Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Bài giảng lâm sinh học ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.62 KB, 80 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP
1.1. Khái niệm lâm nghiệp và đặc điểm sản xuất lâm nghiệp
1.1.1.Khái niệm lâm nghiệp: Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất trong nền
kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, ni dưỡng, bảo
vệ rừng, khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản.
Theo khái niệm này, lâm nghiệp vừa có chức năng tạo rừng, quản lý rừng vừa có
chức năng sử dụng rừng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng về sản phẩm rừng
cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Tuy nhiên, theo quan điểm này đã đặt
ra hàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết đối với ngành lâm nghiệp như vấn
đề đầu tư, tổ chức quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá hiệu quả
lâm nghiệp, chính sách phát triển lâm nghiệp…
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp
Đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là rừng và đất rừng. Từ đó lâm nghiệp có một số
đặc điểm chính sau:
1.1.2.1 Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp tương đối dài (hàng chục năm)
Cây rừng có quy luật sinh trưởng và phát triển khác nhau tùy thuộc vào đặc tính sinh
vật học của chúng. Dù cây rừng có khác nhau nhưng nhìn chung chu kỳ sinh trưởng
và phát triển của chúng tương đối dài cho nên làm cho chu kỳ sản xuất trong lâm
nghiệp cũng tương đối dài. Do đó ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư, tích lũy và tái sản
xuất mở rộng quy mơ sản xuất lâm nghiệp.
1.1.2.2. Q trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên
trong đó q trình tái sản xuất tự nhiên là chủ yếu và có tác dụng quyết định
Tài nguyên rừng có khả năng tự lớn lên theo thời gian và kể cả khi không cần tác
động biện pháp kỹ thuật của con người. Đây chính là q trình tái sản xuất tự nhiên
nhưng nếu chỉ chú ý đến q trình tái sản xuất tự nhiên mà khơng chú ý đến tái sản
xuất kinh tế thì hiệu quả sẽ thấp như cứ đế tái sinh tự nhiên sử dụng giống cũ thối
hóa năng suất sẽ thấp khơng phù hợp với nhu cầu của con người, thị trường, ngược
lại nếu chỉ chú ý đến tái sản xuất kinh tế đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị
trường, lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp, chỉ chú ý đến cây trồng, năng
suất cao, giống mới mà không quan tâm đến điều kiện đất đai, khí hậu thì có thể lại
đem lại năng suất thấp và thậm chí khơng có sản phẩm. Từ đặc điểm này cho thấy


1


cây trồng nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu
đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển, phát dục của cây trồng, đến kết
quả thu hoạch sản phẩm và gặp nhiều rủi ro trong sản xuất lâm nghiệp
1.1.2.3. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ: Đặc điểm này thể hiện ở những khía
cạnh sau: Cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh trưởng và
phát triển phải tuân theo những quy luật nhất định. Mọi tác động kỹ thuật vào cây
rừng đều phải phù hợp với đặc điểm loài cây và mối quan hệ của nó với mơi trường
khí hậu đất đai. Quá trình ra hoa kết quả, gieo ươm, trồng cây là những quá trình
sinh học phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Sự biến thiên của thời tiết khí hậu đã
làm cho mỗi lồi cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó. Mùa trồng
phải là mùa mưa, trái lại mùa khai thác phải là mùa khơ.
1.1.2.4. Sản xuất lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt. Quá trình sản xuất lâm nghiệp
tạo ra rừng, rừng đến tuổi thành thục cơng nghệ có tác dụng cung cấp lâm đặc sản
cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Rừng đang ở giai đoạn sinh trưởng và
phát triển như rừng non, rừng sào… có tác dụng phịng hộ và bảo vệ mơi trường,
cảnh quan văn hóa xã hội.
1.1.2.5. Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn có kết cấu hạ tầng thấp
và nhân dân sống xen kẽ trong rừng: Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thực hiện ở các
vùng trung du, miền núi, có cơ sở hạ tầng dịch vụ sản xuất và đời sống thấp, trình độ
dân trí khơng cao đã ảnh hưởng đến việc chuyển giao khoa học công nghệ và phát
triển sản xuất. Trên diện tích đất lâm nghiệp có hàng triệu người dân sinh sống và
sản xuất. Đời sống của họ dựa vào rừng là chủ yếu, đó là nhân tố tác động tiêu cực
dến rừng nhưng cũng là nhân tố trung tâm nhằm tái tạo rừng nếu có chính sách hợp
lịng dân.
1.1.2.6. Sản xuất lâm nghiệp có nhiều thành phần kinh tế tham gia: như thành phần
kinh tế hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, cơng ty lâm nghiệp, doanh nghiệp và nhà
nước cho nên cần có chính sách thích hợp nhằm tạo ra mơi trường thuận lợi cho các

thành phần kinh tế tồn tại và cạnh tranh cùng phát triển, đồng thời khai thác thế
mạnh của mỗi thành phần kinh tế.

2


1.2. Phát triển lâm nghiệp
Phát triển lâm nghiệp hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ
sản xuất và phát triển các điều kiện văn hóa xã hội cho người làm nghề rừng. Phát
triển lâm nghiệp bao gồm: Phát triển kinh tế, phát triển dân trí, giáo dục, phát triển y
tế. Để đánh giá phát triển lâm nghiệp người ta thường dựa vào chỉ số phản ánh sự
phát triển kinh tế lâm nghiệp và các chỉ số xã hội
1.2.1. Các chỉ số phản ánh sự phát triển kinh tế lâm nghiệp
Các chỉ số phản ánh sự phát triển kinh tế lâm nghiệp gồm có: Chỉ số phán ánh sự
tăng trưởng kinh tế và các chỉ số về cơ cấu kinh tế -xã hội
1.2.1.1 Các chỉ số phản ánh sự tăng trưởng kinh tế: Có 2 chỉ số cơ bản là Tổng thu
nhập và chỉ số thu nhập bình quân đầu người.
Tổng thu nhập: Phản ánh quy mô sản lượng hàng hóa dịch vụ đã làm ra trong
năm gồm (1) Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được
hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm của tất cả các đơn vị
thường trú ở trong nước. (2) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là toàn bộ sản phẩm,
dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm
khơng phân biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay nước ngoài. (3) Sản phẩm
quốc dân dòng (NNP) phản ánh phần của cải thực sự mới tạo ra hàng năm (4) chỉ
tiêu thu nhập quốc dân (NI) nói lên thực chất kết quả hoạt động kinh tế bởi sự huy
động nguồn lực cho nền kinh tế từ mọi bộ phận trong xã hội.
Chỉ số thu nhập bình qn đầu người: Thơng thường sử dụng chỉ số GNP bình
quân đầu người và GDP bình quân đầu người.
1.2.1.2. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế - xã hội

Có các chỉ số như: (1) Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số này
phản ánh GDP của lâm nghiệp chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong GDP của toàn
quốc. (2) Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương xuất khẩu (xuất khẩu ròng) phản
ánh sự mở cửa của nền kinh tế lâm nghiệp (3) Chỉ số về sự liên kết kinh tế biểu hiện
ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữa ngành Lâm nghiệp với các
ngành khác…
1.2.2. Các chỉ số xã hội của phát triển lâm nghiệp
3


