Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vận dụng 3 cặp phạm trù nội dung hình thức, cái riêng cái chung, bản chất hiện tượng và bản chất con người “bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.47 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
KHOA BBAE – KHỞI NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
ĐỀ TÀI: Vận dụng 3 cặp phạm trù: nội dung- hình thức, cái riêng- cái chung, bản
chất- hiện tượng và bản chất con người: “bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội”, đưa ra bài học trong giao tiếp, giải quyết mối quan hệ của bản thân

Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên
Giáo viên hướng dẫn

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2020

TIEU LUAN MOI download :


Giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng quyết định đến thành công của
con người trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp về những quy cách, nghệ thuật, cách ứng xử và
đối đáp được đúc rút qua các kinh nghiệm thực tế hằng ngày. Giao tiếp là yếu tố đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội, là tập hợp những mối quan hệ giữa con người với con
người tác động qua lại với nhau. Xã hội sẽ không thể tồn tại khi con người khơng có mối
quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân chỉ biết mình mà khơng quan tâm đến người khác,
khơng có mối liên hệ với người xung quanh, tức đó khơng phải là một xã hội phát triển. Một
xã hội sẽ không thể phát triển khi chỉ tập hợp rời rạc các cá nhân đơn lẻ. Giao tiếp là yếu tố


cần có để mỗi con người phát triển được nhân cách và tâm lý cá nhân bình thường. Xét về
yếu tố bản chất, con người được xem là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội. Nhờ có giao
tiếp, mỗi cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng. Đồng
thời, phản ánh được các mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm để chuyển chúng thành tài sản
cho riêng mình. Khi giao tiếp với những người xung quanh, bạn sẽ nhận thức được chuẩn
mực về đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ tồn tại trong xã hội. Từ đó, bạn sẽ biết được cái gì
đẹp, cái gì khơng đẹp, cái gì tốt, cái gì khơng tốt để thể hiện thái độ và hành động sao cho
phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Vậy để thành công trong cuộc sống, điều vô cùng quan
trọng mà ta cần nắm vững và ứng dụng liên tục đó là các kĩ năng, bài học trong giao tiếp và
giải quyết các mối quan hệ của bản thân mà trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng đóng một
vai trị khơng nhỏ.
Trong chủ nghĩa Mác — Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ,
tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá
trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện
chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng
chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
Theo Ph.Ăngghen: "Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong tồn bộ giới tự nhiên,
còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối,
trong toàn bộ giới tự nhiên...". Tư duy biện chứng duy vật địi hỏi chủ thể khơng chỉ phản
ánh đúng những mối liên hệ, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan, mà còn phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn những phương pháp,

TIEU LUAN MOI download :


nguyên tắc của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó có những
đặc trưng cơ bản, như tính khách quan, tính tồn diện, tính lịch sử - cụ thể, tính thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn; không chỉ phản ánh trạng thái hiện tồn, mà còn dự báo xu hướng
phát triển của sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng duy vật có vai trò to lớn trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn của con người nói chung và sinh viên nói riêng, đặc biệt là trong

phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề của mỗi con người.
Trong cuộc sống, chúng ta đều đã quen với khái niệm “Khái niệm” nhưng ít ai hiểu
được định nghĩa của “Phạm trù” - mặt còn lại bên cạnh “Khái niệm” của phương thức định
nghĩa về bản thân ta-thế giới. Về thực chất, chúng là một: khái niệm là một phạm trù giác
tính với nội hàm đủ thông số - xác định rõ ràng được các “yếu tố đáng kể” - để có thể tri giác
và diễn đạt được bằng các hình ảnh trực giác đã biết, đồng thời dễ dàng có thể tìm kiếm đối
tượng ở ngay xung quanh; phạm trù là một khái niệm có ngoại diên được mở rộng tối đa
- tức là nội hàm tối thiểu đủ có thể phân biệt với các phạm trù khác, và vì vậy để diễn đạt

