Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte ) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ
NẢY MẦM VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH
THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRẦM HƯƠNG
(Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.)
TRONG GIAI ĐOẠN
VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ
NẢY MẦM VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH
THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRẦM HƯƠNG
(Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.)
TRONG GIAI ĐOẠN


VƯỜN ƯƠM
Ngành: Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ MINH HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2021

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, người đã sinh
thành, nuôi dưỡng, dạy bảo và luôn theo dõi từng bước đi của con trên con đường
đời, luôn tiếp sức cho con trong thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và
trưởng bộ môn Lâm Sinh đã giúp đỡ tạo điều kiện học tập cho em.
Em xin chân thành cảm ơn đến thầy TS. Phạm Thanh Hải cố vấn học tập đã
giúp đỡ em trong học tập trong bốn năm học tập tại trường.
Em cũng xin cảm ơn tất cả thầy giáo, cơ giáo trường Đại Học Nơng Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp
và bộ mơn Lâm Sinh đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý
báu trong suốt thời gian em học tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn
Thị Minh Hải, cơ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian
em bắt đầu làm khóa luận đến khi em hồn thành khóa luận này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn anh Thành, anh Toàn vườn ươm
Thảo Nguyên Xanh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em thực hiện khóa luận.
Tơi cảm ơn bạn Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Văn Hữu, Phạm Sỹ Hùng đã luôn

động viên và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Lời cuối cùng tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp DH17LN luôn sát cánh giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 08 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Nguyên

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm và ảnh hưởng
một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Trầm hương (Aquilaria crassna
Pierre ex Lecomte) trong giai đoạn vườn ươm” được tiến hành ở vườn ươm Thảo
Nguyên Xanh tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đề tài đã được tiến hành từ
tháng 03 năm 2021 đến tháng 07 năm 2021.
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là xác định được giá thể thích hợp cho tỷ
lệ nảy mầm và xác định được tỷ lệ che bóng, thành phần hỗn hợp ruột bầu và tỷ lệ
phân Vi sinh thích hợp cho sự sinh trưởng của cây Trầm hương trong giai đoạn vườn
ươm. Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đó, tác giả tiến hành 4 thí nghiệm: (1)
thí nghiệm 1: bố trí 4 loại giá thể gồm cát, xơ dừa, tro trấu và túi vải. (2) thí nghiệm
2: bố trí 360 bầu, gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp và tất cả được thực hiện trên cùng
hỗn hợp ruột bầu. (3) thí nghiệm 3: bố trí 450 bầu gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp
và tất cả được thực hiện cùng tỷ lệ che bóng là 50%. (4) thí nghiệm 4: bố trí 540 bầu
gồm 6 nghiệm thức với 3 lần lặp và tất cả được thực hiện cùng tỷ lệ che bóng 50%.
Sau thời gian nghiên cứu đề tài đã thu được một số kết quả sau:
(1) Giá thể ươm hạt gồm 100% cát là thích hợp nhất và đạt tỷ lệ nảy mầm của
cây Trầm hương là cao nhất

(2) Tỷ lệ che bóng ở 75% là thích hợp nhất giúp cây sinh trưởng tốt nhất, được
thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ sống đạt 97,78%, đường kính gốc trung bình đạt 3,5
mm, chiều cao vút ngọn trung bình đạt 34,04 cm.
(3) Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm 90% Đ + 9% XDTT + 1% VS là
thích hợp nhất đối với cây Trầm hương, được thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ sống đạt
97,78%, đường kính gốc trung bình đạt 4,12 mm, chiều cao vút ngọn trung bình đạt
38,91cm.
(4) Tỷ lệ phân Vi sinh thích hợp cho sinh trưởng nhất là 6% được thể hiện qua
Các chỉ tiêu: tỷ lệ sống đạt 97,78%, đường kính gốc trung bình đạt 4,07 mm, chiều
cao vút ngọn trung bình đạt 33,43 cm.

iii


SUMMARY
The topic "Study on the influence of media on germination rate and some
ecological factors on the growth of Agarwood (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte)
in the nursery stage" was conducted in the nursery of Thao Nguyen. Green in Di An
city, Binh Duong province. The study was conducted from March 2021 to June 2021.
The research objective of the thesis is to determine the suitable substrate for
the germination rate and determine the shading rate, the composition of potting
mixture and the appropriate proportion of microbiological fertilizers for the growth
of Agarwood trees. incense in the nursery stage. To achieve those research objectives,
the author conducted 4 experiments: (1) experiment 1: arranged 4 types of media
including sand, coir, rice husk ash and cloth bags. (2) Experiment 2: 360 pots were
arranged, including 4 treatments with 3 replicates and all were performed on the same
potting mixture. (3) Experiment 3: 450 pots were arranged with 5 treatments with 3
replicates and all were performed with the same shading rate of 50%. (4) Experiment
4: arranged 540 pots including 6 treatments with 3 replicates and all were performed
with the same 50% shading rate.

