Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ thực tiển nước ta hiện nay? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.88 KB, 16 trang )

Trường Cao Đẳng Kinh Tế Tài Chính Vĩnh Long
Khoa Tài Chính
Bộ môn: Lí Luận Chính Trị

GVHD:
SVTH:
Khóa/Lớp:
MSSV:
Đề tài:

Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu
thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ thực tiển nước
ta hiện nay?
Ngày 12 tháng 03 năm 2012
1
Lí do chọn đề tài:
- Trong quá trình CNH-HĐH đất nước, quá trình phát triển
quá độ của xã hội cùng với những công nghệ tiên tiến vượt bật.
Công nghệ sản xuất hàng hóa với chất lượng và số lượng không
ngừng được thay đổi.
- Sản xuất hàng hóa là một quá trình tạo ra sản phẩm hàng
hóa nhằm đáp ứng nhu cầu, nhằm làm thỏa mản nhu cầu nào đó
của con người.
- Chính vì vậy viêc nghiên cứu điều kiện ra đời, đặc trưng
và ưu thế sản xuất hàng hóa là một viêc làm giúp ta hiểu sâu hơn
về quá trình ra đời của hàng hóa. Từ đó liên hệ đối với bản thân
và đối với nước ta, nhằm làm cho quá trình sản xuất hàng hóa
của nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn. Chính
vì hiểu được vậy nên em chọn đề tài này lám vấn đề nghiên cứu
viết tiểu luận của em.
1


I/ Mở đầu:
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của
lực lượng sản xuất,nên sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp
khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp trong một giới hạn nhất
định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu
mới, con người dần thoát khỏi nền khinh tế tự nhiên và chuyển
sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế hàng hoá phát
2
triển càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị
trường. Kinh tế thị trường có những ưu việt của nó , đó là sự
thoả mãn tối đa nhu cầu của con người vói một khối lượng hàng
hoá khổng lồ. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế , nhất là
trong chế độ xã hội TBCN , một chế độ xã hội ở đó chỉ có lợi
nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến sự phân hoá xã hội sâu
sắc và quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ.
Nhận biết trước tình hình đó, trong quá trình nghiên cứu về hình
thái kinh tế xã hội Mac và Anghen đã đưa ra dự đoán: CNTB
sớm muộn cũng bị thay thế bởi một chế độ xã hội cao hơn , chế
độ xã hội trong đó con người hoàn toàn tự do, văn minh và bình
đẳng, có nền kinh tế phát triển bền vững, xã hôị công bằng. Đó
là chủ nghĩa cộng xản mà giai đoạn thấp của nó là CNXH - thời
kì chuyên chính của giai cấp vô sản.
Nước ta sau khi giành được độc lập ở miền bắc , Đảng đã
xác định đưa đất nước lên tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát
triển TBCN. Khi miền bắc hoàn toàn được giảI phóng thì cả
nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH. Đại hội Đảng VI
(1986) là một bước ngoặt lịch sử của nền kinh tế vói đường lối
mới của Đảng để phát triển đất nước. Theo đó ta xây dựng và
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tư

tưởng ấy càng được nhấn mạnh trong các kì đại hội tiếp theo của
Đảng.
Cho tới nay, sau hơn mười năm đổi mới ta đã gặt hái được
3
nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có khá
nhiều những mặt cần điêù chỉnh.
Một số suy nghĩ và giải pháp qua nghiên cứu kinh tế hàng
hoá, kinh tế thị trường đang diễn ra ở nước ta hiện nay sẽ phần
nào giúp ta hiểu rõ hơn về thực trạng của nước ta trong thời kì
quá độ này.
II/ Nội dung:
1/ Điều kiện ra đời:
Thực tế nền kinh tế thế giới cho thấy không nước nào mà nền
kinh tế hàng hoá hay kinh tế thị trường lại vận động hoàn toàn
dưới sự điều khiển “vô hình”của các quy luật kinh tế khách
quan. Mà chúng đều vận động theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết của các doanh nghiệp và nhà nước và với mức độ và phạm vi
khác nhau tuỳ thuộc điều kiện lịch sử của mỗi nước.
Kinh tế hàng hoá là mô hình kinh tế trong đó hầu hết các
quan hệ kinh tế được thực hiện trên thị trường dưới hình thái
hàng hoá và dịch vụ, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lí của nhà nước .
4
Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái
kinh tế xã hội gắn liền với hai điều kiện.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải
qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản
xuất hàng hoá.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm
do lao động tạo ra là nhằm để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của

