Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nuôi dưỡng những hạt giống tài năng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.11 KB, 3 trang )

Nuôi dưỡng những hạt giống tài năng
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn gặp một số đứa trẻ hai tuổi có thể đếm đến
100, thuộc lòng 24 chữ cái, kể chuyện vanh vách và có trí nhớ tuyệt vời.
Cha mẹ các bé không xem con mình là thần đồng, không muốn gửi con
vào trường thần đồng hay gây chú ý đến bé, nhưng họ vẫn băn khoăn
rằng phải chăng bé có năng khiếu gì đó tương đối đặc biệt. Và câu hỏi của
họ là nếu như vậy thì cha mẹ nên làm gì để nuôi dưỡng tài năng bẩm sinh
của con đúng cách mà không ép uổng quá tay hay để nó lụi tàn.
thực ra, rất khó xác định một đứa trẻ hai tuổi là có tài năng thiên bẩm, bởi
sự phát triển ở những năm đầu đời còn chưa ổn định. Con bạn nói giỏi,
nhưng không có nghĩa bé sẽ có khả năng giao tế xã hội tốt nếu bé thiếu
những kỹ năng tự chủ, quan tâm và lắng nghe. Điều quan trọng nhất nên
làm cho trẻ ở lứa tuổi này là nuôi dưỡng sự yêu thích học hỏi tuỳ theo sự
nhận thức và đam mê của trẻ.
Khuyến khích bé khám phá. Nếu đứa bé 18 tháng tuổi của bạn bị mê hoặc
bởi những đống cát, đừng để bé chỉ đứng và nhìn nó! Thay vào đó, hãy
xúc một xô và để bé khám phá nó. Đổ nước làm cát ẩm và giúp bé đắp
thành ngôi nhà. Hoặc bạn có thể lấy đá trong tủ lạnh thả vào bồn tắm và
để bé chơi đùa với chúng. Xem chúng trôi nổi, nhấp nhô trong nước và tan
chảy ra. Những trò chơi như vậy sẽ làm cho bé cảm thấy thú vị và giúp bé
học tập tốt hơn.
Bày tỏ sự thích thú của bạn với những ý tưởng của bé. Hãy khuyến khích
bé chia sẻ những suy nghĩ của mình. Lắng nghe cẩn thận và đặt ra các
câu hỏi, bắt đầu với những câu hỏi như cái gì, ai, ở đâu. Nếu bé đang xây
một toà tháp bằng các khối, hãy hỏi bé ai sẽ sống trong tháp và cùng nhau
tạo ra một câu chuyện. Bạn có thể hỏi bé: làm thế nào để xây được tháp
thật cao? Khi bé lớn hơn, khoảng hai tuổi rưỡi hãy chuyển sang những
câu hỏi dạng như thế nào và tại sao. Điều này giúp bé học cách suy nghĩ
và phát triển ý tưởng.
Gợi ý quan sát. Gieo hạt giống và xem chúng mọc lên, phát triển và thay
đổi như thế nào. Chụp ảnh một cây đang lớn mỗi tháng để xem sự thay


đổi của nó. Chụp hình chú cún của bạn (hoặc đứa em nhỏ của bé) mỗi
tuần để ghi chú sự giống nhau và khác nhau từng quãng thời gian. Cùng
nhau nấu ăn và lưu ý bé về sự biến đổi xảy ra của một tập hợp những
thành phần riêng lẻ trở thành một dĩa bánh quy.
Tận dụng sự hữu ích của những hoạt động tại địa phương. Đưa con bạn
đến công viên gần nhà hoặc thư viện, bảo tàng, du lịch tham quan địa
điểm lịch sử hoặc những sự kiện phong phú khác. Ngay cả một cuộc dạo
chơi nhẹ nhàng đến nhà ga đã là một vùng đất thần tiên với những hình
ảnh và âm thanh mới lạ cho bé.
Giúp trẻ biết cách đương đầu và vượt qua những trở ngại. Hãy làm mẫu
cách xử lý tình huống mà bé có thể sử dụng khi gặp thất bại. Hướng dẫn
bé những phương pháp xử lý vấn đề. Hãy để bé biết là bé có thể yêu cầu
được giúp đỡ. Đôi khi việc bé hay được mọi người khen ngợi là thông
minh và giỏi giang vô tình làm cho bé ngại ngần trong việc yêu cầu giúp
đỡ.
Tạo cơ hội cho con bạn chơi đùa và kết bạn với những trẻ khác. Những kỹ
năng giao tiếp xã hội là rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự phát triển
toàn diện của một đứa trẻ.
Thận trọng trong việc mua sắm. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng các đĩa DVD
và đồ chơi đắt tiền làm cho trẻ thông minh hơn. Nhưng không có nghiên
cứu dài hạn nào cho thấy chúng sẽ giúp tăng cường năng lực trí não. Đôi
khi vì có quá nhiều đồ chơi nên bé lại học hỏi được ít hơn. Thông thường
những đồ chơi hấp dẫn có nhiều âm thanh như tiếng chuông reo hoặc còi
hụ mang tính giải trí nhiều hơn là giáo dục.
Và quan trọng nhất, hãy đảm bảo con bạn có nhiều thời gian để thật sự là
một đứa trẻ. Những ký ức trẻ thơ thường không phải là việc hát bài ABC,
mà chính là những khoảnh khắc tự nhiên và thú vị như là sự mơ mộng,
những trò chơi ngớ ngẩn, chạy băng qua hồ phun nước hoặc đào đất để
cất giấu kho báu. Đó cũng chính là món quà có ý nghĩa suốt cả cuộc đời
của bé.


×