Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tìm hiểu và vận dụng một số lý luận trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.84 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ LÝ LUẬN TRONG PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Giáo viên hướng dẫn :

Hà Nội – 2022

Sinh viên

:

Mã sinh viên

:

Lớp

:


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

Câu 1: Trình bày, phân tích nội dung ngun lý về sự phát triển trong phép
biện chứng duy vật. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này
trong việc lựa chọn và xác định ngành học, công việc hiện tại, tương lai của
bản thân.
Câu 2: Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù
“Bản chất – hiện tượng”. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc
nghiên cứu mối quan hệ này để nhận thức, giải thích, đánh giá hiện tượng


quá sa đà vào mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

MỤC LỤC


I. MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế
giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây
được xem là lý luận nhận thức khoa học và được nghiên cứu rộng rãi, áp
dụng vào thực tế ở mọi nơi trên thế giới.
Nội dung của phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý cơ bản:
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển; 6 cặp phạm
trù: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên
và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và
hiện thực; 3 quy luật cơ bản: chuyển hóa giữa chất và lượng, thống nhất và
đấu tranh các mặt đối lập, phủ định của phủ định.
Để hiểu rõ hơn về phép duy vật biện chứng, trong phạm vi bài tiểu
luận, tơi sẽ trình bày ngun lý về sự phát triển, cặp phạm trù bản chất –
hiện tượng. Từ đó, làm cơ sở để giải quyết một số vấn đề đời sống hiện
nay.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, bài luận sẽ có những hạn
chế, thiếu sót nhất định. Kính mong sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy, cơ
giáo để đề tài được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!

3


II. NỘI DUNG
CÂU 1
1.1. Nội dung nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng duy vật

Trong cuộc sống, mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển và
tồn tại theo một quy luật nhất định. Sự phát triển gắn liền với tính phổ
thơng của mọi sự vật, sự việc, hiện tượng. Trong phép biện chứng duy vật,
nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng, là cơ sở
hình thành quan điểm tồn diện. Phát triển là đặc trưng phổ biến và là một
tất yếu khách quan của đời sống xã hội.
1.1.1 Khái niệm phát triển
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “phát triển”. Theo quan
niệm biện chứng duy vật, ta có khái niệm về “phát triển” như sau: Phát
triển là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Từ khái niệm trên, có thể thấy nguyên lý về sự phát triển và nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ có
mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động và phát triển.
Cần phân biệt giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển. Khái
niệm vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi nói chung và là
phương thức tồn tại của vật chất. Điều đó, có nghĩa là có những hình thức
vận động bao hàm sự phát triển và có những hình thức vận động không bao
hàm sự phát triển. Ngược lại, khái niệm phát triển thì khơng khái qt mọi
sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát những vận động đi lên, sự xuất
hiện cái mới theo một chiều hướng chung là từ đơn giản đến phức tạp, từ
cái chưa hoàn thiện đến hồn thiện so với cái cũ hoặc q trình trước đó.
1.1.2. Nội dung và tính chất của sự phát triển
Sự phát triển không phải bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản,
thẳng tắp; mà là con đường quanh co, phức tạp. Xét từng trường hợp cá
4


biệt thì có những vận động đi lên tuần tự và cũng có những vận động đi
xuống, hoặc thụt lùi. Nhưng về quá trình và trong phạm vi rộng lớn thì vận

động đi lên là khuynh hướng tất yếu. Chính vì vậy, phát triển là khuynh
hướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng.
Tính chất của sự phát triển được phân tích dưới đây:
Một là, tính khách quan. Tính khách quan của sự phát triển của sự
vật, hiện tượng trong thế giới, dù thể hiện dưới hình thức nào cũng cũng là
quá trình giải quyết mâu thuẫn vốn có của các sự vật, hiện tượng độc lập và
không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có thể nhận thức và
vận dụng khuynh hướng chung của sự phát triển trên cơ sở phân tích, giải
quyết các mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng trong hoạt động thực tiễn xã
hội.
Hai là, tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển với nội dung là
không có sự vật, hiện tượng nào trên thế giới là không vận động mà phát
triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật, hiện tượng.
Vì vậy, phát triển là một quá trình vận động đi lên diễn ra trong tự nhiên, xã
hội và tư duy của con người. Trong đó, sự xuất hiện con người cũng chỉ là
một q trình lịch sử tự nhiên.
Ba là, tính đa dạng, phong phú. Sự đa dạng, phong phú của phát triển
được thể hiện trong việc các sự vật, hiện tượng đều gắn liền với những điều
kiện khách quan nhất định. Căn cứ vào tính đa dạng, phong phú của sự phát
triển có thể phân chia thành một q trình xuất hiện cái mới có tính giai
đoạn, tính lịch sử cụ thể của nó. Sự xuất hiện cái mới ln gắn liền với
những điều kiện khách quan nhất định. Trong đó, cái mới phù hợp với quy
luật vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và
tư duy là tiêu chuẩn của sự phát triển. Có những cái mới là cái khác với cái
cũ hoặc q trình trước đó, nhưng khơng là tiêu chuẩn của sự phát triển vì
nó khơng phù hợp với qui luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
5



