Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.94 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

KHOA NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN
HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Phú Quốc
Sinh viên thực hiện

: Võ Thị Ngọc Hiền

MSSV

: 31181023684

Khóa – Hệ

: 44 – Chính quy

Chun ngành

: Ngân hàng

Thơng tin liên hệ

: – 0342228090


Niên khóa 2018 – 2022


ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

KHOA NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN
HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Phú Quốc
Sinh viên thực hiện

: Võ Thị Ngọc Hiền

MSSV

: 31181023684

Khóa – Hệ

: 44 – Chính quy

Chun ngành


: Ngân hàng

Thơng tin liên hệ

: – 0342228090

Niên khóa 2018 – 2022
iii


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh và sự đồng ý, hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Phú Quốc và
em đã hoàn thành đề tài “Giải quyết các vấn đề trong liên kết giữa Ngân hàng Việt
Nam và công ty Fintech”.
Khá buồn khi năm nay do đại dịch Covid-19 hồnh hành mà vì thế em khơng có
cơ hội được đi thực tập như các anh chị khóa trước, điều này em cảm thấy hơi bị
thiệt thịi. Nhưng vì thế mà thầy đã dành ra rất nhiều thời gian hơn để hướng dẫn
đưa ra những đóng góp quý báu, sửa lỗi chi tiết và đưa ra những đánh giá để em có
thể hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc đến thầy TS. Phạm Phú Quốc. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn quý thầy cô
trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là q thầy cơ khoa Ngân hàng
đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại
nhà trường.
Trong q trình làm khóa luận em cũng gặp rất nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì thế
em rất mong được q thầy cơ có thể cho em nhiều góp ý để em có thể được thực
hiện tốt hơn trong tương lai.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cơ có thật nhiều sức khỏe và lịng nhiệt huyết
để tiếp tục sự nghiệp giảng dạy của mình. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến

tất cả mọi người.
Kí tên

Võ Thị Ngọc Hiền

iv


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................................. ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI “GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN
KẾT GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH” ................................. 1
1.1. Xác định vấn đề đề tài ............................................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng và phạm vi đề tài ..................................................................................... 2
1.4. Phương diện tiếp cận................................................................................................. 2
1.5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................. 3
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY
FINTECH HIỆN NAM............................................................................................................ 4
2.1. Tổng quan về hệ thống Ngân hàng Việt Nam và công ty Fintech ......................... 4
2.1.1.


Tổng quan về hệ thống Ngân hàng Việt Nam.................................................. 4

2.1.2.

Tổng quan về công ty Fintech ........................................................................... 4

2.2. Lợi thế của Ngân hàng Việt Nam trước khi hợp tác với công ty Fintech ............ 6
2.3. Lợi thế của công ty Fintech trước khi hợp tác với Ngân hàng.............................. 6
2.4. Xu hướng hợp tác giữa Ngân hàng Việt Nam và công ty Fintech hiện nay ......... 8
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 10
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ CÒN ĐANG GẶP PHẢI TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN
HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH ................................................................... 11
3.1. Các vấn đề còn đang gặp phải trong liên kết giữa Ngân hàng Việt Nam và công
ty Fintech............................................................................................................................ 11
3.1.1.

Vấn đề an ninh công nghệ thông tin ............................................................... 11

vi


3.1.2.

Vấn đề khung pháp lý cho các công ty Fintech ............................................. 12

3.1.3.

Vấn đề khác biệt về quản trị và văn hóa........................................................ 14

3.2. Phân tích ngun nhân hình thành lên các vấn đề còn gặp phải ........................ 15

3.2.1.

Nguyên nhân vấn đề an ninh công nghệ thông tin ........................................ 15

3.2.2.

Nguyên nhân vấn đề khung pháp lý ............................................................... 15

3.2.3.

Nguyên nhân khác biệt về quản trị và văn hóa ............................................. 16

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 16
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA RA ĐỂ GIÚP LIÊN KẾT GIỮA NGÂN HÀNG
VÀ CÁC CÔNG TY FINTECH ĐƯỢC TỐT HƠN ........................................................... 18
4.1. Một số giải pháp đề suất ......................................................................................... 18
4.1.1.

