Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁCH XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.52 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|11346942

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

SỐ PHÁCH:

………………

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁCH XÂY DỰNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI,
GỒM: TÊN ĐỀ TÀI; LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI; MỤC
ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU; ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ
KHÁCH THỂ; CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TÊN LỚP HỌC PHẦN - MÃ HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - NHĨM 2-20212022.2.XHH1022.002
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN XN BÌNH

HUẾ, THÁNG 5 NĂM 2022

1


lOMoARcPSD|11346942

MỤC LỤC

Contents


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
A. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................ 2
I. Cơ sở lý luận là gì? ................................................................................. 2
II. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài ............................................................. 3
1. Tên đề tài .................................................................................................. 4
2. Phần mở đầu ........................................................................................... 5
2.1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 5
2.2 Tổng quan nghiên cứu .......................................................................... 5
2.3 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 5
2.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6
2.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
2.6 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 6
3. Phần nội dung chính của đề tài .............................................................. 6
3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 6
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 7
3.3 Kết quả và đánh giá .............................................................................. 7
4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................. 7
4.1 Kết luận: ................................................................................................. 7
4.2 Khuyến nghị: ......................................................................................... 7
B.

THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI, GỒM: TÊN

ĐỀ TÀI; LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI; MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU; ĐỐI

2


lOMoARcPSD|11346942


TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ; CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU. ..................................................................................................................... 7
1. Tên đề tài: ................................................................................................ 8
2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 8
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 8
4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 8
5. Đối Tượng, Phạm Vi Và Khách Thể..................................................... 9
6. Các phương pháp nghiên cứu................................................................ 9
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT .................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 11

3


lOMoARcPSD|11346942

4


lOMoARcPSD|11346942

PHẦN MỞ ĐẦU
Cơ sở lý luận là một chương bắt buộc trong bất cứ văn bản học thuật nào. Nghiên cứu
cơ sở lý luận giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực và lịch sử nghiên cứu
của đề tài. Ngồi ra, cơ sở lý luận cịn là “thước đo” để giảng viên xác định sinh viên
học viên của mình có thực sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu rộng về đề tài nghiên cứu
chưa? Bài luận có đang đi đúng hướng hay không?
Quan trọng là vậy, nhưng rất nhiều bạn sinh viên thậm chí là học viên hệ sau đại học
vẫn lúng túng trong tìm kiếm, chọn lọc nguồn tài liệu và triển khai viết cơ sở lý luận…
Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ trình bày cụ thể về cơ sở lý luận của đề tài và cách xây

dựng cơ sở lý luận của một đề tài nghiên cứu qua đó thiết kế đề cương nghiên cứu một
đề tài, gồm: tên đề tài; lý do chọn đề tài; mục đích và mục tiêu; đối tượng, phạm vi và
khách thể; các phương pháp nghiên cứu.

1


lOMoARcPSD|11346942

A. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I.

Cơ sở lý luận là gì?

Cơ sở lý luận (khung lý thuyết) được định nghĩa là các giả thuyết đã được kiểm chứng
và khẳng định. Xuất phát từ các lý thuyết được phát triển bởi những nhà nghiên cứu để
giải thích các hiện tượng, rút ra kết luận dựa trên ý tưởng, kiến thức và sự quan sát
thực tế.
Trong các bài báo cáo, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ… Cơ sở lý
luận là nơi bạn xác định, thảo luận và đánh giá các lý thuyết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của bạn. Hiểu một cách đơn giản, cơ sở lý luận là việc bạn sẽ thu thập tất
cả những bài nghiên cứu khoa học đã được công bố, tài liệu học thuật, sách, báo, luận
văn có liên quan đến đề tài hoặc câu hỏi nghiên cứu mà bạn đã chỉ ra.
Cơ sở lý luận là phương pháp để lý luận. Mn lý luận thì phải có phương pháp để lý
luận của mình có logic, thuyết phục người tin theo , phương pháp lý luận ấy gọi là cơ
sở lý luận, tức là nói có căn cứ, thuật ngữ của triết học gọi là Luận Cứ. Có nhiều
phương pháp để lý luận ở đây chỉ nêu lên vài phương pháp thơng dụng, đó là : phân
tích, diễn dịch, tổng hợp, quy nạp.
Ở đây thì “Cơ sở” là hệ thống kiến thức căn bản, tổng quát mang tính học thuật về triết
học. Lý là tư duy lý trí, dùng lý trí để nhận định sự việc chứ khơng bằng cảm tính.

