Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Giáo án điện tử: Lịch Sử Hà Nội thời Nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 20 trang )


•Sau 8 thế kỉ, là kinh đô của các triều đại Lý, Trần , Lê đến triều Nguyễn Hoàng thành Thăng Long đã chuyển giao sứ mệnh lịch sử cho kinh thành Huế. Cũng từ đây, Thăng
Long trải qua nhiều biến cố lịch sử với tên gọi mới “Thành Hà Nội”


•Năm 1802, vua Gia Long chọn Huế là kinh đô của
đất nước, thành Thăng Long từ đó trở thành trị sở
của Bắc Thành sau đó là tỉnh thành Hà Nội




Kiến trúc hiện nay của thành được vua Gia Long cho xây
dựng lại theo kiểu Vauban của Pháp trên nền của toàn
thành cũ thời Lê và các triều đại trước đó

• Thành mở 5 cửa: Bắc, Đơng, Tây, Đơng

Nam và Tây Nam




Thơng qua những tài liệu Châu Bản có thể thấy dù khơng cịn là kinh đơ
nhưng các vua Nguyễn vẫn dành một sự quan tâm thường xuyên đến
công tác tu sửa, chỉnh trang thành



Trong bản phúc trình của bộ cơng ngày mùng 2 tháng 11 năm Thiệu Trị
thứ 7 có đề cập đến về tỉnh thành Hà Nội xin thanh toán vật liệu tu bổ


hành cung Bắc Thành. Đến thời Bảo Đại năm 1941 Ngự tiền Văn phịng
trình bày bản tấu xin thưởng Long Bội tinh hạng 5 cho kiến trúc sư
Joseph vì có cơng tu bổ thành Hà Nội bởi với nhà Nguyễn thành Thăng
Long lúc bấy giờ vẫn giữ một vai trò quan trọng như một trung tâm chính
trị ngồi Bắc


• Điện Kính Thiên sau được đổi tên thành “Hành cung Long

Thiên” nơi nghỉ ngơi của các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc
tuần; cũng là nơi để tổ chức đại lễ bang giao , đón tiếp sứ
thần và các lễ tiết quan trọng của triều đình. Những hoạt
động này đều được ghi chép trong Châu bản triều Nguyễn


•Bản phụng thượng sự của Nội Các ngày 12 tháng 10 năm Thiệu

Trị thứ nhất nói rằng: “Năm tới có đại lễ bang giao, ngự giá ra Bắc
vì vậy cần xây dựng bài trí các cung điện trong thành để làm nơi
cho nhà vua nghỉ”


•Việc định nghi lễ ngoại giao cũng được quy

định nghiêm ngặt và tổ chức trang trọng.
Trong bản tấu ngày 28 tháng 3 năm Thiêu Trị
thứ 2, Bộ Lễ có đoạn nhắc đến nghi thức đón
sứ thần nhà Thanh như sau:




•Bước sang cuối thế kỉ XIX, sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, nhận thấy Hà Nội và thành Thăng Long có vị trí đặc biệt quan trọng; thực dân Pháp đã lên kế hoạch đánh
chiếm, mở đầu cho âm mưu xâm lược Bắc Kì


•Giai đoạn từ năm 1873 đến năm 1882, thành là nơi diễn ra cuộc giao tranh ác liệt giữa quân ta và thực dân Pháp. Nhận thấy tình
hình Bắc Kì vô cùng cấp bách, vua Tự Đức cử Nguyễn Tri Phương làm Khâm Mệnh Đại thần thay mặt triều đình xem xét việc quân sự
ở Bắc Kì.


•Nguyễn Tri Phương đã cùng với quân và dân

Bắc Thành kiên cường kháng chiến. Tuy nhiên,
thành Hà Nội vẫn nhanh chóng rơi vào tay người
Pháp năm 1873


•Năm 1874 triều đình An Nam và Pháp kí thỏa thuận:

nhượng lại cho Pháp một phần của Hà Nội, trong đó có
thành Hà Nội


•Năm 1875, viên chỉ huy Sa-pô-tô đã viết những mô tả chính xác đầu tiên về thành Hà Nội:
•“Thành có dạng hình vng, khá rộng, Mỗi mặt thành có ba pháo đài, nghĩa là có ba thành liên tháp, hai pháo đài có góc nhơ ra và hai
pháo đài một mặt. Các mặt ở trung tâm cũng như phía Bắc, Đơng, Tây và hai đầu phía Nam được bảo vệ bởi các lũy hình bán nguyệt”


* Đến năm 1882, Pháp tiếp tục đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai với lí do: Nhà
Nguyễn khơng tơn trọng những thỏa thuận đã kí

+ Henri Rivière – Tổng Tư lệnh Quân đội Pháp ở Đông Dương đã gửi tối hậu
thư cho Tổng đốc Hà Nội lúc bấy giờ là Hoàng Diệu yêu cầu ra lệnh cho quân
đội rút khỏi thành, sau khi hạ vũ khí và mở cổng thành; đồng thời yêu cầu
Tổng đốc Hà Nội, các quan Tuần Phủ, Bố Chánh, Đê đốc và Phó lãnh binh
đến trình diện tại tịa Lãnh Sự Qn Pháp nếu khơng sẽ cho quân Pháp tấn
công thành ngay lập tức

* Dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hồng Diệu, qn lính triều đình nhà Nguyễn
chống đỡ quyết liệt nhưng thành Hà Nội một lần nữa lại thất thủ


Ngày 19-7-1888 Tổng thống Pháp đã kí sắc lệnh thành lập thành phố
Hà Nội trước khi có sự cơng nhận của triều đình Huế

Ngày 3-1-1888 vua Đồng Khánh kí chỉ dụ “Cắt Hà Nội cho chính
quyền Pháp làm nhượng địa”
=> Từ đây thành Hà Nội được quy hoạch theo ý đồ của người
Pháp


•Từ năm 1894, chính quyền Pháp đã tiến hành phá bỏ tường thành và các ụ đất,

lấp các đường hào và hồ ao, mở các con đường trong khu thành và xây tường xung
quanh khu thành được bảo tồn chính là khu Đơng thành với mục đích để quy
hoạch cải tạo thành cơng sở và trại lính Pháp


•Tuy đã bị phá hủy, thay đổi các công năng nhưng hình tứ giác rộng
lớn giai đoạn 1804-1897 vẫn hiển thị trên bản đồ thành phố được
đánh dấu bằng 4 tuyến đường huyết mạch lớn



Giai đoạn từ năm 1900-1945 người Pháp đã quy hoạch xây dựng Hà Nội
từ một đô thị của một nhà nước phong kiến độc lập trở thành thủ phủ của
chính quyền thực dân

Từ một đô thị mang dáng vẻ phương Đơng đi vào q trình cận đại
hóa dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa thực dân Pháp

Đã hơn 200 năm kể từ ngày vua Gia Long cho dời kinh đô vào Phú
Xuân, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, các cơng trình trong
thành Hà Nội có nơi cịn nguyên vẹn, nơi thay đổi hoàn toàn, nơi đã
pha trộn dưới kiến trúc cung đình Việt Nam và kiến trúc Pháp.
Thành nội chốn linh thiêng, vẫn còn rất nhiều chuyện ta chưa biết,
chưa kể và có lẽ những tài liệu, bản vẽ, hình ảnh lưu trữ quý giá
này sẽ giúp hồi sinh một phần câu chuyện lịch sử trên những rêu
phong của thành cổ


Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Phạm Vũ Nhật Anh-9A5-THCS Mai Động



×