After a period of research on the topic, the following results were obtained:
(1) The seed nursery medium consisting of 100% sand is the most suitable and
achieves the germination rate of the plants Agarwood is the highest
(2) Shading rate at 75% is the most suitable to help the tree grow best, can be
showed through the following indicators: survival rate reached 97.78%, the average
root diameter reached 3.5 mm, the average height of the tops reached 34.04 cm.
(3) The composition of the potting mix consisting of 90% I + 9% XDTT + 1%
VS is appropriate Agarwood tree has the highest survival rate of 97.78%, the average
diameter of the root is 4.12 mm, the average height of the top is 38.91cm.
(4) The percentage of Microbial fertilizers most suitable for growth is 6%,
which is shown by the Indicators: survival rate reached 97.78%, the average root
diameter reached 4.07 mm, the average height of the tops reached 33.43 cm.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

TRANG

Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt


iii

Summary

iv

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

ix

Danh sách các bảng

x

Danh sách các hình

xii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Đối tượng nghiên cứu

2

1.3 Ý nghĩa của đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Giới thiệu cây Trầm hương

4

2.1.1 Định danh

4

2.1.2 Đặc điểm hình thái

5

2.1.3 Đặc điểm sinh thái

5

2.1.4 Công dụng


5

2.1.5 Phân bố cây Trầm hương

6

2.2 Phương pháp nhân giống hữu tính

6

2.2.1 Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính

6

2.2.1.1 Ưu điểm

6

2.2.1.2 Nhược điểm

6

2.2.2 Cơ sở tế bào học, cơ sở di truyền học

7

2.2.2.1 Cơ sở tế bào học

7


2.2.2.2 Cơ sở di truyền học

7

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm

7

2.3.1 Giá thể

7

v


2.3.2 Yếu tố nội tại và thời vụ gieo hạt

8

2.3.3 Oxy

8

2.3.4 Nhiệt độ

8

2.3.5 Độ ẩm khơng khí và độ ẩm của giá thể


8

2.3.6 Ánh sáng hay bóng tối

9

2.4 Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây con Trầm hương

9

2.4.1 Thành phần ruột bầu

9

2.4.2 Ánh sáng (tỷ lệ che bóng)

9

2.4.3 Phân Vi sinh ( bón lót-bón thúc )

10

2.4.3.1 Bón lót

10

2.4.3.2 Bón thúc

10


2.4.4 Kích thước túi bầu

11

2.4.5 Nước

.11

2.5 Tổng quan các nghiên cứu và tài liệu tham khảo

12

2.5.1 Giá thể

12

2.5.2 Tỷ lệ che bóng

13

2.5.3 Thành phần hỗn hợp ruột bầu

14

2.5.3 Tỷ lệ phân vi sinh

15

2.6 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội


16

2.6.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

16

2.6.2 Điều kiện kinh tế – xã hội Nông nghiệp

17

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

18

3.2 Nội dung nghiên cứu

18

3.3 Phương pháp nghiên cứu

18

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu

18


3.3.2 Kỹ thuật xử lý hạt giống

20

3.3.3 Kĩ thuật làm bầu

21

3.3.3.1 Chuẩn bị mặt bằng và đắt đóng bầu

21

3.3.3.2 Trộn hỗn hợp ruột bầu

22

3.3.4 Kĩ thuật đóng bầu, kĩ thật cấy hạt

22

3.3.4.1 Kĩ thuật đóng bầu

22

vi


3.3.4.2 Xếp bầu vào luống

23


3.3.4.3 Kỹ thuật cấy cây vào bầu

23

3.3.5 Kỹ thuật chăm sóc cây con

24

3.3.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm

25

3.3.7 Phương pháp thu thập số liệu

29

3.3.7.1 Chỉ tiêu theo dõi

29

3.3.7.2 Thời gian thu thập số liệu

29

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1 Ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương


30

4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Trầm hương

33

4.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống

34

4.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến đường kính gốc D00

36

4.2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến chiều cao Hvn

38

4.2.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến phẩm chất cây

40

4.3 Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Trầm hương

43

4.3.1 Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống

43


4.3.2 Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến đường kính gốc

46

4.3.3 Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến chiều cao vút ngọn

48

4.3.4 Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến phẩm chất cây

50

4.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ phân vi sinh đến sinh trưởng của cây Trầm hương

53

4.4.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ phân vi sinh đến tỷ lệ sống

54

4.4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến đường kính gốc

56

4.4.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ phân vi sinh đến chiều cao vút ngọn

58

4.4.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến phẩm chất cây


60

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1 Kết luận

64

5.1.1 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt

64

5.1.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Trầm hương

64

5.2 Kiến nghị

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

70


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of Variance

D00

Đường kính gốc

Đ

Đất

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Kg

Kilogam

L

Phân lân

LL


Lần lặp

NT

Nghiệm thức

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng

NTXL

Nghiệm thức xử lí

NPK

Phân đạm, lân, kali

TB

Trung bình

Tls

Tỉ lệ sống

TT

Tro trấu


PVS

Phân vi sinh

STT

Số thứ tự

XD

Xơ dừa

XDTT

Xơ dừa tro trấu

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Bảng ký hiệu các loại giá thể

28

Bảng 3.2: Bảng ký hiệu các tỷ lệ che bóng


29

Bảng 3.3: Bảng ký hiệu tỷ lệ thành phần hỗn hợp ruột bầu

29

Bảng 3.4: Bảng ký hiệu tỷ lệ phân Vi sinh

30

Bảng 4.1: Kết quả tổng hợp tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương

