Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.07 KB, 15 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NAM
ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
II. NỘI DUNG...............................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN GẮN VỚI BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG............2
1.1. Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên.................................................2
1.2. Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.................................3
1.3. Tính tất yếu trong khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên gắn với bảo vệ môi trường...........................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH
HIỆN NAY........................................................................................................5
2.1. Nam Định với thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên........................5
2.2. Những điểm mạnh trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Nam Định hiện nay..........................6
2.3. Những hạn chế trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Nam Định hiện nay................7
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NAM
ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.........................................................9


3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng
trên địa bàn tỉnh Nam Định; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của tài nguyên thiên nhiên...................................................9
3.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ tỉnh Nam
Định về tài nguyên thiên nhiên............................................................10
3.3. Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh hợp tác
giữa các địa phương trong lĩnh vực khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên...............................................................................10
3.4. Tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra, đánh giá; ứng
dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường..............................11
III. KẾT LUẬN...........................................................................................12



1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội. Trong đó, tỉ lệ người dân nghèo đã được giảm
xuống đáng kể, chất lượng đời sống và thu nhập bình quân đầu người ngày
càng được nâng cao, nền kinh tế tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt gần
7% và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.
Đạt được những thành tựu đó là nhờ sự vận dụng sáng suốt các
nguồn lực để phát triển kinh tế. Trong đó, nguồn lực tài ngun thiên nhiên
và mơi trường đóng vai trị lớn. Có thể nói, nước ta được thiên nhiên “ưu
ái” ban cho rất nhiều thuận lợi với đường bờ biển dài để phát triển thủy, hải
sản, vận tải đường biển; một số địa phương giàu khống sản, tài ngun, có
tiềm năng khai thác lớn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác quá mức

tài nguyên thiên nhiên đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của
con người và đang là vấn đề cấp bách trong việc xây dựng một nền kinh tế
Việt Nam phát triển bền vững.
Nam Định là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên thiên nhiên phong phú
có vai trị quan trọng thúc đẩy các ngành cơng nghiệp của tỉnh phát triển, vì
vậy cơng tác quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất được chú trọng, đi
vào nền nếp. Bên cạnh đó, vẫn cịn những tồn tài, hạn chế trong công tác
quản lý, sử dụng đất đai, tài ngun và bảo vệ mơi trường; việc khai thác
khống sản trái phép vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống dân cư. Để góp phần xây dựng
Nam Định thành một tỉnh phát triển bền vững, có sự hài hịa giữa tăng
trưởng kinh tế với môi trường sống lành mạnh, tốt đẹp, tôi lựa chọn chủ đề:
“Giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi
trường ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.


2
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN GẮN VỚI BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
1.1. Tìm hiểu về tài ngun thiên nhiên
1.1.1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Ta có khái niệm sau về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên
nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể
khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người như đất đai,
rừng cây, các mỏ khống sản, các nguồn nước, dầu, khí…Đây là một bộ
phận thiết yếu của mơi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
Tài nguyên thiên nhiên không bao gồm các sản phẩm tái chế, các sản
phẩm thuộc phân khúc rác thải, lương thực đã chế biến, các sản phẩm công
– nông nghiệp như cá, tôm, nhựa, giấy, gạo, các sản phẩm từ ngành cơng

nghiệp nói chung….
1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên
Một là, tài nguyên thiên nhiên có sự phân bố khơng đồng đều giữa
các vùng khác nhau tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên có từng vùng lãnh thổ.
Hai là, phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế
cao hiện nay đều hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
Đặc điểm cơ bản của nguồn tài nguyên là có tính chất q hiếm. Nguồn tài
ngun có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống con
người, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Vấn đề đặt ra là cần có
chính sách và biện pháp sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên.
1.1.3. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Tùy theo mục đích
nghiên cứu, có thể phân loại theo các cách khác nhau:
Thứ nhất, để xác định vai trò của nguồn tài nguyê thiê nhiên trong
quá trình hoạt động kinh tế cũng như trong đời sống con người, tài nguyên


