Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

PHÂN TÍCH VAI TRÒ TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. LỰA CHỌN 1 TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH THẾ GIỚI QUAN CỦA TÁC PHẨM ĐÓ DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.74 KB, 32 trang )

lOMoARcPSD|11346942

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO, POHE

BÀI TẬP LỚN
Môn : Triết học Mác – Lênin
Đề bài PHÂN TÍCH VAI TRỊ TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ
HỘI. LỰA CHỌN 1 TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH THẾ
GIỚI QUAN CỦA TÁC PHẨM ĐÓ DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC

Họ và tên: Phạm Quang Hữu
Mã sinh viên: 11210108
Lớp: Quản trị Marketing 63C


lOMoARcPSD|11346942

2

Lời mở đầu
"Khoa học cho chúng ta tri thức

nhưng chỉ triết học cho ta sự thông thái”
Will durant - nhà sử học, triết học nổi tiếng người Mỹ

TỔNG QUAN
Hàng vạn năm nay, triết học luôn luôn là một phần không thể thiếu đối với sự
phát triển của nhân loại, nếu khơng có triết học, có lẽ chúng ta sẽ khơng đạt được
ngày hôm nay. Nhắc đến triết học tức là nhắc đến sự trừu tượng, quả thật triết
học là một lĩnh vực mông lung và mơ hồ, nhưng dù vậy, nó cũng có những vai


trị hết sức thực tế và hữu ích. Vậy, những vai trị đó là gì?

GIỚI THIỆU
1. NGUỒN GỐC

Nguồn gốc của triết học được xuất phát từ nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã
hội. Thứ nhất là, nói về sự hình thành và phát triển của tư duy trừu tượng và
năng lực khái quát trong nhận thức của con người cũng chinh là đề cập đến
nguồn gốc hình thành của triết học. Thứ hai, triết học cũng đồng thời được hình
thành và phát triển khi xã hội lồi người đạt đến một trình độ tương đối cao của
sản xuất xã hội, một xã hội hiện diện tầng lớp trí thức, giáo dục và nhà trường
được hình thành và phát triển. Từ đó giúp các nhà thơng thái có đủ năng lực tư
duy để trừu tượng hóa, hệ thống hóa tồn bộ tri thức, hiện tượng xã hội để bồi
đắp nên học thuyết. lý luận của bộ môn triết học.


lOMoARcPSD|11346942

3

2. ĐỊNH NGHĨA

Định nghĩa của Triết học ở các nền văn minh khác nhau trên thế giới đều mang
sự tương đồng nhất định, đều đi tìm về bản chất của đối tượng nhận thức
philosophia” của Hy Lạp, sự hiểu biết sâu sắc của con người với thế giới xung
quanh ; 哲 ” của Trung Quốc, là sự chiêm ngưỡng , trong thuật ngữ Darsana của
Ấn Độ và là giải thích vũ trụ, khát vọng tìm kiếm chân lý của thuật ngữ Phương
Tây.
Tất cả tựu chung lại Triết học chính là “đi tìm trí tuệ”, khả năng nhận thức và
đánh giá của con người, là một hoạt động tinh thần bậc cao với tính cách như

một hình thái ý thức xã hội. Triết học giải thích mọi sự vật, hiện tượng, quá trình
và quan hệ của thế giới và triết học là hạt nhân của thế giới quan.
Theo định nghĩa Giáo trình Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin đưa ra
thì “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới;
về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”. Triết học ra đời do hoạt động
nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống của con người.

Phần 1: Vai trò của triết học
Triết học được tạo ra với nguồn gốc và khái niệm gắn liền với đời sống xã hội,
điều đó cũng phần nào chứng tỏ vai trị, chức năng của triết học đối với đời sống
xã hội cũng không hề nhỏ bé, tác động trực tiếp đến nhận thức của con người
trong quá trình nhận thức và tiếp thu trí tuệ.
1. Triết học chính là con đường đi tìm trí tuệ và sự thơng thái. Vai trị của
triết học được thể hiện ở chức năng của triết học là Chức năng nhận thức,
chức năng đánh giá, chức năng giáo dục…. Nhưng quan trọng nhất là
chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.


lOMoARcPSD|11346942

4

2. Triết học đóng góp tới xã hội, đời sống qua vai trị là mơn khoa học chung
nhất có ý nghĩa quan trọng với các ngành khoa học cụ thể và tư duy lý
luận
3. Để cụ thể hơn, em sẽ phân tích ý nghĩa của một số trường phái triết học
đối với sự phát triển của nhân loại từ xưa tới nay, để làm rõ hơn vai trò
của

triết


học

I. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết
học trong cuộc sống
VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN CỦA TRIẾT HỌC
1. THẾ GIỚI QUAN LÀ GÌ - LĂNG KÍNH NHÌN NHẬN THẾ GIỚI CỦA
CON NGƯỜI

Có thể thấy trong q trình tồn tại và phát triển, con người ln có một mối quan
hệ sâu sắc đối với thế giới xung quanh. Nhưng khác với lồi vật vốn chỉ biết
thích nghi một cách thụ động và chậm chạp thì con người vẫn ln tìm cách biến
đổi thế giới đang sống để có thể phù hợp với các yêu cầu của bản thân.
Đối với động vật, chúng thích nghi với mơi trường một cách chậm chạp và hạn
chế bằng cách thay đổi các chức năng sinh lý của cơ thể hoặc di cư đến những
nơi khác. Trong khi con người ln tìm cách để thay đổi mọi thứ, tự nhiên và
bản thân, để có thể tồn tại và phát triển. Và trong suốt quá trình hình thành, biến
đổi, nhận thức và tiến hóa, con người luôn không ngừng tự đặt ra những câu
hỏi:nguồn gốc con người là từ đâu? thế giới xung quanh là gì? Cái gì chi phối sự
tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh? Con người
và thế giới có mối quan hệ như thế nào?...