33

Bảng 4.2: Phân tích phương sai ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm

34

Bảng 4.3: Phân hạng LSD ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm

33

Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống

36

Bảng 4.5: Kết quả phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống 37
Bảng 4.6: Phân hạng LSD của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống


37

Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến đường kính gốc

38

Bảng 4.8: Kết quả phân tích Anova của tỷ lệ che bóng đến đường kính gốc

39

Bảng 4.9: Phân hạng LSD ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến đường kính gốc

40

Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến chiều cao Hvn

41

Bảng 4.11: Phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến chiều cao Hvn

41

Bảng 4.12: Phân hạng LSD ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến chiều cao Hvn

42

Bảng 4.13: Tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến phẩm chất cây

43


Bảng 4.14: Tổng hợp ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống

46

Bảng 4.15: Phân tích Anova ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống

46

Bảng 4.16: Phân hạng Tukey HSD ảnh hưởng hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống

47

Bảng 4.17: Tổng hợp ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến Doo

48

Bảng 4.18: Phân tích Anova ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến Doo

49

Bảng 4.19: Phân hạng Tukey HSD ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến Doo

49

Bảng 4.20: Tổng hợp ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến Hvn

50

Bảng 4.21: Phân tích Anova ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến Hvn


51

Bảng 4.22: Phân hạng Tukey HSD ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến Hvn

51

Bảng 4.23: Tổng hợp ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến phẩm chất cây

52

ix


Bảng 4.24: Tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến tỷ lệ sống

56

Bảng 4.25: Phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến tỷ lệ sống

57

Bảng 4.26: Phân hạng Tukey HSD của tỷ lệ phân Vi sinh đến tỷ lệ sống

57

Bảng 4.27: Tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến đường kính gốc

58

Bảng 4.28: Phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến Doo


59

Bảng 4.29: Phân hạng Tukey HSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến Doo

59

Bảng 4.30: Tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến chiều cao Hvn

60

Bảng 4.31: Phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến Hvn

61

Bảng 4.32: Phân hạng Tukey HSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến Hvn

62

Bảng 4.33: Tổng hợp ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh đến phẩm chất cây

63

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG


Hình 2.1: Hình ảnh thân, lá, hoa và quả của cây Trầm hương

4

Hình 3.1: Hạt của cây Trầm hương

19

Hình 3.2: Thước điện tử để đo Doo

19

Hình 3.3: Túi bầu được tác giả sử dụng trong đề tài

20

Hình 3.4: Ngâm hạt ở nhiệt độ phòng và vớt ra để ráo

21

Hình 3.5: Sử lý mặt bằng trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm

23

Hình 3.6: Trộn vật liệu thành phần hỗn hợp ruột bầu

24

Hình 3.7: Đóng bầu


25

Hình 3.8: Tiến hành cấy cây con vào bầu

26

Hình 3.9: Tiến hành nhổ cỏ và tưới cây

27

Hình 3.10: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giá thể ươm hạt

28

Hình 3.11: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tỷ lệ che bóng

29

Hình 3.12: Sơ đồ bố trí thí nghiệm thành phần hỗn hợp ruột bầu

30

Hình 3.13: Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân Vi sinh

30

Hình 3.14: Tiến hành đóng giàn và tháo lưới che

91


Hình 3.15: Cây Trầm hương ở 1 và 2 tháng tuổi

91

Hình 3.16: Tiến hành thu thập số liệu

92

Hình 4.1: Hạt trầm hương ở các giá thể là cát, xơ dừa, tro trấu, túi vải

35

Hình 4.2: Biểu đồ so sánh phẩm chất cây ở thí nghiệm tỷ lệ che bóng

43

Hình 4.3: Cây Trầm hương 3 tháng tuổi ở thí nghiệm tỷ lệ che bóng

44

Hình 4.4: Tổng thể thí nghiệm tỷ lệ che bóng

45

Hình 4.5: Biểu đồ so sánh phẩm chất cây ở thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu

53

Hình 4.6: Cây Trầm hương ở thí nghiệm thành phần hỗn hợp ruột bầu


54

Hình 4.7: Tổng thể thí nghiệm thành phần hỗn hợp ruột bầu

55

Hình 4.8: Biểu đồ so sánh phẩm chất cây ở thí nghiệm tỷ lệ phân Vi sinh

63

Hình 4.9: Cây Trầm hương 3 tháng tuổi ở thí nghiệm tỷ lệ phân Vi sinh

65

Hình 4.10: Tổng thể thí nghiệm tỷ lệ phân Vi sinh

66

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Trầm hương hay cây Gió bầu khơng cịn q xa lạ với những lợi ích mà
Trầm hương mang lại để phục vụ cho cuộc sống. Trầm hương là một cây đặc sản cho
trầm và tinh dầu trầm, hạt giống được tác giả thu hái tại Thôn Phú Cang 2 – Xã Vạn
Phú – Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa. Tại Khánh Hòa nếu có dịp đi ngang qua
sẽ biết rằng đây là vùng đất của những phu Trầm. Theo tìm hiểu của tác giả được biết

