Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại trung tâm y tế thành phố yên bái năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 33 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SAU
PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THÀNH PHỐ YÊN BÁI NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH, NĂM 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SAU
PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THÀNH PHỐ YÊN BÁI NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điều dưỡng ngoại người lớn

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TRẦN VIỆT TIẾN

NAM ĐỊNH, NĂM 2021


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Với sự kính trọng và lịng biết ơn
sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới: Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo
Sau đại học, các phịng ban và các thầy cơ giáo trường đại học Điều dưỡng Nam
Định đã truyền đạt cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn
TTƯT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến trường đại học Điều dưỡng Nam Định là người
thầy đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề một cách tốt nhất.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, bàn bè, tập
thể lớp Chuyên khoa I khóa 8 những người đã đồng hành cùng tơi trong suốt khóa
học đồng thời là nguồn động viên tơi hồn thành tốt khóa học này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Trần Thị Phương Thảo


ii

LỜI CAM ĐOAN
Học viên cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của học viên trực tiếp thực
hiện, các giữ liệu và kết quả của chuyên đề này là trung thực và chỉ sử dụng với mục
đích nghiên cứu, học tập. Học viên xin thừa nhận và cảm ơn những giúp đỡ cho việc
thực hiện chuyên đề này về các thơng tin được trích dẫn trong chun đề được chỉ rõ
nguồn gốc và được phép công bố.
Nam Định, ngày 16 tháng 07 năm 2021
Học viên


Trần Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 3
1.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN ................................................................................................................... 3
1. 2. CƠ SƠ THỰC TIỄN ............................................................................................................ 11
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................................... 16
3.1. Đặc điểm Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái ....................................................................... 16
3.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn tại Trung tâm Y tế Yên Bái ... 16
Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................................... 24
3.1. Ưu điểm ................................................................................................................................. 24
3.2. Tồn tại ................................................................................................................................... 24
3.3. Nguyên nhân ......................................................................................................................... 25
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 26
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP....................................................................................................... 27
1. Đối với Trung tâm y tế, khoa, phòng: ...................................................................................... 27
2. Đối với điều dưỡng: ................................................................................................................. 27
3. Đối với người bệnh, gia đình người bệnh: ............................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị là sự di chuyển các cơ quan của cơ thể qua các khe các lỗ tự nhiên. Trong
đó thốt vị bẹn hay gặp nhất trên lâm sàng. Thoát vị bẹn là thoát vị rất thường gặp, do các
tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn và điểm yếu của thành bụng vùng bẹn. Bệnh thường

gặp ở nam giới, mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em dưới 1 tuổi và độ tuổi 55-85. Ước tính mỗi
năm trên thế giới có trên 20 triệu người bệnh thốt vị bẹn , tỷ lệ thay đổi giữa các nước từ
100 đến 300 trên 100.000 dân mỗi năm [6].
Thoát vị bẹn ở người trung niên thường liên quan đến sự tăng áp lực bên trong ở
bụng một cách liên tục , và có ảnh hưởng tới sự tiến triển của thoát vị bẹn , nguyên nhân
rất hay gặp như ho mạn tính, bệnh lý tiết niệu có bị tiểu, khó tiểu thường xuyên, táo bón,
u đại tràng gây rặn thường xuyên khi đi đại tiên xơ gan có cổ trướng , phụ nữ mang thai.
Thốt vị bẹn có thể khơng có triệu chứng nào trên lâm sàng cụ thể, chỉ được phát
hiện tình cờ khi đi khám bệnh. Thốt vị bẹn là bệnh lý thường gặp dễ chẩn đoán và có thể
điều trị tại tuyến cơ sở nhưng nếu khơng phát hiện và chấn đồn kịp thời có thể gây biến
chứng rất nặng, hoại tử khối thoát vị do nghẹt thường gặp nhất là hoại tử ruột do thoát vị
bẹn nghẹt [7].
Điều trị thốt vị bẹn kinh điển có 3 phương pháp chính được đề cập là chờ đợi tự
khỏi (loại trừ nguyên nhân), bảo tồn và phẫu thuật. Nhưng ngày nay, với sự tiến bộ của
gây mê và phương tiện phẫu thuật, thì chủ yếu điều trị thốt vị bẹn là phẫu thuật. Ưu
điểm của phẫu thuật giúp giải quyết triệt để khối thoát vị và ngăn sự tái phát của khối
thốt vị. Ngày nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật được đề cập đến, có thể là phẫu
thuật nội soi trong phúc mạc, ngồi phúc mạc, có thể là phẫu thuật mở với phương pháp
Bassini, Forgue Kimbarovski [7], [12].
Tuy nhiên phẫu thuật thôi chưa đủ, công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
đóng một vai trị rất quan trọng cho sự thành công của ca phẫu thuật cũng như sự hồi
phục của người bệnh. Công tác chăm sóc hậu phẫu địi hỏi phải được lên kế hoạch chăm
sóc tỉ mỉ, sát sao với các dấu hiệu lâm sàng của người bệnh cùng với kiến thức chuyên
môn và sự nhiệt tình của các điều dưỡng viên ngoại khoa. Sự phối hợp tốt của bác sĩ phẫu
thuật và quy trình chăm sóc chuẩn sẽ giúp người bệnh sớm hồi phục, sớm ra viện, hạn
chế được các biến chứng của phẫu thuật


2


Từ trước đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh học, lâm sàng, hay kĩ thuật
phẫu thuật cũng như kết quả phẫu thuật của thoát vị bẹn. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu về
cơng tác chăm sóc hậu phẫu cho phẫu thuật thốt vị bẹn thì lại rất ít, và thường khơng
được quan tâm đúng mức. Ngồi ra tầm quan trọng của công tác phẫu thuật một bệnh
thường gặp như thoát vị bẹn tại một cơ sở y tế cấp huyện như Trung tâm y tế thành phố
Yên Bái với nhiều hạn chế về hạ tầng vật chất, cũng như thiếu thốn về nhân lực và vật
lực công tác chăm sóc càng đóng vai trị quan trọng trong điều trị lâm sàng.
Chính vì tầm quan trọng cũng như u cầu mới trong cơng tác chăm sóc hậu phẫu
cho người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn, chúng tơi tiến hành nghiên cứu chuyên đề:
“Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn tại
Trung tâm y tế thành phố Yên Bái năm 2021 “với hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn tại Khoa
Ngoại tổng hợp Trung tâm y tế thành phố Yên Bái năm 2021
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật thoát vị bẹn tại Khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm y tế thành phố Yên Bái


3

Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN
1. 1.1. Giải phẫu vùng bẹn [4], [5], [6]
Vùng bẹn được quy ước là khu vực gồm phần thấp của hố chậu và hạ vị mỗi bên,
nằm trên nếp lằn bẹn. Vùng bẹn là vùng trước dưới của thành bụng bên, gồm các lớp từ
nông đến sâu: Da, lớp mỡ dưới da, lớp mạc sâu, cân cơ chéo bụng ngoài, cân cơ chéo
bụng trong, cân cơ ngang bụng, mạc ngang, lớp mỡ tiền phúc mạc, cuối cùng là phúc
mạc thành.

