SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây được thể hiện như thế nào ở vùng đồi núi?
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt đó ?
2. Hãy nêu những chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện
nay. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó?
Câu II (3,0 điểm)
1. Phân tích điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta.
2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên Hải Nam
Trung Bộ.
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO
KHU VỰC KINH TẾ
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Năm 2000 2002 2004 2006 2007
Nông-lâm-ngư 108,4 123,4 156,0 198,8 232,2
CN-XD 162,2 206,2 287,6 404,7 475,4
Dịch vụ 171,1 206,2 271,7 370,8 436,1
Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam, NXB thống kê-năm 2007
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế nước ta thời
kỳ 2000-2007
2. Từ biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Giải
thích tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc
nhất nước ta nhưng việc khai thác , chế biến khoáng sản chưa tương xứng với tiềm năng. Tại
sao?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và
tên thí sinh: ; Số báo danh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
(Đáp án - thang điểm có 04 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây được thể hiện như thế nào ở vùng đồi
núi? Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt đó ?
1,00 I
(2,0đ)
1
a) Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây được thể hiện ở vùng đồi núi
+ Ở vùng đồi, núi nước ta, thiên nhiên phân hóa Đông – Tây rất phức
tạp
0,2
5
+ Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới thì vùng núi thấp
phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
0,25
+ Khi sườn Đông Trường Sơn mưa vào mùa thu đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô, còn
Tây Nguyên vào mùa mưa thì Đông Trường Sơn nhiều nơi lại khô nóng.
0,25
b) Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt đó :
Chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi 0,25
2
Hãy nêu những chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước
ta hiện nay. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó?
1,00
a) Hãy nêu những chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước
ta hiện nay
+ Phần lớn lao động của nước ta tập trung trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp, có xu
hướng giảm.
0,25
+ Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiêp- dây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, có
xu hướng tăng.
0,25
+ Chuyển biến theo xu hướng tích cực, theo xu hướng CNH- HĐH, nhưng diễn ra còn
chậm
0,25
b) Nguyên nhân của sự chuyển biến .
Tác động của cuộc cách mạng KH-KT và kết quả của quá trình đổi mới đất nước 0,25
II 1
Phân tích điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành chăn nuôi ở
nước ta.
1,5
a) Thuận lợi.
- Thức ăn cho chăn nuôi có ý nghĩa hàng đầu, với 3 nguồn, phong phú và dồi dào:
+ Thức ăn tự nhiên:
+ Sản phẩm của ngành trồng trọt và phụ phẩm của ngành thuỷ sản:
+ Thức ăn tổng hợp do ngành công nghiệp chế biến .
0,25
- Dịch vụ về giống gia súc, gia cầm: nhiều gống chất lượng tốt, năng suất cao. 0,25
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ chăn nuôi: hệ thống chuồng trại, công nghiệp chế
biến, dịch vụ thú y
0,25
- Thuận lợi khác: dân cư lao động, đường lối chính sách, thị trường tiêu thụ 0,25
b) Khó khăn
- Tự nhiên: diện tích đồng cỏ phân tán, mùa khô , thiên tai, dịch bệnh… 0,25
- Kinh tế - xã hội: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, chất lượng chưa cao, chưa
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa bảo đảm.
Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và công tác dịch vụ thú y vẫn còn hạn chế,
dẫn đến nhiều dịch bệnh phát triển gây thiệt hại cho đàn gia súc, gia cầm. Hiệu quả
kinh tế của chăn nuôi nhìn chung còn thấp.
0,25
2
Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên
Hải Nam Trung Bộ.
1,5
- Tất cả các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ đều giáp biển, có nhiều thế mạnh để phát triển
tổng hợp kinh tế biển bao gồm các hoạt động:
0,25
- Nghề cá:
+ Bãi biển nhiều cá, tôm, tỉnh nào cũng có bãi cá, bãi tôm thuận lợi
0,25
cho hoạt động đánh bắt thủy sản.
+ Ven bờ có nhiều vụng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng
0,25
- Có nhiều bãi biển đẹp: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang … phát triển du lịch 0,25
- Có nhiều vịnh tốt, nước sâu, kín gió để xây dụng hải cảng, dịch vụ hàng hải 0,25
- Có dầu khí, cát thủy tinh, …thuận lợi khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất muối 0,25
III 1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế
nước ta thời kỳ 2000-2007. Từ biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét.
Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Năm 2000 2002 2004 2006 2007
Nông
-lâm-ngư
100% 113.8% 143.9% 183.4% 214.2%
CN-XD
100% 127.1% 177.3% 249.5% 293.1%
Dịch vụ
100% 120.5% 158.8% 216.7% 254.9%
- Vẽ biểu đồ có 3 đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế
- Yêu cầu bảo đảm tỷ lệ chính xác, có tên biểu đồ, có chú thích…
- Nếu thiếu 1 chi tiết thì trừ 0,25 đ
0,5
1,5
Nhận xét:
1,00
- Các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng nhanh từ năm 2000 đến 2007 .( dẫn
chứng)
0,5
+ Khu vực nông- lâm – ngư: tăng 114,2%
+ Khu vực CN-XD : tăng 193,1 %
+ Khu vực Dịch vụ: tăng 154,9 %
2
- Trong đó tăng nhanh nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng, tiếp đến là khu vực
dịch vụ và tăng chậm nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiêp.
0,25
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
a
Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh
thổ. Giải thích tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về giá trị
sản xuất công nghiệp?
a) Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ.
- Có sự phân hóa rõ rệt: khu vực tập trung với mức độ cao, khu vực tập trung với mức độ
thấp
0,25
- Khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo
lãnh thổ cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo một số
hướng chính với các trung tâm (quy mô khác nhau) có chuyên môn hóa khác nhau:
0,25
+ Hà Nội - Hải Phòng - thành phố Hạ Long - Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí)
+ Hà Nội - Đác Cầu - Bắc Giang (phân hóa học, vật liệu xây dựng)
+ Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hà Nội - Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hóa chất, giấy).
+ Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt, xi măng, điện ).
0,25
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. ở đây hình thành các dải công nghiệp,
trong đó nổi lên các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũ
ng Tàu,
cơ cấu ngành đa dạng.
0,25
- Khu vực duyên hải miền trung với hai trung tâm tương đối lớn là Đà Nẵng và Huế.
Ngoài ra, còn một số trung tâm khác rải rác ở duyên hải. Trong tương lai, Dung
Quất sẽ trở thành trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền trung với chuyên môn
hóa lọc và hóa dầu.
0,25
Khu vực có mức độ tập trung thấp: Tây Bắc, Tây Nguyên , vùng sâu, vùng xa. 0,25
b) Giải thích tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về giá trị sản
xuất công nghiệp.
0,5
- Có vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi 0,25
- Thuận lợi về nguồn lao động, kết cấu hạ tầng, vốn đầu tư, thị trường…. 0,25
IV.b b
Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng
sản bậc nhất nước ta nhưng việc khai thác , chế biến khoáng sản chưa tương
xứng với tiềm năng. Tại sao?
a) Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sả
n
bậc nhất nước ta :
1,00
- Khoáng sản nhiên liệu: Than tập trung ở Quảng Ninh (trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn)
chủ yếu là than antơraxit chất lượng vào loại tốt nhất ở vùng Đông Nam á; Ngoài ra
còn có các mỏ than khác : than nâu Na Dương (Lạng Sơn), than mỡ (Thái Nguyên)
trữ lượng nhỏ
0,25
- Khoáng sản kim loại: Thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), chì - kẽm (Chợ Điền - Bắc
Cạn), đồng - vàng (Sinh Quyền - Lào Cai ), đồng - niken (Tạ Khoa - Sơn La), sắt
(Trại Cau - Thái Nguyên), Quý Sa (Yên Bái), Tùng Bá (Hà Giang), bôxít (Cao
Bằng, Lạng Sơn )
0,25
- Phi kim loại: Apatít (Cam Đường - Lào Cai) trữ lượng trên 2 tỉ tấn. Pirít (Phú Thọ,
phốtphorít ở Lạng Sơn
0,25
- Vật liệu xây dựng: đá vôi, cao lanh, sét xây dựng (Quảng Ninh), đá quý (Yên Bái)
0,25
b) chế biến khoáng sản chưa tương xứng với tiềm năng: 0,5
- Than khoảng 30 tt/ năm, chủ yếu để phục vụ cho nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu. 0,25
- Các loại khoáng sản kim loại khác mỗi loại , sản lượng không đáng kể ( thiếc 1000 tấn /
năm)
0,25
c) Tại sao :
0,5
-Đa số các mỏ quặng nằm ở nơi giao thông vận tải chưa phát triển, các vỉa quặng
thường nằm sâu trong lòng đất
0,25
- Việc khai thác đòi hỏi chi phí cao và phương tiện hiện đại. 0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm
…… Hết……