Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

73 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học THPT quốc oai hà nội (lần 1) (file word có lời giải) TEtXo5KDg 1650423233

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.47 KB, 11 trang )

SỞ GDĐT HÀ NỘI

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 1

THPT QUỐC OAI

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 079

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HNO3.
B. NaCl.
C. CH3COOH.
D. NaOH.
Câu 42: Thủy phân triolein trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là:
A. C17H35COONa.
B. CH3COONa.
C. C2H5COONa.
D. C17H33COONa.
Câu 43: Nhúng thanh kẽm vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ có ăn mịn điện hóa xảy ra?
A. FeCl3.


B. HCl.
C. MgCl2.
D. CuCl2.
Câu 44: Trùng hợp chất nào dưới đây thu được polietilen?
A. CH3-CH3.
B. CH2=CH2.
C. CH≡CH.
D. CH2=CH-CH3.
Câu 45: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Cu.
B. Mg.
C. Cr.
D. Fe.
Câu 46: Metyl axetat có cơng thức cấu tạo là:
A. C2H5COOCH3.
B. HO-C2H4-CHO.
C. HCOOC2H5.
D. CH3COOCH3.
Câu 47: Cho các chất: tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng
bạc là:
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 48: Đốt cháy hồn tồn m gam Al trong khí Cl2 dư, thu được 2,67 gam AlCl3. Giá trịcủa m là:
A. 0,35.
B. 0,48.
C. 0,54.
D. 0,27.
Câu 49: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân.
B. Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
C. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
D. Đường saccarozơ còn được gọi là đường nho.
Câu 50: Trong phân tử chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn?
A. C2H2.
B. C2H4.
C. CH4.
D. C6H6 (benzen).
Câu 51: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Fe2+.
B. Cu2+.
C. Ag+.
D. Al3+.
Câu 52: Chất có cùng cơng thức phân tử với glucozơ là:
A. Fructozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ.
D. Tinh bột.
Câu 53: Dung dịch chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa tạo khí, vừa tạo kết tủa?
A. Na2CO3.
B. NaHCO3.
C. Ba(HCO3)2.
D. BaCl2.
Câu 54: Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?
A. Valin.
B. Glyxin.
C. Metylamin.
D. Anilin.
Câu 55: Cho 3,2 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 dư, thu được 10,8 gam

Ag. Kim loại R là:
A. Cu.
B. Zn.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch lysin khơng làm chuyển màu màu quỳ tím.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. C2H5NH2 là amin bậc 2.
D. Phân tử H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
Trang 1/4 – Mã đề 079


Câu 57: Trong phịng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên.
INCLUDEPICTURE " \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE " />
content/uploads/2018/02/sp2018.png" \* MERGEFORMATINET

Khí X được tạo ra từ phản ứng hoá học nào sau đây?
A. 2Fe + 6H2SO4 đặc, t° → Fe2(SO4)3 + 3SO2 (K) + 6H2O.
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 (K) + H2O.
C. 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO (K) + 4H2O.
D. NH4Cl + NaOH → NH3 (K) + NaCl + H2O.
Câu 58: Phân tử khối của alanin là:
A. 93.
B. 75.
C. 89.
D. 117.
Câu 59: Cho dãy các chất sau: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH, ClH3NCH2COOH, CH3COONH3CH3,
CH3COOC6H5. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, sản phẩm thu được có

chứa hai muối là:
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 60: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Dung dịch thu được chứa các chất là:
A. Na3PO4, NaOH.
B. H3PO4, NaH2PO4.
C. Na3PO4, Na2HPO4.
D. Na2HPO4, NaH2PO4.
Câu 61: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung
dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X, sau đó ngâm ống
nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng vào cốc nước nóng (khoảng 70 - 80°C) trong vài phút. Trên thành ống
nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là:
A. ancol etylic.
B. glixerol.
C. axit axetic.
D. anđehit fomic.
Câu 62: Hỗn hợp X gồm Na, K, Ca hòa tan hết trong nước tạo dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Thể tích
(ml) dung dịch HCl 1M tối thiểu cần dùng để trung hòa dung dịch Y là:
A. 300.
B. 100.
C. 150.
D. 200.
Câu 63: Cho 22,3 gam ClH3NCH2COOH phản ứng tối đa với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa
m gam muối. Giá trị của m là:
A. 19,40.
B. 22,60.
C. 18,75.
D. 37,50.