Hình 1: Giải phẫu vùng bẹn

1.1.1.1. Nếp lằn da vùng bẹn
Nếp lằn da vùng bẹn đóng vai trị quan trọng trong sự lành vết thương. Khi thực hiện
đường rạch theo lằn da thì sự lành vết thương sau mổ dễ dàng, đồng thời vết sẹo cũng
phai dần.
1.1.1.2. Lớp dưới da
Vùng bẹn có tổ chức dưới da lỏng lẻo gồm: một lớp mỡ nông gọi là cân mạc Camper và
một lớp sâu hơn, vững hơn, có nhiều sợi đàn hồi gọi là mạc sâu. Mạc sâu xuống dưới tạo
thành một dải từ xương mu đến bao quanh dương vật gọi là dây treo dương vật.
1.1.1.3. Mạch máu vùng bẹn


4

- Ở lớp nơng, vùng bẹn có 3 động mạch nhỏ, xuất phát từ động mạch đùi gồm: động
mạch mũ chậu nông, động mạch thượng vị nông và động mạch thẹn ngoài.Các tĩnh mạch
cùng tên đi cùng động mạch và đều đổ vào tĩnh mạch đùi.
- Ở lớp sâu, động mạch chậu ngoài đi dọc theo bờ trong cơ thắt lưng chậu, dưới dải
chậu mu để vào bao đùi, tạo nên động mạch đùi chung. Nó cho những nhánh ni cơ thắt
lưng chậu và hai nhánh phụ là động mạch thượng vị dưới và động mạch mũ chậu
sâu.Tĩnh mạch chậu ngồi chạy phía trong và hơi lệch ra sau so với động mạch chậu
ngoài.
1.1.1.4. Thần kinh vùng bẹn [5]
- Thần kinh chi phối vùng bẹn đều xuất phát từ dây thắt lưng đầu tiên, đó là thần kinh
chậu – bẹn và thần kinh chậu – hạ vị.
- Thần kinh sinh dục – đùi xuất phát từ các sợi thần kinh thắt lưng 1 và 2, ngay sau lỗ
bẹn sâu cho nhánh sinh dục và nhánh đùi.
1.1.1.5. Các cân cơ vùng bẹn
1.1.1.5.1. Cân cơ chéo bụng ngoài: Cân chéo ngoài (phần dưới của cơ chéo ngồi) có
phần bám vào xương mu bởi hai dải cân gọi là hai cột trụ:
- Cột trụ ngoài bám vào củ mu

- Cột trụ trong chạy qua trước cơ thẳng bụng và cơ tháp đến bám vào thân xương mu và
đường trắng
+ Khe hở giữa cột trụ trong và cột trụ ngoài của cân cơ chéo bụng ngồi gọi là lỗ bẹn
nơng, có hình bầu dục, nằm ở phía trên ngồi củ mu 1 – 1,5 cm.
+ Dây chằng bẹn (còn được gọi là cung đùi hay dây chằng Poupart): là bờ dưới của
cân cơ chéo bụng ngồi, khơng có tính chất dày như cấu trúc của dây chằng.
1.1.1.5.2. Cân cơ chéo bụng trong
Tại vùng bẹn, cấu tạo của nó phần lớn là mơ cơ, mơ cân rất ít. Ở phía trong, sau khi
vịng lên ơm lấy thừng tinh, tạo thành cung cơ chéo bụng trong, rồi tận cùng ở lá trước
của cân cơ thẳng bụng và đường trắng.Trong suốt lộ trình của nó ở vùng bẹn, cơ chéo
trong dính khá chặt với cơ ngang bụng bên dưới. Thành phần cân nối tiếp của cơ chéo
bụng trong thường đi ngang và tận cùng ở đường giữa và xương mu, chỉ có 3 – 5%
trường hợp các thớ cơ chéo bụng trong chạy xuống dưới dính vào những thớ của cơ
ngang bụng để tạo thành gân kết hợp.


5

1.1.1.5.3. Cân cơ ngang bụng
- Là lớp nằm sâu nhất trong 3 lớp cân cơ của thành bụng trước bên
- Phần liên tục của bờ dưới cơ ngang bụng tạo nên cung cân cơ ngang bụng vốn có thể
nhìn thấy rõ từ phía sau.
- Phần trong và dưới cùng của bờ dưới cơ ngang bụng, tạo nên thành sau ống bẹn là
phần không liên tục do những sợi cân tại đây bị mạc ngang tách rời nhau ra. Số lượng sợi
cân ở phần gián đoạn này rất thay đổi, có khi rất nhiều mà cũng có khi rất ít. Vì phần gián
đoạn này của cân cơ ngang bụng tạo nên một phần thành sau của ống bẹn, nên R.E
Condon cho rằng, số lượng và sức mạnh của những sợi cân này có ảnh hưởng đến bệnh
sinh của thốt vị bẹn trực tiếp.
1.1.1.5.4. Cơ thẳng bụng và bao cơ thẳng bụng
- Cơ thẳng bụng là 2 cơ to, chắc, nằm dọc hai bên đường trắng, đi từ mỏm mũi kiếm