Có các chỉ số: Tuổi thọ bình qn, mức tăng dân số hàng năm, số calo bình quân
đầu người, tỷ lệ người biết chữ trong dân số, số bệnh viện, số giường bệnh…
1.2.3 Các chỉ số môi trường trong phát triển lâm nghiệp
Có các chỉ số: Tỷ lệ che phủ rừng hàng năm, độ tàn che, diện tích rừng được trồng
mới, diện tích rừng được bảo vệ- quản lý…
1.3. Vai trò lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội
1.3.1. Vai trò cung cấp: Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất tham gia vào tái sản
xuất tổng sản phẩm xã hội. Hàng năm, một phần trong tổng số sản phẩm do lâm
nghiệp sản xuất dưới dạng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dung của nền kinh tế
quốc dân và đời sống xã hội như gỗ và lâm sản trong khai thác chính, gỗ chặt trong
giai đoạn tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng, vệ sinh rừng… hạt giống, cây con, lâm sản
ngoài gỗ như nấm, mật ong rừng, rau rừng, dược liệu….. Trong các sản phẩm này
phải kể đến gỗ. Gỗ cung cấp cho hầu hết các ngành công nghiệp, xây dựng, giao
thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu như khơng có một ngành nào
khơng dùng đến gỗ vì nó là ngun liệu phổ biến, dễ gia cơng chế biến, có tính thẩm
mỹ cao và được nhiều người ưa chuộng. Cùng với sự phát triển của xã hội dưới tác
động của khoa học kỹ thuật chúng ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ tuy
nhiên nhu cầu về gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và
chất lượng. Ngoài sản phẩm gỗ, lâm nghiệp cịn cung cấp các sản phẩm ngồi gỗ như
Tre, nứa, đặc sản rừng, động vật có giá trị cho tiêu dùng và xuất khẩu. Lâm nghiệp

phát triển có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành cơng nghiệp vì lâm
nghiệp cung cấp ngun liệu cho các ngành kinh tế đó.
1.3.2. Vai trị bảo vệ mơi trường sống, cảnh quan văn hóa xã hội: Lâm nghiệp thực
hiện tái sản xuất tài ngun rừng. Rừng khơng chỉ có giá trị về mặt cung cấp lâm sản
mà đang trong q trình sinh trưởng và phát triển rừng có vai trị bảo vệ mơi trường
sống, cảnh quan văn hóa xã hội, là cơ sở bền vững để bảo vệ môi trường chung như
rừng có tác dụng bảo vệ đất chống xói mịn, rửa trơi, điều hịa nguồn nước, làm sạch
khơng khí, làm giảm sức phá hủy của gió bão, bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm
tiếng ồn…Ví dụ Rừng làm giảm biên độ biến động nhiệt độ ngày đêm của khơng khí
và đất. Vào lúc giữa trưa hè nhiệt độ ngồi chỗ trống có thể cao hơn nhiệt độ trong
rừng từ 50C đến 100C, về ban đêm do rừng có khả năng bảo vệ mặt đất khỏi sự phát
4


xạ nhiệt nên khơng khí trong rừng ấm hơn ngồi chỗ trống 2 -5 0C. Về mùa đông,
chênh lệch nhiệt độ trong rừng và ngồi chỗ trống ít hơn, nhiệt độ trong rừng ấm hơn
nhiệt độ ngoài chỗ trống từ 2 -50C vì rừng có khả năng làm giảm tốc độ gió làm cho
sự tỏa nhiệt từ cơ thể con người yếu đi hoặc trong một ngày mùa hè thuận lợi 1 ha
rừng tạo ra 120 -150kg sinh khối tương ứng hấp thu 220 – 275kg CO 2 và giải phóng
ra 180 -215kg O2 số lượng oxi này đủ cung cấp cho 450 -500 người sống trong vòng
10 giờ đồng hồ. Cứ 4 -5 cây gỗ trưởng thành sẽ cung cấp đủ O 2 cho một người trong
vòng 24 giờ. Trong vai trị làm sạch khơng khí vai trị vệ sinh của rừng biểu hiện ở
chỗ chúng có khả năng làm giảm các khí độc hại như H 2S, NO2, NO, CO,HCL…,
ngăn cản và hấp phụ một số bụi, chất phóng xạ, hơi độc… ví dụ 1 ha rừng quanh
thành phố có thể hấp thu được 8kg H2CO2 trong một giờ bằng lượng CO2 do 200
người thải ra trong một ngày. Rừng môi sinh và hệ thống cây xanh đô thị có thể hấp
thụ 70 -80 tấn bụi/năm hay giảm 30 -40% bụi trong khơng khí.
Trên những vùng đất bị úng nước chua phèn, rừng tràm có tác dụng cải tạo
dần dần vùng đất hoang này thành các vùng sản xuất như nuôi tôm, trồng lúa thuận
lợi. Trên các giải cát ven biển, rừng đã hạn chế gió bão, ngăn chặn sự di động của

cồn cát phủ lấp đồng ruộng và các cơng trình khác. Rừng cây ngập mặn là yếu tố bảo
vệ đất đai ven biển, cố định phù sa, chắn song và bảo vệ đê biển. Rừng đầu nguồn
làm chức năng điều tiết nước, cung cấp nước cho các dịng sơng, bảo vệ đất đai…
Mất rừng dân tới hiện tượng sa mạc hóa, mất mơi trường sống của động vật, thực vật
và cả con người.
1.3.3. Tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân đặc biệt là
người dân miền trung du miền núi. Các vùng trung du, miền núi thế mạnh chủ yếu là
rừng, rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
cũng như xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách
trung ương và địa phương, góp phần vào q trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân.
Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của dân cư sống gần rừng, người dân tham gia
vào các hoạt động lâm nghiệp sẽ được hưởng các lợi ích nhất là các vùng kinh doanh
đặc sản như Quế, Hồi, cánh kiến đỏ, Song mây. Lâm nghiệp thực hiện chính sách
giao đất giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương đã thu hút cư dân địa
phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ khai thác và chế biến
5


lâm sản góp phần vào việc tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời
sống nhân dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số, vùng cao.
1.4. Hệ thống tổ chức, quản lý nhà nước chuyên ngành Lâm nghiệp
Ngày 14 tháng 11 năm 1945, Hội đồng chính phủ ban hành nghị quyết thành lập Bộ
Canh Nông và đến tháng 2/1955, Hơi đồng chính phủ ban hành nghị quyết đổi tên
thành Bộ Nông Lâm. Ngày 28 tháng 4 năm 1960 Quốc hội tán thành nghị quyết của
hội đồng chính phủ về tổ chức lại Bộ Nơng Lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp,
Bộ Nông Trường. Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản. Đến tháng 7/1976,
tổng cục lâm nghiệp chuyển thành Bộ Lâm nghiệp. Bộ Lâm nghiệp quản lý thống
nhất: Tổng cục lâm nghiệp ở Miền Bắc, Ban Lâm nghiệp ở Trung trung bộ, Tổng cục
lâm nghiệp Miền Nam. Tháng 10/1995, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có nghị quyết sáp nhập 3 bộ: Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Công

nghiệp thực phẩm và thủy lợi thành Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hệ thống tổ chức
nghành Lâm nghiệp trong nghành nông nghiệp và PTNT được mơ tả tóm tắt như sau
1.4.1. Ở trung ương
1.4.1.1. Tổng cục Lâm nghiệp
Là cơ quan trực thuộc Bộ NN & PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước
chuyên ngành lâm nghiệp trong phạm vi cả nước. Trụ sở của tổng cục Lâm nghiệp
đặt tại số 2 Ngọc Hà – Hà nội. Bộ máy quản lý của tổng cục Lâm nghiệp gồm:
Phịng hành chính – tổng hợp, phòng kế hoạch, phòng điều tra cơ bản lâm nghiệp,
phòng lâm sinh, phòng quản lý sử dụng rừng.
1.4.1.2.Cục Kiểm lâm
Là cơ quan trực thuộc Bộ NN & PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước
chuyên ngành về Bảo vệ tài nguyên rừng, thừa hành pháp luật về quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi cả nước. Trụ sở đặt tại số 2 Ngọc Hà – Hà
nội. Bộ máy quản lý của Cục Kiểm lâm bao gồm: Phịng hành chính – tổng hợp,
Phịng tổ chức, tuyên truyền và xây dựng lực lượng, phòng Thanh tra- pháp chế,
Phòng bảo tồn thiên nhiên, phòng bảo vệ và phịng cháy, chữa cháy rừng, Phịng
thơng thi và tư liệu. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bao gồm: Các trung tâm kỹ
thuật bảo vệ rừng vùng I,II,III,IV.