3
thiên nhiên sẽ được phân loại theo công dụng. Theo cơng dụng có thể chia
nguồn tài ngun thiên nhiên là 7 loại: năng lượng; các loại khoáng sản;
nguồn tài nguyên rừng; đất đai; nước; biển và thủy sản; khí hậu.
Thứ hai, để xác định phương hướng và kế hoạch sử dụng hợp lý,
hiệu quả nguồn tài nguyên, gìn giữ bảo đảm nguồn tài nguyên cho phát
triển kinh tế hiện tại và cho các thế hệ tiếp theo, đồng thời bảo đảm cân đối
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên được phân
loại theo khả năng tái sinh. Theo các phân loại này, nguồn tài nguyên được
chia làm 3 loại: tài ngun khơng có khả năng tái sinh; tài ngun có khả
năng tái sinh thơng qua các hoạt động của con người; tài nguyên có khả
năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong
các hoạt động kinh tế. Bởi vì, tài ngun thiên nhiên chính là điều kiện vật
chất ban đầu để sản xuất ra các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Đất
đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, các nguồn gen động, thực vật, khí hậu, thời
tiết…là những yếu tố tài ngun có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất
nông, lâm, thủy sản. Quy mô, chủng loại, chất lượng của các loại tài
ngun khống sản có ảnh hưởng khơng chỉ đến ngành khai thác khống
sản mà cịn tạo ra cơ sở nguyên liệu trong nước cho phát triển các ngành
công nghiệp chế biến.
Số lượng, cơ cấu, chất lượng và tình hình phân bố tài nguyên thiên
nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và phân bố sản xuất theo vùng
lãnh thổ của các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai khống và
cơng nghiệp chế biến các loại tài ngun đó. Ở các nước đang phát triển,
khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội cịn hạn chế thì cơ cấu kinh tế theo
ngành và lãnh thổ bị ảnh hưởng khá lớn bởi đặc điểm của nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên.


4
Tài ngun thiên nhiên cịn có vai trị tạo vốn, khắc phục sự thiếu hụt
các nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong phạm vi
quốc gia, tạo vốn có thể được thực hiện thơng qua cho thuê, khai thác tài
nguyên thiên nhiên để xuất khẩu hoặc thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào đó để khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên
của quốc gia đó. Tuy vậy, các sản phẩm được khai thác từ tài nguyên thiên
nhiên cũng phải đối mặt với cạnh tranh thị trường giữa các quốc gia theo
xu hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu sản phẩm thô. Hơn nữa, khoa học
và công nghệ ngày càng phát triển, người ta ngày càng có điều kiện phát
triển và đưa vào sử dụng các loại tài nguyên mới đồng thời việc sử dụng tài
nguyên cũng trở nên tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

Khai thác và sử dụng tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến sự cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên và tác động xấu đến mơi trường sinh thái, do đó ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai.
1.3. Tính tất yếu trong khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên gắn với bảo vệ môi trường
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia. Bởi vậy, khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường là vấn đề mà mọi
quốc gia đều quan tâm. Tài ngun thiên nhiên đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển ổn định của đất nước
sau này. Đây là cơ sở tích lũy vốn cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai
thác, cung cấp nguyên nhiên liệu cho ngành kinh tế khác và giúp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Tuy nhiên ngày nay, cùng với q trình phát triển kinh tế, quy mơ
khai thác tài nguyên ngày càng tăng nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường và nhiều loại tài nguyên bị cạn kiệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sử


5
dụng tiết kiệm, hiệu quả để tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, đảm bảo cho
tăng trưởng kinh tế bền vững.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
2.1. Nam Định với thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích
lớn thứ 52 trong 63 tỉnh thành của cả nước, đây là đơn vị hành chính Việt
Nam đứng thứ 13 về số dân với 1,8 triệu dân, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt
7,7%, đứng thứ 11 trên cả nước với GRDP bình quân đầu người đạt 45,8
triệu đồng. Mức độ phá triển nhanh
Tỉnh Nam Định có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được

UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng
đầu tiên của Việt Nam theo cơng ước RAMSA. Tỉnh cịn có đường bờ biển
dài 72 km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy có điều kiện thuận lợi cho phát triển
du lịch, vận tải đường thủy, chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Nam Định mang
đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa
nhiều; tồn tỉnh có hơn 4 nghìn ha rừng các loại, chủ yếu là rừng phòng hộ;
hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài thực
vật, động vật cả nước. Tỉnh có nguồn tài ngun khống sản q hiếm tiêu
biểu như khống sản nhiên liệu (than nâu, dầu mỏ, khí đốt); khống sản thể
rắn (sét làm gạch ngói và gốm sứ, cát xây dựng, fenspat); một số loại
khoáng sản kim loại (monazit, zircon). Trên đây là những lợi thế rất lớn về
tài nguyên thiên nhiên, là nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh Nam Định có được.
2.2. Những điểm mạnh trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Nam Định hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Nam Định rất quan tâm đến vấn đề
khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ


6
môi trường. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương đánh giá đầy đủ về
tiềm năng khoáng sản, tiềm năng cát lịng sơng, cát ven biển để xây dựng
quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài
nguyên, đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ
mơi trường của tỉnh. Đến nay, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép ở lịng
sơng đã được hạn chế rất nhiều.
Với 72km bờ biển, là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng
sâu sắc của biến đổi khí hậu, vì thế cơng tác bảo vệ, sử dụng và phát triển
rừng có vai trị rất quan trọng. Trong những năm qua, UBND tỉnh Nam
Định đã tổ chức triển khai trồng rừng đều đặn hằng nay, diện tích rừng
phịng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ngày càng được mở rộng. Vườn

quốc gia Xuân Thủy được công nhận là khu RAMSA đầu tiên của Đông
Nam Á, là nơi bảo tồn đa dạng nhiều loại động, thực vật hoang dã và các
lồi chim di cư q hiếm. Diện tích rừng hiện cơ bản vẫn được bảo vệ tốt,
từ năm 2016 đến nay chưa chưa để xảy ra vụ cháy rừng nào.
Tài nguyên nước được chú trọng để cung cấp nước cho sinh hoạt và
cho sản xuất. Tồn tỉnh có 2 trong 3 khu cơng nghiệp đang hoạt động có
trạm xử lý nước thải tập trung; có 7 cụm cơng nghiệp có hồ điều hịa, lắng
nước thải hoặc đã có biện pháp xử lý sơ bộ. Hệ thống sông hồ, kênh mương
được làm sạch thường xuyên. Bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng,
các cấp chính quyền thì người dân, doanh nghiệp đã phát huy tinh thần tự
giác chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng tài
nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường.
2.3. Những hạn chế trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Nam Định hiện nay
Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn
tại trong việc quản lý của đội ngũ lãnh đạo các địa phương; việc khai thác,
sử dụng các nguồn tài nguyên của người dân các địa phương dưới đây:


7
2.3.1. Tài nguyên rừng
Hiện nay, tỉnh Nam Định có trên 10.850 đất quy hoạch cho lâm
nghiệp, trong đó có trên 3.110 ha rừng, chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng
phi lao chắn cát tập trung ở ven biển. Tuy diện tích khơng nhiều nhưng
rừng ở Nam Định có vị trí và vai trị quan trọng trong việc phịng hộ, bảo
vệ mơi trường, phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ
đê biển, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, việc
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng chưa thực sự đồng bộ, chưa thống nhất
với quy hoạch sử dụng đất của Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các
huyện có rừng dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý về rừng và đất lâm

nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp.
Do áp lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sinh kế của
hàng nghìn người dân sinh sống xung quanh rừng, dựa vào khai thác thủy,
hải sản tự nhiên và nuôi trồng trong khu vực rừng ngập mặn nên nhiều diện
tích đất bãi bồi có thể trồng được rừng ngập mặn đã được dành cho việc
khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản. Đây là tỉnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của
biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nặng nề của những cơn bão lớn, áp thấp nhiệt
đới, triều cường, những đợt rét đậm, rét hại làm giảm diện tích rừng. Cơng
tác trồng và phát triển rừng ngập mặn cũng gặp nhiều khó khăn khi rừng
non mới trồng thường bị sâu bệnh hại làm cây sinh trưởng kém. Chi phí
cho trồng rừng phụ thuộc hồn tồn vào kinh phí Trung ương cấp và các
chương trình, dự án phát triển rừng khác.
2.3.2. Tài nguyên nước
Trong sinh hoạt, người dân chưa có tinh thần sử dụng tiết kiệm nước,
tình trạng xả rác sinh hoạt trực tiếp ra hệ thống sông, hồ, kênh mương vẫn
tồn tại như một vấn nạn ở cả vùng nông thôn, dù các địa phương rất nỗ lực
thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn. Hải Hậu vốn là đơn vị tiêu biểu của
tỉnh trong cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn mới. Tuy nhiên, theo