xương ức và các sụn sườn 5,6,7 đi thẳng xuống dưới bám tận vào thân xương mu.
- Bao cơ thẳng bụng được tạo nên bởi: Ở 2/3 trên, lá trước của bao cơ được tạo nên bởi
lá trước của cân cơ chéo bụng trong và một phần của cân cơ chéo bụng ngoài, lá sau của
bao cơ gồm lá sau của cân cơ chéo bụng trong và cân cơ ngang bụng. Ở 1/3 dưới, lá trước
gồm các cân cơ ngang bụng, cân cơ chéo bụng trong và một phần của cân cơ chéo bụng
ngồi, cịn lá sau chỉ có mạc ngang nên rất mỏng. Ranh giới giữa 2/3 trên và 1/3 dưới là
chỗ đi vào bao cơ thẳng ở mặt sau của động mạch thượng vị dưới. Tại đây bao cơ thẳng
tạo thành một đường cong mặt lõm hướng xuống dưới, gọi là cung Douglas.
1.1.1.5.5. Dây chằng lược (Dây chằng Cooper)
Dây chằng lược thường nằm ở mặt trong của cành trên xương mu, được tạo nên
bởi: Màng xương, các thớ sợi của dây chằng khuyết, các thớ của mạc lược, cân cơ ngang
bụng, mạc ngang và dải chậu mu.
1.1.1.5.6. Dây chằng gian hố (dây chằng Hesselbach)
Dây chằng này là một dải sợi dày lên của mạc ngang ở bờ trong lỗ bẹn sâu, còn
gọi là vòng mạc ngang.Ở trên, dây chằng này dính vào mặt sau cơ ngang bụng và ở dưới
dính vào dây chằng bẹn. Dây chằng gian hố không phải lúc nào cũng rõ ràng, đơi khi nó
có chứa một số sợi cơ xuất phát từ cơ ngang bụng.
1.1.1.5.7. Dải chậu mu (dây chằng Thomson)
Là một dải cân trải từ cung chậu lược đến cành trên xương mu. Phía ngồi dải chậu
mu bám vào xương chậu, mạc cơ thắt lưng chậu và gai chậu trước trên, từ đó đi vào


6

trong, dải chậu mu tạo nên bờ trước lỗ bẹn sâu, rồi băng qua bó mạch đùi tạo nên bờ
trước của bao đùi, rồi hòa vào bao cơ thẳng bụng và dây chằng lược.
1.1.1.6. Mạc ngang và khoang tiền phúc mạc
- Mạc ngang là lớp cân mỏng nằm giữa cơ ngang bụng và phúc mạc. Ở ngoài bám vào
cân chậu, ở trong chạy phía sau cung đùi và dây chằng khuyết để bám vào dây chằng
lược, ở dưới mạc ngang đi sau dây chằng bẹn xuống tận đùi và nằm trước bó mạch đùi.

Mạc ngang có 2 lá, lá trước dày hơn nên được dùng trong điều trị thoát vị bẹn theo kỹ
thuật Shouldice, lá sau rất mỏng thường hòa lẫn vào mạc tiền phúc mạc.
- Khoang tiền phúc mạc hay khoang Bogros, ở giữa lá sau của mạc ngang và phúc mạc,
chứa mỡ tiền phúc mạc.
1.1.1.7. Phúc mạc: Ở vùng bẹn, cũng như các nơi khác, phúc mạc chỉ là một lớp màng
mỏng, đàn hồi, mặt trong trơn láng, có tác dụng làm giảm ma sát cho các tạng trong
bụng, chứ khơng có khả năng ngăn ngừa thốt vị. Phúc mạc thành có những chỗ lõm
xuống gọi là những hố bẹn, các hố bẹn này được tạo ra do 3 nếp phúc mạc:
- Nếp rốn ngoài được tạo nên bởi động mạch thượng vị dưới
- Nếp rốn trong là động mạch rốn trong thờ kỳ phôi thai, bị tắc lại sau khi sinh
- Nếp rốn giữa còn gọi là dây treo bàng quang, là di tích của ống niệu mạc trong thời kỳ
phôi thai.
Những nếp rốn này tạo nên giới hạn cho 3 hố bẹn:
- Hố bẹn ngoài: Ở phía ngồi động mạch thượng vị dưới, đây là nơi xảy ra thoát vị bẹn
gián tiếp.
- Hố bẹn trong: Nằm giữa nếp rốn ngoài và nếp rốn trong, tương ứng với tam giác
Hesselbach, theo quan niệm hiên nay, tam giác này được mở rộng xuống dưới bao gồm
cả lỗ đùi, nghĩa là được giới hạn bởi động mạch thượng vị dưới, bờ ngoài bao cơ thẳng
bụng và dây chằng lược, là nơi chỉ có mạc ngang chống đỡ nên yếu và là khởi điểm của
thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị đùi.
- Hố trên bàng quang: Nằm giữa nếp rốn trong và nếp rốn giữa, có cơ thẳng bụng che ở
mặt trước nên hiếm khi xảy ra thoát vị.
1.1. 2. Ống bẹn, lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu và các thành phần chứa trong ống bẹn[5],
[6]
- Ống bẹn là một khe nằm giữa các lớp cân cơ của thành bụng, đi từ lỗ bẹn sâu đến lỗ
bẹn nông, dài khoảng 4 - 6 cm. Ống bẹn nằm chếch từ trên xuống dưới, từ ngoài vào


7


trong và ra trước, gần như song song với nửa trong của nếp bẹn. Ống bẹn là một điểm
yếu của thành bụng nên thương hay xảy ra thoát vị bẹn, đặc biệt ở nam giới.
+ Ở nam, ống bẹn là đường đi của tinh hồn từ ổ bụng xuống bìu trong lúc phơi thai.
Khi tinh hồn đã xuống bìu, ống bẹn sẽ chứa thừng tinh.Ở nữ, trong ống bẹn có chứa dây
chằng tròn.
+ Ống bẹn được cấu tạo bởi bốn thành: Trước, sau, trên, dưới và hai đầu là lỗ bẹn sâu
và lỗ bẹn nơng.