người sản xuất.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm
được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch
sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi
tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển
nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
của xã hội.
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây:
-Thứ nhất, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một
cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao
động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến
chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi
5
người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra
một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của
mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để
thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào
nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Là có sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động XH
vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác. Sự phân chia lao
động XH sẽ làm cho việc trao đổi sản phẩm trở nên tất yếu vì
khi đó mỗi người khi đó sẽ chỉ sản xuất một hay một vài sản
phẩm trong khi họ có nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm khác
nhau. Do đó, tất yếu dẫn đến trao đổi mua bán. Sự phân công lao
động cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng
dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến
Đây là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hoá
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản

xuất hàng hoá. Mác chỉ rõ: “Sự phân công lao động xã hội này là
điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, mặc dầu ngược lại,
sản xuất hàng hoá không phải là điều kiện tồn tại của sự phân
công lao động xã hội”. Phân công lao động xã hội càng phát
triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở rộng hơn, đa
dạng hơn.
- Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người
6
sản xuất.
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã
xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm
lao động.
C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc
lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là
những hàng hoá”.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã
làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng
họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ
thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng.
Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của
người khác phải thông qua sự mua – bán hàng hoá, tức là phải
trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.
Là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc
lập nhất định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc
do họ chi phối. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong nền sản xuất hiện đại,
sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư
liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng
đối với tư liệu sản xuất quy định.

7
Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một
trong hai điều kiện trên sẽ không có sản xuất hàng hoá.
Từ sự phân tích trên, sản xuất hàng hoá chì ra đời khi có đồng
thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy
thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không
mang hình thái hàng hoá.
2/ Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc và thay thế nó
trong quá trình lịch sử lâu dài.
Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá là sản
xuất giản đơn chỉ giữ vai trò phụ thuộc. Tuy nhiên chính sản
xuất hàng hoá giản đơn đã tạo khả năng phát triển lực lượng sản
xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế
trước đó vốn tách biệt nhau.
Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ
phong kiến tan rã và góp phần thúc đẩy quá trình đó diễn ra
mạnh mẽ hơn.
Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất
hàng hoá là sản xuất hàng hoá TBCN. Dưới CNTB quan hệ hàng
hoá thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi chức năng của nền sản xuất
xã hội, hàng hoá trở thành tế bào của nền sản xuất xã hội . Nó
mang đặc điểm: Dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao
động

trên cơ sở bóc lột lao động

làm thuê dưới hình thức chiếm
8
đoạt giá trị thặng dư.

Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH.
Đặc điểm của sản xuất hàng hoá XHCN là nó không dựa trên cơ
sở chế độ người bóc lột người và nó nhằm mục đích thoả mãn
nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở
sản xuất kinh doanh .
* Tính ưu việt của sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội
là sản phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. Bởi
vậy nó có nhiều ưu thế, và là một phương thức hoạt động kinh tế
tiến bộ hơn hẳn so với sản xuất tự cấp tự túc :
Nó làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng
cao năng suất lao động

xã hội .Nó thúc đẩy quá trình xã hội hoá
sản xuất nhanh tróng làm cho sự phân công chuyên môn hoá sản
xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ hình thành các mối
liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người sản
xuất hình thành thị trường trong nước và thế giới.
Nó thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, đó
là cơ sở để thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ
xã hội.
Do sản xuất hàng hoá dựa trên sự phân công lao động XH,
chuyên môn hoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng
9
vùng, từng địa phương. Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác
động trở lại làm cho phân công lao động XH, chuyên môn hoá
sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng
ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất
lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của XH được đáp ứng