6


Các cục quản lý nhà nước chuyên nghành liên quan: Cục Nông nghiệp, Cục chế biến
nông lâm sản và nghề muối, Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn.
Các vụ quản lý tổng hợp của Bộ trưởng liên quan trong lĩnh vực Lâm nghiệp như vụ:
Kế hoạch, Hợp tác quốc tế, Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Tài chính.
1.4.2.Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chi cục phát triển lâm nghiệp: Đến nay, cả nước có 29 tỉnh thành lập Chi cục
phát triển lâm nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT
Chi cục kiểm lâm: Hiện nay có 42 tỉnh thành lập Chi cục kiểm lâm trực thuộc

UBND tỉnh, 15 tỉnh Chi cục kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT, 1 Hạt Kiểm lâm
cấp tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT ( tỉnh Hưng Yên), 3 tỉnh Thái Bình,
Tiền Giang, Vĩnh Long khơng thành lập tổ chức Kiểm lâm riêng, chức năng nhiệm
vụ được giao cho các tổ chức thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đảm nhiệm
1.4.3. Cấp huyện gồm có (1) Phịng Nơng nghiệp và PTNT, (2) Hạt kiểm lâm: Trên
cả nước đã thành lập được 421 hạt kiểm lâm ở 421 huyện hoặc liên huyện có rừng.54
hạt phúc kiểm lâm sản, 54 đội kiểm lâm cơ động
1.4.4. Cấp xã: Ủy viên, Ủy ban xã, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn
1.4.5.Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ
1.4.5.1.Hệ thống nghiên cứu: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam ( có 1 phân viện
miền Nam và 7 trung tâm nghiên cứu ở nhiều tỉnh trong cả nước), Viện Khoa học kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên.
1.4.5.2.Hệ thống đào tạo: Gồm hệ thống các trường thuộc hệ Đại học đào tạo về lâm
nghiệp: Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Tây nguyên, Đại học Nông lâm
TPHCM, Đại học Huế, Đại học Nông lâm Thái nguyên , cao đẳng, trung học, công
nhân học nghề và Hai trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nơng thơn I
(Hà nội) và II (TP Hồ Chí Minh), Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp (Bắc Giang),
Ba trương trung học lâm nghiệp I (Quảng Ninh), II ( Đồng Nai) và Pleiku Tây
nguyên. 5 trường đào tạo công nhân kỹ thuật lâm nghiệp gồm trường công nhân kỹ
thuật lâm nghiệp I (Lạng Sơn), II ( Bình Định), III (Bình Dương), IV ( Phú Thọ) và
trường Công nhân kỹ thuật chế biến gỗ Trung ương (Hà Nam)
1.4.5.3.Hệ thống sự nghiệp khác: Viện điều tra quy hoạch rừng (Hà nội), 8 vườn
quốc gia thuộc Bộ, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp.
7


1.4.5.4. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh: Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam với 45
doanh nghiệp thành viên, khoảng 400 lâm trường quốc doanh trực thuộc Tổng công
ty Lâm nghiệp Việt nam, Tổng công ty giấy là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
cơng ích, Hệ thống các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trực thuộc tỉnh

1.5.Những tồn tại và hạn chế trong phát triển lâm nghiệp
1.5.1. Trong thời gian dài, ngành lâm nghiệp khơng có chiến lược phát triển lâm
nghiệp dài hạn nên gặp khó khan trong việc đầu tư, tổ chức hoạt động bảo vệ và
phát triển rừng.
Ngành Lâm nghiệp được thành lập năm 1960 nhưng tới năm 1989 Dự án tổng quan
về Lâm nghiệp giai đoạn 1991 -2000 mới được xây dựng nhưng đây chưa được coi
là chiến lược phát triển lâm nghiệp. Năm 2002, Bộ NN & PTNY mới phê duyệt
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2001 -2010. Tình trạng trên đã gây
khơng ít khó khăn cho ngành Lâm nghiệp trong việc đầu tư, tổ chức các hoạt động
bảo vệ và phát triển rừng.
1.5.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở cấp vĩ mô chưa ổn định dẫn đến việc
phân chia 3 loại rừng trên thực địa chưa hợp lý và gặp nhiều khó khăn. Chưa có
quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến mang tính
chiến lược
Phân loại rừng và đất lâm nghiệp chậm trễ và thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng
đất, tiêu chí khơng rõ ràng, đầy đủ nên quy hoạch thường xuyên phải bổ sung, điều
chỉnh gây mất ổn định trong chỉ đạo, quản lý và nảy sinh các mâu thuẫn về bố trí sử
dụng đất. Việc phân chia 3 loại rừng chủ yếu mới xác định đối với lâm phận rừng
đặc dụng còn rừng phòng hộ và rừng sản xuất chưa phân định rõ ranh giới trên cả
bản đồ và thực địa. Chưa có quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu gắn với các nhà
máy chế biến, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch lâm nghiệp với quy
hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch ngành kinh tế nên hiệu quả phương án quy hoạch
thấp.
1.5.3. Tài nguyên rừng tồn quốc, nhìn chung vẫn có xu hướng bị giảm sút cả về
diện tích và chất lượng
Năm 1943, Việt Nam có 14 triệu ha rừng, độ che phủ 43%, đến năm 1995, diện tích
rừng chỉ cịn 9,3 triệu ha với độ che phủ rừng chỉ còn 28,2 %, Năm 2003, diện tích
8



rừng tăng lên 12,1 triệu ha với độ che phủ là 36%. Tuy độ che phủ đã tăng nhưng
chất lượng rừng vẫn bị suy giảm. Trữ lượng bình quân của rừng tự nhiên chỉ đạt
76,3m3/ha, rừng trồng chỉ đạt 20,8m3/ha. Các loại gỗ quý hiếm ngày càng bị ít đi, sản
lượng và chất lượng gỗ rừng trồng chưa thay thế được gỗ rừng tự nhiên trong đó nhu
cầu về lâm sản vẫn tăng
1.5.4. Nguồn lực về tài chính hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn
đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến trình thực thi chiến lược phát triển lâm nghiệp
Để có được 16 triệu ha rừng vào năm 2010 cần có nguồn tài chính rất lớn khơng kể
chi phí cho việc đầu tư trồng rừng và các chi phí khác, chỉ riêng chi cho việc bảo vệ
2 triệu ha rừng đặc dụng và 6 triệu ha rừng phòng hộ với mức 50.000đồng/ha và nay
tăng lên 100.000đ/ha/năm thì mỗi năm Nhà nước phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Trong khi đó dự kiến chi từ nguồn ngân sách nhà nước cho dự án 661 của năm 2003
là 375 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp do thiếu vốn nên việc đầu tư
thâm canh rừng và đổi mới công nghệ chậm được thực hiện. Như vậy bên cạnh tăng
ngân sách Nhà nước cho phát triển lâm nghiệp địi hỏi phải có chính sách phù hợp
nhằm huy động mọi nguồn lực kể cả trong và ngoài nước mới có thể thực hiện được
mục tiêu chiến lược đã đề ra.
1.5.5 Các lâm trường quốc doanh mà nay là các công ty lâm nghiệp được nhà
nước giao phần lớn diện tích rừng và đất rừng nhưng đa số các lâm trường chưa
xây dựng được phương án sử dụng đất hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất thấp. Vốn
rừng tự nhiên giao cho các lâm trường bị suy giảm cả về diện tích và trữ lượng.
Năm 2002 cả nước có 368 lâm trường quốc doanh được nhà nước giao 5.000 ha
chiếm 15,2% diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 31,2 % diện tích đất quy hoạch
cho ngành lâm nghiệp đến năm 2010. Khơng ít cơng ty lâm nghiệp chưa xác định rõ
ranh giới đất được giao nên tình trạng xen canh, xen cư, lấn chiếm, tranh chấp đất
đai xảy ra, một số công ty lâm nghiệp chưa thực sự gắn trách nhiệm quản lý và khai
thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất được giao, công tác quản lý bị xem nhẹ. Các
công ty lâm nghiệp chưa thực sự mạnh dạn, nhanh nhạy trong việc đổi mới tổ chức
quản lý và chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, đầu tư thâm canh trên đất rừng
được giao nên năng suất gỗ rừng trồng thấp chỉ đạt 7 -10m3/ha/năm, diện tích và chất

lượng rừng tự nhiên bị suy giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp nhiều công ty
9