Hình 2: Ống bẹn và các hố bẹn
- Thành trước, phần lớn thành trước ống bẹn được tạo nên bởi cân cơ chéo bụng ngoài,
một phần nhỏ ở phía ngồi bởi cân cơ chéo bụng trong (chỗ này cơ bám vào 2/3 ngoài
dây chằng bẹn).
- Thành sau được tạo nên chủ yếu bởi mạc ngang và một ít thớ của cân cơ ngang bụng.
- Thành trên được tạo nên bởi bờ dưới của cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng.
- Thành dưới ống bẹn được tạo nên do sự kết hợp dây chằng bẹn với dải chậu mu và
mạc ngang.
- Lỗ bẹn nông: Cột trụ ngoài và cột trụ trong của cân cơ chéo bụng ngồi giới hạn một
khe hình tam giác. Khe này được các sợi gian trụ và dây chằng bẹn phản chiếu giới hạn
lại thành một lỗ tròn hơn gọi là lỗ bẹn nơng.Lỗ bẹn nơng nằm ngay phía trên củ mu, qua
lỗ bẹn nơng có thừng tinh đi từ ống bẹn xuống bìu.
- Lỗ bẹn sâu: Đối chiếu lên thành bụng trước, lỗ bẹn sâu nằm ở phía trên trung điểm
của nếp bẹn khoảng 1,5 – 2 cm. Lỗ bẹn sâu nằm trên mạc ngang, nhìn bên ngồi khơng
rõ nhưng nhìn từ bên trong, lỗ bẹn sâu có giới hạn rõ hơn ở bờ trong bởi dây chằng gian


8

hố. Ngay phía trong lỗ bẹn sâu là bó mạch thượng vị dưới.Qua lỗ bẹn sâu, các thành phần
tạo nên thừng tinh sẽ quy tụ lại để chui vào ống bẹn.
- Thừng tinh là thành phần chứa trong ống bẹn, có cấu tạo từ ngồi vào trong gồm: Mạc

tinh ngồi, cơ bìu, mạc cơ bìu, mạc tinh trong, ống dẫn tinh, động – tĩnh mạch và đám rối
thần kinh của ống dẫn tinh, động mạch cơ bìu, động mạch tinh hồn ở giữa thừng tinh,
chung quanh có các tĩnh mạch tạo thành đám rối hình dây leo, túi phúc mạc vốn sẽ teo đi
sau khi tinh hồn xuống đến bìu để trở thành dây chằng phúc tinh mạc.
1.1.2. Giải phẫu bệnh thoát vị bẹn [4]. [10]
- Túi thoát vị: là phúc mạc thành
- Cổ túi thoát vị : là lỗ bẹn sâu
- Nội dung thốt vị: đó là các tạng nằm trong túi thoát vị như tiểu tràng, đại tràng, mạc
nối. Nếu ở phụ nữ có thể là buồng trứng, vịi trứng
1.1.3. Phân loại thốt vị bẹn [8]
1.1.3.1. Thốt vị bẹn gián tiếp: gồm hai thể
- Thoát vị bẹn gián tiếp bẩm sinh: được hình thành trong điều kiện ống phúc tinh mạc
vẫn cịn tồn tại sau khi sinh. Bình thường sau khi sinh hoặc chậm nhất sau khi sinh từ 6
tháng đến 1 năm, ống phúc tinh mạc sẽ tắc lại thành dây xơ Cloquet. Đặc biệt của loại
thoát vị này là:
+ Thoát vị chui qua lỗ bẹn sâu đi vào ống bẹn và thoát ra ở lỗ bẹn nơng.
+ Túi thốt vị và thừng tinh cùng nằm trong một bao xơ chung

Hình 3: Thốt vị bẹn
- Thốt vị bẹn gián tiếp mắc phải: túi thốt vị nằm ngồi bao xơ thừng tinh


9

1.1.3.2. Thoát vị bẹn trực tiếp: loại thoát vị này thường xảy ra ở người lớn tuổi, cơ thành
bụng nhẽo. Túi thốt vị khơng đi qua lỗ bẹn sâu và tất nhiên là không đi qua ống bẹn.
1.1.4. Nguyên nhân và sinh bệnh học [9], [11]
- Cho đến nay, nguyên nhân tại sao chỉ có một số người bị TVB, đối với TVB thể trực
tiếp, vẫn chưa được biết rõ. Riêng đối với TVB thể gián tiếp, tồn tại ống phúc tinh mạc
được xem là nguyên nhân chủ đạo. Mặc dù, trong một số khơng ít trường hợp, khơng có

TVB dù tồn tại ống phúc tinh mạc (PTM). Nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu đáp ứng
của vịng bẹn trong đối với sự gia tăng áp lực trong ổ phúc mạc. Các nghiên cứu này đã
chỉ ra rằng, lỗ bẹn sâu có tác dụng như một cấu trúc dạng van, có vai trị ngăn cản khơng
cho các tạng chui qua lỗ bẹn sâu khi có tăng áp lực đột ngột như khi ho, rặn ... Trong
TVB gián tiếp, chức năng này bị suy yếu hay hầu như mất hẳn.
- Đối với TVB trực tiếp, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các biến loạn về chuyển hóa và
sinh hóa đóng vai trị quan trọng trong hình thành mà đặc biệt là khả năng tái phát. Trong
đó nổi bật là vai trò của các sợi collagen. Ở các người bệnh bị TVB trực tiếp, người ta ghi
nhận sự giảm tạo collagen, giảm hàm lượng collagen và giảm trọng lượng các sợi
collagen. Tuy nhiên bản chất của quá trình này vẫn chưa đc hiểu biết đầy đủ.
1.1.5. Triệu chứng [6], [8]
1.1.5.1. Triệu chứng thoát vị bẹn
* Triệu chứng cơ năng
- Người bệnh cảm thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu.
- Nếu đứng lâu, chạy nhảy hoặc làm việc nặng: vùng bẹn bìu phồng to lên, nằm nghỉ
khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn.
- Khi người bệnh đang vận động mà nội dung thoát vị tụt xuống đột ngột người bệnh sẽ
đau dữ dội, lúc đó phải nằm xuống thì mới thấy đã đau.
* Triệu chứng thực thể: khám ở tư thế đứng sau chuyển sang nằm
- Nhìn:
+ Thấy vùng bẹn bìu phồng to.
+ Thể tích khối phồng to lên khi tăng áp lực ổ bụng (khi ho, rặn, nhảy). Thể tích khối
phồng nhỏ đi khi nằm nghỉ ngơi.
- Sờ nắn:
+ Không đau khi sờ nắn vào khối phồng.
+ Mật độ khối phồng mềm