8
Phịng Tài ngun và mơi trường huyện, bên cạnh những mặt đạt được vẫn
tồn tại tình trạng vỏ bao bì, chai, lọ đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
chưa được thu gom, vất bỏ đúng nơi quy định. Ngoài lượng rác thải, hệ
thống sông hồ, kênh mương trên địa bàn tỉnh còn chịu tác động tiêu cực bởi
các nguồn nước thải từ sản xuất.
Bên cạnh đó, các nguồn nước thải chưa đạt quy chuẩn từ sinh hoạt,
sản xuất công nghiệp làm gia tăng ô nhiễm, giảm chất lượng nguồn nước
sông hồ, kênh mương và đều tập trung đổ ra các sơng chính: sơng Đào,
sơng Hồng, sơng Ninh Cơ…Việc đánh bắt thủy, hải sản của người dân các

địa phương ven biển diễn ra chưa có kế hoạch, khai thác tràn lan gây ảnh
hưởng đến hệ sinh thái biển.
2.3.3. Tài nguyên kháng sản
Khoáng sản của tỉnh Nam Định khá đa dạng như than nâu, dầu mỏ,
đất sét, cát sông, cát biển, đá…Thời gian qua tình trạng khai thác trái phép
cát diễn biến khá phức tạp, công tác quản lý bảo vệ tài ngun khống sản
ở cấp huyện, cấp xã cịn bng lỏng, không kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm các trường hợp khai thác trái phép, để kéo dài, tạo điểm nóng. Cá
biệt, năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã để xảy ra nhiều vi phạm, bất cập trong
quản lý khai thác cát tại các mỏ cát cửa sông Hồng (Giao Thủy) và trên
tuyến sơng Ninh Cơ (Trực Ninh).
Với nhiều khống sản q hiếm bao gồm than á bitum (thuộc nhóm
khống sản dự trữ quốc gia) phân bố trên địa bàn các huyện Giao Thủy,
Xuân Trường; đá Felspat, Puzơlan nằm ở hai khu vực có địa hình đồi núi là
núi Ngăm (Vụ Bản) và núi Phương Nhi (Ý Yên), tình trạng khai thác
khoáng sản đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường các địa
phương, làm ơ nhiễm khơng khí, ô nhiễm tiếng ồn và ôn nhiễm nguồn nước
từ nước thải các nhà máy, khu công nghiệp.


9
Việc khai thác, sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đã thực sự gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nói riêng và của cả nước
nói chung. Vấn đề này địi hỏi cần có những giải pháp hợp lí để khai thác,
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với xây dựng
môi trường phát triển lành mạnh, bền vững.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng
trên địa bàn tỉnh Nam Định; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của tài nguyên thiên nhiên
Đầu tiên, lãnh đạo tỉnh Nam Định cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thống nhất nhận thức và nâng cao
trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhân dân và
người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương về tài ngun địa chất,
khống sản; về vai trị, vị trí của việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Việc khai thác, sử dụng cần thực hiện bảo
đảm tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại,
kết hợp hài hòa với bảo tồn, dự trữ cho tương lai.
Thứ hai, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quản lý tài nguyên thiên nhiên
và chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các vi phạm
pháp luật về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng và một số các loại tài
nguyên khoáng sản khác trên địa bàn tỉnh Nam Định.