Đối lập với quan điểm biện chứng, quan điểm siêu hình phủ nhận sự
phát triển. Bởi vì quan điểm siêu hình tuyệt đối hóa sự ổn định tương đối
của sự vật và hiện tượng nên không thấy được sự vận động, sự thay đổi,
chuyển hóa cũng như sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Nếu có thừa
nhận sự phát triển thì theo quan điểm này, chẳng qua chỉ là sự tăng lên hoặc
giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, chứ khơng phải về mặt chất lượng hoặc
khơng có sự ra đời của cái mới cao và hoàn thiện hơn cái cũ. Ngược lại,
phép biện chứng duy vật cho rằng phát triển là quá trình vận động từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn và phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật
và hiện tượng.
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp cho chúng ta nhận thức
được rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm được
khuynh hướng vận động tất yếu của chúng, phải có quan điểm phát triển và
quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm về sự phát triển yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiện
tượng phải đặt nó trong sự vận động để phát hiện được xu hướng biến đổi,
chuyển hóa của chúng. Điều đó, có nghĩa là khi nghiên cứu sự tồn tại, vận
động của sự vật, hiện tượng phải thấy được phát triển là khuynh hướng
chung trong sự vận động của sự vật, hiện tượng; đồng thời cũng phải nhận
thức đúng tính khách quan, phổ biến, tính đa dạng phong phú của sự vận
động, phát triển trong hoạt động thực tiễn xã hội.
Quan điểm phát triển còn địi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng
về cái mới vì cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển. Sự xuất hiện cái mới
là một quá trình, nhưng là cái tất yếu thay thế cái cũ, nhưng sự kế thừa
những mặt tích cực của cái cũ là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của cái
mới.
6



Ngồi ra, cần phê phán quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển.
Bởi vì, quan điểm này tuyệt đối hóa sự ổn định tương đối của sự vật và
hiện tượng, chứ không thấy được vận động, sự thay đổi chuyển hóa cũng
như sự phát triển của sự vật và hiện tượng.
1.2. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận nguyên lý về sự phát triển để
lựa chọn, xác định ngành học, công việc hiện tại, tương lai của bản
thân.
Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin mang ý nghĩa
quan trọng, đặc biệt với cơng việc kế tốn của tơi hiện tại. Trong đó, việc
vận dụng ngun lý về sự phát triển trong học tập, công việc của mình là
việc làm thường xun và cần thiết của tơi.
Trong q trình học tập ở trường đại học, tơi đã chủ động học tập,
rèn luyện nhằm nắm chắc cơ sở lý luận của quan điểm tồn diện, để từ đó
có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý vào công việc sau này. Bản thân
luôn đặt ra mục tiêu phải phân biệt các mối liên hệ, chú ý đến các mối liên
hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất
nhiên để hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù
hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân, phát
triển của chun ngành kế tốn mà tơi đã chọn.
Trong cơng việc kế tốn hiện nay, tơi ln lưu ý tới sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định trong nhận thức
và hành động. Bên cạnh đó, tơi vẫn ln trau dồi kiến thức từ trường đại
học, luôn khám phá ra những cách làm mới để áp dụng vào q trình làm
việc Từ đó, quá trình làm việc được năng suất hơn, bản thân sẽ phát triển
hơn trong công việc.
Trong tương lai, mọi công việc sẽ phát triển theo hướng “số hóa”,
cơng nghệ thơng tin sẽ được áp dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Do vậy, để có thể phát triển bản thân, tơi sẽ tích cực học hỏi kinh nghiệm từ
7



đồng nghiệp, học cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ cơng việc kế tốn để
cơng việc được hiệu quả hơn.
CÂU 2
2.1. Phân tích cặp phạm trù “Bản chất – hiện tượng” theo quan điểm
chủ nghĩa Mác – Lênin
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Theo chủ
nghĩa Mác – Lênin thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không
hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng. Quan điểm
này cho rằng, bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống
rỗng do con người bịa đặt ra, cịn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là
tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con
người.
Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự
tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó khơng phải là của bản thân sự vật mà
theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần. Dưới đây tôi sẽ đi làm rõ về bản
chất, hiện tượng, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
2.1.1. Tìm hiểu về bản chất
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối
liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận
động và phát triển của sự vật đó. Chẳng hạn, trong xã hội có giai cấp, bản
chất của nhà nước là cơng cụ chun chính của giai cấp thống trị về kinh tế
trong xã hội. bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể
khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội. Bản chất gắn bó
với cái chung nhưng khơng phải cái chung nào cũng là bản chất, chỉ những
cái chung nào quy định sự vận động phát triển của sự vật mới là cái chung
bản chất. Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản
chất rộng hơn, phong phú hơn quy luật.