10


+ Để người bệnh nằm xuống, dùng tay dồn khối phồng từ bìu ngược lên trên về phía ổ
bụng, có thể làm xẹp khối phồng, đôi khi đẩy khối phồng lên thấy tiếng “lọc bọc” điển
hình của hơi và nước trong lịng ruột.
+ Sờ thấy lỗ bẹn ngồi rộng có thể đút lọt ngón tay, khi đó bảo người bệnh ho, rặn sẽ
thấy nội dung thoát vị chạm vào đầu ngón tay
* Triệu chứng tồn thân: khơng có gì đặc biệt
1.1.5.2. Triệu chứng thoát vị bẹn nghẹt:
Người bệnh đến khám bệnh vì đau, vì tắc ruột do ruột sa xuống túi thốt vị, bị cổ túi
thốt vị bóp nghẹt gây ra hội chứng tắc ruột cấp tính và có nguy cơ hoại tử ruột.
* Triệu chứng cơ năng
- Người bệnh đau dữ dội vùng bẹn bìu, đau ngày một tăng, đau liên tục. Điểm đau khu
trú ở cổ túi thoát vị.
- Nơn, buồn nơn
- Bí trung đại tiện
* Triệu chứng thực thể
- Nắn vào khối phồng rất đau. Có một điểm đau chói, tương ứng với cổ túi thốt vị (
chỗ gây nghẹt ruột ).
- Khối thoát vị căng, khi nắn khơng thu nhỏ được.
- Thể tích khối thốt vị không thay đổi khi tăng áp lực ổ bụng, khi nằm nghỉ ngơi.
- Có thể có hội chứng tắc ruột
- Có thể có hội chứng viêm phúc mạc nếu nội dung thốt vị bị hoại tử.
* Triệu chứng tồn thân:
- Giai đoạn đầu khơng có biểu hiện dấu hiệu tồn thân.
- Giai đoạn muộn: nếu có hoại tử ruột người bệnh có hội chứng nhiễm trùng – nhiễm
độc.
1.1.6. Các tai biến và biến chứng sau phẫu thuật [11]
1.1.6.1 Các tai biến trong phẫu thuật
- Rách phúc mạc : thủng phúc mạc do đặt trocart đầu tiên đi sai lớp.
- Tổn thương động mạch thượng vị : do động mạch dính vào thành bụng sau do thoát vị
lướn hoặc do phẫu tích , hoặc là do phẫu tích làm tổn thương mạch .

- Tổn thương ống dẫn tinh và mạch máu ống dẫn tinh


11

- Tổn thương bàng quang : tổn thương bang quang có thẻ gặp trong các trường hợp có
tiền sử mổ cũ đường giữa dưới rốn đặc biệt là mổ tiền liệt tuyến.
- Tổn thương thần kinh : tổn thương các nhánh thần kinh trong vùng tam giác đau
thường là do đốt điện hoặc do cố định mảnh ghép.
- Tổn thương bó mạch chậu : nguy cơ tổn thương bó mạch chậu khi phẫu tích dây
chằng Cooper hoặc thốt vị đùi . Tổn thương tĩnh mạch đùi thường xảy ra trong các
trường hợp thốt vị đùi dính , cổ bao thốt vị chặt .
1.1.6.2. Các biến chứng sớm: Tụ dịch và tụ máu thành bụng : ít gặp sau mổ . Để tránh
chảy máu cần cầm máu kỹ trong quá trình bóc tách . Thường sau 3-4 tuần thì các tụ dịch
máu sẽ tự tiêu ,nếu khơng tự hết có thể chọc hút dịch .
1.1.6.3. Biến chứng muộn
- Tái phát sớm : thường do lỗ kỹ thuật như mảnh ghép quá nhỏ , di chuyển của mảnh
ghép , cố định mảnh ghép quanh ống dẫn tinh không tốt .
- Tái phát muộn : có thể do tái phát sớm khơng phát hiện được hoặc do thành bụng của
người bệnh yếu đi , lỗ thốt vị rơng ra , do áp lwucj ổ bụng của người bệnh ,…
- Tràn dịch màng tinh hoàn : thường do phản ứng viêm và thường tự tiêu sau 1-2 tháng
. Tràn dịch màng tinh hoàn thực thụ thường gặp ở người tre tuổi do chèn ép của mảnh
ghép vào ống dẫn tinh .trong các trương hợp này thường phải điều trị bằng phẫu thuật .
- Đau sau mổ : đau sau mổ là một biến chứng muộn rất khó điều trị , Khi đau thành
bụng lan xuống bìu và kéo dài 6 tháng đến 1 năm thì có hai vấn đề cần đặt ra . Nếu đau
có tính chất khu vực chính xác, kèm theo hoặc khơng rối loạn cảm giác thì là đau do
ngun nhân thần kinh . Điều trị nội khoa hoặc là bằng phẫu thuật . Nếu đau khơng có hệ
thống và thứ phát là do nguyên nhân sẹo xơ hóa. Điều trị nội khoa. Mổ lấy mảnh ghép là
giải pháp cuối cùng.
- Tắc ruột : là biến chứng rất hiếm gặp sau mổ thốt vị bẹn bằng phương pháp nội soi

ngồi phúc mạc .

1. 2. CƠ SƠ THỰC TIỄN
1. 2.1. Điều trị [1], [9]
- Điều trị thoát vị bẹn là can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Tùy vào độ tuổi, tình trạng
bệnh của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định nên hay không nên thực hiện phương
pháp này, nếu nên thì khi nào cần tiến hành. Phẫu thuật bệnh thốt vị bẹn có thể là mổ


12

mở hoặc nội soi tùy vào nhu cầu của người bệnh nhưng mổ nội soi có ưu thế và được lựa
chọn nhiều hơn bởi nhanh phục hồi, sau mổ ít có cảm giác đau, tính thẩm mỹ vết mổ cao.
- Mục đích của phẫu thuật thốt vị bẹn là nhằm tái tạo lại thành bụng; nếu cần có thể
khâu và cắt bỏ túi thốt vị. Có thể phục hồi bằng lưới nhân tạo hoặc mô tự thân. Việc
phục hồi, tái tạo lại thành bụng là điều cần thiết đối với mọi trường hợp người bệnh thuộc
đối tượng trưởng thành vì nó giúp tăng cường sức chịu đựng lực của thành bụng đang bị
yếu do khối thoát vị gây ra.
- Đối với trẻ em: Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi đến năm 1 tuổi mà trẻ
không tự khỏi bệnh hoặc có biến chứng. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì bác sĩ sẽ mổ thắt cao
túi thốt vị mà không cần tái tạo thành bụng. Trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ở trong
tình trạng túi thốt vị bị đau không thể đẩy ngược lại cần mổ nội soi càng sớm càng tốt
tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
- Đối với người lớn
+ Nếu người bệnh là người có bệnh lý nội khoa nặng hoặc quá già yếu sẽ khơng có chỉ
định phẫu thuật, thay vào đó sẽ là áp dụng băng treo bìu. Đây là phương pháp chống chỉ
định với trường hợp cổ túi thoát vị nhỏ.
+ Nếu thốt vị bẹn khơng nghẹt, sau khi làm các xét nghiệm cần thiết người bệnh sẽ
được sắp xếp lịch phẫu thuật. Trường hợp đã xảy ra biến chứng do thốt vị bẹn thì người
bệnh sẽ được mổ cấp cứu ngay để tránh nguy cơ hoại tử tạng thoát vị.