Câu 64: Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron,
polibutađien, tơ visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 65: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl 3 và z mol HCl, thu được dung dịch
chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là:
A. x = y - 2z.
B. 2x = y + z.
C. 2x = y + 2z.
D. y = 2x.
Câu 66: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm CO, H 2 và CO2. Hỗn hợp
X phản ứng vừa hết hỗn hợp Y nung nóng gồm CuO, MgO, Fe 3O4 và Al2O3 có cùng số mol thì thu hỗn
hợp chất rắn Z. Hòa tan Z vào dung dịch HCl thì thu được 3,36 lít khí. Nếu cho X vào 400 ml Ba(OH) 2
0,1M thì thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 9,85.
B. 5,91.
C. 1,40.
D. 7,88.
Câu 67: Cho 7,7 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2 qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có
a mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X cần dùng 1,65 mol O 2
thu được 1,1 mol CO2. Giá trị của a là:
Trang 2/4 – Mã đề 079


A. 0,15.
B. 0,20.
C. 0,25.
D. 0,35.

Câu 68: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Fe 2O3 bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y.
Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được (m + 1,8) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên
tố oxi chiếm 30,769% về khối lượng. Giá trị của m là:
A. 5,20.
B. 5,31.
C. 5,53.
D. 5,51.
Câu 69: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sắt tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
B. Khi đốt cháy Fe trong khí Cl2 thì Fe bị ăn mịn điện hóa học.
C. Trong cơng nghiệp, kim loại Na được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch NaCl.
D. Kim loại Cr có độ cứng lớn hơn kim loại Cu.
Câu 70: Hòa tan hết hỗn hợp Fe3O4 và Cu có cùng số mol vào dung dịch H 2SO4 dư, thu được dung dịch
X. Chất nào sau đây không tác dụng với X?
A. KOH.
B. MgCl2.
C. NaNO3.
D. Al.
Câu 71: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; Al2(SO4)3 1M; AlCl3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1),
(2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Trộn V ml (1) với V ml (2) và 3V ml dung dịch NaOH 1M thu được a mol kết tủa.
TN2: Trộn V ml (1) với V ml (3) và 3V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 5a mol kết tủa.
TN3: Trộn V ml (2) với V ml (3) và 4V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được b mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. So sánh nào sau đây đúng?
A. b = 6a.
B. b = 4a.
C. b = 3a.
D. b = a.
Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Các hợp chất hữu cơ ln có số chẵn ngun tử hiđro.

(b) Chất béo lỏng dễ dàng bị oxi hóa thành chất béo rắn.
(c) Nước brom oxi hóa glucozơ thành axit gluconic.
(d) Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch anilin, thu được kết tủa trắng.
(e) Tơ lapsan và thủy tinh hữu cơ thuộc loại polieste.
(f) Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 73: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M.
Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hịa và 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,44 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 73,5%.
B. 78,9%.
C. 68,66%.
D. 80,02%.
Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl3.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.
(d) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được cả chất rắn và chất khí?
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 75: Hai este E và F (no, mạch hở, là đồng phân của nhau) đều có cùng cơng thức cơng thức phân tử

CnH10On-1. Thủy phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH thu được 2 muối cacboxylat X, Y (M X < MY) và
2 ancol Z, T (MT = MZ + 16). Thủy phân hoàn toàn F trong dung dịch NaOH thu được 2 muối cacboxylat
R, Y và 2 ancol Q, T (MZ = MQ + 14). Cho các phát biểu sau:
(a) Ancol T hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(b) Từ Q và Z đều có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
Trang 3/4 – Mã đề 079