lâm nghiệp làm ăn thua lỗ. Thiếu sự định hướng từ cấp vĩ mô đối với hệ thống công
ty lâm nghiệp nên trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế các cơng ty lâm nghiệp đã
gặp nhiều khó khăn.
1.5.6. Chưa có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tạo giống, kỹ thuật thâm
canh rừng và chế biến lâm sản
Chưa xác định được các tập đoàn cây trồng chủ lực phù hợp với từng tiểu vùng lập
địa. Năng suất rừng trồng thấp so với các nước trong khu vực. Trong khai thác và
chế biến lâm sản cịn lãng phí do quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ và thiết bị lạc
hậu, sản phẩn chưa đa dạng, chất lượng kém giá thành sản phẩm cao so với khu vực
nên sức cạnh tranh kém.
1.5.7. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp chưa
tiếp cận được với trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới
Đội ngũ cán bộ quản lý tuy được đào tạo có hệ thống có kinh nghiệm thực tiễn song
năng lực và trình độ quản lý chưa đáp ứng trước những đổi mới về kinh tế thị trường.
Đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo có hệ thống, có kinh nghiệm thực tiễn và có
khả năng tiếp thu cơng nghệ mới nhưng ít được tiếp cận về phương pháp và kỹ thuật
của khu vực và thế giới nhất là về cơng nghệ mới. Trình độ sử dụng các phương tiện,
trang thiết bị hiện đại, vốn ngoại ngữ rất yếu. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có số
lượng lớn nhưng lực lượng này cịn mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, hạn chế về
kiến thức, chun mơn kỹ thuật, về trình độ tay nghề..
1.5.8. Công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chuyên ngành từ Trung ương
đến địa phương còn chồng chéo về chức năng. Cơ quan nhà nước về lâm nghiệp
ở cấp huyện, xã vừa thiếu vừa yếu
Ở cấp Bộ, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm còn chồng chéo về chức năng và
nhiệm vụ. Cục Kiểm lâm vừa làm chức năng là cơ quan thừa hành pháp luật về bảo
vệ rừng nhưng đồng thời vẫn được giao một số công việc quản lý, phát triển rừng.

Chi cục Kiểm lâm và chi cục Lâm nghiệp ở các địa phương không được tổ chức theo
một mơ hình thống nhất trong cả nước.
1.5.9. Chính sách Nhà nước cịn thiếu đồng bộ, một số chính sách cịn bất cập và
ln thay đổi, chưa tạo động lực mạnh thu hút người dân và cộng đồng địa
phương tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng
10


1.6 Những thách thức đối với ngành Lâm nghiệp
1.6.1. Địa bàn hoạt động của ngành Lâm nghiệp rộng lớn có địa hình chia cắt
phức tạp, nền kinh tế trong vùng có nhiều đất lâm nghiệp phổ biến là sản xuất
nhỏ, tự cấp tự túc mang nặng dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên, sự đói nghèo và
trình độ dân trí của dân cư địa phương thấp đang là thách thức lớn trong q
trình phát triển lâm nghiệp
Diện tích rừng phân bố rất khác nhau giữa các tỉnh, có tỉnh diện tích rừng tới hàng
trăm ngàn ha như Gia lai (758975 ha) nhưng có tỉnh chỉ có vài ngàn ha như Bắc ninh
(695 ha), Phần lớn rừng phân bố ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Cơ cấu kinh
tế của các tỉnh trung du, miền núi chủ yếu là nông lâm nghiệp, các ngành tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ kém phát triển. Một bộ phận dân cư còn dựa vào rừng để giải
quyết nhu cầu bức xúc hàng ngày do đó an ninh lương thực cho cộng đồng cư dân
sống ở vùng sâu vùng xa còn là một thách thức lớn và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
bảo tồn rừng. Hàng triệu người nghèo của Việt Nam sống trong rừng hoặc gần rừng.
Hiện nay, trong khu vực có đất lâm nghiệp có khoảng 25 triệu người sinh sống trong
đó 70% dân số sống dựa vào sản xuất nơng lâm nghiệp, lao động chưa qua đào tạo
chiếm tới 98%, khoảng 30 % lao động chưa biết chữ.
1.6.2. Đất chưa sử dụng quy hoạch vào mục đích lâm nghiệp cịn nhiều tuy nhiên
phần lớn phân bố ở vùng sâu, vùng xa, độ phì của đất giảm sút, địi hỏi vốn đầu
tư lớn không hấp dẫn người dân và các tổ chức nhận đất trồng rừng
Đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, chất lượng xấu, phân bố ở các điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém, dân cư ít, thiếu lao động.

1.6.3. Cơ sở hạ tầng ở các tỉnh có nhiều đất lâm nghiệp rất yếu kém làm cho thế
mạnh về rừng không được khai thác tốt, tiếp cận thị trường khó khăn và làm
chậm quá trình hình thành các vùng kinh tế lâm nghiệp để phát huy lợi thế của
vùng.
Các tỉnh miền núi, biên giới xa các trung tâm kinh tế lớn, hệ thống cơ sở hạ tang về
giao thông, thủy lợi, điện lưới quốc gia, nước sản xuất và nước sạch đã được đầu tư
xây dựng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác, sử dụng đất và phát triển kinh
tế xã hội. Vùng trung du miền núi Bắc bộ có 19% xã chưa có đường ơ tơ đến xã, chỉ

11


có 33% diện tích được tưới bằng cơng trình thủy lợi, 37% xã có điện… từ đó làm
mất đi lợi thế về điều kiện tự nhiên trong quá trình phát triển lâm nghiệp.
1.6.4. Mâu thuẫn giữa bảo tồn rừng với phát triển kinh tế trong vùng lâm nghiệp
Do sự gia tăng về dân số và chính sách khai thác lợi dụng rừng, việc chuyển mục
đích rừng tự nhiên sang mục đích khác nên diện tích rừng và chất lượng rừng tự
nhiên bị suy giảm. Diện tích rừng từ 14 triệu ha năm 1943 xuống còn 9,1 triệu ha
năm 1995. Trước năm 1950 cả nước có 250000 ha rừng ngập mặn đến năm 1980
còn 137.000 ha, năm 1992 còn 78.000ha, năm 2000 cịn 71.000 ha… Trong q trình
phát triển hình thành các tuyến giao thông, các hồ đập thủy lợi, thủy điện… đã lấy đi
một diện tích lớn đất rừng. Dân số tăng nhanh, du canh du cư tự do vẫn diễn ra đe
dọa đến việc bảo tồn và phát triển rừng, diện tích đất canh tác tăng lên dẫn tới phá
rừng làm nương rẫy, lấy đất sản xuất nông nghiệp, trồng café…
1.6.5. Khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư trong lâm nghiệp thấp, rủi ro cao,
thời hạn thu hồi vốn dài không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu
tư vồn vào lâm nghiệp, thiếu vốn làm chậm lại quá trình phát triển lâm nghiệp
1.6.6 Sau khi hội nhập quốc tế, tham gia AFTA sẽ có cạnh tranh gay gắt trong
việc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhất là các sản phẩm ván nhân tạo.
Việt nam đã gia nhập ASEAN, khu mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) theo chương

trình này thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng sẽ giảm xuống còn từ 0 -5%, xóa
bỏ cơ chế quản lý theo hạn ngạch, các hàng rào phi thuế quan. Như vậy hàng hóa
Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN và ngược lại cánh
cửa của thị trường Việt Nam đa mở rộng hơn đón nhận hàng hóa từ các nước
ASEAN, để hàng hóa thâm nhập và giữ được thị trường hàng hóa phải có sức cạnh
tranh về chất lượng, giá cả. Đây là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp nói
chung và ngành chế biến lâm sản nói riêng
Tóm lại, Lâm nghiệp Việt Nam đang gặp 5 thách thức cần vượt qua trước ngưỡng
cửa hội nhập quốc tế. Một là, mặc dù ngành lâm nghiệp đã định hướng chiến lược
phát triển rừng kinh tế chủ lực giai đoạn 2001-2010 (với 3 mục tiêu cơ bản là nâng
độ che phủ rừng toàn quốc lên 43%; đạt kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản 2,5 tỷ
USD; thu hút từ 6-8 triệu lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp), nhưng hiện nay
chiến lược này khơng cịn phù hợp với chính sách tổng thể, khung thể chế ngành và
12