phạm trù này phải thông qua mối quan hệ với các phạm trù khác dễ hình dung hơn.
Phạm trù là khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất
của các sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Phạm trù triết học là khái niệm
rộng nhất, chung nhất phản ánh các mặt, các mối liên hệ với bản chất của sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên xã hội và trong tư duy.
Phạm trù triết học mang tính biện chứng và tính khách quan. Tính biện chứng được
thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng vận
động, thay đổi liên tục, không đứng im. Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau. Tính biện
chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù.
Điều này cho thấy chúng ta cần sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt, mềm dẻo,
biện chứng và uyển chuyển. Tính khách quan thể hiện ở chỗ mặc dù phạm trù chính là kết
quả của sự tư duy, tuy nhiên nội dung mà các phạm phù phản ánh lại là khách quan do thiện
thực khách quan mà phạm trù phản ánh quy dinh. Có thể giải thích rộng hơn là phạm trù
khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, cịn hình thức thể hiện là phản ánh chủ
quan của phạm trù.

TIEU LUAN MOI download :


Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái qt hố, trừu tượng hóa những
thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Vì vậy nội dung của nó

mang tính khách quan, bị thế giới khách quan quy định, mặc dù hình thức thể hiện của nó là
chủ quan. V.I.Lênin viết: "Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng
của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình,
trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc".
Các phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức của con người, là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Thế giới khách quan không chỉ tồn tại độc lập với ý thức của con
người, mà cịn ln vận động, phát triển, chuyển hoá lẫn nhau. Mặt khác, khả năng nhận thức
của con người cũng thay đổi ở mỗi giai đoạn lịch sử. Do vậy các phạm trù phản ánh thế giới
khách quan cũng phải vận động và phát triển để có thể phản ánh đúng đắn và đầy đủ hiện
thực khách quan. Vì vậy, hệ thống phạm trù của phép biện chứng duy vật khơng phải là một
hệ thống đóng kín, bất biến, mà nó thường xuyên được bổ sung bằng những phạm trù mới
cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhận thức khoa học.
Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật
khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như cái riêng, cái chung, cái đơn nhất; tất nhiên và
ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng; nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực; nội
dung và hình thức v.v... Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận
thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội. Và để có thể có được những mối quan hệ tốt ta cần
một lối tư duy biện chứng linh hoạt và khéo léo, mà nền móng của tư duy đó là các cặp phạm
trù và bản chất con người. Cá nhân tôi cho rằng trong các cặp phạm trù kể trên, nổi bật và
quen thuộc nhất trong quá trình giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ là cặp Nội dung - Hình
thức, Cái riêng- Cái chung và Bản chất- Hiện tượng. Ba cặp phạm trù này phản ánh chân
thực và rõ nét những tác nhân cấu thành nên quan hệ giữa người với người, từ đó ảnh hưởng
trực tiếp tới cách ta giao tiếp hàng ngày. Bởi vậy, ta cần hiểu rõ để vận dụng và kiểm soát
chúng để quản lý được các mối quan hệ xung quanh ta tốt hơn.
Về cặp phạm trù Cái riêng và Cái chung,
Theo quan điểm duy vật biện chứng: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại
khách quan. Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện

TIEU LUAN MOI download :



sự tồn tại của nó; cái chung khơng tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, tức là không tách rời
mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái
chung; khơng có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Cái riêng là cái toàn
bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận sâu sắc, bản chất hơn
cái riêng. Bởi vì, cái riêng là tổng hợp của cải chung và cái đơn nhất; cịn cái chung biểu
hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng. Cái chung và cái đơn nhất có thể
chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung đã được V.I.Lênin khái quát ngắn
gọn: "Như vậy, các mặt đối lập (cái riêng đối lập với cái chung) là đồng nhất: cái riêng chỉ
tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua
cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cùng) là cái chung. Bất cứ cái chung nào cùng là (một bộ
phận, một khía cạnh, hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát
một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ
vào cái chung, V.V., V.V.. Bất cứ cái riêng nào cũng thơng qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà
liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình), v.v.".
Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn. Không nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mỗi cái riêng,
mỗi trường hợp cụ thể sẽ nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng. Muốn nắm
được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung khơng tồn tại trừu
tuợng ngồi những cái riêng. Mặt khác, cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh,
điều kiện cụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương
trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mối trường hợp cụ thể. Trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn, cần phải biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái
đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất
có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.
Vậy cần làm gì để ứng dụng những điều trên vào quá trình giao tiếp cũng như thế
nào? Theo tôi điều đầu tiên cần lưu ý là trong quá trình giao tiếp ta cần tìm được điểm chung
hay Cái chung, từ đó có thể giúp cho việc giao tiếp diễn ra suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, để lấy
được thiện cảm của đối phương, ta cũng cần có những cử chỉ, hành động tương tự, qua đó

cho tín hiệu rằng ta đang hứng thú với họ. Cuối cùng, quan trọng nhất, ta cần tôn