hiện nay tại Khánh Hịa có hơn 400 hộ gia đình có thành viên là người hành nghề
khai thác Trầm hương tại rừng tự nhiên. Trầm hương đã đem lại cơng việc cũng như
kinh tế chính giúp cải thiện sinh kế của họ.
Cây Trầm hương ngày càng được nhắc đến như một loài cây được trồng để
đem lại lợi ích kinh tế cao do sự thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, thêm
vào đó cây Trầm hương cũng mang đến nguồn lợi ích kinh tế lớn cho các công ty cây
giống tạo ra giống khỏe mạnh cung cấp ra thị trường. Cây khỏe mạnh, giá trị về gỗ
cũng như tinh dầu cao là một trong những tiêu chí để người dân chọn lựa giúp đem
lại lợi ích kinh tế của người dân. Cho nên, mặt hàng Trầm hương ngày càng khan
hiếm, số lượng cây Trầm ở tự nhiên đang giảm dần. vì vậy để đáp ứng nhu cầu đó
việc nhân giống trồng Trầm hương là cần thiết. [19]
Để đáp ứng nhu cầu về số lượng cây giống cung cấp cho người dân thì nhiều
nhà vườn đã sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính áp dụng vô nhân giống cây
Trầm hương mà không phải bằng biện pháp giâm hom hay chiết cành. Bởi vì, nhân
giống hữu tính cho ra số lượng cây cịn nhiều, khỏe mạnh và đặc biệt hơn là nguồn
hạt giống trong miền Nam dồi dào không bị hạn chế như một số giống cây khác. Mặt
khác, nhân giống hữu tính cịn rút ngắn thời gian sản xuất cây con để cung cấp.

1


Nhưng khi gieo ươm thường không biết loại giá thể nào phù hợp giúp hạt nảy
mầm nhanh, cây Trầm hương con ưa bóng hay ưa sáng hay cả những vấn đề về loại
phân vào hay giá thể trồng cây con nào là thích hợp với cây Trầm hương giống để
cho ra cây con đạt chuẩn. Trước tình hình đó, cũng như để giải quyết vấn đề cấp thiết
về giống cây trồng, đồng thời kế thừa những nghiên cứu khoa học của các tác giả
khác và được sự phân công của bộ môn Lâm sinh, dưới sự hướng dẫn của ThS.
Nguyễn Thị Minh Hải tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
giá thể đến tỷ lệ nảy mầm và ảnh hưởng một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của
cây Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) trong giai đoạn vườn ươm”

1.2 Đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhân tố sinh thái : ánh sáng (tỷ lệ che bóng); dinh dưỡng khống (phân vi sinh,
thành phần hỗn hợp ruột bầu).
Chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng: Đường kính gốc (Doo); chiều cao vút ngọn
(Hvn); tỉ lệ sống và phẩm chất cây.
1.2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy
mầm và ảnh hưởng một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Trầm hương
trong giai đoạn vườn ươm được bắt đầu từ tháng 03/2021 đến tháng 06/2021.
1.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy
mầm và ảnh hưởng một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Trầm hương
trong giai đoạn vườn ươm được tiến hành ở vườn ươm Thảo Nguyên Xanh tại thành
phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
1.3

Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ một số nhân tố sinh thái ảnh

hưởng đến sinh trưởng của loài Trầm hương 3 tháng tuổi. Giúp cho tác giả tiếp cận
thực tiễn sản xuất. Đồng thời, tác giả có điều kiện áp dụng các kiến thức lý thuyết vào
công việc thực tế nâng cao tay nghề và kỹ năng chuyên môn. Kết quả nghiên cứu có

2


thể được tìm hiểu và tham khảo để vận dụng vào quá trình sản xuất hạt giống bằng
phương pháp nhân giống hữu tính nói chung và xây dựng quy trình nhân giống cây
Trầm hương nói riêng. Thành cơng của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong thực tế sản

xuất cây giống hàng loạt.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu cây Trầm hương
2.1.1 Định danh
Tên Việt Nam: Trầm hương, Kỳ nam, Gió bầu…
Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.
Họ khoa học (thuộc họ Trầm): Thymelaeaceae.
Chi: Aquilaria.
Bộ: Malvales (Sách đỏ Việt Nam, 2007). [21]

Hình 1: Hình ảnh thân, lá, hoa và quả của cây Trầm hương

4


2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cây Trầm Hương là cây thân gỗ lớn, xanh, cao từ 15 - 30 m, chăm sóc tốt có
khi cao đến 40 m với đường kính trên 60 cm. Vỏ cây nhẵn có màu xám, có vết nhăn
dọc theo thân cây, thịt vỏ màu trắng, có sơ hay tơ mịn dày, cành non phủ lông mềm
màu vàng xám. (Trầm hương Việt Nam) [19]
Lá cây mỏng, hình bầu dục hoặc lưỡi mác, mọc cách. Mặt trên của lá có màu
xanh bóng, mặt dưới của lá có xanh nhạt hơn và có lơng mịn, lá cây Trầm hương có
gân hình lơng chim nổi rõ ở mặt dưới lá, hợp lại ở mép, cuống lá dài 2 - 5 mm. (Trầm
hương Việt Nam) [19]
Hoa Trầm hương dạng cụm hình tán hay chùm mang nhiều hoa mọc ở kẽ lá,