lOMoARcPSD|11346942

5

Quá trình nảy sinh các nghi vấn về con người và thế giới khách quan đang tồn
tại xung quanh và tìm ra câu trả lời cho từng nghi vấn ấy đã hình thành nên
những quan niệm nhất định về thế giới, trong đó những yếu tố thuộc về cảm xúc

và trí tuệ, tri thức và niềm tin đã hịa quyện vào nhau tạo thành một khối thống
nhất. Đó chính là thế giới quan
Như vậy, Thế giới quan hiểu một cách ngắn gọn là hệ thống quan điểm của con
người vào thế giới. Có thể định nghĩa chính xác: Thế giới quan là khái niệm triết
học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin và lý tưởng xác định
về thế giới và về vị trí của con người (bao gồm cả cá nhân, xã hội và nhân loại)
trong thế giới đó. Thế giới quan là “Lăng kính” nhìn được tạo ra bởi những cảm
xúc, trí tuệ, niềm tin. Triết học có vai trị như hạt nhân lý luận của thế giới ấy, và
hoàn thiện cho ta một thế giới đúng đắn, tiến bộ nhất. Thế giới quan quan chung
nhất, phổ biến nhất, được sử dụng trong mọi ngành khoa học và trong toàn bộ
đời sống xã hội là thế giới quan triết học, là “lăng kính” đúng đắn để nhìn nhận
đời

sống

2. THẾ GIỚI QUAN CĨ TẦM QUAN TRỌNG RA SAO - KIM CHỈ
NAM CỦA MỖI CÁ NHÂN
Thế giới quan đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cá
nhân, mỗi tầng lớp giai cấp, mỗi cộng đồng đời sống của xã hội. Hoạt động của
con người luôn luôn chịu sự chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Những
yếu tố hình thành nên thế giới quan như tri thức, niềm tin, lý trí, tình cảm ln
có sự thống nhất với nhau và thống nhất trong các hoạt động của con người, cả
trong hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn
Thế giới quan có thể kim chỉ nam giúp con người nhận thức đúng hoặc không
đúng về sự vật. Nếu được hướng dẫn bởi thế giới quan mang tính khoa học, con


lOMoARcPSD|11346942

6


người có thể xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng, trên cơ sở
đó nhận thức đúng quy luật vận động của đối tượng, từ đó có thể xác định đúng
phương hướng, mục tiêu và cách thức hoạt động của con người. Ngược lại, nếu
được hướng dẫn bởi một thế giới quan khơng mang tính khoa học, con người
không thể xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng,không nhận
thức đúng quy luật của đối tượng, con người sẽ không xác định đúng mục
tiêu,phương hướng và cách thức hoạt động, từ đó hoạt động không đạt kết quả
như mong muốn. Như vậy, thế giới quan đóng vai trị:
Thứ nhất, những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp, trước hết là
những vấn đề thuộc thế giới quan
Thứ hai, thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư
duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực trong khám phá và chinh phục thế giới
Thí dụ, nếu bản thân dựa trên thế giới quan tơn giáo, thừa nhận có lực lượng siêu
nhiên mà con người hoàn toàn phải phục tùng, sùng bái và tuân theo, quá tin
tưởng vào số mệnh và sự may mắn. Bản thân là một học sinh sẽ đánh mất đi tinh
thần học hỏi, chủ động sáng tạo vốn có mà chỉ đi khấn vái và khơng có động lực
học tập, thậm chí bị lợi dụng bởi những hủ tục, lễ nghi cổ hủ. Từ đó sa sút và tụt
hậu với xã hội. Trong khi nếu quá cứng nhắc khăng khăng với thế giới quan
khoa học, với cương vị là một người Việt Nam - vốn tôn trọng truyền thống và
tổ tiên, sẽ đánh mất chính bản sắc văn hóa và những giá trị cốt lõi như sự tơn
kính,

biết

ơn



quan


tâm

đến

người

xung

quanh.

TRIẾT HỌC - HẠT NHÂN CỦA THẾ GIỚI QUAN
a. Triết học là trình độ tự giác của thế giới quan, đóng vai trị định hướng
cho thế giới gian của con người


lOMoARcPSD|11346942

7

Trong thế giới quan có sự hồ nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở
trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi
nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.
Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo q trình
phát triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan
huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên
thủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực
và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hòa
quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới. Trong thế giới quan tôn giáo,

niềm tin tơn giáo đóng vai trị chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át
cái thực, cái thần vượt trội cái người.
Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn tả quan niệm của
con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trị như những
bậc thang trong q trình nhận thức thế giới.
Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình
hình thành và phát triển của thế giới quan. Nếu thế giới quan được hình thành từ
tồn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của các
khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định
về từng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc
thù đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế
giới với tư cách là một chỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế
giới quan; triết học giữ vai trị định hướng cho q trình củng cố và phát triển
thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.


lOMoARcPSD|11346942

8

b. Triết học đóng vai trị chi phối, quy định và là yếu tố cốt lõi cho các thế
giới quan
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế
giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của
triết học. 4 yếu tố chứng minh triết học là hạt nhân của thế giới quan
Thứ nhất, Bản thân triết học chính là một thế giới quan
Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các ngành khoa học
cụ thể, thế giới quan dân tộc hay thế giới quan thời đại… triết học bao giờ cũng
là thành phần quan trọng

Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, kinh nghiệm hay thế giới quan thơng
thường,... bao giờ triết học cũng có sự chi phối, dù có thể khơng tự giác
Thứ tư, Thế giới quan triết học như nào sẽ quy định thế giới quan và quan niệm
khác như thế
c. Triết học là cơ sở của thế giới quan
Triết học là cơ sở thế giới quan: Thế giới quan thống nhất trong mình vũ trụ
quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người cụ thể. Với tính cách là cơ sở
thế giới quan, triết học vừa là cơ sở vũ trụ quan, vừa là cơ sở ý thức hệ, vừa là cơ
sở nhân sinh quan
Với vai trò là cơ sở vũ trụ quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn
đề về bản thể, về vũ trụ… để xây dựng mơ hình vũ trụ hợp lý và tiến đến làm
sáng rõ vị trí, vai trị của con người trong vũ trụ đó.