TIEU LUAN MOI download :


trọng sự khác biệt của người khác, đây chính là sự tơn trọng cao nhất mà một người có thể
dành cho người khác.
Đối với cặp phạm trù Nội dung và Hình thức
Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy,
khơng có một hình thức nào khơng chứa đựng nội dung, đồng thời khơng có nội dung nào
lại khơng tồn tại trong một hình thức nhất định. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong
nhiều hình thức và cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội
dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh hướng chủ đạo
của nội dung là khuynh hướng biến đổi, cịn hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi
sự vật, hiện tượng. Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp.
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình
thức. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động
trở lại nội dung. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu
hình thức khơng phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Nội dung và hình thức ln ln thống nhất hữu cơ với nhau. Vì vậy, trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn, không được tách rời giữa nội dung và hình thức, hoặc tuyệt đối hóa
một trong hai mặt đó. Nội dung quyết định hình thức nên khi xem xét sự vật, hiện tượng thì
trước phải căn cứ vào nội dung. Muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi
nội dung của nó. Trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội
dung trên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác, cũng cần phải thực
hiện những thay đổi đối với những hình thức khơng cịn phù hợp với nội dung, cản trở sự
phát triển của nội dung.
Theo cá nhân tôi, để tận dụng cặp phạm trù này một cách hiệu quả trong giao tiếp việc
đầu tiên cần thành thạo là đánh giá cùng lúc nhiều biểu hiện để có thể hiểu được cốt lõi suy

nghĩ của đối tác vì một Nội dung có thể được thể hiện qua nhiều Hình thức. Ta nên học cách
hiểu một người khơng chỉ thơng qua lời nói mà cịn qua cử chỉ, thái độ. Bên cạnh đó, ta cần
truyền đạt những Hình thức phù hợp để đối phương cảm thấy an toàn, dễ chịu và cảm thấy
được khi giao tiếp với chúng ta. Có một câu nói mà tơi rất tâm đắc của nhân vật Harry

TIEU LUAN MOI download :


Hart trong phim Kingsman đó là “Manner maketh Man”, có thể hiểu là dáng vẻ, thái độ, cử
chỉ, trang phục tạo nên người đàn ông. Thật vậy, một người đàn ông được coi là lịch lãm,
sang trọng không do anh ta tự nói ra mà do cách anh ta thể hiện. Qua đây, ta thấy được tầm
quan trọng của việc thể hiện Hình thức để có thể đạt được đầy đủ Nội dung muốn truyền tải.
Đối với cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng,
Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng đó. Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của những mặt,
những mối liên hệ đố trong những điều kiện xác định.
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập
với nhau. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện
tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất nhất định. Khơng có bản
chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như khơng có hiện tượng lại khơng biểu hiện
của một bản chất nào đó. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản
chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo. Vì vậy, V. I.Lênin cho rằng: "Bản chất hiện ra. Hiện
tuợng là có tính bản chất". Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ: bản
chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản chất
là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện
tượng là cái thường xuyên biến đổi.
Muốn nhận thức đúng sự thật, hiện tượng thì khơng dừng lại ở hiện tượng bên ngồi
mà phải đi vào bản chất. Phải thơng qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và
đầy đủ bản chất. Theo V.I.Lênin: "Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện

tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một... đến bản chất cấp hai...". Mặt khác, bản chất phản
ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất
chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới có thể đánh giá một cách chính xác về sự vật, hiện
tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật.
Từ đây, ta có thể áp dụng vào trong thực tế bằng cách nhìn nhận và đánh giá các hiện
tượng thấu đáo, từ đó đi được tới bản chất thật sự. Trong các mối quan hệ và giao tiếp, bản
chất thường bị che đi bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên con người không phải sinh vật biết nói dối,
vì lẽ đó ln tồn tại những hiện tượng có thể khai thác được. Ví dụ, một người nói dối sẽ có