(c) E và F đều có mạch cacbon khơng phân nhánh.
(d) Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
(e) Nhiệt độ sôi của Z cao hơn axit fomic.
(g) Z có trong thành phần của xăng E5.
(h) Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 lỗng thì có mùi giấm thoát ra.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 76: Hỗn hợp E gồm C15H31COOH, C17HyCOOH và triglixerit Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 1.
Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,9375 mol O 2, thu được CO2 và 3,325 mol H2O. Mặt khác, cho
m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng, đun nóng), thu được
dung dịch Z. Cô cạn Z thu được hỗn hợp gồm 3 chất rắn khan có khối lượng 60,2 gam. Biết 109,5 gam E
phản ứng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 38.
B. 39.
C. 37.
D. 40.
Câu 77: Điện phân dung dịch chứa 14,28 gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl bằng dòng điện một chiều có
cường độ 4A (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu

được dung dịch X (có pH < 7) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí thốt ra ở cả hai điện cực, có tỉ khối so với
He là 6,2. Bỏ qua sự hịa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là:
A. 8685.
B. 6755.
C. 5790.
D. 7720.
Câu 78: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp khơng đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hịa nóng, khuấy nhẹ. Để n hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu khơng thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khơ thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong cơng nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 79: Đun nóng 100 gam dung dịch Na 2CO3 bão hòa (dung dịch X) và hòa tan thêm 2 gam Na 2CO3
vào X. Sau khi làm lạnh dung dịch đến t°C, thì thấy tách ra 17,16 gam chất Y có dạng Na 2CO3.nH2O. Biết
rằng trong Y, Na chiếm 16,084% theo khối lượng, dung dịch cịn lại ở t°C có nồng độ phần trăm khối
lượng là 16,0773%. Hỏi nồng độ phần trăm khối lượng của Na 2CO3 trong dung dịch X gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 20%.
B. 18%.
C. 16%.

D. 14%.
Câu 80: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X và Y đều hai chức (nY > nX), Z ba chức. Đốt cháy 18,74
gam E cần dùng 0,675 mol O2. Mặt khác, thủy phân 18,74 gam E trong dung dịch NaOH 11,11% đun
nóng (vừa đủ), thu được 123,15 gam dung dịch F, cô cạn F thu được 24,44 gam T gồm ba chất rắn (trong
đó có hai muối của hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp, chất rắn có phân tử khối lớn nhất < 100) và
0,12 mol hỗn hợp Q gồm ba ancol (có hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém nhau 0,01 mol).
Đốt cháy 0,12 mol Q cần dùng 0,29 mol O 2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % theo khối
lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 21%.
B. 28%.
C. 51%.
D. 49%.

Trang 4/4 – Mã đề 079


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41C

42D

43D

44B

45B

46D

47B


48C

49C

50C

51C

52A

53C

54C

55A

56D

57D

58C

59D

60C

61D

62D


63D

64A

65B

66B

67C

68A

69D

70B

71A

72C

73A

74C

75C

76A

77D


78A

79B

80B

Câu 43:
Nhúng thanh kẽm vào lượng dư dung dịch CuCl2 sẽ có ăn mịn điện hóa xảy ra:
Zn + CuCl2 —> ZnCl2 + Cu
Cu sinh ra bám vào thanh Zn tạo nên cặp điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện li nên có ăn mịn điện
hóa.
Nhúng Zn vào các dung dịch cịn lại khơng tạo được điện cực thứ 2 nên chỉ có ăn mịn hóa học.
Câu 47:
Có 2 chất tham gia phản ứng tráng gương trong dãy là glucozơ, fructozơ.
Câu 48:
2Al + 3Cl2 —> 2AlCl3
nAl = nAlCl3 = 0,02 —> mAl = 0,54 gam
Câu 53:
Dung dịch Ba(HCO3)2 khi tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa tạo khí, vừa tạo kết tủa:
Ba(HCO3)2 + H2SO4 —> BaSO4 + 2CO2 + 2H2O
Câu 55:
nAg = 0,1
R + 2AgNO3 —> 2Ag + R(NO3)2
0,05……………………0,1
—> MR = 3,2/0,05 = 64: R là Cu
Câu 56:
A. Sai, dung dịch Lys làm quỳ tím hóa xanh do Lys là amino axit có 2NH2 và 1COOH
B. Sai, chỉ protein dạng hình cầu tan được.
C. Sai, C2H5NH2 là amin bậc 1.