hoa của cây Trầm hương có màu xanh, nhỏ nhìn rất thú vị. Hoa có cuống, đài hình
chng màu trắng tro có 5 thùy và 10 vày, bầu hình trứng có lông dày, và thường đậu
hoa vào tháng 7 - 8. (Trầm hương Việt Nam) [19]
Qủa của Trầm hương là quả nang dẹp, dài khoảng 4 cm, dày 2 cm và rộng
chừng 3 cm, mỗi quả có 2 hạt, quả thường chín vào tháng 9 - tháng 10. Quả của cây
Trầm hương có lớp vỏ bên ngồi thì cứng cịn bên trong thì mềm hơn. (Trầm hương
Việt Nam) [19]
2.1.3 Đặc điểm sinh thái
Cây Trầm hương là cây dễ trồng có tốc độ sinh trưởng chậm, thích hợp với đất
feralit, lúc nhỏ cây ưa sáng trung bình nhưng khi trưởng thành là cây ưa sáng, nên
cần trồng cây cách nhau 2 m. Cây Trầm hương thường cho hoa vào tháng 6 tới tháng
7 và quả chín vào tháng 9 - 10. Đây là thời điểm cuối mùa mưa nắng thường xuyên
lên hạt của cây Trầm hương nếu được gieo ươm đúng cách thì sẽ cho tỷ lệ nảy mầm
cao. Do cấu trúc của qủa cây Trầm hương là quả nang lên khi khơ thì cây thường
bung ra để lộ các hạt có màu nâu đen. (Trầm hương Việt Nam) [19]
2.1.4 Công dụng
Công dụng về kinh tế: hiện nay gỗ và nhựa cây Trầm hương được sử dụng để
lấy gỗ quý dùng làm đồ nội thất, nhựa cây rất thơm nên được sử dụng làm hương liệu
và dùng trong y học rất nhiều. Vỏ cây cịn có thể dùng sản xuất sợi bơng hoặc giấy

5


đặc biệt. Ngồi ra cây cịn đem nguồn lợi về kinh tế khá lớn cho các nhà vườn sản
xuất cây xanh. Tùy vào kích thước cây Trầm hương mà chúng có giá trị khác nhau.
Cây Trầm hương cịn có giá trị về mặt y tế: trầm có vị đắng giúp bổ ngun
dương, bổ thận khí, trợ sức cho cơng năng của tỳ thận, ngồi ra cịn có tác dụng trợ
tim, mạch tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nơn…
Cây Trầm hương cịn có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm
tinh dầu Trầm không thể lẫn lộn với một loại hương thơm nào khác. Những vật phẩm

chế tác từ Trầm hương có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức
người ta làm từ Trầm hương đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm. Ngồi ra cây
Trầm hương cịn được sử dụng làm nước hoa.
2.1.5 Phân bố cây Trầm hương
Cây Trầm hương được trồng rộng rãi khắp cả nước đặc biệt tại Khánh Hịa có
rất nhiều. Các cây mọc tự nhiên thì thường phân bố ở vùng rừng núi Nghệ An, Hà
Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, cho tới
An Giang, Kiên Giang.
2.2 Phương pháp nhân giống hữu tính
2.2.1 Khái niệm nhân giống hữu tính, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là hình thức gieo hạt để được thế hệ sau. Cây con sinh
trưởng và phát triển từ hạt mập khỏe, tuổi thọ dài, tính thích ứng mạnh, thích hợp với
việc trồng hàng loạt và nó có nhiều nguồn gene lai đa dạng. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
2.2.1.1 Ưu điểm
Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp. Tuổi thọ của cây trồng
bằng hạt thường cao. Kỹ thuật đơn giản, dễ làm. Cây trồng bằng hạt thường có khả
năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh. Hệ số nhân giống cao. (Bùi Việt
Hải,2017) [04]
2.2.1.2 Nhược điểm
Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ. Cây
giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn. Cây giống trồng từ hạt thường có

6


thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm. (Bùi Việt
Hải,2017) [04]
Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ
được sử dụng trong một số trường hợp: Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép. Sử dụng gieo