không cập nhật các hoạt động của ngành. Hai là, việc phát triển ngành tổng thể
không tương xứng với nhu cầu hiện tại, khi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế
nhận thấy đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp ở nước ta có nhiều rủi ro, lãng phí thời
gian, nên nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng giảm. Ba là, nhu cầu các nguồn tài
nguyên rừng gia tăng đã làm giảm diện tích rừng, dẫn đến việc suy giảm chất lượng
rừng. Bốn là, Việt Nam hiện đã gia nhập AFTA và đang tiến tới gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), điều này đồng nghĩa với việc nước ta phải đối mặt với
sự cạnh trạnh khốc liệt trong quản lý và buôn bán lâm sản ra thị trường thế giới, đặc
biệt sản phẩm từ rừng trồng như gỗ ván. Cuối cùng thách thức lớn nhất đặt ra cho
ngành lâm nghiệp là làm sao để tìm ra phương thức hài hịa hóa giữa xóa đói giảm
nghèo và bảo vệ mơi trường, giảm thiểu tỷ lệ đói nghèo ở các khu vực có rừng và sử
dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
1.7. Nhu cầu xã hội đối với rừng và khuynh hướng phát triển lâm nghiệp
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, do vậy cần thống nhất quan điểm xem rừng nước ta là một thành phần cơ bản
của môi trường và luôn luôn đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản là phòng hộ và cung
cấp. Tiến vào thế kỷ XXI, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang
diễn ra theo tốc độ ngày càng tăng sẽ có tác động rất lớn đến nhu cầu đảm bảo an
ninh môi trường cũng như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi vấn đề
xây dựng và phát triển rừng phải được đẩy mạnh hơn trong những năm tới.
Với những nỗ lực to lớn của ngành lâm nghiệp dự báo đến năm 2020 sẽ định hình và
hồn thiện hệ thống rừng phòng hộ, hệ thống rừng đặc dụng và rừng sản xuất theo
đúng các tiêu chí của từng loại rừng. Diện tích đất trống qui hoạch dành cho lâm
nghiệp hiện nay là 6,7 triệu ha. Theo dự thảo chiến lược lâm nghiệp Quốc gia giai
đoạn 2006-2020 diện tích qui hoạch cho lâm nghiệp tới 2020 là 16,2 triệu ha, diện
tích có rừng ổn định 14.3 triệu ha với 6 triệu ha rừng phòng hộ, 2.3 triệu ha rừng đặc
dụng, 4 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên, 2,3-2,6 ha là rừng trồng tập trung.
Căn cứ vào tốc độ tăng dân số, nhịp độ tăng trưởng kinh tế và xu hướng thay đổi thị
hiếu tiêu dùng, dự báo nhu cầu lâm sản và dịch vụ môi trường hàng năm đến 2020
như sau:
Đơn vị: 1000 m3

1.7.1.Dự báo nhu cầu gỗ đến năm 2020
13


Loại sản phẩm

2005

2010

2015


2020

Gỗ lớn dùng trong công nghiệp và dân dụng

5.373

8.030

10.266

11.993

Gỗ nhỏ trong SX ván nhân tạo, dăm xuất khẩu 2.032

2.464

2.992

1.682

Gỗ nhỏ cho sản xuất bột giấy

2.568

3.388

5.271

8.283


Gỗ trụ mỏ

90

120

160

200

Tổng cộng

10.063

14.004

18.620

22.160

Nguồn: Dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp
1.7.2. Dự báo nhu cầu xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ đến 2020
Đơn vị: triệu USD
Loại sản phẩm
Gỗ
LSNG
Tổng

2010
2100

300
2400

2020
3200
800
4000

1.7.3.Dự báo giá trị dịch vụ môi trường đến năm 2020
Đơn vị: triệu USD
Loại dịch vụ
2010
2020
Cơ chế phát triển sạch
400
1130
Chống xói mịn
140
400
Du lịch sinh thái
330
1500
Tổng
870
3030
Nguồn: Dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam 2006-2020
Nhu cầu gỗ sử dụng trong nội địa và sản xuất hàng hoá xuất khẩu là rất lớn, ước
tính năm 2010 là 14 triệu m3, năm 2015: 18 triệu, năm 2020 là 22 triệu m3. Với thực
trạng tài nguyên rừng hiện nay khó có khả năng đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho
nhu cầu xã hội. Vì vậy việc nhập khẩu gỗ còn phải đặt ra nhưng phải hạn chế ở mức

tối đa, đồng thời nâng cao năng suất rừng tự nhiên và rừng trồng là một đòi hỏi hết
sức cấp bách, đặc biệt là việc cung cấp gỗ lớn. Việt Nam chúng ta đã đạt được kim
ngạch xuất khẩu đồ mộc gần 2 tỷ đô la Mỹ. Thịtrường xuất khẩu này cịn có tiềm
năng rất lớn. Tuy nhiên Việt Nam đã phải nhập khẩu 80% gỗlớn làm đồ mộc.
1.7.4. Khuynh hướng phát triển lâm nghiệp

14


Trên cơ sở khuynh hướng phát triển lâm nghiệp toàn cầu và trong khu vực,
khuynh hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam hiện tại và tương lai chủ yếu như sau:
Phát triển lâm nghiệp tổng hợp và bền vững, hài hịa giữa các giá trị tổng thể
về bảo vệ mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cảnh quan hệ sinh thái rừng
nhiệt đới với các giá trị về mặt kinh tế xã hội.
Phát triển lâm nghiệp theo phương thức xã hội hóa một cách triệt để.
Phát triển lâm nghiệp từ việc sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước sang mở
rộng hội nhập thị trường quốc tế, từ việc khai thác, sử dụng chủ yếu rừng tự nhiên
chuyển sang điều chế kinh doanh rừng trồng thâm canh; đồng thời tăng mức đóng
góp vào nền kinh tế thơng qua việc cung cấp ổn định hàng hóa và dịch vụ rừng cho
nền kinh tế quốc dân.Trên cơ sở các khuynh hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam
từ nay đến năm 2020, một số nguyên tắc và hoạt động trọng tâm cần triển khai thực
hiện như sau:
(1) Xây dựng và phát triển vốn rừng, quản lý rừng bền vững là cơ sở và nền
tảng của phát triển lâm nghiệp; Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn xã hội và phát
triển lâm nghiệp phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội miền núi, góp phần cải
thiện và nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc phịng.
(2) Xã hội hóa nghề rừng thơng qua việc huy động nhiều thành phần kinh tế
tham gia với nhiều hình thức tổ chức và sở hữu. Lâm nghiệp khu vực Nhà nước có
thể quản lý tồn bộ rừng phịng hộ, đặc dụng và một phần diện tích rừng sản xuất
cịn lại khuyến khích phát triển trang trại lâm nghiệp và kinh tế khu vực tư nhân.

(3) Phát triển kinh tế lâm nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh và tăng tính cạnh
tranh, bao gồm:
Cơng nghiệp chế biến, thương mại gỗ và lâm sản ngoài gỗ là mũi nhọn
Phát triển thị trường lâm sản
Phát triển dịch vụ môi trường rừng: cơ chế phát triển sạch (CDM), chống xói
mịn, giữ nước và điều tiết nước, phịng chống lũ lụt, du lịch sinh thái,... thông qua
thực hiện cơ chế dịch vụ môi trường (PES); ưu tiên phát triển vùng trọng điểm về
phòng hộ và kinh tế.
Vùng trọng điểm phòng hộ gồm tồn bộ các lưu vực sơng chính của đất nước.

15


Vùng trọng điểm kinh tế gồm phát triển công nghiệp chế biến hàng mộc cao
cấp, xuất khẩu tại các vùng kinh tế động lực; Công nghiệp giấy và ván nhân tạo gắn
với vùng nguyên liệu tập trung và phát triển các làng nghề đồ gỗ cũng như chế biến
lâm sản quy mô nhỏ, phân tán ở miền núi; Khai thác hợp lý rừng tự nhiên và phát
triển rừng trồng nguyên liệu thâm canh bảo đảm về cơ bản nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến tiến đến thay thế dần nguyên liệu nhập.
(4) Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục tranh thủ vốn ODA và thu hút mạnh
vốn FDI ưu tiên lĩnh vực phát triển rừng.
1.7.5. Mục tiêu Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006-2020
Dự thảo Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006-2020 đã xác định các mục
tiêu cơ bản như sau:
1.7.5.1.Mục tiêu kinh tế
Quản lý tốt rừng tự nhiên, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, sử dụng
hiệu quả đất trống đồi núi trọc. Năm 2020 tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp (chế biến
và dịch vụ môi trường) 4-5% /năm. Rừng sản xuất ổn định 4 triệu ha rừng tự nhiên,
2,3-2,6 triệu ha rừng trồng tập trung. Trồng 200 triệu cây phân tán /năm. Sản lượng
gỗ 22 triệu m3/năm (12 triệu m3gỗ lớn).