D. Đúng, đây là đipeptit Gly-Gly
Câu 57:
Khí X thu bằng cách đẩy khơng khí, úp ngược bình nên:
MX < M khơng khí = 29
Trang 5/4 – Mã đề 079


—> X là NH3 (MX = 17)
Câu 59:
H2NCH2CONHCH(CH3)COOH + 2NaOH —> GlyNa + AlaNa + H2O
ClH3NCH2COOH + 2NaOH —> NaCl + GlyNa + 2H2O
CH3COONH3CH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3NH2 + H2O
CH3COOC6H5 + 2NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 60:
nP2O5 = 0,1 —> nH3PO4 = 0,2
nOH-/nH3PO4 = 2,5 —> Sản phẩm Na2HPO4, Na3PO4.
Câu 61:
Chất X có phản ứng tráng Ag —> X là Anđehit fomic.
Câu 62:
nH2 = 0,1 —> nHCl = nOH- = 0,2
—> VddHCl = 200 ml
Câu 63:
nClH3NCH2COOH = 0,2
ClH3NCH2COOH + 2KOH —> KCl + GlyK + 2H2O
—> m muối = mKCl + mGlyK = 37,5 gam
Câu 64:
Các polime tổng hợp có trong dãy là: polietilen, nilon-6,6, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ lapsan.
Câu 65:
Dung dịch X chỉ chứa 1 chất tan duy nhất là FeCl2.
Bảo toàn Fe —> nFe2+ = x + y

Bảo toàn Cl —> nCl- = 3y + z
Bảo tồn điện tích cho X:
2(x + y) = 3y + z —> 2x = y + z
Cách khác:
Bảo toàn H —> nH2 = 0,5z
Bảo toàn electron: 2x = y + 2.0,5z
—> 2x = y + z
Câu 66:
Đặt x, y, z là số mol CO, H2, CO2
—> nX = x + y + z = 0,3 (1)
Bảo toàn electron: 2x + 4z = 2y (2)
Trang 6/4 – Mã đề 079


Y gồm CuO, MgO, Fe3O4 và Al2O3 mỗi chất a mol
—> Z gồm Cu (a), Fe (3a), MgO (a) và Al2O3 (a)
nH2 = 3a = 0,15 —> a = 0,05
—> nO = x + y = a + 4a (3)
(1)(2)(3) —> x = 0,075; y = 0,175; z = 0,05
nCO2 = 0,05 và nBa(OH)2 = 0,04 -→ nBaCO3 = 0,03 -→ m = 5,91 gam
Câu 67:
2C3H6 = C2H2 + C4H10
—> Quy đổi 0,5 mol X thành C2H2 (x), C4H10 (y) và H2 (z)
nX = x + y + z = 0,5
nO2 = 2,5x + 6,5y + 0,5z = 1,65
nCO2 = 2x + 4y = 1,1
—> x = 0,25; y = 0,15; z = 0,1
—> mX = 15,4 và nBr2 = 2x = 0,5
—> Khi mX = 7,7 thì nBr2 = 0,25
Câu 68:

X gồm kim loại (a gam) và O (b mol)
—> nOH- = 2b
—> m↓ = a + 17.2b = a + 16b + 1,8
—> b = 0,1
—> mX = 16b/30,769% = 5,20 gam
Câu 69:
A. Sai, Fe thụ động trong HNO3 đặc, nguội
B. Sai, Fe bị ăn mịn hóa học
C. Sai, sản xuất Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl
D. Đúng, Cr là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
Câu 70:
Cu + Fe3O4 + 4H2SO4 —> CuSO4 + 3FeSO4 + 4H2O
Dung dịch X chứa Cu2+, Fe2+, H+ dư, SO42- —> X không tác dụng với MgCl2.
Câu 71:
1 mol H2SO4 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol NaOH —> 1/3 mol ↓
1 mol H2SO4 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol Ba(OH)2 —> 13/3 mol ↓
—> Loại
1 mol H2SO4 + 1 mol AlCl3 + 3 mol NaOH —> 1/3 mol ↓
Trang 7/4 – Mã đề 079