lOMoARcPSD|11346942

9

ví dụ: Giải quyết những câu hỏi vật chất hay ý thức có trước, năng lượng
thuộc về vật chất… dựa trên quan điểm Triết học hiện đại, thế giới quan
duy vật biện chứng
Với tính cách là cơ sở ý thức hệ, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn
đề về xã hội, về các giai – tầng trong xã hội… Để xác định những lợi ích sống
cịn và những mục đích bất di bất dịch mà các giai – tầng, xã hội nào đó phải
theo đuổi.
Ví dụ: Hệ tư tưởng cộng sản dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin của
giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh giành quyền bình đẳng, vươn lên
để nắm quyền, giành lấy tự do từ 3 thế kỉ trước tại nhiều quốc gia
Với tính cách là cơ sở nhân sinh quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ
vấn đề về đời người, về sự sống – cái chết, về hạnh phúc – khổ đau… của mỗi

con người cá nhân trong thực tại cuộc sống (vũ trụ và cộng đồng xã hội)… Triết
học góp phần hướng dẫn hành vi con người xuyên qua những xung đột nhân
cách, những ràng buộc lợi ích để vươn lên trở thành con người chân chính trước
những cạm bẫy của đời thường.
Ví dụ: Triết học, triết lý trong phật giáo hướng con người đến sự vơ minh,
lịng hướng thiện, giáo dục và bồi dưỡng con người.
d. Thế giới quan duy vật biện chứng - được xây dựng bởi hạt nhân là triết
học hiện đại, toàn diện (như triết học mác - lênin…)
Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan
đã từng có trong lịch sử vì thế giới quan này địi hỏi thế giới phải xem xét dựa
trên nguyên lý về sự phát triển. Từ đây thế giới và con người được nhận thức


lOMoARcPSD|11346942

10

theo quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Thế giới quan duy vật
biện chứng bao gồm tri thức khoa học, niềm tin và lý tưởng cách mạng

Vai trò phương pháp luận của triết học
1. Phương pháp luận và vai trị của nó với đời sống
Trong hoạt động của con người (cả ý thức lẫn thực tiễn) con người sử dụng rất
nhiều phương pháp, quá trình lựa chọn sử dụng phương pháp có thể đúng hoặc
sai. Nếu đúng, nó dẫn ta đến thành cơng, nếu sai nó dẫn đến thất bại. Vậy nên từ
đó đã xuất hiện nhu cầu phải nhận thức khoa học về phương pháp, phương pháp
luận

đã


ra

đời

như

thế.

Vậy phương pháp luận là gì? Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan
điểm làm cơ sở cho việc xây dựng, lựa chọn, tìm tịi và vận dụng các phương
pháp trong nhận thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích để định sẵn. Phương
pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp.
Như vậy ta có thể thấy vai trị của phương pháp luận là vơ cùng to lớn: Ta có thể
hiểu rằng phương pháp luận có chức năng định hướng, gợi mở cho hoạt động
nhận thức và thực tiễn, của phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể
mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được mục đích. Là cơ sở của các
nguyên lý, quan điểm để xây dựng những phương pháp cụ thể hơn trong mọi
ngành khoa học và cuộc sống
2. Triết học đối với phương pháp luận
Triết học xây dựng phương pháp luận hoàn thiện trong nhận thức và thực
tiễn


lOMoARcPSD|11346942

11

Bêcơn đã ví phương pháp như ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối;
Hêghen ví phương pháp là linh hồn của đối tượng; Các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đặc biệt coi trọng vai trò của phương pháp, nhất là trong hoạt

động cách mạng
Triết học là cơ sở phương pháp luận phổ biến: đưa ra phương pháp luận phổ biến
thống nhất trong mình học thuyết về phương pháp phổ biến trong hoạt động
nhận thức thế giới và học thuyết về phương pháp phổ biến trong thực tiễn cải tạo
thế giới.
Với vai trò là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động nhận thức,
triết học xây dựng các nguyên tắc tổng quát chỉ đạo lý trí con người trong việc
khám phá ra bản chất của các hiện tượng đa dạng xảy ra trong thế giới xung
quanh, nâng cao trình độ tư duy lý luận cho con người, lý giải thế giới này
Với vai trò là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động thực tiễn, triết
học xây dựng các nguyên tắc tổng quát hướng dẫn hoạt động cải tạo hiện thực
cuộc sống vì lợi ích cao cả của giai – tầng nói riêng, của thời đại hay nhân loại
nói chung. Triết học khơng chỉ lý giải thế giới mà nó cịn góp phần vào việc cải
tạo thế giới.
Do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn ta không nên xem thường phương pháp
luận bởi nếu xem thường nó, ta sẽ rơi vào trạng thái mị mẫm, khơng thể sáng tạo, rất
dễ mất phương hướng. Còn nếu ta coi trọng phương pháp luận nó sẽ giúp mọi người
tránh được tình trạng sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy siêu hình
gây ra. Tóm lại, để đạt được mục đích sớm thì phương pháp luận đóng vai trị rất quan
trọng, là con đường đạt đến mục tiêu, có vai trị đóng góp quan trọng và to lớn trong
việc định hướng, xây dựng, lựa chọn, tìm tịi và vận dụng các phương pháp, là định
hướng cho con người trong cả nhận thức và thực tiễn.


lOMoARcPSD|11346942

12

II.


Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học trong
cuộc sống
1. TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI KHOA HỌC CỤ THỂ

Sự hình thành và phát triển của triết học luôn gắn liền với khoa học cụ thể qua
khái quát hóa các thành tựu và cập nhật những tiến bộ xã hội. Tuy nhiên Triết
học có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của các ngành khoa học cụ thể
Thứ nhất, Triết học là thế giới quan và phương pháp cho các ngành khoa học cụ
thể. Ví dụ với nền tảng triết học duy vật biện chứng, các ngành khoa học khơng
cịn bị nghiên cứu riêng rẽ, bộ phân, manh mún. Nó được đánh giá tổng quan và
đặt trong mối liên hệ đối với các ngành khoa học khác cũng như chính đời sống.
Nhờ bằng phương pháp luận ấy đã tạo ra động lực cho những ngành khoa học
đặc biệt liên quan đến sự vận động, biến đổi: sự kết hợp đa ngành khơng cịn
phiến diện như giai đoạn trước
Thứ hai, triết học là cơ sở lý luận cho các ngành khoa học cụ thể trong việc đánh
giá thành tựu đã đạt được cũng như vạch ra phương pháp phát triển cho khoa
học
Ví dụ: Thời hiện đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX đã có bước
phát triển mới, chuyển từ giai đoạn thực nghiệm sang giai đoạn khái quát lý
luận. Quan điểm siêu hình đã khơng cịn thích hợp với sự phát triển của khoa
học tự nhiên, cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên. Để khoa học tự nhiên
thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình, tất yếu phải thay đổi quan niệm về thế
giới, cần phải khái quát những thành tựu mới của nó để xây dựng quan điểm
biện chứng duy vật trong nhận thức về tự nhiên, tức chuyển từ quan niệm siêu
hình sang quan niệm biện chứng. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của khoa học
tự nhiên đến việc thay đổi những quan niệm triết học. Đây chính là cơ sở cho

Downloaded by Quang Tr?n ()



lOMoARcPSD|11346942

13

chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy
vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, vừa là sự
khái quát lại những thành tựu của khoa học hiện đại, vừa đóng vai trị to lớn đối
với sự phát triển của khoa học hiện đại.
2. TRIẾT

HỌC

ĐỐI

VỚI



DUY



LUẬN

Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng: “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của
khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận”

Tư duy lý luận có thể là khoa học nhưng cũng có thể khơng khoa học. Chỉ
những tri thức lý luận nào phản ánh đúng bản chất, vạch ra được mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng; chỉ ra được quy luật, xu hướng vận động, phát triển

v.v.. của hiện thực khách quan (của tự nhiên, xã hội) thì đó mới là tư duy lý luận
khoa học.
So với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận đóng một vai trị hết sức to lớn trong nhận
thức và cải tạo thế giới. Nhờ có tư duy lý luận khoa học mà con người mới phát hiện ra
được các quy luật vận động và phát triển của hiện thực khách quan, hướng sự vận động
đó vào phục vụ lợi ích của con người.

Triết học đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển tư duy lý luận của con
người bởi
Thứ nhất, Nó cho ta một thế giới quan đúng đắn, những phương pháp luận hiệu
quả để tư duy và nhìn nhận dưới 1 lăng kính khoa học cũng như tồn diện nhất
Thứ hai, Triết học cũng góp phần như một kho tàng tri thức khổng lồ, đưa ta cơ
hội để hoàn thiện những lập luận, tư duy trong đầu
Một quan điểm triết học đúng đắn bao hàm rất nhiều quan điểm tiến bộ, kinh
nghiệm quý giá, những phương pháp chung nhất và nguồn gốc cơ sở cho tư duy

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

14

lý luận. Ví dụ như áp dụng triết học Mác Lênin để giải quyết những câu hỏi
mang tính giai cấp, lý luận tính đúng đắn của những cương lĩnh, lịch sử Đảng,
các cơ chế kinh tế

III. MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC VÀ SỰ
ĐÓNG GÓP CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
1. Triết học Hy Lạp - Triết học của sự thông thái


Là cái nôi của triết học - Philosophy tức “yêu mến sự thông thái”, tại đây triết
học chính là khoa học của các ngành khoa học, là tri thức bao trùm hàng nghìn
năm gắn với sự phát triển của hàng loạt cơng trình khoa học vĩ đại ở buổi đầu
nhân loại - tất cả đều gồm có triết học
Thứ nhất, Triết học Hy Lạp cổ đại là ngọn cờ lý luận của giai cấp chủ nô, ngay
từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc. Về thực chất, là thế giới quan,ý thức hệ của
giai cấp chủ nô thống trị, là công cụ lý luận để duy trì và bảo vệ trật tự xã hội
đương thời, phục vụ cho giai cấp chủ nô.
Thứ hai, Triết học Hy Lạp cổ đại gắn chặt với khoa học tự nhiên, lấy giới tự
nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, nó thuộc loại hình triết học tự nhiên,
nhà triết học đồng thời là nhà khoa học tự nhiên; muốn hiểu biết sâu sắc nền triết
học này cần phải có tri thức khoa học tự nhiên vững chắc.
Thứ ba,Thế giới quan bao trùm triết học Hy Lạp cổ đại là duy vật và vô thần.
Triết học duy tâm và cuộc đấu tranh của họ chống lại triết học duy vật thường
diễn ra, song chủ nghĩa duy vật và thế giới quan vơ thần ln chiếm ưu thế; nó là
vũ khí lý luận cần cho giai cấp chủ nô chống lại những thế lực chống đối, những
điều mê tín, dị đoan và những điều vô lý trong thần thoại.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

