Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Đề thi khảo sát ngữ văn 9 trường THCS Mai Động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.59 KB, 1 trang )

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 9
( Thời gian làm bài: 90 phút )
PHẦN I: (6,0 điểm):
Có thể nói, với bút pháp ước lệ, thủ pháp địn bẩy, ngôn từ trong sáng, tác
giả Nguyễn Du đã rất thành công trong việc tái hiện hai bức chân dung Thúy
Vân, Thúy Kiều thuộc vào bậc kiều diễm nhất trong lịch sử văn học trung đại.
Câu 1 (1,0 điểm): Chép lại những câu thơ miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều? Nêu
xuất xứ của đoạn thơ em vừa chép?
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu bút pháp ước lệ là gì? Chỉ ra hai hình ảnh ước lệ có
trong đoạn trích?
Câu 3 (0,5 điểm): Vì sao tác giả Nguyễn Du giới thiệu: “ Thúy Kiều là chị, em là
Thúy Vân”, vậy mà sau đó ơng lại tả Thúy Vân trước?
Câu 4 (3,5 điểm): Em hãy triển khai câu chủ đề sau bằng một đoạn văn khoảng
10-12 câu theo cách lập luận Tổng- Phân -Hợp, trong đó có sử dụng hợp lí một lời
dãn trực tiếp và một câu bị động (gạch chân, chú thích):
“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả
tài lẫn sắc”
PHẦN II (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Lần này ta ra quân, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có
tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng
là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo
mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao khơng bao giờ dứt, khơng phải là phúc cho
dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc
binh đao, khơng phải là Ngơ Thì Nhậm thì khơng ai làm được. Chờ mười năm nữa,
cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu qn mạnh, thì ta
có sợ gì chúng?”
( Ngữ văn 9- tập một)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn là lời của ai nói với ai, nói trong hồn cảnh nào và nói
với mục đích gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Lời nói trên đã thể hiện những phẩm chất nào của nhân vật?


Câu 3 (0,5 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS, có một văn bản thuộc khác
thuộc dòng văn học trung đại cũng viết về người lãnh đạo nghiêm khắc mà có tình
có lý, thu phục được rất nhiều binh sĩ. Đó là tác phẩm nào, của ai?
Câu 4 (2,0 điểm):
Quả thật, sức mạnh tuyệt vời của đội quân Tây Sơn không chỉ là ở tài năng
quân sự của vị chủ tướng mà còn ở tinh thần kỉ luật của binh lính. Từ hiểu biết về
tác phẩm, cùng với kiến thức xã hội , em hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 2/3
trang giấy thi) với chủ đề: “ Sức mạnh của kỉ luật”.



×