hạt đối với những lồi cây chưa có phương pháp khác tốt hơn. Dùng trong công tác
lai tạo chọn lọc giống. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
2.2.2 Cơ sở tế bào học, cơ sở di truyền học
2.2.2.1 Cơ sở tế bào học
Là sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử và sau đó phát
triển thành cơ thể mới. Sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu ảnh hưởng tổng
hợp của nhiều nhân tố sinh thái, trong đó có một số nhân tố giữ vai trị lớn hơn những
nhân tố khác. Trong điều kiện vườn ươm, nhân tố sinh thái chủ đạo là che bóng, thành
phần hỗn hợp ruột bầu, phân bón. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
2.2.2.2 Cơ sở di truyền học
Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính
trạng mới. Có sự đa dạng di truyền cao hơn. Q trình sinh sản hữu tính diễn ra có sự
trao đổi thơng tin di truyền giữa hai có thể bố và mẹ để cuối cùng tạo ra cơ thể mới
có bộ gene khác với cơ thể bố mẹ (là một tổ hợp mới từ gene bố mẹ). (Bùi Việt
Hải,2017) [04]
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm
2.3.1 Giá thể
Giá thể có nhiệm vụ để giữ nước lại cho hạt giống, đồng thời tạo một sự thơng
thống, thoát nước tránh hư hạt giống. Giá thể tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người
sử dụng thì một số giá thể được sử dụng một cách đơn độc, hoặc có sự kết hợp lại để
đáp ứng như cầu của người sử dụng. [20]
Giá thể xơ dừa: có thành phần đa số là vụn dừa khô và xơ dừa được xay nhỏ
ra, có đặc tính thấm nước tốt, giữ ẩm lâu, nhẹ và đặc biệt thân thiện với môi trường.
Giá thể cát: Loại giá thể điển hình này có ưu điểm chính là dễ kiếm và khá rẻ
tiền và có đặc tính thốt nước tốt.

7


Giá thể tro trấu: tro trấu được cấu thành nên từ vỏ hạt thóc đem chất thành

đống rồi hun nóng trong nhiệt độ nhất định nhằm tiêu diệt hết mọi mầm bệnh. Lúc
này vỏ trấu vẫn chưa thành tro nên vẫn có thể sử dụng được. Có đặc tính thấm nước
tốt, giữ ẩm lâu.
Giá thể túi vải: tuy ít được sử dụng trong quá trình ươm hạt giống cây Lâm
Nghiệp nhưng túi vải rất dễ kiếm, rẻ và có khả năng giữ ẩm khá tốt.
2.3.2 Yếu tố nội tại và thời vụ gieo hạt
Yếu tố nội tại (sự trưởng thành của hạt): hạt cần đạt tới mức độ trưởng thành
đầy đủ cấu tạo của hạt (vỏ, các mô dự trữ…) để có thể nảy mầm và tiếp tục phát triển
thành 1 cây. Tuổi thọ của hạt là khoảng thời gian phơi cịn sống và cịn khả năng nẩy
mầm. Thời vụ gieo hạt: tùy thuộc vào từng loại cây mà thời gian gieo hạt khác nhau,
ảnh hưởng tới thời gian nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
2.3.3 Oxy
Rất cần thiết trong sự nảy mầm để cho sự chuyển hóa (trao đổi chất). Oxy
được sử dụng trong hơ hấp hiếu khí, là nguồn năng lượng chính của cây con cho đến
khi nó mọc lá. Một số hạt giống có các lớp áo hạt khơng thẩm thấu được nên oxy
không thể xâm nhập, gây nên sự tiềm sinh vật lý mà sẽ mất đi khi lớp áo hạt bị mịn
đủ để hạt trao đổi khí và hấp thu nước từ môi trường. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
2.3.4 Nhiệt độ
Tùy thuộc vào cơ địa của từng loại hạt mà ta sử dụng các biện pháp sử lý hạt
khác nhau. Ví dụ như sử dụng nhiệt độ ở 25oC, 35oC, 45oC …. Để làm tăng khả năng
nảy mầm của hạt. Hạt giống thường có một ngưỡng nhiệt độ mà chúng sẽ nảy mầm,
và sẽ không nếu chúng nằm ở trên hay dưới ngưỡng đó. Hạt giống mà phụ thuộc vào
nhiệt độ để kết thúc sự tiềm sinh thường là dạng tiềm sinh sinh lý. Một số hạt giống
sẽ chỉ nảy mầm sau khi trải qua nhiệt độ cao hoặc một số hạt giống chỉ cần sử lý qua
nhiệt độ phòng cũng có thể nảy mầm. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
2.3.5 Độ ẩm khơng khí và độ ẩm của giá thể
Là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình gieo hạt. Các hoạt động hô hấp,

8



phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước. Tùy thuộc vào mỗi
loại hạt mà chúng cần độ ẩm khác nhau. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
2.3.6 Ánh sáng hay bóng tối
Ánh sáng hay bóng tối có thể là một sự kích hoạt của mơi trường cho sự nảy
mầm và nó là một dạng tiềm sinh sinh lý. (Bùi Việt Hải,2017) [04]
Tóm lại: để từ một hạt giống từ khi thu hái đến khi nảy mầm thành cây con
phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nhưng trong phạm vi của đề tài thì tác giả
chỉ có thể nghiên cứu được ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cây
Trầm hương.
2.4 Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây con Trầm hương
2.4.1 Thành phần ruột bầu
Thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo
những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một
hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thống khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khống
cũng khơng giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất
khoáng nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thốt nước cũng ảnh hưởng xấu
đến cây con (Nguyễn Văn Sở; Trần Thế Phong,2003).[12]
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985), để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt,
vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón
phân là rất cần thiết. [11]
2.4.2 Ánh sáng (tỷ lệ che bóng)
Theo Bùi Việt Hải, (2014) thực vật ln cần ánh sáng để quang hợp, từ đó tạo
ra các chất hữu cơ nuôi sống cây. Tuy nhiên, do bản chất của từng loài mà mỗi loài
cây cần số lượng và cường độ chiếu sáng khác nhau. Ngay trong cùng 1 loài, ở các
giai đoạn phát triển cũng cần lượng ánh sáng khơng giống nhau. Vì vậy, ta có thể thấy
được tầm quan trọng của việc nghiên cứu điều chỉnh ánh sáng cho cây con trong giai
đoạn vườn ươm là cần thiết nhằm đưa ra các tỷ lệ che bóng thích hợp nhất cho cây
con sinh trưởng và phát triển. [03]