8


Tóm lại, bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất
nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật đó. Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó khơng có bất cứ mối quan hệ xã hội
nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
2.1.2. Tìm hiểu về hiện tượng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, hiện tượng là sự biểu
hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện
tượng ra bên ngồi. Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng,
vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngồi. Qua đó, bản chất chính là
mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu
đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng
ấy. Ngược lại, hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn
của hiện thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
2.1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Thứ nhất, bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống.
Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người
có nhận thức được hay khơng bởi vì mọi sự vật được tạo nên từ những yếu
tố nhất định, các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen
chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.
Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định lại ở bên trong sự vật. Do đó, đương nhiên là chúng cũng tồn tại
khách quan. Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngồi để
chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.
Thứ hai, bản chất và hiện tượng thống nhất. Không những tồn tại
khách quan, bản chất và hiện tượng cịn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết

sức chặt chẽ nên chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau.
9


Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự
thống nhất này được thể hiện trước hết ở chỗ: bản chất bao giờ cũng bộc lộ
ra qua hiện tượng và bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện
tượng tương ứng. Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất, bất
kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó nhiều
hoặc ít.
Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau. Khơng có bản
chất nào tồn tại một cách thuần túy, khơng cần có hiện tượng. Ngược lại,
cũng khơng có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản
chất nhất định.
Thứ ba, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác
nhau. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay
đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi.
Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định
sự vận động, phát triển của sự vật với những biểu hiện của nó mà ta có thể
tìm ra cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển
của những hiện tượng ấy.
2.1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn nhận thức đúng sự thật, hiện tượng thì khơng dừng lại ở hiện
tượng bên ngồi mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng
khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản chất. Nhiệm vụ của nhận
thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải vạch ra được bản
chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ
không phải dựa vào hiện tượng.
Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ
quan, tùy tiện. Vì bản chất khơng tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ

cũng bộc lộ ra bên ngồi thơng qua các hiện tượng tương ứng của mình nên
chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.
10


Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều
hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. Sở dĩ như vậy vì hiện
tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi
lệch đi so với bản chất.
Nhưng trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định, ta
khơng bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất
của sự vật. Do vậy, ta phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển
hình trong hồn cảnh điển hình. Ngồi ra, khi kết luận về bản chất của sự
vật, chúng ta cần hết sức thận trọng.
2.2. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ bản chất –
hiện tượng để nhận thức, giải thích, đánh giá hiện tượng quá sa đà vào
mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta
được rất nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngồi những lợi ích to
lớn mà mạng xã hội mang lại thì nó cũng gây nghiện cho nhiều người. Đây
là một hiện tượng thật đáng buồn cho những ai đang sa đà quá mức vào
việc nghiện mạng xã hội.
Hiện tượng nghiện mạng xã hội đang ngày càng gia tăng, nhất là ở
giới trẻ. Theo số liệu thống kê năm 2015 thì mỗi tháng ở Việt Nam có tới
30 triệu người dùng facebook, ¾ trong số đó từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi và
trung bình mỗi ngày họ sử dụng 2,5 giờ để tham gia các trang mạng xã hội.
Số liệu khổng lồ này đủ cho thấy giới trẻ đang dành rất nhiều thời gian vào
việc sử dụng mạng xã hội.
Có những bạn trẻ bỏ quên thời gian, sao nhãng ăn uống và ngủ để sử
dụng mạng xã hội, gây lãng phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian, ảnh hưởng

đến học tập và cuộc sống.
Về bản chất, nghiện mạng xã hội là việc làm với nhu cầu thể hiện
bản thân, nhu cầu được kết nối của giới trẻ. Bởi gian đoạn này là giai đoạn
trưởng thành, họ muốn được khẳng định bản thân mình. Ngồi ra, mạng xã
11


hội tạo nên một tâm lý như đánh bạc khiến ai cũng có mong muốn thu hút
được nhiều lượt like, bình luận tích cực và chia sẻ đồng tình. Đây cũng là
cơng cụ hàng đầu giúp con người giải trí và duy trì các mối quan hệ. Nhưng
việc sa đà vào mạng xã hội của giới trẻ đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng cần được nghiên cứu và điều trị.
Thơng qua việc tìm hiểu về hiện tượng của vấn đề nghiện mạng xã
hội của giới trẻ, tôi đã đưa ra những quan điểm về bản chất gây nên hiện
tượng này. Xã hội hiện đại muốn phát triển thì phải hạn chế được việc lệ
thuộc vào thiết bị di động, mất thời gian vào mạng xã hội. Để thực hiện
được mục tiêu này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng phép duy vật biện chứng
một cách hợp lý và đưa ra giải pháp khắc phục hữu hiệu.
III. KẾT LUẬN
Bài luận trên đây đã phân tích, làm rõ nguyên lý về sự phát triển và
cặp phạm trù bản chất – hiện tượng trong nội dung phép duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ ý nghĩa phương pháp luận mà vận
dụng lý luận trên để giải thích, tìm hiểu một số vấn đề đời sống: định
hướng nghề nghiệp, nghiện mạng xã hội.
Qua đây, có thể thấy được sự vĩ đại của C.Mác và tầm quan trọng
trong những nghiên cứu của ơng. Phép duy vật biện chứng nói chung và
ngun lí về sự phát triển, cặp phạm trù bản chất – hiện tượng nói riêng vẫn
được vận dụng hàng ngày để giải quyết các vấn đề của xã hội
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tài & Phạm Văn Sinh (2021), giáo trình “Triết học Mác –

Lênin”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

12



×