15

Tiêu biểu, Phép biện chứng tự phát, ngây thơ ra đời và phát triển trong triết học
Hy lạp cổ đại cùng với chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác và thành tựu của
khoa học tự nhiên là đặc điểm nổi bật của lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Ngay
từ đầu, sự ra đời của triết học Hy Lạp đã gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, xuất phát

từ nhu cầu phát triển của nhận thức khoa học và kỹ thuật, gắn liền với quá trình
ra đời và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp, chứa đựng mầm mống
của hầu hết các thế giới quan sau này
Thành tựu nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện ở việc nó là “ mầm mống
và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”, đáng kể nhất là sự
ra đời của chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác và phép biện chứng tự phát,
ngây thơ- những hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
trong lịch sử triết học nhân loại.
Ví dụ
Hêraclit là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại. Khác với các nhà triết học
phái Milê, Hêraclit cho rằng khơng phải là nước, apeiron, khơng khí, mà chính
lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật.“Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa
thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”.
Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng. “Cái
chết của lửa – là sự ra đời của khơng khí, và cái chết của khơng khí là sự ra đời
của nước, từ cái chết của nước sinh ra khơng khí, từ cái chết của khơng khí –
lửa, và ngược lại”. Bản thân vũ trụ không phải do chúa Trời hay một lực lượng
siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Nó “mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn
đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi”.Luận điểm bất hủ của Hêraclit:
“Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dịng sơng”.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

16

Như vậy, Hêraclit đã cung cấp cho ta những ý tưởng cơ bản dành cho cơ chế vận
động của xã hội, các ngành khoa học cụ thể, đặt ra thế giới đúng đắn “Hãy sống

và cố gắng vì mỗi ngày bản thân và thế giới đều thay đổi”. Luận điểm và quan
niệm là tiền đề cho sự phát triển những phương pháp luận sau này: tiến bộ và
toàn diện, cũng như tạo nên tiền đề sau này cho các Phương pháp luận biện
chứng sau này
2. Triết học Tây Âu cận đại- Triết học của sự Phục Hưng và đổi mới

Với sự mở đầu của các thành tựu khoa học thời kỳ mới, khôi phục di sản triết
học Hy Lạp, Các nhà sử học gọi thời Phục hưng là thời phát hiện ra con người
trong thế giới và cả một thế giới trong con người. Trong thời kỳ này xuất hiện
các học thuyết triết học về con người và lịch sử của nó, về chủ nghĩa nhân đạo,
về giải phóng con người khỏi các tín điều, khỏi đẳng cấp và tuyên bố quyền bình
đẳng của con người - đây được coi là ý nghĩa vô cùng lớn lao của Triết học giai
đoạn này với nhân loại, thức tỉnh nền văn hoá và quyền con người ra khỏi
“Đêm trường Trung Cổ”
Chủ nghĩa nhân đạo là cuộc vận động tư tưởng; đặc trưng cho tư - tưởng tư sản,
có quan hệ chặt chẽ với những quan điểm duy vật, chống chế độ phong kiến
thông qua cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm thần học. Những nội dung
chính của chủ nghĩa nhân đạo là tự do cá nhân, con người có quyền hưởng lạc và
thỏa mãn những nhu cầu trần thế; phản đối chủ nghĩa khổ hạnh. Đại diện chính
của chủ nghĩa này là Đơ Vanhxi, Brunô, Côpecnich, Sếchxpia v.v.
Chủ nghĩa cá nhân trong thời hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
đóng vai trị tích cực trong cuộc giải phóng cá nhân khỏi chủ nghĩa phong kiến
và Giáo hội. Trong thời Phục hưng, chủ nghĩa cá nhân đã tham gia đấu tranh tư
tưởng với chế độ đẳng cấp của xã hội, tổ chức cấp bậc của Nhà thờ Thiên Chúa

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942


17

giáo; cùng với đó, chủ nghĩa cá nhân có tính đạo đức để từ đó sinh ra lịng nhiệt
tình, dũng cảm- một tư cách đạo
Triết học Mác - Lênin - Triết học của sự khai sáng và phá bỏ xiềng xích nơ lệ

Triết học Mác-Lênin ra đời và hồn chỉnh đã góp phần quan trọng trong nhận
thức và đấu tranh của giai cấp công nhân, các tầng lớp vô sản, đóng vai trị quan
trọng trong đường lối giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa, giải phóng
giai cấp của nơng dân, cơng nhân bị bóc lột và xiềng xích. Đây là 1 tư tưởng thời
đại và quan trọng có ý nghĩa khai sáng tới rất nhiều dân tộc, giai cấp. Các Mác
đã phát biểu rằng: Giống như triết học thấy giai cấp vơ sản là vũ khí vật chất của
mình, giai cấp vơ sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình. Tinh thần
cách mạng của triết học Mác-Lênin được Các Mác phát biểu rằng: Các nhà triết
học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế
giới. Hay như Lãnh tụ Hồ Chí Minh từng nhận định chủ nghĩa Mác lênin là con
đường cứu nước đúng đắn nhất và giải quyết được vấn đề thuộc địa, vấn đề giai
cấp, từ đó mở ra mn vàn chiến thắng.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

18

Phần 2: Phân tích một tác phẩm nghệ thuật dưới góc độ
Triết Học: Bộ Phim Xn Hạ Thu Đơng Rồi lại Xuân

Đạo diễn: Kim Ki Duk


Chủ đề: Phật Giáo, Cuộc Đời, Nhân Sinh
1. TĨM TẮT

Xn hạ thu đơng rồi lại được ví như bộ kinh bát nhã bằng ngơn ngữ hình ảnh,
do phim đã thành cơng truyền tải những thơng điệp phật giáo và nhân sinh con
người, và giải đáp một cách cơ bản về 2 câu hỏi cái ác và cái khổ từ đâu đến. Tờ
The New York Times của Mỹ từng ví Xn, hạ, thu, đơng... rồi lại xuân là một
bộ phim đáng xem nhất của điện ảnh Hàn Quốc, và có lẽ, cũng là một bộ phim