9


Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có
ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây
gỗ. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra nhanh nhưng
đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp
điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra chậm nhưng
đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Tốc độ cố định CO2 của cây trồng phụ
thuộc vào cường độ ánh sáng, nghĩa là mỗi loài cây trồng khác nhau sẽ đòi hỏi một
cường độ ánh sáng khác nhau mà tại đó nó đạt được năng suất tối đa. Nói chung, việc
che bóng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm
khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột
bầu (Nguyễn Văn Thêm, 2002). [13]
2.4.3 Phân Vi sinh ( bón lót-bón thúc )
Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu
ích cấy vào mơi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn…). Khi bón cho đất các
chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trị của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó
tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ một cách dễ dàng hơn hoặc hút đạm khí trời để bổ
sung cho đất và cây.
2.4.3.1 Bón lót
Bón lót là phương pháp bón phân bón trực tiếp vào đất nhằm mục đích cố định
đạm từ khơng khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa N cho đất và cây trồng, bổ
sung hàm lượng đạm cho rễ cây.
Kết hợp với phân bón giúp lá xanh tốt hơn, cây phát triển nhanh hơn. Giảm tỷ
lệ sâu bệnh 25 - 50% so với phân bón truyền thống. Tăng khả năng chống chịu cho
cây trồng. Cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ. Có thể bón trực tiếp cho cây
trồng trước khi thu hoạch. Thân thiện với mơi trường, an tồn cho sức khỏe vật ni
và con người.

2.4.3.2 Bón thúc
Bón thúc là phương pháp cung cấp các chất dinh dưỡng còn thiếu cho cây tùy
thuộc vào từng thời điểm sinh trưởng phát triển của cây. Cung cấp kịp thời các chất

10


dinh dưỡng mà cây cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh giúp tăng
năng suất cây và cây ít sâu bệnh. Thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Tăng tổng hợp
các hoạt chất sinh học, kích thích điều hịa q trình trao đổi chất của cây trồng.
2.4.4 Kích thước túi bầu
Kích thước túi bầu là chỉ tiêu phản ánh khoảng không gian sinh sống của cây
con. Mỗi lồi cây khác nhau địi hỏi một khoảng khơng gian tối ưu để sinh trưởng,
phát triển tốt. Kích thước túi bầu chi phối không chỉ đến hàm lượng dinh dưỡng nhiều
hay ít, mà cịn đến ánh sáng và nước, hình dạng và tình trạng phát triển của hệ rễ và
thân cây. Kích thước túi bầu cịn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trồng
rừng. Kích thước túi bầu quá lớn sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cây con tới nơi
trồng rừng, tốn nhiều hỗn hợp ruột bầu do đó chi phí trồng rừng cao. Kích thước túi
bầu q nhỏ dẫn đến thu hẹp khơng gian sinh sống, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng,
ánh sáng, nước, kết quả cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Việc chọn lựa kích
thước túi bầu thích hợp cho gieo ươm khơng chỉ có ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm,
mà còn nâng cao sản lượng và chất lượng cây con. Ngồi ra, kích thước túi bầu cũng
cần phải thay đổi tùy theo loài cây, tiêu chuẩn cây con và thời gian ni cây trong
vườn. Vì thế, trong giai đoạn vườn ươm kích thước túi bầu được nhiều tác giả quan
tâm (Nguyễn Văn Thêm; Phạm Thanh Hải, 2004). [14]
Kích thước túi bầu cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: giữ cây đứng vững,
hệ rễ phát triển bình thường; cung cấp đầy đủ ánh sáng và chất khoáng cho cây con;
tiết kiệm không gian gieo ươm; dễ vận chuyển và xử lý khi trồng rừng (Nguyễn Văn
Sở; Trần Thế Phong, 2003). [12]
2.4.5 Nước

Nước cần thiết trong suốt đời sống của cây. Mỗi loài cây khác nhau cần lượng
nước tưới khác nhau. Trong giai đoạn vườn ươm chế độ nước tưới là vô cùng quan
trọng. Cây phải đảm bảo được cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho sự sinh trưởng
và phát triển nhưng không được để cây quá thừa nước sẽ làm cho đất thiếu thơng
thống gây ức chế quá trình hút nước và dinh dưỡng của rễ cây làm cho cây bị úng
và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển (Nguyễn Thị Bình, 2004). [01]

