Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận triết học Mác Lênin Biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đổi mới kinh tế và chính trị hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.28 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Suốt một thế kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang được những thử thách
ác liệt của các cuộc chiến tranh xâm lược. Trên con đường xây dựng nhà nước
xã hội chủ nghĩa, Đại hội của Đảng lần thứ VI được tổ chức vào tháng
12/1986 đã xác định đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Từ xuất phát điểm
là nước rất thấp về kinh tế, lại chịu hậu quả từ các cuộc chiến tranh hết sức
nặng nề và lâu dài, do vậy nhân dân ta luôn luôn phải thực hiện đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược: “vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc vừa làm nghĩa vụ quốc
tế” phải đáp ứng cùng lúc những yêu cầu cơ bản, cấp bách là ổn định và cải
thiện đời sống đồng thời để xây dựng đất nước theo những hướng xã hội chủ
nghĩa, củng cố quốc phòng an ninh nhằm chống lại các thế lực thù địch trong
và ngoài nước. Kể từ đó đến nay, trải qua các kỳ đại hội Đảng, công tác tư
tưởng và đường lối đổi mới của Đảng từng bước được hoàn thiện và phát triển
bước đầu cũng đạt được những thành quả nhất định, điều đó đã chứng minh
rằng: “Dù trải qua các thời kỳ khác nhau, tính đúng đắn của con đường cách
mạng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa
chọn, khẳng định ý nghĩa sống còn của sự nghiệp đổi mới đất nước và tiến tới
một xã hội giàu đẹp, văn minh”. Những bước đường đã trải qua đó giúp cho
chúng ta ngày càng thấy rõ hơn thế mạnh yếu của mình, nhận thức được sâu
sắc hơn xu thế và cục diện phát triển thế giới. Vấn đề cốt lõi xuyên suốt trong
các văn kiện của Đại hội Đảng đó là sự kiên định về mục tiêu chủ nghĩa xã
hội, khẳng định mạnh mẽ nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của tồn Đảng, tồn dân đó chính là chủ nghĩa Mác - lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Một xã hội có thể được xem là phát triển khi và chỉ khi nó có một cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phát triển phù hợp tương xứng với nhau.
Dù muốn cải cách đất nước theo bất kỳ hướng đi nào đi chăng nữa đều phải



bắt đầu từ điểm cơ bản này. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta trong bối cảnh
chung của thế giới hiện nay là vơ cùng phức tạp và khó lường, do vậy việc
bám sát chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt là việc ứng dụng quy luật phát triển và
mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là rất cần
thiết.
Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang là một đất
nước thu hút được nhiều sự chú ý từ các nước trên thế giới. Đó là một đất
nước Việt Nam đã và đang trên con đường đổi mới một cách toàn diện và sâu
sắc về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Quan hệ sản xuất ln được
hình thành và tồn tại một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo ra của
cải vật chất của xã hội. Trên cơ sở quan hệ sản xuất đó sẽ hình thành nên các
quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. Đây là tính hai mặt của đời sống
xã hội được khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong quá
trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta
giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải biết vận dụng và quán triệt tốt mối quan
hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng một cách có hiệu
quả nhất. Bởi lẽ, cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có
thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành kinh tế khác nhau. Tính
chất đan xen - quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa làm cho nền kinh tế sôi
động, phong phú nhưng đồng thời cũng vừa mang tính phức tạp trong quá
trình thực hiện những định hướng của xã hội. Đây được xem là một kết cấu
kinh tế rất năng động và phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc
thượng tầng và chính điều này cũng đặt ra những đòi hỏi khách quan nhất là:
nền kiến trúc thượng tầng cũng cần phải có sự đổi mới để có thể đáp ứng
được những đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn
đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đổi mới kinh
tế và chính trị hiện nay” làm bài tiểu luận kết thúc mơn Triết học Mác –
Lênin của mình.