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

19

dịu dàng, triết lý nhân sinh sâu sắc, đáng xem nhất của chính Kim Ki Duk.
Xn, hạ, thu, đơng… lại xuân xoay quanh cuộc đời lặng lẽ của một nhà sư và
cậu học trị dưới mái chùa cổ. Ngơi chùa dựng lên giữa hồ nước trong vắt giữa
rừng già, chỉ có độc hai hình bóng đi về. Mỗi mùa ứng với mỗi giai đoạn của
cuộc đời 2 nhân vật. Ban đầu là mùa xuân yên bình với 2 nhân vật, dần dần mỗi
mùa đi qua lại có những chuyển biến đầy bi kịch và giàu ý nghĩa từ đó cũng thể
hiện được rất nhiều triết lý phật giáo, những vấn đề thế giới quan và cách nhìn
cuộc đời qua lăng kính “Triết học”. Trong bài làm của em, em sẽ phân tích theo
2 luận điểm chủ yếu là về Quan niệm Cuộc đời, Quan niệm về Con người
Quan niệm cuộc đời
Quan niệm trên đã được gài gắm một cách xuyên suốt cũng như truyền tải rất
nhiều thông điệp cuộc đời dựa trên triết lý phật giáo, thế giới quan bằng hình
ảnh. Tác giả chia sẻ Kim Ki-duk chia sẻ: "Tơi bắt đầu bộ phim này với câu hỏi:

‘Ý nghĩa cuộc đời là gì?’. Mỗi người đều cần có cơ hội để tự hỏi mình rằng cuộc
đời có ý nghĩa gì, đặc biệt là khi vừa trải qua một giai đoạn đau khổ." Khơng
khó hiểu khi Kim Ki-duk lựa chọn hệ thống giáo lý của đạo Phật để trả lời câu
hỏi này, đặc biệt khi ông đã nhắc đến chữ "khổ". Bởi "khổ" là khái niệm cơ bản
nhất trong Phật giáo, được thể hiện qua câu nói nổi tiếng: "Đời là bể khổ". Cảnh
giới cao nhất trong đạo Phật là Nirvān ṇa - thường được dịch là Niết-bàn hay Khổ
Diệt, tức là nơi tận diệt cái khổ.
Để đạt tới Niết-bàn, đạo Phật đề ra một học thuyết về "Tứ Diệu Đế", tức "4 chân
lý màu nhiệm", gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Qua hình ảnh 4
mùa, tác giả đã gài gắm quan niệm này để thêm sáng tỏ ý nghĩa cuộc đời và giải
mã 2 câu hỏi cái khổ - cái ác từ đâu. Phần này sẽ lần lượt cho ta thấy cuộc đời
này cái khổ như nào mà đến, sao để ta thức tỉnh, vượt qua, rồi những quan niệm
về nhân sinh. Dưới những góc độ triết học, liệu cuộc đời có số mệnh khơng hay

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

20

chịu chi phối bởi những lực lượng nào? Đầu tiên hãy đến với khổ đế - Nỗi khổ
của cuộc đời như thế nào
a. Khổ đế - Nếm trải cái khổ trong Xuân, Hạ, Thu
Khổ đế là chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu đế, nói về thực trạng cái khổ. Cái khổ
của con người - ở đây đại diện bằng chú tiểu - xuất hiện rõ nhất ở ba lần; trong
ba mùa Xuân, Hạ và Thu.
i.

Xuân - Nỗi khổ là gì?


Xuất hiện ở hồi 1 của bộ phim, là cuộc sống n ả của 2 thầy trị. Nhân vật chính
khi ấy chị là cậu bé nhỏ tuổi đầy hiếu động. Cho đến một ngày, khi rời am lên
mặt đất hái lá thuốc, cậu đã lấy đá để buộc vào những con vật khiến chúng bị
mắc kẹt cịn cậu thì cười cợt chúng, hành động nghịch ngợm này đã bị người
thầy nhìn thấy nhưng tuyệt nhiên ơng khơng can thiệp. Sư phụ nhìn thấy, và để
dạy cho đồ đệ một bài học, ông buộc đá vào lưng cậu vào buổi đêm hơm đó, bắt
đeo hịn đá đó đi tìm cho đủ ba con vật để giải thốt cho chúng. Khi đó ơng mới
giải thốt cho cậu. Ơng cũng nói thêm: "Nhưng nếu bất cứ một con vật nào chết,
thì con sẽ mang theo hòn đá này trong tim đến hết cuộc đời." Cậu bé đi tìm và
phát hiện con cá và con rắn đã chết. Cậu đã dính phải cái nghiệp đầu tiên là sát
sanh, cậu khổ. Đau khổ, cậu òa khóc nức nở và đem các con vật đi chơn. Đó là
cái khổ thứ nhất. Hịn đá trên lưng khi ấy như 1 gánh nặng lương tâm mà cậu
phải gánh vác khi đã giết chết con vật ấy. Chi tiết trên cịn làm rõ tính thiện ác
trong con người và cách chúng ta phải đối diện với nó. Phần trên sẽ được em nêu
ra ở phía sau dưới góc độ triết lý Phật giáo
ii.

Hạ: Nỗi khổ từ những sai lầm

Mùa hạ cách mùa xuân nhiều năm, lúc này đây chú tiểu đã ra dáng một thanh
niên trẻ tuổi. Đứng từ bức tượng Phật bằng đá thơ sơ nhìn xuống, chú tiểu thấy

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

21


người mẹ hướng về phía chùa với mục đích gửi gắm, chữa bệnh trầm cảm cho
đứa con gái xinh đẹp. Và rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, âm dương hút nhau để
mà hòa hợp, sau một khoảng thời gian tá túc tại chùa, chú tiểu trẻ và cô gái đem
lịng u nhau và có những lần ân ái trong khung viên cửa Phật nên đã bị sư phụ
phát hiện, ơng cũng nói rằng đây là lẽ thường tình, là bản năng con người mà ra
cả.
Rồi chú tiểu cũng khăn gói ra đi với ái tình nhục dục với ước nguyện ở bên
người mình yêu mãi mãi, Đau khổ, chú tiểu bật khóc. Cuối cùng chú quyết định
bỏ chùa ra đi, tìm lại cơ gái. Đó là cái khổ thứ hai. Ở đây, tác giả đã cho người
đọc biết thêm về nguyên nhân của cái khổ bằng hình ảnh, theo phật giáo đó
chính là “Ái tình ly biệt khổ”, “Sở cầu bất đắc khổ” là nguyên nhân dẫn đến đau
đớn khổ tâm, ham muốn không được sở hữu và sự xa cách của 2 người đã khiến
người đệ tử ra đi.
Đức Phật đã dạy “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là
vô thường”, nhưng phàm là con người, ai ai cũng có tham vọng để rồi mù quáng
chạy theo, dẫn ta vào con đường khổ.
iii.