1.2.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.2.1. Ở Việt Nam
- Tỷ lệ tái phát sau mổ thoát vị bẹn theo Nguyễn Văn Liễu là 3,8%, Bùi Đức Phú là
19%, Tạ Xuân Sơn 6,45%, và Ngô Viết Tuấn là 3,7%
- Vương Thừa Đức nghiên cứu kết quả lâu dài sau phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kỹ thuật
Lichtenstein, theo dõi 2-8 năm, tỉ lệ tái phát 0,96%, đau mạn tính vùng bẹn 5,3%, nhiễm
trùng tấm lưới muộn 0,47%. Vương Thừa Đức, mổ 32 ca thoát vị bẹn tái phát bằng kỹ
thuật Lichtenstein, ghi nhận 1 trường hợp tái phát sớm sau 4 tháng, tỉ lệ tái phát lại 3,1%
Ngô Thế Lâm, mổ 40 ca thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein, tỉ lệ tái phát 2,5% Phạm
Hữu Thông, mổ 43 ca thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein và Rives tỉ lệ tái phát 7%
2.2.2. Trên thế giới
- Theo nghiên cứu đa trung tâm y tế trên thế giới tỷ lệ tái phát của thoát vị ben tại Mỹ
10-15%, tại châu Âu 10-30%, trong đó theo từng phương pháp nói riêng như sau: pp


13

Shouldice 6 1%. Banssini 8 6%, Mac Vay 11,2%
- Theo Kux tỷ lệ tái phái sau mổ thoát vị bẹn bằng phương pháp Banssini sau 2 năm lên
tới 13%
- Hiện nay rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về phương pháp phẫu thuật thoát vị
bẹn bằng đặt lưới nhân tạo cho kết quả tái phát thấp: Stoppa 1,5% Rives 16%
Lichtenstein 1 % với kĩ thuật mô mở của Lichtenstein tỷ lệ tái phát là 0.6%.
theo Hermendez là 0 24%. Holzheimer là 1.1%. Novik 18%
- Hiện nay trên thế giới chủ yếu áp dụng phương pháp mổ mở đặt tấm lưới nhân tạo
Lichtenstain và phương pháp mổ nội soi với ưu điểm khơng gây căng, ít đau, thời gian
phục hồi nhanh, và ít tai biến, biến chứng, ít tái phát.
- Theo Peacock và Madden, người bệnh từ 40 tuổi trở lên có sự biến đổi có sự biến đổi
cân cơ mạc do giảm quá trình tổng hợp, tăng quá trình thối hóa collagen làm suy yếu
cấu trúc thành ống bẹn dễ dẫn đến thoát vị bẹn mắc phải.

1.2.3. Quy trình chăm sóc NB sau phẫu thuật thốt vị bẹn [2], [3], [8].
1.2.3.1 Chăm sóc tư thế người bệnh ngay sau phẫu thuật
- Trường hợp phẫu thuật thoát vị bẹn bằng gây tê tủy sống (phẫu thuật thoát vị bẹn
chưa có biến chứng hoại tử ruột) sau phẫu thuật người điều dưỡng cần cho người bệnh
nằm đúng tư thể để tránh các biến chứng của gây tê tủy sống, tư thế này được duy trì ít
nhất 12 h sau phẫu thuật. Trường hợp mổ thoát vị bẹn gây mê nội khí quản (phẫu thuật
thốt vị bẹn có biến chứng) cho người bệnh nằm ngửa kê cao vai, đầu nghiêng về một
bên để tránh nếu nơn thì chất nơn khơng lọt vào đường hơ hấp
2.3.2. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
Tuỳ theo tình trạng người bệnh, giai đoạn bệnh, tuỳ vào loại phẫu thuật người điều
dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu 30 phút hay 60 phút/ lần và thời gian
theo dõi có thể 12 giờ, 24 giờ sau phẫu thuật. Những ngày tiếp theo nếu dấu hiệu sinh tồn
bình thường theo dõi ngày 2 lần. Tốt nhất sau phẫu thuật theo dõi dấu hiệu sinh tồn bằng
Monitor.
- Chăm sóc về hơ hấp: Theo dõi người bệnh thở đều hay không đều, theo dõi biến
chứng ngạt bằng cách theo dõi số lần thở/ phút, biên độ thở, SpO2 qua Monitor nếu số
lần thở trên 30 lần/phút hoặc dưới 15 lần/phút thì phải báo cáo lại với thầy thuốc.


14

- Chăm sóc về tuần hồn theo dõi xem mạch có đập đều hay khơng đều, số lần mạch
đập/1 phút, đo huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Nếu trong quá trình theo dõi thấy
mạch tăng dần, huyết áp giảm dần, da và niêm mạc nhợt nhạt thì có khả năng bị chảy
máu sau phẫu thuật. Cần phải báo cáo ngay với thầy thuốc.
- Chăm sóc về nhiệt độ bình thường sau phẫu thuật nhiệt độ tăng từ 0,5c đến 1°C. Sau
phẫu thuật người bệnh có thể sốt cao nguyên nhân do nhiễm trùng - nhiễm độc, rối loạn
nước điện giải trầm trọng. Trường hợp này cần chườm mát vùng cổ, nách, bẹn, cởi bỏ bớt
quần áo, báo cáo thầy thuốc dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên người bệnh có thể hạ nhiệt độ
nguyên nhân do sốc truyền máu - truyền dịch, sốc nhiễm trùng - nhiễm độc nặng. Trường