Luận là các phương pháp suy luận logic dựa trên các dữ kiện thu được.
Cụm từ cơ sở lý luận dùng làm tên 1 mơn học thì nó có nghĩa là: Xây dựng nền tảng
kiến thức về triết học, rèn luyện năng lực tư duy bằng lý trí, lấy sự vật làm chủ thể(duy
vật) và tìm hiểu quy luật vận động, tương tác giữa các sự vật trong không gian và thời
gian(biện chứng).
Phần cơ sở lý luận này làm rõ khái niệm, định nghĩa, các quan điểm của các nhà khoa
học khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá…đối với luận văn và
phần tổng hợp các cơng trình nghiên cứu liên quan.
Tầm quan trọng của cơ sở lý luận
2


lOMoARcPSD|11346942

Sau khi lựa chọn đề tài nghiên cứu và liệt kê các câu hỏi nghiên cứu của bài luận, bạn
sẽ phải đi tìm kiếm những lý thuyết, ý tưởng và mơ hình mà các nhà nghiên cứu khác
đã phát triển liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình nhằm phục vụ mục đích phân
tích. Và dưới đây chính là những yếu tố góp phần làm nên tầm quan trọng của cơ sở lý
luận:
Một dẫn chứng rõ ràng về các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu sẽ giúp người
đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
Cơ sở lý luận sẽ kết nối nhà nghiên cứu với kiến thức hiện có. Được hướng dẫn bởi
một lý thuyết có liên quan, bạn được cung cấp một cơ sở cho các giả thuyết và lựa
chọn phương pháp nghiên cứu của bạn.
Nêu rõ các giả định lý thuyết của một nghiên cứu buộc bạn phải giải quyết các câu hỏi
tại sao và như thế nào. Nó cho phép bạn chuyển từ mô tả đơn giản một hiện tượng
được quan sát sang khái quát về các khía cạnh khác nhau của hiện tượng đó.
Tăng sự hiểu biết về của tác giả về các phương pháp, cách tiếp tiếp cận khác nhau đã
được áp dụng cho vấn đề nghiên cứu này. Từ đó tìm ra phương pháp nghiên cứu tối ưu
nhất.

Đánh giá, lựa chọn và (hoặc) kết hợp các lý thuyết có liên quan đến chủ đề bài luận
của bạn.
Giải thích các giả định và định hướng nghiên cứu của bạn.
II.

Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

“Cơ sở lý luận” là cụm từ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Xét về
bản chất logic, cơ sở lý luận chính là luận cứ lý thuyết, là loại luận cứ được chứng
minh bởi những nghiên cứu của bản thân tác giả hoặc các đồng nghiệp đi trước.[1,68]
Cơ sở lý luận của đề tài là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó
bao gồm thơng tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm
nào đó để hồn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất
của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó; là việc đánh giá một cách
hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện.
3


lOMoARcPSD|11346942

Xây dựng hoặc vận dụng đúng đắn các cơ sở lý luận, tức luận cứ lý thuyết là cơng việc
có rất nhiều ý nghĩa:


Giúp người nghiên cứu có thể mượn ý kiến của đồng nghiệp đi trước để chứng

minh những giả thuyết của mình.[1,68]


Tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc tổ chức nghiên cứu lại từ đầu các cơ sở


lý luận về sự vật. [1,68]
1.

Tên đề tài

Tên đề tài nghiên cứu khoa học là tên gọi của vấn đề khoa học mà tác giả cần nghiên
cứu. Tên đề tài là vỏ bề ngồi, cịn vấn đề nghiên cứu là nội dung bên trong. Tên đề tài
phản ánh cô đọng nhất nội dung cần nghiên cứu.
Tên đề tài thể hiện ấn tượng đầu tiên đối với hội đồng khoa học/người đọc. Để đặt
được một tên đề tài nghiên khoa học cứu hấp dẫn, tạo ấn tượng mạnh, các bạn cần nắm
rõ những nguyên tắc sau:
Tên đề tài cần chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không
gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu.
Tên đề tài phải rõ ràng, súc tích, thể hiện được vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu. Về
nguyên tắc chung, tên đề tài nên ít chữ nhất có thể, nhưng chứa đựng một lượng thông
tin cao nhất.
Từ ngữ sử dụng trong tên đề tài phải đơn nghĩa, tránh sử dụng những từ đa nghĩa vì sẽ
dễ gây hiểu lầm, sai ý nghĩa của bài nghiên cứu.
Tên đề tài phải có mối liên hệ thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi
và ý nghĩa của bài nghiên cứu.
Các bạn nên tư duy, sáng tạo ra một cái tên đề tài mới, tránh trùng lặp với những đề tài
đã được nghiên cứu và cơng bố trước đó.
Ví dụ tên đề tài: Đặc trưng của tín ngưỡng truyền thống người Việt; Phân tích tính
cơng khai của báo chí;…

4



lOMoARcPSD|11346942

2.

