Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Ngừng uống thuốc chống động kinh khi nào? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 2 trang )

Ngừng uống thuốc chống động kinh khi nào?
Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính tùy thuộc vào
nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là các tổn thương ở não hoặc là một ổ động kinh
hoặc là do ngưỡng co giật ở não bị hạ thấp. Vì vậy, theo cổ điển cần phải điều trị
động kinh một cách lâu dài và kiên trì. Thuốc điều trị phải được dùng hằng ngày
đúng và đủ liều quy định, thường xuyên, bệnh nhân không được t
ự ý tăng, giảm
hoặc ngừng thuốc đột ngột.


Dùng các thuốc chống động kinh mang lại hiệu quả chắc chắn tới hơn 70% trường
hợp khỏi cơn lâu dài. Thuốc chống động kinh là phương thức duy nhất để bảo vệ
bệnh nhân khỏi cơn động kinh. Đặc biệt ở nhũ nhi, điều trị chống động kinh nhiều
khi là một yêu cầu c
ấp cứu, dự phòng các nguy cơ di chứng do động kinh gây ra.
Thầy thuốc điều trị là người quyết định liều lượng thuốc cũng như chịu trách
nhiệm theo dõi trong suốt quá trình dùng thuốc.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, hoàn cảnh cho phép đặt vấn đề ngừng điều
trị động kinh. Ví dụ: Chưa có chẩn đoán chắc chắn là động kinh thì có thể cẩn thận
giảm d
ần liều rồi đi đến cắt bỏ thuốc chống động kinh, đồng thời cảnh giác có thể
xảy ra trạng thái động kinh; Một số thể lâm sàng có thể ngừng điều trị như động
kinh có cơn kịch phát ở vùng đỉnh, động kinh cơn nhỏ ở trẻ em, động kinh toàn bộ
nguyên phát dạng cơn lớn ở trẻ em (chỉ xảy ra 2-3 lần một năm), động kinh toàn bộ
nguyên phát dạng cơn lớn ở tuổi thiếu niên, động kinh sau chấn thương không tiến
triển và không nặng l
ắm
Việc ngừng điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định.
Nói chung, sau 3-4 năm với phương thức điều trị đều đặn mà không thấy cơn động
kinh tái phát thì có thể ngừng điều trị đối với các thể nói trên. Tiến hành ngừng
điều trị bằng cách giảm dần liều điều trị trong thời gian kéo dài hằng tháng, mặt


khác tiếp tụ
c theo dõi điện não đồ và nội khoa nói chung.


Theo SKDS

×