hợp này phải ngừng truyền dịch truyền máu ủ ấm dùng thuốc theo y lệnh
1.2.3.3. Chăm sóc vết mổ
- Theo dõi vết mổ có chảy máu ở những ngày đầu, nhiễm khuẩn ở những ngày sau.
Thường vết mổ nhiễm khuẩn ở ngày thứ 4-5 sau phẫu thuật
- Nếu vết mổ khô tốt không cần thay băng, cắt chỉ sau 7 ngày. khi đã chẩn đoán là
nhiễm khuẩn vết mổ thì cần cắt chỉ sớm, tách vết mổ cho dịch mủ thốt ra dễ dàng, có thể
cắt chỉ cách qng hay cắt toàn bộ. Đối với người bệnh sau phẫu thuật có ho nhiều cần
báo cáo cho bác sĩ để có hướng điều trị, và hướng dẫn cho người bệnh khi ho thì lấy tay
ơm nơi có vết mổ cho đỡ đau.
1.2.3.4 Chăm sóc về dinh dưỡng
- Với phẫu thuật thốt vị bẹn chưa có biến chứng sau 6 – 8 giờ mà người bệnh không
nôn cho uống nước đường hoặc sữa. Ngày hôm sau cho ăn cháo, cơm.
- Với phẫu thuật thốt vị bẹn có biến chứng thi khi người bệnh chưa có nhu động ruột
thì ni dưỡng hồn tồn bằng đường tĩnh mạch khi có nhu động ruột trở lại thì bắt đầu
cho ăn uống cho ăn dẫn từ lỏng tới đặc
1.2.3.5 Chăm sóc đại tiện, tiểu tiện
- Chăm sóc tiểu tiện. Theo dõi xem nghười bệnh có bí tiểu hay khơng? Nếu có
điều dưỡng xử trí cho người bệnh vận động sớm khi đủ điều kiện, chườm ấm vùng hạ vị,
châm cứu
- Chăm sóc đại tiện: Khi người bệnh đã có chỉ định ăn, uống thì phải động viên người
bệnh uống nhiều nước, ăn thức ăn có tính chất nhuận tràng như đu đủ chín, chuối tiêu
tránh táo bón. Hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch hậu mơn sau mỗi lần đi vệ sinh
1.2.3.6. Chăm sóc chế độ tập vận động


15

- Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh
- Ngày đầu cho người bệnh xoay trở tại giường, ngày thứ hai cho ngồi dậy, ngày thứ 4,
5 sau phẫu thuật cho người bệnh ra khỏi giường tập đi lại. Đối với người bệnh già suy

nhược, thành bụng yếu, hay nhiều mỡ cho ngồi dậy và vận động muộn hơn
1.2.3.7 Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật
- Chảy máu: hay gặp nhất là chảy máu dưới da quanh đường mổ có khi có máu lan tỏa
xuống tận bẹn bìu. Cần phải theo dõi xem khối máu tụ có lan ra khơng? có to lên khơng?
nếu có cần báo lại với bác sĩ.
- Thủng rách bàng quang - người bệnh đau, chướng dẫn, sonde tiểu ra ít nước tiểu và có
máu đỏ
- Sưng teo tinh hồn do mạch ni tinh hồn hoặc đường dẫn bạch huyết bị thắt hoặc bị
cắt phải. Cũng có thể do khâu lỗ bẹn quá khít dẫn đến tắc nghẽn thừng tinh
- Tai biến khâu vào ruột hoặc thủng ruột: sau phẫu thuật người bệnh có biểu
hiện viêm phúc mạc
- Tai biến thần kinh: theo dõi hiện tượng mất cảm giác hoặc tê bì ở vùng bẹn bìu, đùi
1.2.3.8 Giáo dục sức khỏe khi ra viện
- Uống nhiều nước ăn thức ăn có tính chất nhuận tràng tránh táo bón
- Tránh đi xe đạp trong vịng 2 tuần đầu sau phẫu thuật
- Tránh làm việc nặng trong 2 – 3 tháng đầu sau phẫu thuật
- Nếu thấy các triệu chứng cũ xảy ra nên đến khám lại


16

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
3.1. Đặc điểm Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
- Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái là trung tâm Y tế tuyến huyện nằm giữa trung tâm
thành phố nên khá thuận tiện cho cơng tác khám chữa bệnh.

Hình 4: Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
- Tổng số cán bộ của Trung tâm: 246 người (trong đó cán bộ hợp đồng là 46).
+ Cán bộ tại Trung tâm: 173 người

+ Cán bộ tại Trạm Y tế là: 73 người
- Hiện tại trung tâm có 5 phịng chức năng, 11khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 15 trạm
Y tế xã phường; Trung tâm Y tế có 225 giường bệnh kế hoạch (tại trung tâm là 150
giường, tại các Trạm Y tế: 75 giường); Giường thực kê tại Trung tâm là 195.
- Trong năm 2020 trung tâm khám bệnh cho 122.461 lượt người, điều trị nội trú cho
10.203 lượt người Tổng số ca phẫu thuật là 539 ca. Theo đề án phát triển tổng thể trung
tâm Y tế thành phố sẽ trở thành bệnh viện hạng II trước năm 2025.

3.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn tại Trung
tâm Y tế Yên Bái
Qua khảo sát chăm sóc 23 NB sau phẫu thuật thốt vị bẹn tại khoa Ngoại tổng hợp
Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái từ tháng 01 năm 2021 đến nay, theo phương pháp mổ
mở, có khâu phục hồi bao thốt vị chúng tơi thu được kết quả:
3.2.1. Chăm sóc tư thế nằm ngay sau phẫu thuật


17

- Ngay sau phẫu thuật NB được nằm đúng tư thế tuỳ theo phương pháp vô cảm để tránh
các biến chứng sảy ra sau phẫu thuật. những ngày sau cận cho người bệnh vận động nhẹ
nhàng, tránh làm tăng áp lực ổ bụng. Đối với người bệnh già suy nhược, thành bụng yếu,
hay nhiều mỡ cho ngồi dậy và vận động muộn hơn

Hình 5: ĐD chăm sóc tư thế nằm cho NB
- Qua khảo sát chúng tôi thu được NB và người nhà người bệnh được hướng dẫn nằm
bất động tại giường bệnh, đầu kê cao hạn chế tối đa ngồi dậy, đi lại hay thay đổi tư thế
đột ngột (100% người bệnh được theo dõi và hướng dẫn) ngay sau phẫu thuật. Tuy nhiên
những ngày sau tập vận động cho NB chủ yếu do người nhà thực hiện.
3.2.2 Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
- Tuỳ theo tình trạng người bệnh, giai đoạn bệnh, tuỳ vào loại phẫu thuật người điều

dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu 30 phút hay 60 phút/ lần và thời gian
theo dõi có thể 12 giờ, 24 giờ sau phẫu thuật. Những ngày tiếp theo nếu dấu hiệu sinh tồn
bình thường theo dõi ngày 2 lần. Tốt nhất sau phẫu thuật theo dõi dấu hiệu sinh tồn bằng
Monitor.