Xuất khẩu Lâm sản ngoài gỗ đạt 800 triệu USD/năm, lâm sản 8 tỷ. 30% rừng
sản xuất được cấp chứng chỉ.
1.7.5.2. Mục tiêu xã hội
Tạo công ăn việc làm cho 2 triệu lao động. Giảm 70% số hộ nghèo miền núi.
Đào tạo nghề lên 50%.
1.7.5.3.Mục tiêu môi trường
Nâng độ che phủ 48% (kể cả cây công nghiệp dài ngày). Diện tích có rừng ổn định
14,3 triệu ha. Quản lý tốt 6 triệu ha rừng phòng hộ, 2,3 triệu ha rừng đặc dụng.
1.8. VÙNG KINH TẾ LÂM NGHIỆP
1.8.1. Khái niệm vùng kinh tế lâm nghiệp
Vùng kinh tế lâm nghiệp là một khu vực đặc thù của đất nước có khả năng
phát triển sản xuất một hay một số sản phẩm lâm nghiệp đặc trưng như: Rừng Khộp
ở Tây Nguyên, rừng Tràm ở Cà Mau- Kiên Giang, rừng Quế ở Yên Bái, rừng Hồi ở
Lạng Sơn…
16


1.8.2. Các vùng kinh tế lâm nghiệp Việt Nam
Vùng miền núi trung du Bắc Bộ: Vùng này gồm diện tích rừng và đất trồng
rừng của các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, n Bái, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kan,
Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang. Nhiệm vụ của vùng này là trồng
rừng phòng hộ đầu nguồn và lưu vực các sông: Sông Đà, Sông Mã, sông Hồng, Sông
Lô. Trồng rừng cung cấp gỗ trụ mỏ cho khu mỏ than Quảng Ninh, mỏ sắt Thái
Nguyên và mở thiếc ở Cao Bằng.. Về cây đặc sản có Quế, Hồi, các loại tinh dầu,
dược liệu.
Vùng Lâm nghiệp đồng bằng Sông Hồng: Gồm các tỉnh Hà Nội, Hải Phịng,
Hải Dương, Hưng n, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Nhiệm vụ của
các vùng là: Trồng các đai rừng phòng hộ ven biển, trồng xung quanh thành phố, khu
công nghiệp…

Vùng lâm nghiệp khu 4 cũ: Gồm diện tích rừng và đất trồng rừng của các
tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng và cung cấp gỗ
lớn, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các lưu vực sông Cả, sông Mã, xây dựng các đai
rừng chống cát bay ven biển và phòng hộ đồng ruộng. Lâm đặc sản của vùng này là
Tre, Luồng…
Vùng lâm nghiệp Bình Trị Thiên: Gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị và
Thừa Thiên – Huế. Nhiệm vụ chủ yếu của vùng là Trồng rừng và cung cấp gỗ, xây
dựng các khu rừng phòng hộ ven biển và các lưu vực sông. Các lâm đặc sản của
vùng này là Tre, nứa, quế, nhựa Thông…
Vùng lâm nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ: Gồm các tỉnh từ Quảng Nam đến
Bình Thuận. Nhiệm vụ chủ yếu của vùng này là Trồng rừng bảo vệ đầu nguồn và các
lưu vực sông Bung, sông Ba, sông Đà Nẵng, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, xây
dựng các đai rừng phòng hộ chống cát bay ven biển, trồng rừng cung cấp gỗ và lâm
sản. Về đặc sản có: Quế, Nhựa Thơng, dầu dừa.
Vùng Lâm nghiệp Tây ngun gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, ĐắkLăk,
Lâm Đồng, Đăk Nông. Nhiệm vụ chủ yếu cung cấp gô lớn, trồng rừng phịng hộ, các
lưu vực sơng Pơ cơ… và các vùng ven biên giới, xây dựng các khu khoanh nuôi
động vật rừng, đặc sản có Cánh kiến đỏ, các loại dược liệu quý.
17


Vùng Lâm nghiệp Đông Nam Bộ: Gồm các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Vũng
Tàu, TPHCM…Nhiệm vụ chủ yếu của vùng: cung cấp gỗ và lâm sản, trồng rừng
phòng hộ đầu nguồn các sơng: Sơng Đồng Nai, Sơng Sài Gịn, sơng Đa Nhim…
Vùng Lâm nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Nhiệm vụ chủ yếu của vùng là
trồng các đai rừng phòng hộ ven biển, phòng hộ đồng ruộng.
1.9. Các nguồn lực chủ yếu trong lâm nghiệp
1.9.1. Đất đai trong lâm nghiệp
1.9.1.1.Đặc điểm của đất đai trong lâm nghiệp
Đất đai bị giới hạn về mặt không gian: Đất đai nguyên thủy là sản phẩm của

tự nhiên. Một mặt, không thể tạo ra đất đai mới theo ý muốn của con người, đất đai
khơng bị hao mịn và đào thải. Một mặt, đất canh tác có hạn về mặt diện tích do giới
hạn của bề mặt quả đất, do yêu cầu sử dụng ngày càng nhiều hơn nữa khơng phải
tồn bộ diện tích đất tự nhiên đều có thể huy động vào sản xuất được. Từ đặc điểm
này đặt ra trong quá trình sử dụng đất cần hết sức quý trọng và tiết kiệm, bồi dưỡng
và bảo vệ đất đai.
Đất đai sử dụng hợp lý thì sức sản xuất khơng ngừng tăng lên: Sức sản xuất
của đất biểu hiện tập trung độ phì nhiêu của đất. Có nhiều độ phì nhiêu như độ phì
nhiêu tự nhiên được tạo ra do kết quả của quá trình hình thành và phát triển của đất.
Độ phì nhân tạo là kết quả của quá trình lao động sản xuất của con người bổ sung
cho đất về số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng mà trong đất cịn thiếu.
Đất đai có vị trí cố định và chất lượng khơng đồng đều: Các tư liệu khác có
thể vận chuyển, di chuyển đến những nơi cần và đang thiếu ngược lại đất đai có vị trí
cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như khí hậu, thổ nhưỡng, cây
trồng, vật ni…
1.9.1.2.Sử dụng đất theo phương thức nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp là một phương thức tiến bộ dựa trên cơ sở lợi dụng tiềm năng tổng
hợp của đất đai, khí hậu, hệ thống cây trồng, vật nuôi, lao động, tiền vốn… tại chỗ
của mỗi vùng để đưa lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ giữ gìn tài nguyên. Thực chất của
sản xuất nông lâm kết hợp là sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và sinh thái tức là đã lợi
dụng hài hòa điều kiện tự nhiên để tạo ra nhiều sản phẩm đồng thời hoạt động sản

18


xuất lại có tác động tốt đến việc duy trì, ổn định, phát triển các điều kiện tự nhiên
vốn có. Một mơ hình nơng lâm kết hợp phải đáp ứng ba yêu cầu chủ yếu:


Sức sản xuất cao: Thể hiện ở chỗ trên cùng 1 diện tích có nhiều sản phẩm vật




ni, cây trồng thu được từ hệ thống NLKH
Tính ổn định và bền vững cao: Một mơ hình NLKH phải duy trì được sức sản
xuất lâu dài của đất, duy trì bảo tồn đất, chống sự mất đất, thối hóa đất tạo hệ



sinh thái ổn định và bền vững.
Tính thực tiễn cao: Các mơ hình NLKH phải thích hợp về mặt cơng nghệ, phù
hợp với trình độ và khả năng kinh tế, nguồn lao động sẵn có và khả năng tiêu
thụ sản phẩm đồng thời thích hợp với phong tục tập quán, kinh nghiệm của

người dân địa phương, được người dân chấp nhận
• Một số mơ hình NLKH đang được áp dụng ở nước ta như: Phương thức trồng
xen hàng, Phương thức trồng cây kết hợp nhiều tầng tán, trồng cây kết hợp
chăn nuôi
1.9.2. Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng bao gồm tất cả thành phần của quần lạc
sinh địa rừng như: trữ lượng lâm sản, đất đai mà trên đó có rừng, sản phẩm phụ của
rừng và các nhân tố như bảo vệ, điều tiết nước… tức là các giá trị môi trường của
rừng.Các chỉ tiêu đánh giá tài ngun rừng:



Chỉ tiêu số lượng như diện tích rừng, trữ lượng rừng, sản lượng rừng
Chỉ tiêu chất lượng như: cấp đất, tổ thành rừng, lượng tăng trưởng thường
xuyên hàng năm, chất lượng gỗ.