2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
Triết học được xem là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét
cho cùng đều bị các quan hệ kinh tế quy định. Để có thể phù hợp với trình độ
phát triển thấp ở giai đoạn đầu tiên của lịch sử lồi người, triết học ra đời với
tính chất là một môn khoa học tổng hợp các tri thức của con người về hiện
thực xung quanh và bản thân mình. Sau đó, sự phát triển của xã hội, mà triết
học đã tách ra khỏi thành môn khoa học độc lập, triết học với tính cách là
khoa học, nên nó sẽ có đối tượng và nhiệm vụ nhận thức riêng của mình. Bên
cạnh đó, nó cịn là hệ thống những quan niệm, quan điểm có tính chất chính
thể về thế giới, về các quá trình vật chất, tinh thần và mối quan hệ giữa chúng,
về nhận thức và cải biến thế giới khách quan. Chính vì vậy, mà triết học luôn
luôn đi sâu nghiên cứu về những vấn đề chủ yếu: tư duy, xã hội và tự nhiên.
Trong đó vấn đề xã hội được xem là vấn đề mang tính hình thái kinh tế, phản
ánh động lực sự phát triển xã hội thông qua lực lượng sản xuất. Để có cơ chế
và cách thức trong sự phát triển của xã hội thì cần phải có cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng tương ứng. Do vậy, mà cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng luôn luôn là một vấn đề đặc biệt cần được quan tâm rất nhiều.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng luôn là một trong những nội
dung cơ bản nhất của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy
vật lịch sử, nó cũng là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học
trong nhận thức và cải tạo xã hội. Đại hội của Đảng VI ( 12/1986) đã mở ra
một bước ngoặt mới vẻ vang cho lịch sử kinh tế Việt Nam. Bước ngoặt này có
ý nghĩa trọng đại to lớn: “Biến nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung và quan liêu bao cấp trở thành một nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời, bước ngoặt này cũng đánh dấu
sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Sự phát triển này phải chăng là do kết quả của Việt Nam trước Đại hội Đảng
VI ? Và sự phát triển này phải chăng cũng cần phải trải qua một thời kỳ gọi
là. Thời kỳ quá độ? Thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay là thời kỳ ủ mầm của



một xã hội phát triển trong đó phân cơng lao động xã hội đang diễn ra mạnh
mẽ. Đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của cơ chế cũ và đang báo hiệu
một tương lai tương sáng, một nền kinh tế phát triển bền vững.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu phân tích đề tài “ Biện chứng cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
vào đổi mới kinh tế và chính trị hiện nay” là hết sức quan trọng và ý nghĩa
vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi của đề tài nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu,
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Trên cơ sở đó, chỉ ra sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đổi
mới nền kinh tế và chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:


Khái quát một số vấn đề lý luận chung về cơ sở hạ tầng và kiến trúc



thượng tầng.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc



thượng tầng.
Tìm hiểu thực trạng về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt




Nam.
Trên cơ sở đó, phân tích sự vận dụng của Đảng ta vào công cuộc đổi
mới kinh tế, chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở

hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam từ Đại hội của Đảng lần thứ VI
(12/1986) đến công cuộc đổi mới kinh tế, chính trị trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu như phương pháp biện
chứng duy vật kết hợp với phương pháp logic – lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp thu thập tài liệu, phân
tích, so sánh, đánh giá và nhận xét.


5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận


Đề tài cũng đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đồng thời, cũng chỉ ra thực trạng về



cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, có thể đưa ra những giải pháp hiệu
quả nhất để có thể vận dụng mối quan hệ biện chứng này vào cơng
cuộc đổi mới kinh tế, chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Tuỳ theo cách nhìn nhận vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ

tầng và kiến trúc thượng tầng thì sẽ có những cách hiểu khác nhau. Do vậy,
khi nghiên cứu về đề tài này chúng ta cần phải cố gắng nhìn nhận vấn đề từ
nhiều góc độ khác nhau để thấy rõ được mối quan hệ biện chứng của nó như
thế nào? Ý nghĩa thực tiễn


Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng đã cho ta một cách nhìn khách quan hơn, đúng đắn hơn từ
đó đề ra chiến lược phát triển hài hoà giữa kinh tế và chính trị, đổi mới
kinh tế phải đi đơi với đổi mới chính trị, xác định lấy đổi mới kinh tế



làm trọng tâm và từng bước đổi mới chính trị.
Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng giúp cho sự hình thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng xã hội chủ nghĩa được diễn ra đúng theo quy luật mà chủ nghĩa
duy vật lịch sử đã khái quát sẵn. Trên cơ sở đó, chỉ rõ sự vận dụng của



Đảng ta trong cơng cuộc đổi mới kinh tế, chính trị nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc vận dụng vào đổi mới kinh tế, chính trị của Việt Nam hiện nay.

