Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.16 KB, 5 trang )

Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu
Mở bài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến
sĩ trên mặt trận ấy”, trong những năm trường kì kháng chiến chống Pháp có biết bao con người đã ra mặt trận, đã cống
hiến và hy sinh cho Tổ Quốc. “Mặt trận nghệ thuật” là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố
cáo vừa thay đổi thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Và
một trong những chiến sĩ – nghệ sĩ tích cực trong cả mặt trận kháng chiến và mặt trận nghệ thuật chính là Tố Hữu và
bài thơ “Từ ấy” là tác phẩm đã ghi dấu một kỉ niệm sâu đậm trong cuộc đời ông – một tiếng reo vui đầy tự hào của nhà
thơ khi đã giác ngộ lí tưởng cách mạng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
……………………………..
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Niềm say mê náo nức của tâm hồn nhà thơ khi đón nhận lý tưởng Đảng
Bắt gặp lý tưởng Cộng sản, người thanh niên trí thức ấy như tiếp nhận được nguồn sáng xua đi đám mây u ám của cái tôi
cá nhân tiểu tư sản:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
“Từ ấy”, một phiếm định về thời gian, chỉ thời khắc thiêng liêng bắt gặp lý tưởng cộng sản đã trở thành mốc son, trở
thành bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ. Cách nói mang tính chiêm nghiệm, hồi tưởng nhưng khơng gợi cảm giác bâng
khng, tiếc nuối thường có mà mạnh mẽ, khẳng định. “Từ ấy” là lúc ánh sáng của lý tưởng cộng sản soi rọi, như chiếc
đũa thần kì ban phép lạ, làm bừng tỉnh, giúp con người đốn ngộ chân lí của cuộc sống. Trước “Từ ấy”, Tố Hữu đã từng bế
tắc và tăm tối:
“Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ mãi theo vòng quanh quẩn
Muốn thốt, than ơi, bước chẳng rời
Bâng khng đứng giữa đơi dịng nước
Chọn một dịng hay để nước trơi”



Từ bóng đêm của cuộc đời cũ, Tố Hữu đã đón nhận ánh sáng lý tưởng Đảng. Lý tưởng Đảng đã chiếu rọi và làm bừng
sáng về mặt trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm cho con người. Vì thế hai tiếng “Từ ấy” khơng chỉ là tiếng lịng riêng của Tố Hữu
mà nó ngân nga với mọi cuộc đời chung. Phải thấu hiểu được nỗi băn khoăn trong quá trình tìm đường và nhận đường của
người thanh niên Nguyễn Kim Thành trước đó mới có thể cảm nhận được phần nào niềm vui lớn lao mãnh liệt khi được
giác ngộ.
từ ấy
Nhà thơ đã gọi lý tưởng cộng sản bằng những hình ảnh ẩn dụ rực rỡ và ấm nóng. Nắng hạ – thứ ánh nắng chói chang,
rực rỡ, nồng nàn, có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn thi sĩ. Với Tố Hữu, lý tưởng cộng sản còn là “mặt trời chân lí” –
một nguồn sáng vơ biên, bất diệt mang lại sức sống, nguồn ấm nóng dạt dào. Chân lí là những gì đúng đắn nhất đã được
mọi người thừa nhận. “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lý tưởng cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa cộng sản đã soi
sáng tâm hồn, là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất, mạnh mẽ nhất. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột
ngột. “Chói” chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Tố Hữu đã từng ca ngợi lý tưởng Đảng, ca ngợi Bác Hồ:
“Người rực rỡ như mặt trời cách mạng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.”

“Mặt trời chân lí” cũng là “Mặt trời cách mạng” Tố Hữu đã đón nhận lý tưởng Đảng, lý tưởng cách mạng bằng trí
tuệ. Người thanh niên ấy đã nhận ra đâu là tốt đẹp, là nghĩa của đời phải vươn tới. Nói cách khác, nhà thờ hiểu được bản
chất cuộc đời, đâu là đúng, đâu là sai. Trong khi biết bao nhiêu con người cùng trang lứa chưa dễ gì nhận ra lý tưởng
Đảng, Tố Hữu đã chủ động đón nhận. Điều đó chứng tỏ, Tố Hữu phải là con người tỉnh táo, sáng suốt. Lý tưởng Đảng
đã xua tan nhận thức mờ tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới.
Tố Hữu khơng chỉ đón nhận lý tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất. Hồn người đã
trở thành vườn hoa, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Một mảnh vườn hoa lá chắc hẳn
phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá có hoa lại ngọt ngào hương sắc, Có chim hót rộn ràng.
“Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn nhà thơ. Phải chăng tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui, niềm say mê, náo nức trẻ
trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi đầu tiếp nhận lý tưởng Cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận
lý tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lý tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu
cuộc đời cho con người. Đó cũng là giọng điệu chung của thơ Tố Hữu. Sau này khi viết về lý tưởng cộng sản, Tố Hữu cũng
say sưa như thế:
“Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát


Trên chín tầng mây bát ngát trời”
(Nhớ đồng)
Vì thứ ánh sáng kì diệu ấy của lý tưởng cộng sản mà Tố Hữu ln mang trong mình một chân lí bất diệt:
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều”
Có thể nói đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà màu sắc lãng mạn nhất trong thơ Tố Hữu. Ngồi việc sáng tạo hình ảnh ẩn
dụ “Mặt trời chân lý”, hình ảnh so sánh “Vườn hoa lá”, cũng được tác giả lựa chọn, sử dụng từ ngữ rất chính xác, hình
tượng và gợi cảm: Bừng; Chói; Đậm; Rộn… Để diễn tả thật hay niềm say mê lý tưởng mà Đảng đã cho tơi sáng mắt
sáng lịng (Aragông-Pháp).
3.2. Niềm vui lớn dẫn đến sự chuyển biến về lẽ sống
Như một sự tự nhiên, yêu nước, bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lê nin, người thanh niên trí thức sau phút giây bừng ngộ về lẽ
sống, hạnh phúc vì như được hồi sinh trong tâm hồn, là thức nhận về hành động của mình:

“Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải tới trăm nơi
Để hồn tơi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Cả khổ thơ là một ý thức tự nguyện mới mẻ của người thanh niên xuất thân từ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Đó
khơng hẳn chỉ là lí trí bởi người đọc nhận thấy sự chân thành trong cách nói. Giọng thơ sơi nổi trong các điệp từ đầu câu,
trong sự tiếp nối của dòng ý thức, trong cách bộc lộ trực tiếp, tạo nên sự hồn nhiên thành thực của người thanh niên say
mê lý tưởng. Dưới ánh sáng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa nhà thơ thấy tâm hồn mình gắn bó với nhân dân lao khổ. Các
động từ-vị ngữ như buộc; Trang trải”; “Gần gũi”… Diễn tả tình bạn gắn bó thiết tha của người chiến sĩ cách mạng với
quần chúng cần lao. Các từ ngữ Mọi người; Trăm nơi; Bao hồn khổ… Chỉ số đông nhân dân cần lao mà nhà thơ hướng
tới để xây dựng”Khối đời” khối liên minh Công-nông ngày thêm mạnh, thêm gần gũi, chặt chẽ.
Ba chữ “tôi” xuất hiện trong khổ thơ 3 thể hiện một tình cảm chân thành, tiếng nói trái tim của người cách mạng. Chủ
nghĩa cá nhân luôn luôn đối lập với chủ nghĩa Cộng sản, cái tơi nhỏ bé hồn tồn đối lập với mọi người. Đó là những biểu

hiện cụ thể của lối sống giai cấp tư sản và tiểu tư sản trước cách mạng. Khi thực sự được giác ngộ lý tưởng cách mạng của
giai cấp vô sản.
Tố Hữu biểu hiện và khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó giữa cái tơi riêng và cái ta chung: “Tơi buộc
lịng tơi với mọi người”, Sự gắn bó đó hồn tồn có tính tự nguyện vượt qua giới hạn của cái tơi để chan hồ với mọi người.


Đó là biểu hiện tình thương với những người nghèo khổ. Hai tiếng “hồn khổ” giúp người đọc liên tưởng tới quần chúng lao
khổ.
Giác ngộ lý tưởng cộng sản ở Tố Hữu nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp, từ bỏ cái tôi cá nhân của giai cấp tiểu tư sản
để hoà nhập với khối đời chung của nhân dân lao khổ. Dù sao quan niệm mới mẻ của Tố Hữu đã chứng tỏ nhà thơ đã thoát
khỏi cái tơi cơ đơn bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời. Đặc biệt, Tố
Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa thơ nói riêng và văn học nói chung với cuộc sống. Nhất là cuộc sống của nhân
dân lao khổ.
Sống cùng thời đại nhà thơ có nhiều thanh niên chán nản đã quay lưng lại với cuộc đời để thu mình trong cái tơi cơ đơn.
Như Chế Lan Viên:
“Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.”
Lẽ sống của người chiến sĩ cộng sản, của một thi sĩ lớn ln hướng về phía đất nước nhân dân và thấm thía sức mạnh của
nhân dân với đất nước như mối liên hệ bền chặt giữa nghệ sĩ với cuộc đời, nghệ thuật với cuộc sống. Đó cũng là lẽ sống của
biết bao chiến sĩ cùng thời, Xuân Diệu đã từng tâm sự:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi nước mắt
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu cần lao”
3.3. Mốc thời gian để khẳng định tình cảm lớn của nhà thơ Tố Hữu.
Trước bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, người chiến sĩ Cộng sản trẻ tuổi như nhìn lại một chặng đường đã đi qua, thấu
suốt đời sống tình cảm, chiêm nghiệm về vốn sống và thấy:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Khổ thơ cuối với cách diễn tả trùng điệp, các từ “con”, ”em” xuất hiện liên tục,giọng thơ càng trở nên sôi nổi thiết tha.
Đây là thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Nhà thơ khẳng định mình là con người gần gũi thân
thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ. Các từ “đã là”. “là con”, “là em”, “là anh” diễn tả tình cảm đầm ấm, thiết
gắn bó và gần gũi biết bao cùng với vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ: Cho thấy người chiến sĩ cách mạng sống