1.9.3. Lao động trong lâm nghiệp: Lao động là nhân tố quyết định của bất cứ quá

trình sản xuất nào trong đó có lâm nghiệp. Lao động trong lâm nghiệp có tính thích
ứng rộng thể hiện ở chỗ một người lao động có thể làm được nhiều việc. Lao động
mang nhiều tính chất thủ cơng, trình độ trang thiết bị kỹ thuật của người lao động
thấp, cho nên năng suất lao động thấp. Lao động trong lâm nghiệp có tính thời vụ
cao và hoạt động trên địa bàn rộng.

CÁC CHUYÊN ĐỀ TRONG CHƯƠNG I
Chuyên đề 1: Vai trò của ngành LN đối với nền kinh tế quốc dân ,đời sống XH và
môi trường trong xu thế biến đổi khí hậu ở VN hiện nay. Theo anh (chị) vai trò nào

19


là chủ đạo? Vì sao? Hãy liệt kê những bộ luật và các thơng tư có liên quan đến Lâm
nghiệp từ năm 2000 đến nay.
Chuyên đề 2: Những tồn tại và thách thức của ngành LN hiện nay? Theo anh (chị)
tồn tại nào, thách thức nào cấp bách nhất mà ngành LN phải đối mặt và giải quyết
ngay. Hãy liệt kê những nghị định và nghị quyết liên quan đến Lâm nghiệp từ năm
2010 – 2019.
Chuyên đề 3: Tìm hiểu chiến lược phát triển ngành LN giai đoạn 2002 -2010 và
chiến lược phát triển ngành LN giai đoạn 2006 và 2020. . Hãy liệt kê những quyết
định , chỉ thị của TTCP liên quan đến Lâm nghiệp từ năm 2010 –nay.
Chuyên đề 4: Anh chị tìm hiểu về các chương trình trồng rừng lớn mà Việt Nam đã
thực hiện. Các chương trình trồng rừng nay đã đạt những thành tựu gì và cịn những
tồn tại gì? Theo anh (chị) các chương trình trồng rừng đó có ý nghĩa như thế nào đối
với sự phát triển của ngành LN.
Chuyên đề 5: Hiện nay, để bảo vệ - quản lý TNR đặc biệt là vấn đề chống lại lâm
tặc khai thác gỗ lậu đang đặt ra cho ngành lâm nghiệp nhiều vấn đề như lâm tặc tấn
công kiểm lâm, kiểm lâm không đủ thẩm quyền để xử lý các vi phạm, thiếu trang
thiết bị cần thiết để làm nhiệm vụ… Ngành lâm nghiệp kiến nghị chuyển lực lượng

kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp hay cảnh sát rừng. Bạn đồng ý hay không đồng
ý với kiến nghị trên? Tại sao.

CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỪNG
2.1.Vai trò và giá trị của rừng

20


Tổ tiên của loài người đã sống và phụ thuộc vào rừng nguyên sinh nhiệt đới.
Rừng là nơi ở, môi trường sống, nơi cung cấp thức ăn, nơi che chở và bảo vệ con
người trước kẻ thù. Con người đã săn bắt, hái lượm những sản phẩm sẵn có của rừng
như hoa quả, hạt, dược liệu, côn trùng, động vật.
Rừng cung cấp gỗ để xây dựng nhà cửa, đóng tàu thuyền, có nguồn nguyên
liệu và dược liệu rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của dân số ngày càng tăng
rừng không thể cung cấp đủ lương thực thực phẩm nên con người sử dụng đất rừng
làm đất sản xuất nông nghiệp. Khai thác rừng lấy gỗ để phát triển cơng nghiệp.
Giá trị phịng hộ đầu nguồn
Nhiều nghiên cứu đã khẳng vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu
nguồn. Các chức năng này bao gồm: giữ đất và do đó kiểm sốt xói mịn và q
trình lắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước,
kiểm soát chất lượng nước,... Việc mất đi lớp che phủ rừng có thể dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng nếu diễn ra việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý
(Hamilton và King, 1983).
Giá trị bảo tồn Đa dạng sinh học
Đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học đã được một số quốc gia quan tâm
thực hiện. Các nghiên cứu đều khẳng định giá trị to lớn của đa dạng sinh học trong
các hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới,
được công nhận là một quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái

của Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối,...cùng tạo
nên mơi trường sống cho khoảng 10% tổng số lồi chim và thú trên toàn cầu. Nhiều
loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam khơng có ở nơi nào khác trên thế giới, đã
khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất – trong một số trường hợp là nơi duy nhất
- để bảo tồn các lồi đó.Mặc dù chưa có con số chính thức đánh giá giá trị đa dạng
sinh học của Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận giá trị to lớn và tầm quan trọng
của bảo tồn đa dạng sinh học. Do vậy, đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học từ Chính
phủ và các nhà tài trợ quốc tế có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Giá trị cố định, hấp thụ các bon và điều hịa khí hậu
Đa số các nhà khoa học mơi trường cho rằng việc gia tăng các khí nhà kính
21


gây ra hiện tượng nóng lên tồn cầu, có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng thêm nhanh
chóng từ 1 đến 5 độ C.
Nhằm hạn chế phát thải và sự biến đổi khí hậu tồn cầu, Nghị định thư Kyoto
được 180 quốc gia ký kết năm 1997, đạt được cam kết của 38 nước công nghiệp
phát triển trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 xuống mức
5,2%, thấp hơn so với mức phát thải năm 1990.
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng giữ lại và tích trữ, hay hấp
thụ cácbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật có vai trị đáng kể trong
việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu. Sự phân hủy hoặc đốt các vật chất hữu
cơ sẽ trả lại cácbon vào khí quyển.
Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, vai trị của rừng trong giảm phát thải
khí nhà kính và sự nóng lên tồn cầu đã được khẳng định. Giá trị này của rừng đã
phần nào được ước tính. Giá trị hấp thụ CO 2 của các khu rừng tự nhiên nhiệt đới thì
khoảng từ 500 – 2.000 USD/ha và giá trị này với rừng ơn đới được ước tính ở mức
từ 100 – 300 USD (Zhang, 2000
Giá trị du lịch và giải trí/vẻ đẹp cảnh quan
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và là biện pháp sử dụng rừng nhiệt