10
3.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ tỉnh Nam
Định về tài nguyên thiên nhiên
Một là, lãnh đạo tỉnh Nam Định nên tham khảo, áp dụng mơ hình
quản trị tài ngun thiên nhiên, khống sản một cách minh bạch, hiệu quả
của các địa phương khác.
Hai là, nên ưu tiên cấp phép các dự án khai thác khoáng sản, khai
thác cát cho tổ chức doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, sử dụng cơng
nghệ tiên tiến, hiện đại; cải tạo, mở rộng nâng cấp các cơ sở khai thác, chế
biến cát ở huyện Giao Thủy, Vụ Bản và Hải Hậu, tránh để sử dụng các máy
móc lạc hậu gây ơ nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm môi trường xung quanh.
Ba là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm
đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng các

nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động liên quan đến rừng, khoáng
sản, khai thác cát, thủy, hải sản trên ở các địa phương. Cần phải thu hồi
giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt
động khai thác các nguồn tài nguyên, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ,
nâng giá, gây thiệt hại đến lợi ích của các địa phương trên địa bàn tỉnh Nam
Định.
3.3. Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh hợp tác
giữa các địa phương trong lĩnh vực khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên
Một là, cần chú trọng đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ
thuật, chun gia có trình độ cao về cơng tác tại sở Tài ngun và mơi
trường của tỉnh, phịng Tài ngun và mơi trường ở các huyện; thực hiện
chính sách thu hút nhân tài và chế độ đãi ngộ.
Hai là, tỉnh Nam Định cần đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm
trong nghiên cứu, khai thác sử dụng tài nguyên từ các tỉnh phát triển; lãnh
đạo các huyện trong tỉnh cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý, xử lý vi


11
phạm ở các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trái phép, thai thác cát
trái phép; đặc biệt phải chú trọng việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với
bảo vệ môi trường.
3.4. Tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra, đánh giá; ứng
dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường
Thứ nhất, cần ưu tiên bố trí ngân sách địa phương kết hợp huy động
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho công tác điều tra, đánh
giá để có đầy đủ thơng tin, hướng đến ứng dụng công nghệ hiện đại trong
khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên để bảo vệ bền vững môi trường tự
nhiên ở các địa phương.

Thứ hai, khuyến khích đầu tư, đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị
tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường cho công tác điều tra tài
nguyên địa chất, khoáng sản và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
hiện có ở các địa phương. Sớm hồn thành việc chuyển đổi tồn diện cơng
nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác cát sỏi lịng sơng khu vực huyện Giao
Thủy, Trực Ninh để đảm bảo an toàn, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
Thứ ba, nhanh chóng hồn thành đầu tư các dự án khai thác, chế biến
than nâu ở Giao Thủy, Fenspat ở khu vực núi Phương Nhi, núi Gơi, nước
khống ở núi Gơi (Vụ Bản) và Hải Sơn (Hải Hậu)…Nghiên cứu, lựa chọn
công nghệ tiên tiến để đầu tư khai thác than nâu; đánh giá hiệu quả đầu tư,
hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ mơi trường bền vững.
Cuối cùng, duy trì hoạt động hiệu quả các dự án khai thác khoáng
sản; sử dụng tiết kiệm nguồn nước sinh hoạt, nguồn lương thực thực phẩm;
giảm thiểu đối ra rác thải nhựa. Sử dụng công nghệ, thiết bị khai thác, chế
biến thân thiện với mơi trường. Từ đó, góp phần giảm phát thải khí nhà
kính và xây dựng một mơi trường tự nhiên phát triển bền vững.


12
III. KẾT LUẬN
Qua đây, chúng ta làm rõ được thế nào là tài nguyên thiên nhiên, đặc
điểm và cách phân loại của chúng. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn vô
cùng lớn đối với việc phát triển kinh tế của mỗi khu vực, mỗi quốc gia, địa
phương. Bài luận cũng khẳng định được tính tất yếu của việc khai thác, sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường.
Trong giai đoạn hiện nay, việc khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là vấn đề quan
trọng trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia, cũng như của tất
cả các địa phương, trong đó có tỉnh Nam Định.
Đối với tỉnh Nam Định, vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi đây là

nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng đang dần cạn kiệt, bị
ơ nhiễm và suy thối. Nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng, cát, nguồn nước
là những tài nguyên được khai thác và sử dụng chưa hiệu quả, chưa gắn với
việc bảo vệ môi trường. Thông qua việc phân tích thực trạng, tơi đã đề ra
một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Nam Định hiện nay.
Hy vọng trong thời gian tới, tỉnh Nam Định sớm khôi phục lại được tiềm
năng về tài nguyên thiên nhiên, xây dựng môi trường sống tốt đẹp, lành
mạnh làm cơ sở cho những thế hệ tiếp theo phát triển.



×