Phần mở đầu

Phần mở đầu được xem là một bản giới thiệu tổng quan về nội dung vấn đề tác giả cần
nghiên cứu, trong đó các thơng tin được nhấn mạnh một cách phù hợp. Trong phần mở
đầu, tác giả cần đi sâu, làm rõ các vấn đề: tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, cấu trúc đề tài.
2.1

Tính cấp thiết của đề tài

- Tác giả trả lời câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?
- Lý do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung
- Lý do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm, sự hứng
thú của người nghiên cứu đối với vấn đề
- Từ các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó chỉ ra điểm mới của đề tài, vấn đề mà
tác giả lựa chọn.
2.2 Tổng quan nghiên cứu
Xuất phát từ một tổng thể các vấn đề có liên quan, sau đó đặt chủ đề nghiên cứu vào
trung tâm, đề cập một cách tương đối cụ thể các khía cạnh quan trọng của chủ đề. Tác
giả tóm tắt, nhận xét những cơng trình có liên quan (trong và ngồi nước) trong mối
tương quan với đề tài đang nghiên cứu:


Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện




Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này



Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng



Những kết quả nghiên cứu chính



Hạn chế của các nghiên cứu trước, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

2.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được gì khi
thực hiện đề tài?”


Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bám sát tên đề tài.
5


lOMoARcPSD|11346942



Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và


nội dung cơng trình.
2.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề được đặt ra nghiên cứu. Cần lưu ý phân biệt đối tượng
nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm vi

nghiên cứu.


Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng vấn

đề nghiên cứu.
2.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu. Tác giả
cần lưu ý tránh trường hợp đề tài thực hiện trên phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp.
2.6 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng (Chỉ rõ phương pháp chủ
đạo, phương pháp bổ trợ)


Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu,…



Phương pháp xử lý thơng tin: định lượng, định tính, …

Phần này thường được quan tâm vì sẽ xác định được hướng đi chính của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu phải khoa học, hợp lý, đáng tin cậy, phù hợp đề tài; có sự
phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung
cơng trình.
3. Phần nội dung chính của đề tài
3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu


Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được

nghiên cứu


Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được

+

Mơ hình lý thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
6


lOMoARcPSD|11346942

+

Mơ hình thực nghiệm đã được áp dụng ở đâu (trên thế giới và Việt Nam)

3.2 Phương pháp nghiên cứu


Mơ tả quá trình nghiên cứu diễn ra như thế nào, trình bày các phương pháp đã


sử dụng để nghiên cứu


Bối cảnh nghiên cứu



Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu



Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…)



Phương pháp xử lý thơng tin



Xây dựng mơ hình (dựa trên phân tích Kinh tế lượng, hay dựa trên việc phân

tích case study,…)
3.3 Kết quả và đánh giá


Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lý dữ liệu thì thu được kết quả gì? (có thể

được trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …)



Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến khơng? Giải

thích vì sao lại có kết quả như vậy, …
4. Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận: Tóm tắt tổng hợp nội dung đề tài và những kết quả được đúc kết từ quá
trình nghiên cứu.
4.2 Khuyến nghị:
– Đề xuất biện pháp áp dụng.
– Nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề gì, cịn vấn đề gì tồn động hoặc phát sinh
trong và sau quá trình nghiên cứu. Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo phù hợp.

B. THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI, GỒM: TÊN ĐỀ
TÀI; LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI; MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU; ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ; CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

7


lOMoARcPSD|11346942

1. Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-learning trong giáo dục Đại học và đào tạo trực
tuyến mở dành cho sinh viên Đại học Khoa học Huế
2. Lý do chọn đề tài
Đại dịch covid 19 đã làm cho chúng ta nhớ lại Ebola và SARS bởi vì hệ quả của nó để
lại rất khó lường, ảnh hưởng mạnh tới tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Trong
bối cảnh dịch bệnh covid diễn biến phức tạp rất nhiều các quốc gia, các trường học đã
lựa chọn học trực tuyên (e- learning) là một trong những giải pháp tối ưu để
giáo dục tiếp tục phát triển duy trì trong tình trạng diễn biến bệnh dịch gia tăng. E