1 mol H2SO4 + 1 mol AlCl3 + 3 mol Ba(OH)2 —> 1 mol ↓
—> Loại
1 mol AlCl3 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol NaOH —> 1 mol ↓
1 mol AlCl3 + 1 mol Al2(SO4)3 + 3 mol Ba(OH)2 —> 5 mol ↓
—> Nhận, vậy (1) là AlCl3, (2) là Al2(SO4)3, (3) là H2SO4
1 mol Al2(SO4)3 + 1 mol H2SO4 + 4 mol Ba(OH)2 —> 6 mol ↓
—> b = 6a
Câu 72:
(a) Sai, có thể chẵn hoặc lẻ (ví dụ CH4, CH3Cl…)

(b) Sai, chất béo lỏng bị khử bởi H2 thành chất béo rắn.
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Sai, thủy tinh hữu cơ không thuộc loại polieste do chức este không nằm trên mạch chính của polime.
(f) Sai, monome là các phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo polime.
Câu 73:
Bảo toàn H —> nH2O = 0,16
Bảo toàn khối lượng —> m = 19,6 gam
Đặt a, b, c là số mol Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2
—> 56a + 232b + 180c = 19,6 (1)
nH+ = 4nNO + 2nO trong oxit nên:
0,04.4 + 2.4b = 0,32 (2)
Bảo toàn N —> nNO3- = 2c – 0,04
Bảo tồn điện tích cho dung dịch cuối cùng (Na+, K+, NO3-, SO42-):
0,44 + 0,32 = 2c – 0,04 + 2.0,32 (3)
(1)(2)(3): a = 0,01; b = 0,02; c = 0,08
%Fe(NO3)2 = 73,47%
Câu 74:
(a) Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + FeCl3 —> NaCl + Fe(OH)3
(b) CuSO4 + H2O —> Cu + O2 + H2SO4
(c) NaHCO3 + CaCl2 (t°) —> CaCO3 + NaCl + CO2 + H2O
(d) NH3 + H2O + AlCl3 —> Al(OH)3 + NH4Cl
(e) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + NH3 + H2O
Câu 75:
Este no, mạch hở nên k = số COO = (n – 1)/2
Trang 8/4 – Mã đề 079


—> (2n + 2 – 10)/2 = (n – 1)/2

—> n = 7 —> E và F đều là C7H10O6
MT = MZ + 16 —> T và Z cùng C nhưng T hơn Z một nguyên tử O —> T là C2H4(OH)2 và Z là C2H5OH
E là HCOO-CH2-CH2-OOC-COO-C2H5
—> X là HCOONa và Y là (COONa)2
MZ = MQ + 14 —> Q là CH3OH
F là CH3COO-CH2-CH2-OOC-COO-CH3
R là CH3COONa
(a) Đúng, T đa chức, có OH kề nhau nên hịa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(b) Đúng:
CH3OH + CO —> CH3COOH
C2H5OH + O2 —> CH3COOH + H2O
(c) Đúng
(d) Sai, Y cháy không tạo H2O do Y không chứa H.
(e) Sai, Z và HCOOH cùng phân tử khối nhưng HCOOH có liên kết H liên phân tử bền hơn nên nhiệt độ
sôi cao hơn.
(g) Đúng, xăng E5 có 5% thể tích là Z.
(h) Sai, X + H2SO4 lỗng tạo HCOOH khơng có mùi giấm.
Câu 76:
E gồm C15H31COOH, C17HyCOOH và triglixerit Y có số mol tương ứng là 2u, 3u, u; đặt nCO2 = v
Bảo toàn O: 2.2u + 2.3u + 6u + 4,9375.2 = 2v + 3,325 (1)
nNaOH phản ứng = 2u + 3u + 3u = 8u
—> nNaOH đã dùng = 8u + 25%.8u = 10u
Bảo toàn khối lượng:
(44v + 3,325.18 – 4,9375.32) + 40.10u = 60,2 + 18.5u + 92u (2)
(1)(2) —> u = 0,025; v = 3,475
—> mE = 54,75 và nBr2 = 54,75.0,2/109,5 = 0,1
1 mol C17HyCOOH và 1 mol Y tác dụng lần lượt với k, g mol Br2
—> nBr2 = 3uk + ug = 0,1
—> 3k + g = 4 —> k = g = 1 là nghiệm duy nhất
Vậy E gồm:

C15H31COOH: 0,05 mol
C17H33COOH: 0,075 mol
(C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5: 0,025 mol
—> %Y = mY/mE = 37,99%

Trang 9/4 – Mã đề 079


Câu 77:
Đặt nCuSO4 = a và nNaCl = b
—> 160a + 58,5b = 14,28 (1)
Catot: nCu = a và nH2 = c
Anot: nCl2 = 0,5b và nO2 = 0,2 – 0,5b – c
Bảo toàn electron:
2a + 2c = 2.0,5b + 4(0,2 – 0,5b – c) (2)
m khí = 2c + 71.0,5b + 32(0,2 – 0,5b – c) = 0,2.4.6,2 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,06; b = 0,08; c = 0,1
ne = 2a + 2c = It/F —> t = 7720
Câu 78:
(a) Đúng.
(b) Đúng, muối của axit béo khó tan trong dung dịch chứa NaCl nên tách ra, nhẹ hơn và nổi lên.
(c) Đúng, phản ứng thủy phân cần có mặt H2O.
(d) Sai, dầu nhớt là hiđrocacbon, không thể tạo ra xà phòng.
(e) Đúng.
Câu 79:
nNa = 17,16.16,084%/23 = 0,12
—> nNa2CO3.nH2O = 0,06 —> 18n + 106 = 17,16/0,06
—> n = 10 (Na2CO3.10H2O)
mdd còn lại = 100 + 2 – 17,16 = 84,84
mNa2CO3 còn lại = 84,84.16,0773% = 13,64

—> mNa2CO3 trong X = 13,64 + 0,06.106 – 2 = 18
—> C%Na2CO3 trong X = 18%
Câu 80:
mddNaOH = 123,15 – 18,74 = 104,41
—> nNaOH = 104,41.11,11%/40 = 0,29
Bảo toàn khối lượng —> mQ = 5,9
Đốt Q —> nH2O = u và nCO2 = v
—> nQ = u – v = 0,12
Bảo toàn khối lượng: 18u + 44v = 5,9 + 0,29.32
—> u = 0,33; v = 0,21
nO(Q) = (mQ – mC – mH)/16 = 0,17
—> Có 0,29 – 0,17 = 0,12 mol OH nằm trong muối
Trang 10/4 – Mã đề 079


M muối < 100 —> Có HO-CH2-COONa (0,12) và 2 muối cịn lại đều đơn chức, có khối lượng = 24,44 –
0,12.98 = 12,68 và số mol = 0,29 – 0,12 = 0,17
—> M = 74,58 —> HCOONa (0,09) và CH3COONa (0,08)
Do khơng có muối đa chức nên phải có 2 ancol đơn để tạo các este, mặt khác số C ancol = 0,21/0,12 =
1,75 nên có 1 ancol là CH3OH, hai ancol còn lại là AOH và B(OH)2, trong đó A, B cùng cacbon.
RCOO-CH2-COO-CH3: x mol
R’COO-CH2-COO-A: y mol
R”COO-CH2-COO-B-OOC-R”’: 0,29 – 0,12.2 = 0,05 mol
TH1: y = 0,05 – 0,01 = 0,04 —> x = 0,03
nC(Ancol) = 0,03.1 + 0,04CA + 0,05CB = 0,21
—> CA = CB = 2
Kết hợp số mol 2 muối ta có:
X là CH3COO-CH2-COO-CH3: 0,03 mol
Y là HCOO-CH2-COO-C2H5: 0,04 mol
Z là HCOO-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-CH3: 0,05 mol

(Có thể đảo vị trí muối cacboxylat trong Z)
—> %Y = 28,18%
TH2: y = 0,05 + 0,01 = 0,06 —> x = 0,01
nC(Ancol) = 0,01.1 + 0,06CA + 0,05CB = 0,21
Vì CA = CB nên vô nghiệm.

Trang 11/4 – Mã đề 079



×