đới không cần khai thác nhưng lại đem lại giá trị kinh tế cao và đầy tiềm năng. Tuy
nhiên cần lưu ý rằng điểm cốt lõi là người được hưởng lợi phải là nguời sống trong
khu rừng hay người sử dụng rừng; nguồn thu từ du lịch thường rơi vào túi các nhà tổ
chức du lịch, những người không sống trong hay sống gần khu vực rừng và thậm chí
có thể khơng phải là người bản xứ; bản thân du lịch cũng phải “bền vững”, phải giới
hạn lượng khách tối đa có thể vào khu rừng. Về nguyên tắc, bất kỳ khu rừng nào có
thể tới được bằng đường bộ hay đường sơng đều có giá trị du lịch.
2.2. Khái niệm về rừng
Cho đến nay, nhiều nhà lâm học đã xác định khái niệm về rừng
Theo tác giả G.F. Mô rô dốp (1930) “ Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối
liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí
quyển”
Theo M.E. Tcanhenco (1952) khái niệm về rừng ‘ Rừng là một bộ phận của
cảnh quan địa lý, nó được tạo ra bởi một tổng thể các cây gỗ, giữa chúng có mối
22


quan hệ sinh học rất chặt chẽ với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trên phạm vi
một vùng lãnh thổ nhất định”.
Hội nghị khoa học tồn Liên Xơ ngày 1 tháng 1 năm 1974 đã đi đến thống
nhất định nghĩa rừng như sau: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý trong đó
bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá
trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và
với hồn cảnh , mơi trường bên ngồi”
Rừng là thành phần cơ bản cuả sinh quyển địa cầu. Nếu tất cả thực vật trên
trái đất đã tạo ra gần 53 tỷ tấn sinh khối thì rừng chiếm đến 37 tỷ tấn (70%) và cây
rừng giải phóng ra 52,5 tỷ tấn O2 (44%) phục vụ cho hô hấp của con người, động
vật, vi sinh vật trên trái đất trong khoảng 2 năm (S.V Belop 1976).
Sự phân bố của rừng trên trái đất có tính chất theo đới tự nhiên, căn cứ vào
điều kiện sinh thái khác nhau và các thành phần, cấu trúc, đặc điểm sinh trưởng, sản

lượng của rừng chia ra các loại rừng sau:
+ Vùng khí hậu lạnh 2 cực: Rừng cây lá kim hay Rừng Taiga
+ Vùng khí hậu ơn đới: Rừng hỗn giao của các loại cây lá kim, lá rộng
+ Vùng khí hậu nóng: Rừng ẩm của các cây lá kim, lá rộng
+ Vùng nhiệt đới: Rừng lá rộng thường xanh, ẩm nhiệt đới
+ Vùng xích đạo: Rừng mưa xích đạo
+ Vùng khơ: Rừng thưa hạn sinh
+ Vùng ngập nước: Rừng ngập mặn
Tóm lại rừng được đặc trưng bởi 3 đặc điểm sau đây:
Các loài cây gỗ và giữa các cây gỗ với các loài cây khác (cây bụi, cỏ, rêu, dây
leo..) có ảnh hưởng qua lại với nhau. Mối quan hệ này có thể có ích cho cây gỗ
nhưng cũng có thể có hại cho cây gỗ chẳng hạn như chèn ép, cạnh tranh về nước,
ánh sáng, dinh dưỡng và khoáng trong đất với cây gỗ.
Các thành phần của rừng không chỉ phụ thuộc vào mơi trường mà chính bản thân
chúng cũng tác động lại mơi trường. Sự tác động này dẫn đến hình thành các tiểu khí
hậu và đất đặc trưng cho rừng.

23


Rừng có khả năng tự phục hồi, khả năng tái sinh, đảm bảo thay thế các thế hệ
nhưng khả năng này chỉ có được khi rừng khơng bị tác động xấu từ bên ngoài và con
người.
Khái niệm rừng thường gặp nhiều trong lý thuyết và ở ngoài thực tế kinh doanh
rừng thì Rừng đồng nghĩa với khái niệm lâm phần.
Lâm phần là gì: “ Lâm phần là những khu rừng tương đối đống nhất về thành
phần cây gỗ, cây bụi và các động vật trên mặt đất”. Khái niệm lâm phần rất giống
với khái niệm “quần thể thực vật” hoặc “quần xã thực vật”. Đó là đơn vị cơ bản nhất
của rừng.
Kiểu rừng là gì: Kiểu rừng là một khu rừng hoặc là một tập hợp các khoảnh

rừng có đặc điểm chung về điều kiện thực vật rừng (đất và khí hậu), thành phần lồi
cây, số tầng thứ, hệ động vật và có cùng yêu cầu các biện pháp kinh doanh như nhau
trong các điều kiện kinh tế xã hội giống nhau.
2.3. Thành phần của rừng
Rừng bao gồm 2 thành phần: Quần xã sinh vật và hoàn cảnh, hoàn cảnh sinh thái
2.3.1 Quần xã sinh vật
2.3.1.1. Quần thể cây gỗ (cây cao)
Đó là tập hợp tất cả các cây gỗ ở trong rừng, là những cây có thân chính rõ
ràng. Dựa vào thành phần cây gỗ mà người ta phân ra thành: Rừng thuần loài (được
tạo ra bởi 1 loài cây hoặc với một số lồi cây khác nhưng khơng quá 10%) và rừng
hỗn giao (được tạo ra bởi hai loài cây hoặc nhiều loài cây).
Trong thành phần cây gỗ người ta cịn chia ra lồi cây ưu thế, lồi cây chủ yếu và
loài cây thứ yếu, cây phù trợ…
+ Loài cây ưu thế là loài chiếm trữ lượng hoặc số lượng cây lớn hơn 50% tổng
trữ lượng cây đứng của rừng hoặc tổng số lượng cây rừng. Nếu rừng đó phức tạp
nhiều lồi cây, có trữ lượng gần như nhau, mật độ cây gần bằng nhau thì lồi nào có
ý nghĩa kinh doanh lớn nhất sẽ là lồi ưu thế (quan điểm kinh tế).
Để biểu thị mức độ ưu thế của một lồi nào đó trong quần xã người ta dùng chỉ số ưu
thế

C = ∑(ni/N)2
Trong đó: ni: số cá thể, trữ lượng, sinh khối của loài i
N: tổng số cây rừng, trữ lượng, sinh khối của rừng
24


Lồi cây mục đích (chủ yếu) là lồi cây có giá trị phù hợp với mục tiêu kinh
doanh hoặc loài cây được tiến hành kinh doanh (được chăm sóc, ni dưỡng).
Loài cây thứ yếu là loài cây kém giá trị kinh tế hoặc số lượng hơn loài cây
chủ yếu

Cây phù trợ là cây có lợi cho sinh trưởng của cây chủ yếu, có tác dụng bảo
vệ đất, bảo vệ mơi trường.
2.3.1.2. Lớp cây tái sinh
Cây tái sinh là thuật ngữ biểu thị các thế hệ non của các loài cây gỗ sống và
phát triển dưới tán rừng, có khả năng tạo thành một lâm phần mới nếu khai thác và
loại bỏ tầng cây mẹ. Những đặc điểm này cho thấy cây tái sinh khác với cây bụi và
thảm tươi sống dưới tán rừng. Tuỳ theo tuổi, các thế hệ cây tái sinh của các lồi cây
gỗ có quan hệ với mơi trường khác nhau, đồng thời có ý nghĩa kinh tế - lâm sinh
khác nhau. Theo đó người ta phân chia cây tái sinh thành một số giai đoạn như sau:
Cây mầm: Đây là lớp cây có tuổi nằm trong khoảng một vài tháng. Đặc
trưng cơ bản của cây mầm là chúng còn sống nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong
hạt, sức sống phụ thuộc căn bản vào nguồn dự trữ và đặc điểm di truyền của hạt
giống. Trong quan hệ với môi trường chúng rất nhạy cảm và có thể chết nhanh chóng
khi mơi trường bất lợi như khô hạn, thiếu nước.
Cây mạ: Đây là những thế hệ cây gỗ có tuổi từ vài tháng đến 1 -2 năm, chiều
cao quy ước không vượt quá 50cm. Đặc điểm của cây mạ là cơ thể còn yếu, tán cây
và hệ rễ mới hình thành khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng còn yếu. Lớp cây
mạ cũng dễ bị thay đổi khi gặp điều kiện bất lợi. Trong quan hệ với ánh sáng, nước
chúng cần được sự che bóng cao, đất ẩm và thống khí. Nếu bị phơi ra ánh sáng đột
ngột thì chúng có thể bị đào thải hàng loạt. Cây mạ tham gia vào tầng thảm tươi của
quần xã thực vật rừng.
Cây con hay cây non: Đó là lớp cây tái sinh thường có tuổi trên hai năm, chiều
cao đã vượt khỏi tầng cây cỏ và cây bụi cùng một số tầng cây thấp. Trong quan hệ
với ánh sáng chúng cần ánh sáng khá cao do đó việc mở tán rừng để đưa ánh sáng
xuống là cần thiết. Trong kinh doanh người ta xem lớp cây con là thế hệ cây dự trữ
quan trọng.
2.3.1.3. Cây tầng thấp hay cây tầng dưới
25



×