6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài này
được chia thành 3 chương:



Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng và mối quan hệ biện chứng của nó.
Chương II: Thực trạng về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương III: Sự vận dụng mối quan giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào trong quá trình đổi mới kinh
tế, chính trị hiện nay.
KẾT LUẬN
Hiện nay, trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần phải biết vận dụng và quán triệt
mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng một cách
hiệu quả nhất. Bởi lẽ, cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó
có thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành phần kinh tế khác
nhau.
Tính chất đan xen quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế không chỉ làm
cho nền kinh tế trở nên sôi động, phong phú hơn mà bên cạnh đó lại vừa
mang tính chất phức tạp trong quá trình thực hiện theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây được xem là một kết cấu kinh tế rất năng động và phong phú, nó
được phản chiếu lên kiến trúc thượng tầng và đặt ra những đòi hỏi khách quan
là nền kiến trúc thượng tầng cũng cần phải được đổi mới nhất định để có thể
dễ dàng đáp ứng được đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Như vậy thì kiến trúc thượng
tầng mới có sức mạnh đáp ứng được kịp thời đòi hỏi của cơ sở hạ tầng. Tuy
nhiên, việc đổi mới cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là việc vô cùng
phức tạp phức tạp. Do đó, điều quan trọng trước hết là cần sớm hình thành và
thống nhất những quan điểm sử lý thiết yếu.
Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một
bước tiến mới để có thể giải quyết mọi mâu thuẫn giữa chúng. Do vậy, việc


giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và củng cố các bộ phận của

kiến trúc thượng tầng đó là cả một q trình dài diễn ra vơ cùng phức tạp và
khó khăn. Mọi quan niệm tưởng chừng đơn giản nhưng đều không phù hợp
với yêu cầu thực tế, đặc biệt nhất là chúng ta đang ở giai đoạn đầu tiên của
của thời kỳ quá độ. Cũng tại đại hội lần thứ VI của Đảng, chúng ta cũng đã
chỉ rõ: đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng chủ nghĩa
xã hội, liên tục tròn suốt thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa với những hình
thức và bước đi thích hợp. Điều này, chứng tỏ Đảng ta đã rất sáng suốt khi đề
ra bước đầu thực hiện đường lối đổi mới toàn diện bằng cách kết hợp chặt chẽ
giữa đổi mới cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng một cách hợp lý nhất.
Khi tiến hành nghiên cứu, phân tích đề tài “ Biện chứng cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
vào đổi mới kinh tế và chính trị hiện nay” đã giúp cho chúng ta nắm vững
phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, sự vận dụng sáng tạo những
chủ trương, đường lối của Đảng vừa là con đường đầy trông gai, thử thách
nhưng tất yếu sẽ dành thắng lợi trong cơng cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu
nước mạnh, dân chủ từng bước tiến tới một xã hội công bằng và văn minh.
Bản thân em tin rằng với nhận thức đúng đắn, sáng tạo của mình cùng
với sự đồng lịng nhất trí, ra sức phấn đấu của tồn đảng , tồn dân, tồn qn,
thì Đảng Cộng sản Việt Nam ta nhất định sẽ lãnh đạo công cuộc đổi mới đất
nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, đặc biệt dưới đà phát triển của sự nghiệp
cách mạng hiện nay, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo nhất định sẽ đưa
nước ta sánh ngang tầm với các nước đang phát triển trong khu vực và trên
phạm vi toàn thế giới.
Là một sinh viên tốt em nguyện sẽ góp một phần sức lực nhỏ bé của
mình bằng sự nổ lực, cố gắng học hỏi trau dồi rèn luyện bản thân mình nhiều


hơn nữa thì em tin chắc rằng cơng cuộc đổi mới của đất nước ta sẽ ngày càng
phát triển vững mạnh.

Tóm lại, đổi mới kinh tế chính là cơ sở, tiền đề đặc biệt quan trọng
cho đổi mới chính trị. Song song, muốn đổi mới kinh tế chúng ta cũng cần
phải có sự đổi mới về chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới kinh tế
phát triển. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là hai q trình gắn bó hữu cơ
với nhau trên tinh thần ổn định chính trị để đổi mới kinh tế một cách tồn diện
và có hiệu quả nhất trong sự nghiệp đổi mới.



×