Thu - Nỗi khổ đến bế tắc

Rồi đến mùa thu, chú tiểu trở về chùa. Lúc này anh đã 30 tuổi. Anh đang chạy
trốn khỏi tội giết vợ. "Tội lỗi duy nhất của con là tình yêu. Con chẳng muốn điều
gì khác ngồi cơ ta. Nhưng cơ ta lại chạy theo một người đàn ông khác." - Anh
tức giận gào lên với sư phụ. Vô cùng đau khổ, và lần này cảm thấy không chịu
đựng được nữa, anh quyết định tự sát bằng cách bịt ba mảnh giấy viết chữ "BẾ"
(đóng) vào mắt, mũi và mồm. May nhờ sư phụ phát hiện kịp thời mà anh ta
không chết, chỉ nhận được một trận địn nhừ tử. Đó là cái khổ thứ ba. Anh tự tử
với mục đích thốt khỏi cõi đời, thoát khỏi khổ đau, nhưng anh nào biết, nếu còn

Downloaded by Quang Tr?n ()



lOMoARcPSD|11346942

22

dính vào vịng trịn ln hồi, chắc chắn sẽ cịn đau khổ, để diệt được, phải thành
tâm tu tập, rũ bỏ tham ái, vơ minh. Rồi anh lấy chính con dao ấy bắt đầu lại từ
cắt tóc, khắc chữ, cải tạo bản thân. Phần này sẽ được em làm rõ hơn ở sau
iv.

Kết luận cho phần này:

Như vậy nhìn nhận dưới góc độ triết học và phật pháp ta thấy, cuộc đời là bể
khổ, chúng ta khơng có sẵn số mệnh, hoặc nếu có chúng ta vẫn ln có quyền
thay đổi. Cái khổ của bộ phim vẫn luôn xuất hiện và được thể hiện ra bởi có khổ
đế mới có tập đế, có diệt đế và rồi là đạo đế. Ta phải đón nhận cái khổ và nhận
thức được ra để từ đó thay đổi. Con người ta khơng cần số mệnh, cũng không
cần tới niết bàn nhưng trước hết hãy nhìn nhận đúng, có một thế giới quan tốt để
làm chủ trước cuộc đời, sao cho tránh được cái ác, cái khổ. Vậy bộ phim còn
làm em sáng tỏ bởi sự giải thích
b. Tập đế - Nguyên nhân cái khổ trong Xuân, Hạ, Thu
Chữ Tập có nghĩa là nơi tập hợp mọi sự đau khổ, phiền não của con người. Tập cịn có
nghĩa là nơi chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày một nhiều hơn. Chữ Đế có nghĩa là sự
thật, đúng đắn không sai. Tập Đế là một nguyên nhân của mọi sự khổ đau đã chứa
nhóm và tích trữ lâu đời nhiều kiếp trong mỗi chúng sanh. Nói một cách khác hơn đó
là cội gốc sanh tử luân hồi của lồi người. Để giải thích sự khơng dứt của nỗi khổ,

đạo Phật có chân lý thứ hai: Chân lý về sự phát sinh của khổ - Tập đế. Tập đế
giải thích nguồn gốc của khổ đau là do Thập nhị nhân dun - một vịng 12 yếu

tố có liên hệ mật thiết với nhau, đứng đầu là vô minh. Nhân duyên được đề cập
qua lời của sư phụ khi nhắc nhở chú tiểu về ham muốn với cô gái: "Ham muốn
đánh thức khao khát sở hữu, từ đó đánh thức ý định giết hại.", hay như trên em
đã nói về ái tình ly biệt khổ và sở cầu bất đắc khổ. Sau này, Lời răn này vận
đúng vào cuộc đời của chú tiểu sau khi rời chùa.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

23

Vô minh được cho là nguồn gốc của tất cả. Nói một cách dễ hiểu, người vơ minh
như đi trong bóng tối, nhìn mọi vật khơng đúng như bản chất của nó. Chính vì
vơ minh mà chú tiểu khơng hiểu được rằng: Tình yêu, cũng như bốn mùa trong
đất trời, cũng như tất cả mọi thứ trên đời này, đều là vơ thường. Vơ thường, tức
là khơng có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ luôn luôn biến chuyển qua các giai đoạn
sinh - trụ - dị - diệt. Bởi không hiểu vô thường, nên mới đuổi theo một cái vơ
thường, mà sinh ra đau khổ. Cũng chính vì vơ minh nên chú tiểu không hiểu
được vô ngã, chú cho mình cái quyền coi người khác thậm chí là tính mạng của
người vợ của mình, rồi cũng chính vì để thỏa mãn cái tôi hão huyền đấy, anh đã
giết đi chính người mình u.
Cuối cùng, vẫn vơ minh mà chú tiểu sau này quyết định tự sát để không phải
chịu khổ nữa. Thế nhưng cách duy nhất để khổ đau biến mất khơng phải là giết
mình, mà là phải diệt vơ minh. Chừng nào cịn vơ minh thì cịn mắc kẹt trong
luân hồi, đắm chìm trong bể khổ. Hay kể cả khơng cơng nhận điều đó, tự sát chỉ
là cách chấm dứt yếu đuối trước cái khổ cái ác của bản thân, ta phải thay đổi.
Điều này được thể hiện rất rõ qua lời nói của sư phụ: "Giết người thì có thể dễ,
nhưng giết mình thì khơng dễ đâu". Bởi vì theo phật pháp chết đi rồi lại tái sinh,

chỉ khi nhập vào Niết-bàn thì mới có thể thốt khỏi luân hồi. Như vậy dưới góc
độ Triết học và Phật pháp, nguyên nhân của cái khổ là do vô minh là do không
nhận thức rõ về cuộc đời và nhân sinh, là do thế giới quan kia không đúng đắn,
tiêu cực để rồi lựa chọn đến những sai lầm. Con người ta chịu sự chi phối bởi
chính bản thân mình, mọi sự khổ do mình mà nên. Mặc dù công nhận duyên sinh
trong Phật pháp những việc ta đối diện nó như nào, đúng hay sai là do ta, muôn
vàn biến số của cuộc đời dần dà tạo thành thế giới này. Cuộc đời chịu chi phối
bởi chính chúng ta, từ những lựa chọn, những tập đế của bản thân tạo nên những