11


Cây con trong giai đoạn vườn ươm rất cần nước để sinh trưởng và phát triển,
cây con sản xuất trong vườn ươm mỗi ngày cần cho 1m2 là 6,6 lít nước. Cây con
khơng nên được tưới q nhiều nước vì khi tưới nhiều quá sẽ làm cây bị úng hoặc
gây ra hiệu ứng Damping - of, ngược lại, nếu ta tưới nước ít quá sẽ gây hiện tượng
héo úa và chết. Vì vậy, cây con chỉ cần lượng nước vừa đủ để sinh trưởng và phát
triển (Trần Thế Phong, 2014). [10]
Yêu cầu nước của cây phù thuộc vào loài cây, tuổi cây, tính chất đất, tỷ lệ các
hạt Sét - Cát - Thịt trong đất, lượng nước cho 1 tháng là 20 cm ha tương đương 6,6
lít/m2, nếu nước tưới là mang tính bazo hay axit thì chọn nước mang tính axit vì khi
đó chúng ta dễ dàng áp dụng các biện pháp đưa nước mang tính axit trở về trung tính
hơn nước có tính bazo (Trần Thế Phong, 2014). [10]
2.5 Tổng quan các nghiên cứu và tài liệu tham khảo
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về gieo ươm
cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu
hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng
của cây con như là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu,
phân bón lót và số lần phun phân bón lá tháng. Một số nghiên cứu điển hình được tác
giả tham khảo như:
2.5.1 Giá thể
Theo Cao Văn Tí trong đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy

mầm và ảnh hưởng của kích thước túi bầu, phân vi sinh, tỷ lệ phân chuồng hoai đến
sinh trưởng cây Trắc (Dalbiergia cochinchinensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm.
Tác giả đã đưa ra kết luận như sau: tỷ lệ nảy mầm cao nhất khi sử dụng giá thể xơ
dừa là 82%. Tỷ lệ nảy mầm thấp nhất khi sử dụng giá thể túi vải đạt 63,33%. Khi sử
dụng giá thể xơ dừa là thích hợp nhất cho nảy mầm hạt Trắc. (2018) [17]
Trong công trình nghiên cứu các phương pháp xử lý hạt giống, ảnh hưởng của
kích thước hạt và thành phần ruột bầu đến sự sinh trưởng của cây Bạch đàn trắng
(Eucalyptus tereticornis.J. E. Smith). Trong ba giá thể gieo hạt: cát, tro trấu và hỗn
hợp đất (7 phần đất mặt + 2 phần tro trấu + 1 phần phân chuồng) thì giá thể hỗn hợp

12


đất cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất, giá thể tro trấu cho tỷ lệ nảy mầm thấp nhất. Kích
thước hạt lớn hay nhỏ không ảnh hưởng đến tỷ lệ này mầm, thế nảy mầm và thời gian
nảy mầm. Kích thước hạt có ảnh hưởng đến chiều cao và tổng số lá của cây con.
Những cây con từ hạt có kích thước lớn hơn sẽ có chiều cao lớn hơn và tổng số lá
nhiều hơn những cây từ hạt có đường kính nhỏ (Nguyễn Cảnh Trinh, 2008). [18]
Tóm lại, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến
tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Các tác giả thường áp dụng các loại giá thể như xơ dừa,
cát, tro trấu, túi vải, kết quả cho thấy giá thể xơ dừa là phù hợp nhất đến tỉ lệ nảy mầm
của hạt giống. Đây là những cơ sở khoa học để tác giả lựa chọn 4 loại giá trong thí
nghiệm của mình là : xơ dừa, cát, tro trấu, túi vải.
2.5.2 Tỷ lệ che bóng
Theo Vũ Văn Thuận và Lò Thị Hồng Xoan trong nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ nước xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm và che sáng đến sinh trưởng của cây Mạy
châu trong giai đoạn vườn ươm. Tác giả đã rút ra kết luận là: Trong 4 tháng đầu cây
con Mạy châu thích hợp ở tỷ lệ che sáng 75%, nhưng từ sau tháng thứ 4 đến tháng
thứ 8 thích hợp với tỷ lệ che sáng 50%. Với chế độ che sáng như ở trên, cây con 7 8 tháng kể từ khi gieo hạt, đường kính gốc đạt > 0,5 cm và chiều cao đạt > 40 cm là
đủ tiêu chuẩn đem trồng. (2015) [16]

Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con
Máu chó lá to (knema pierrei warb). Tác giả đã rút ra kết luận là: Mức độ che sáng
khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của Máu chó lá to từ 0 - 4 tháng tuổi. Che
sáng để cây chỉ nhận được dưới 7,85% cường độ ánh sáng thì tỷ lệ sống đạt trên
82,2%. Ánh sáng nhận được tăng lên 29,5% thì tỷ lệ sống giảm mạnh chỉ cịn dưới
50% và khơng che sáng thì cịn 5,6%, các cây cịn sống sót thì cịi cọc, sinh trưởng
kém. Sinh trưởng đường kính và chiều cao đạt lớn nhất với cường độ ánh sáng 7,85%
trong giai đoạn từ 0 - 2 tháng và với cường độ ánh sáng 23,96% trong giai đoạn từ 3
- 4 tháng tuổi. (Nguyễn Thị Dương và một số tác giả khác, 2014). [02]
Tóm lại, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến
sinh trưởng của nhiều lồi cây trong giai đoạn vườn ươm. Các tác giả thường áp dụng

13


×