đầy đủ hơn.
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới
hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ
sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và
nguồn lực XH. Từ đó, tạo điều kiện cho việc ứng dụng những
thành tựu KH – KT vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển,
chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn.
Trong nền sản xuất hàng hóa, để tồn tại và sản xuất có lãi, người
sản xuất phải luôn luôn năng động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá
sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,
đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó, lực
lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng,
hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá
nhân, các vùng, các nước không chỉ làm cho đời sống vật chất
mà cả đời sống văn hoá, tinh thần cũng được nâng cao hơn,
phong phú và đa dạng hơn.
Do người đặt câu hỏi bình chọn nền sản xuất hàng hóa ở nước ta thời gian qua
là một nền sản xuất vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều chỉnh của
chính phủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. đứng trước vận hội mới
của đất nước, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta có những thuận lợi nhất
định và những khó khăn không nhỏ.
10
về thuận lợi: là một nền kinh tế đang lên với tốc độ phát triển cao, tạo
được niềm tin với các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế. Việt Nam có giá
nhân công rẻ, trình độ dân chí khá cao, thị trường lớn với dân số đông,
một đất nước ổn định về chính trị và một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ
của chính phủ, về tài nguyên, về vị trí địa lý
về khó khăn: phải khẳng định là nền kinh tế nước ta phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn và thách thức lớn. đi lên từ một nền nông nghiệp nhỏ lạc

hậu, nền kinh tế ta có đặc thù là sản xuất nhỏ lẻ mang nặng tính tự cung
tự cấp, sức cạnh tranh yếu. trình độ công nghệ sản xuất, quản lý, cơ sở
hạ tầng còn nhiều yếu kém. chất lượng lao động được đào tạo chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày một khắt khe của nền kinh tế, người dân nước ta
chưa có được cách nghĩ năng động, chính sách dù được cải thiện còn
nhiều bất cập bên cạnh đó, các nền kinh tế khác và đặc biệt là, Trung
Quôc, khu vực Đông Nam Á đã và đang lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay
gắt với Việt Nam
Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu
cầu của bản
thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn
nhu cầu của người khác,
của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường
là một động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng
hoá phải năng
động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản
xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,
nhằm tiêu thụ được
hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh
đã thúc đẩy lực lượng
11
sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các
quan hệ hàng hoá
tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương
trong nước và quốc tế
ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao

đời sống vật chất và văn
hoá của nhân dân.
Liên hệ thực tiển nước ta hiện nay:
Kinh tế hàng hoá thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh
tranh giữa các đơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật buộc
người sản xuất phải tuân theo sự lựa chọn của người tiêu dùng
thay cho sự điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính.
Ở nước ta cần xác định nền kinh tế theo định hướng XHCN là
nền kinh tế hàng hoá, điều đó do chính bản thân sự vận động của
nền kinh tế nước ta quy định.
+ Muốn phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế, tất yếu
phải phát triển sản xuất hàng hoá để phát huy những ưu thế của
nền kinh tế .
+ Các điều kiện chung cho sự tồn tại và phát tiển của nền kinh tế
hàng hoá đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta đó là
phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, mở rộng trong
12
nền kinh tế.
+ Phát triển kinh tế hàng hoá là con đường dân chủ đời sống
kinh tế, phải giải phóng tiềm năng phát triển sản xuất, nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có
hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn
nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông,
lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông vải
và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng
mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu
thủ công nghiệp truyền thống
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền
tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên

suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư
hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục
xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông.
Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biên giới; mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát
triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma
Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ,
du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham
gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương,
13
lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức
tăng trưởng cao. Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm
Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk v.v… Nâng cao năng lực và
chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả
nước, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch
vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa. Phát triển nông, lâm, nghiệp
và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá,
đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng
trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi
nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến
nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn
định sản xuất, nâng cao đời sống.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng
cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh
nhân, công nhân lành nghề; xây dựng tiềm lực khoa học công

nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
và đời sống.
14
MỤC LỤC: Trang
- Lí do chọn đề tài 1
I/ Mở đầu:
- Giới thiệu tổng quan về hàng hóa, quá trình dẫn đến ra đời hàng hóa và
những đặc trưng của nó. 2
II/ Nội dung:
+ Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa 3
+ Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa 4
III/ Kết luận:
- Liên hệ thực tiển nước ta hiện nay. 8

×