TIEU LUAN MOI download :


những hành vi, cử chỉ tố cáo việc nói dối ấy dù có sự tập luyện cũng khơng thể che đi tồn
bộ. Bên cạnh đó, việc áp dụng cặp phạm trù này cịn giúp ta tìm được các đối tác phù hợp về
tính cách, địa vị, học thức.
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới
từ trước tới nay. Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích
một cách sâu sắc nhất. Không những thế trong nhiều đề tài khoa học của xã hội xưa và nay
thì đề tài con người là một trung tâm được các nhà nghiên cứu cổ đại đặc biệt chú ý. Các lĩnh
vực tâm lý học, sinh học, y học, triết học, xã hội học.v.v...Từ rất sớm trong lịch sử đã quan
tâm đến con người và không ngừng nghiên cứu về nó. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý
nghĩa riêng đối vưói sự hiểu biết và làm lợi cho con người.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một
chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người là sản phẩm
của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy nhiều quy luật sinh vật học
cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại với tư cách là một con người trước hết con
người cũng phải ăn, phải uống... Điều đó giải thích vì sao Mác cho rằng con người trước hết
phải ăn, mặc ở rồi mới làm chính trị. Con người đã vượt lên thế giới loài vật trên cả ba
phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản
thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đén cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ

xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và
mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã
hội của con người, C.Mác đã nêu lên một mệnh đề nổi tiếng Luận cương về Phơbách: “Bản
chất con người không phải một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Luận đề trên
khẳng định rằng, khơng có con người trừu tượng, thốt ly mọi điều kiện, hồn cảnh lịch sử xã
hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định,
một thời đại nhất định. Trong điêu kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con
người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí
tuệ. Chỉ trong tồn bộ các mối quan hệ xã hội đó ( như quan hệ

TIEU LUAN MOI download :


giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…)
con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Điều cần lưu ý là luận điểm trên khẳng định bản chất xã hội khơng có nghĩa là phủ
định mặt tự nhiên trong đời sống con người; trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt
giữa con người với thế giới động vật trước hết là ở bản chất xã hội và đấy cũng là để khắc
phục thiếu sót của các nhà triết học trước Mác khơng thấy được bản chất xã hội của con
người. Mặt khác, cái bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, cái mang tính quy luật chứ khơng
thể là cái duy nhất; do đó cần phải thấy được các biểu hiện riêng phong phú và đa dạng của
mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Theo tôi, đầu tiên ta cần hồn thiện bản thân thơng qua việc tạo dựng các mối quan
hệ, vì đa dạng mối quan hệ sẽ giúp ta có một thế giới quan cởi mở, đa dạng hơn. Ví dụ,
nhiều người thường có lối nhìn khơng cởi mở với những người làm việc tay chân, tuy nhiên
bản thân tơi đã có cách nhìn rất khác sau khi tiếp xúc với họ, đặc biệt là thợ cắt tóc mà tơi
quen. Anh ấy có một thế giới quan vơ cùng sâu sắc và cởi mở, ít khi thấy được một người
ngoài 40 nhưng lại mang một tâm hồn cũng như suy nghĩ luôn đổi mới và nghệ sỹ. Thứ hai,
ta cần loại bỏ các mối quan hệ xấu, vì những mối quan hệ này có thể sinh ra ảnh hưởng tiêu

cực đến ta trong cả suy nghĩ và cách hành xử. Cuối cùng, ta nên tạo cho bản thân lối tư duy
phản biện và cách nhìn nhận đa chiều và phương pháp luận hợp lý, từ đó tìm ra được cách
hành xử đúng nhất với những vấn đề trong giao tiếp cũng như các mối quan hệ.
Kết luận lại, để có thể đạt được thành quả cao trong quá trình giao tiếp cũng như xây
dựng các mối quan hệ, ta cần vận dụng linh hoạt các cặp phạm trù triết học và nắm vững
mối quan hệ về bản chất con người và xã hội. Từ đó, tự bản thân mỗi người có được hướng
phát triển tốt nhất cho riêng mình trong cuộc sống.

TIEU LUAN MOI download :


TIEU LUAN MOI download :



×