thời gian nhằm bớt

nóng. Sau đó, yêu cầu mọi người trong nhà bao gồm bạn, chồng bạn, và mỗi đứa con đưa
ra giải pháp về việc máy tính nên được sử dụng như thế nào, chọn ra 3 đề xuất khả thi để
cùng thảo luận trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

6. Nói chuyện giới tính

Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cả một series những cuộc trò chuyện quanh chủ đề này, cho
dù bản thân có thấy đôi chút không thoải mái. Theo Hiệp hội Thanh thiếu niên Mỹ, cha
mẹ nên bắt đầu nói chuyện này với con từ khi chúng 18 tháng tuổi, bắt đầu từ cách gọi
tên các bộ phận cơ thể. Khi các con lớn lên, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng nói chuyện này một
cách trôi chảy với đứa trẻ 8 tuổi hơn là 13 tuổi, bởi khi đã bước vào giai đoạn dậy thì, cha
mẹ sẽ là người cuối cùng bọn trẻ muốn chia sẻ về chủ đề tế nhị ấy.

7. Đứng trên con khi đưa ra kỷ luật

Khi muốn đưa ra thông điệp rằng những gì con vừa làm là sai, bố mẹ thường đặt mình ở
vị trí kẻ cả, thậm chí còn trỏ ngón tay về phía con. Tại sao bạn không thay các cử chỉ đó
bằng cách ngồi xuống, trên một chiếc ghế thẳng lưng, có nệm êm để tình hình bớt căng
thẳng? Các chuyên gia tâm lý tin rằng bạn sẽ không muốn ở vị trí “kẻ quyền lực”. Bạn
muốn một không khí dân chủ, công bằng, như vậy ai cũng dễ dàng tiếp thu, hợp tác hơn.

×