learning là một trong những phương pháp học trực tuyến sử dụng kết nối mạng
Internet để phục vụ học tập. Thơng qua hệ thống e - learning, người học có thể tham
khảo các tài liệu học, đồng thời có thể trao đổi với giảng viên mà không cần phải gặp
trực tiếp. Hiện tại Đại học Khoa học Huế đang sử dụng trang tín chỉ để có thể thơng
báo về việc học tập và các hoạt động của sinh viên, các bài tập và các bài kiểm tra đều
nộp riêng lẻ vào các liên kết khác nhau như Google Classroom,thi trắc nghiệm[2], nộp
tiểu luận [3]…Do đó rất dễ nhầm lẫn và bất cập đối với nhiều sinh viên.Vì thế cần
nghiên cứu một hệ thống e- learning chung cho toàn trường để sinh viên có thể dễ
dàng học tập và thực hiện các hoạt động trực tuyến trong tình hình dịch bệnh vẫn cịn
đang diễn ra.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-learning trong giáo dục Đại học và đào tạo trực
tuyến mở dành cho sinh viên Đại học Khoa học Huế nhằm nâng cao chất lượng học
tập của học sinh sinh viên mùa dich.
4. Mục tiêu nghiên cứu
+Mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển phương thức học tập và đào tạo trực tuyến
dựa trên công nghệ thông tin và mơ hình E-learning nhằm điều kiện cho sinh viên có
thể dễ dàng học tập và thực hiện các hoạt động trực tuyến trong tình hình dịch bệnh
vẫn cịn đang diễn ra.
+Mục tiêu cụ thể : Đề xuất xây dựng và định hướng mơ hình E-learning cho Đại học
8

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

Khoa học Huế dựa trên việc phân tích các mơ hình E-learning của các trường như Đại
học du lịch Huế[4], Đại học y dược Huế [5] và các mơ hình phổ biến trong nước và
trên thế giới .

5. Đối Tượng, Phạm Vi Và Khách Thể
+Đối tượng: Hệ thống học trực tuyến tại Đại học Khoa học Huế.
+Phạm vi nghiên cứu :
Không gian: Khoa Công Nghệ Thông Tin và Kỹ thuật phần mềm trường Đại học Khoa
học Huế.
Thời gian: Từ ngày 16/05/2022 đến ngày 20/06/2022.
Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng của đào tạo trực tuyến tại trường Đại học Khoa
học Huế và đề xuất phát triển hệ thống E-learning nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
trực tuyến
+Khách thể nghiên cứu : Việc học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Khoa học
Huế trong mùa dịch
6. Các phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu ( phương pháp điều tra, so sánh, thử nghiệm,...)
- Phương pháp tiếp cận liên ngành
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích SWOT
+ Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc
ứng dụng E-learning trong dạy học, từ đó phân tích và tổng hợp cơ sở lý luận của đề
tài; lập phiếu điều tra về thực tiễn xây dựng bài giảng E-learning trong việc giảng dạy
trực tuyến cho học sinh, sinh viên trường Đại học Khoa học Huế.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Thống kê các dữ liệu thu được, tổng hợp, phân tích và so
sánh để rút ra các kết luận.

9

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942


ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT
Bài tiểu luận đã đưa ra những yêu cần cần thiết để có thể xây cơ sở lý luận của đề tài.
Như các bạn đã biết, trong một bài luận văn thạc sĩ hay bài khóa luận ở bậc Đại học
ln có một phần là Cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận có thể hiểu đơn giản là những lý
thuyết xoay quanh vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Đó là những giả thuyết đã được
kiểm chứng và khẳng định, chúng ta chỉ việc nêu ra và áp dụng chúng trong bài luận
của mình mà khơng cần phải chứng minh lại nữa.
Ngoài ra, bạn cũng nên đọc nhiều các sách có liên quan để tìm thêm các lý luận cho
bài luận văn của mình. Mỗi tác giả khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Nhờ
đọc nhiều sách về chủ đề liên quan bạn sẽ tìm thêm được những ý tưởng để viết hay
cho phần cơ sở lý luận.

10

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Vũ Cao Đàm (2005), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] : Hệ thống thi trắc nghiệm Đại học Khoa học Huế truy
cập ngày 19/05/2022.
[3]: Hệ thống nộp bài tiểu luận Đại học Khoa học Huế truy
cập ngày 19/05/2022.
[4]: Mơ hình E-learning Đại học Du lịch Huế truy cập
ngày 19/05/2022.
[5] Mơ hình E-learning Đại học Y dược Huế

truy cập ngày 19/05/2022.

11

Downloaded by Quang Tr?n ()



×