trong lòng nhân dân, được nhân dân yêu thương, đùm bọc, chở che để khơi dậy sức mạnh nhân dân đứng lên đấu tranh cho
hạnh phúc, cho độc lập, tự do của dân tộc.
Cái tơi trữ tình ở đoạn thơ hiện lên với trạng thái đa nhân cách, đem lại cho người đọc cùng lúc nhiều ấn tượng. Trên hết
là sự ngưỡng mộ con người trẻ tuổi khi bắt gặp và nhận ra lý tưởng, con đường đi của đời mình và đặt ra những bước chân
vững chắc trên con đường với những con người cùng khổ. Nhà thơ đồng cảm, yêu thương, san sẻ cùng với những con người
ấy bằng cả trái tim bằng cả những tình cảm ruột thịt của bản thân. Và càng yêu thương, càng căm giận những điều bất
công, tác giả càng hăng hái hoạt động cách mạng, hoạt động nghệ thuật. Và cũng vì lẽ đó mà Tố Hữu đã trở thành “nhà
thơ của vạn nhà, buộc lịng mình cùng nhân loại” (Chỉ Lan Viên). Bài thơ có kết thúc ngỏ như mở ra ở người đọc những
cảm xúc về tình thần nhân loại, dành chỗ cho hành động.
4. Đánh giá
4.1. Nội dung
Bài thơ là niềm vui giác ngộ lý tưởng thể hiện nhận thức mới mẻ về lẽ sống và những chuyển biến về tình cảm sau khi nhà
thơ bắt gặp lý tưởng cách mạng. Từ ấy còn là lời tuyên bố về lẽ sống và lý tưởng nghệ thuật của tác giả.
Sau này nhớ lại thuở Từ ấy, Tố Hữu viết: “Từ ấy là tâm hồn trong trái của tuổi người tin đồn mươi, đi theo lý tưởng cao
đẹp, dám sống, dám đấu tranh Từ độ khơng chỉ là tình cảm của riêng Tố Hữu với Đảng mà là tâm trạng của một thế hệ
thanh niên các mạng được Đảng giác ngộ và dìu dắt để gánh vác sự nghiệp giải phóng dân tộc những năm đất nước còn
dưới ách thực dân phong kiến.
4.2. Nghệ thuật
Nhà thơ đã xây dựng những hình ảnh thơ tươi sáng, giàu sức sống như hình ảnh mặt trời chân lí, nắng hạ, vườn hoa lá.
Bên cạnh đó, thi sĩ đã sử dụng nhuần nhuyễn những biện pháp tu từ truyền thống như ẩn dụ, so sánh, điện từ ngữ, ngơn
ngữ thơ giản dị giàu tính nhạc .Giáo sư Đặng Thai Mai gọi tập thơ Từ ấy là “bó hoa lửa lộng lẫy nồng nàn nở ra từ cuộc
cách mạng vĩ đại của dân tộc”.

Kết bài:
Hồn thơ Tố Hữu, hồn thơ lãng mạn trữ tình xen lẫn những tư tưởng chính trị đầy sâu sắc hiện lên trên từng nét thơ.
Không chỉ là tiếng reo vui của niềm hạnh phúc, “Từ ấy” thực sự đã trở thành một bài ca vang lên nhũng nốt nhạc say mê
của lẽ sống đẹp giữa cuộc đời, đâu đó tấm lịng cao cả của một chàng trai trẻ gắn bó, đồng cảm với đồng bào, nhân dân cứ
vương vấn không thôi trong lòng người đọc.



×