18

Hình 6: ĐD chăm sóc dấu hiệu sinh tồn cho NB
- Thực trạng chăm sóc DHST cho NB sau phẫu thuật thường NB được giữ lại theo dõi
và xử trí tại phịng chăm sóc hậu phẫu của khoa Ngoại tổng hợp trong khoảng 2-3h nhằm
đề phòng các biến chứng của quá trình gây tê – gây mê và biến chứng tức thì của cuộc
phẫu thuật. Tại đây người bệnh được các điều dưỡng viên của khoa chăm sóc theo chế độ
chăm sóc cấp 1, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn liên tục bằng máy monitor. Sau khi các
dấu hiệu sinh tồn ổn định, tác dụng của thuốc tê thuốc mê đã hết, nguy cơ xảy ra các biến
chứng của gây tê gây mê cùng các biến chứng cấp tính của cuộc phẫu thuật đã được loại
trừ, người bệnh được bàn giao về khoa Ngoại tổng hợp theo dõi tiếp. Trong tất cả các
người bệnh được khảo sát khơng có người bệnh xảy ra các biến chứng ngay sau phẫu
thuật
- Ngay trong 12 giờ tiếp theo sau phẫu thuật người bệnh được chuyển về khoa Ngoại
TH dưới sự theo dõi của bác sĩ và điều dưỡng phụ trách phòng chăm sóc cấp 1 theo dõi
3h/ lần các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, chỉ số nước tiểu để sớm
phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau gây mê gây tê phẫu thuật, tình trạng
mất máu, rối loạn nước điện giải để kịp thời xử trí
- Trong những ngày tiếp theo người bệnh có dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình
thường, điều dưỡng sẽ chuyển chế độ chăm sóc cấp 3 với việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn
2 lần /1 ngày hoặc khi có bất thường. Khơng có người bệnh nào trong 23 người bệnh
nghiên cứu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau mổ
- Ghi chép vào hồ sơ bệnh án của điều dưỡng khá tốt và đầy đủ, ghi chép diễn biến
bệnh khá sát sao, thực hiện y lệnh điều trị đúng đủ, đánh giá được tiến triển của người

bệnh.


19

3.2.3. Chăm sóc vết mổ
- Theo dõi vết mổ có chảy máu ở những ngày đầu, nhiễm khuẩn ở những ngày sau.
- Nếu vết mổ khô tốt không cần thay băng, cắt chỉ sau 7 ngày. khi đã chẩn đoán là
nhiễm khuẩn vết mổ thì cần cắt chỉ sớm, tách vết mổ cho dịch mủ thốt ra dễ dàng, có thể
cắt chỉ cách qng hay cắt tồn bộ.

Hình 7: ĐD chăm sóc vết mổ cho NB
- Qua khảo sát việc thay băng vết mổ sau phẫu thuật thoát vị bẹn của người ĐD trong
khoa chúng tôi nhận thấy
+ Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, điều dưỡng viên không thay băng vết mổ, nhưng
trong q trình theo dõi phải có quy trình theo dõi băng vết mổ, trong 23 người bệnh
nghiên cứu, tất cả băng vết mổ sau phẫu thuật đều khơng ướt, máu dịch thẩm băng ít,
khơng có tình trạng chảy máu trong vết mổ
+ Những ngày sau. Trong 23 người bệnh có 2 người bệnh hết dịch sau 2 ngày sau
phẫu thuật, 4 người bệnh có dịch thấm băng đến ngày thứ 5, còn lại đều hết dịch sau 3-4
ngày. Dịch vết mổ có màu đỏ thẫm, khơng hơi, vết mổ nề nhiều 2 ngày đầu, những ngày
sau vết mổ khơ, khơng sưng nề. khơng cịn tấy đỏ. Q trình thay băng được đảm bảo
quy trình vơ khuẩn. Sau 7 ngày vết mổ khơ hồn tồn khơng có tình trạng nhiễm trùng
vết mổ và được cắt chỉ sau 6-9 ngày.
+ Tuy nhiên người điều dưỡng chưa tuân thủ đúng 5 thời điểm vệ sinh bàn tay, đây
cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn chéo từ người bệnh này sang người bệnh khác.
Đồng thời người bệnh chưa được tư vấn các dấu hiệu để phát hiện nhiễm trùng vết mổ
3.2.4 Chăm sóc dinh dưỡng



20

- Dinh dưỡng sau phẫu thuật được đánh giá vô cùng quan trọng, đóng vai trị chính
trong q trình phục hồi sau mổ của người bệnh. Điều dưỡng viên đều được tập huấn về
dinh dưỡng trước đây, đều có kiến thức, kĩ năng về tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc về dinh
dưỡng cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Hình 8: ĐD chăm sóc dinh dưỡng cho NB
- Thực trạng NB sau phẫu thuật được chăm sóc dinh dưỡng chúng tôi thu được là:
+ Sau phẫu thuật ngày đầu tiên điều dưỡng đã dặn dị người nhà khơng cho người
bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì người bệnh cịn chưa có nhu động ruột. Tất cả người
bệnh trong nghiên cứu được nuôi dưỡng ngày đầu bằng dung dịch Glucose 5% x 1000ml
truyền tĩnh mạch ngay sau phẫu thuật.
+ Sau khi xuất hiện dấu hiệu trung tiện, điều dưỡng viên hướng dẫn người nhà cho ăn
bằng cháo loãng hoặc sữa uống ngắt quãng từng lượng nhỏ để tránh bị chướng bụng.
Những ngày sau ăn số lượng bữa ăn tăng dần, lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng tăng dần
lên. Điều dưỡng viên cũng phối hợp hướng dẫn người bệnh mua các xuất ăn bệnh lý tại
nhà ăn bệnh viện để dùng cho người bệnh được đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Trong 23 người bệnh, khơng có người bệnh nào bị rối loạn tiêu hóa sau mổ.
+ Tuy nhiên, việc chăm sóc dinh dưỡng cho NB do người nhà đảm nhiệm. điều
dưỡng chưa trực tiếp chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.
3.2.5 Chăm sóc đại, tiểu tiện, ống sonde


×