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

24

khổ đế. Rồi dù có thể chạm tới Niết Bàn không, ta vẫn hãy Diệt đế rồi Đạo đế để
ác tính, và khổ đau được chơn chặt
c. Diệt đế - Chấm dứt cái khổ trong Thu và Đông
Diệt đế là chân lý thứ ba, chân lý về diệt khổ. Muốn chấm dứt khổ đau thì ta
phải được ánh sáng trí tuệ chiếu vào, xua tan bóng tối của sự vơ minh. Kim Kiduk đã thể hiện điều này rất rõ ràng qua phần hình ảnh. Đó là phân đoạn quay
cảnh người đàn ông khắc bài kinh Bát-nhã lên sàn ngôi chùa, theo vết mực sư
phụ viết mẫu, bằng chính con dao gây tội của mình. Anh khắc suốt đêm và lăn ra
ngủ một giấc ngủ yên lành dưới ánh mặt trời rực rỡ. Bóng tối tự nhiên, hay bóng
tối của sự u mê, đã biến mất dưới sự soi rọi của ánh sáng trí tuệ.
Kinh Bát-nhã là một học thuyết về tính Khơng, nổi tiếng nhất với câu "Sắc Tức
Thị Khơng – Khơng Tức Thị Sắc." Theo đó: "Tính Khơng là bản chất của vạn
vật, khơng có tự ngã, khơng có tự tính, trống rỗng và tùy thuộc vào nhân dun."
Chính vì vậy, khi tỉnh dậy và nhìn xung quanh, người đàn ơng thấy ngơi chùa
của mình đang lênh đênh trên hồ. Đến lúc này, anh mới hiểu được cái vô ngã của

vạn vật mà bớt khổ. Tuy nhiên cái khổ của anh cũng chưa vì thế mà chấm dứt,
có lẽ phải rất lâu nữa anh mới diệt được hết những lỗi lầm của mình. Con người
cũng thế, có những nỗi khổ và nghịch cảnh rất nặng nề, chẳng thế nào Bế - Tức
đóng lại được, phải tự mình vượt qua bằng nỗ lực và sức mạnh của chính mình,
phải đạo đế, phải có một thế giới quan đúng đắn để vượt qua. Đây chắc chắn là
vai trò của con người trong cuộc đời, thốt bớt khỏi vịng quay vơ minh, vô
ngã…

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

25

d. Đạo đế - Con đường để chấm dứt cái khổ trong mùa Đông
Rồi lại thêm vài chục năm thấm thoắt trôi qua, cái mùa đông năm ấy tuyết phủ
trắng, đóng băng cả mặt hồ, người đàn ơng thời trẻ giờ đây ra tù lại quay về
nguồn cội. Ông lấy dưới lớp nước lạnh một mảnh vải đỏ có chứa những viên
ngọc, đó chính là xá lị của sư phụ nên ông đã tạc một cái tượng bằng băng rồi
đặt xá lị vào giữa trán, tượng trưng cho con mắt thứ ba của đức Phật rồi tiến
hành tu tập dưới sự giám sát của ngài. Một ngày kia có một người phụ nữ bịt kín
mặt ơm đứa con của mình gửi lại chùa, để rồi trượt chân vào cái hố nước đá.
Sáng thức giấc, ơng tìm thấy người phụ nữ đó đã chết và bức tượng băng cùng
với miếng vải đỏ gói xá lị đã bể và tan đi. Từ khoảnh khắc đó ơng chợt nhận ra,
ơng phải tự thân tu hành, khơng dựa vào một ai nữa. Ơng cầm bức tượng Quán
Thế Âm, đeo cục đá quanh bụng leo lên đỉnh núi vơ cùng khổ cực nhưng rồi khi
nhìn lại qng đường mình đã đi, nhìn lại ngơi chùa bé nhỏ của mình từ đỉnh
núi, lúc này, ơng mới thật sự hóa Phật, ơng mới thật sự giác ngộ bởi chính thân
ơng, mới thực sự gỡ xuống tảng đá trên lưng.

Như vậy, quan niệm cuộc đời của tác giả đã cơ bản kết thúc sau khi được giải
thích bằng ngơn ngữ hình ảnh 4 mùa. Cuộc đời là bể khổ với muôn vàn thăng
trầm từ ngây thơ như mùa xuân, dần nhận ra những khổ đu, vấp phải những Vơ
minh rồi lại có khi mắc lỗi bởi những sai lầm bởi “Sở cầu bất đắc khổ”, hay bế
tắc và rơi vào đường cùng của tội lỗi. Công nhận Khổ đế để rồi nhận thức và có
một thế giới quan là một hành trình lớn, để ta tường tận, để ta tìm được những
điểm chung rồi thay đổi, thốt ra những khổ đau, ác tính. Cuộc đời ta phải chăng
có số mệnh, do duyên sinh như Phật pháp? Nhưng theo em, cuộc đời có thể có
số mệnh nhưng bản thân ta mới là người định đoạt, mới là vượt qua rồi Diệt đế
để rồi tiến tới Đạo đế, lui ra khỏi những sân si hay khổ đau của cuộc đời. Có lẽ

Downloaded by Quang Tr?n ()


×