Giải pháp đối với vấn đề an ninh công nghệ thông tin ................................. 18

4.1.1.1.

Đối với các Ngân hàng Việt Nam và công ty Fintech ................................ 18

4.1.1.2.

Đối với khách hàng....................................................................................... 18

4.1.2.


Giải pháp đối với vấn đề khung pháp lý các công ty Fintech ...................... 19

4.1.3.

Giải pháp đối với vấn đề khác biệt về quản trị và văn hóa .......................... 20

4.2. Kế hoạch thực hiện giải pháp trên ......................................................................... 20
4.2.1.

Vấn đề an ninh công nghệ thông tin ............................................................... 20

4.2.2.

Vấn đề khung pháp lý ...................................................................................... 21

4.2.3.

Vấn đề khác biệt về quản trị văn hóa............................................................. 21

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 21
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 24

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM

Ngân hàng thương mại


NHNN

Ngân hàng nhà nước

IoT

Internet of Things (Internet vạn vật)

APT

Advanced Persistent Threat
(thuật ngữ mô tả một chiến dịch tấn công sử dụng kỹ thuật cao)

OTP

One Time Password (mật khẩu dùng một lần)

P2P

Cho vay ngang hàng

PwC

Cơng ty Kiểm tốn PwC

CMCN 4.0

Cách mạng cơng nghiệp 4.0


CNTT

Cơng nghệ thơng tin

API

Application Programming Interface
(giao diện lập trình ứng dụng)

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Các cơng ty Fintech trong năm 2020 .................................................... 5
Hình 2.3: Các Ví điển tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay..................................... 7
Hình 2.4: Mơ hình hợp tác Ngân hàng - Fintech ................................................... 8

ix


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI “GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY
FINTECH”
1.1. Xác định vấn đề đề tài
Trong thế giới hiện đại, Cơng nghệ tài chính (Fintech) đang diễn ra mạnh mẽ và
nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ dư luận trong thời gian gần đây. Nó ảnh
hưởng tới đời sống, sự phát triển của quốc gia đó. Fintech đang diễn ra ngày càng
mạnh ở tất cả các nước và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Cùng với sự phát
triển, ngành Ngân hàng đang được cải thiện tồn diện nâng cao hiệu quả về chất
lượng, quy mơ, sản phẩm,... để đáp ứng những nhu cầu phát triển thị trường, hoàn

thành mục tiêu đề ra và đứng vững được trước những cạnh tranh khốc liệt.
Chất lượng cuộc sống đang được nâng cao, người dân quan tầm nhiều hơn tới
những giao dịch nhanh chóng, tốn ít thời gian, thuận tiện cho việc đi lại,... Nắm
bắt tình hình đó, các Ngân hàng đã đẩy mạnh hợp tác với các công ty Fintech, là
cầu nối đưa khách hàng đến gần hơn với sự quan tâm của mình. Và cùng với xu
hướng phát triển chung của thế giới đặt biệt là trong bối cảnh các cuộc cách mạng
công nghệ bùng nổ, cộng với sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính. Fintech ở Việt
Nam được cho rằng rất có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Xuất phát từ vị trí tiềm năng, đáp ứng được mong muốn của khách hàng, đồng
thời nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, sự hợp tác này đâu
đó vẫn cịn tồn đọng một số vấn đề mà sự liên kết này mang lại, nên em đã lựa
chọn đề tài: “GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN
HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH”.
1.2. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, các công ty Fintech đang dần hồn thiện mình để cung cấp các sản
phẩm tài chính dựa vào nền tảng cơng nghệ và cạnh tranh trực tiếp với các Ngân
hàng. Từ đó các Ngân hàng cũng đã nhận thức được tầm quan trọng mà Fintech
mang lại mà cần phải có những thay đổi nhất định nhằm thay đổi cách thức truyền
thống đê phục vụ khách hàng. Vậy nên việc liên kết giữa các Ngân hàng và công
1


ty Fintech là cần thiết và có vai trị quan trọng đối với việc nâng cao tiện ích phục
vụ khách hàng.
Ngoài các cơ hội khi Ngân hàng liên kết với các cơng ty Fintech mang lại thì
bên cạnh đó việc liên kết này còn đang gặp phải một số vấn đề. Như ta đã biết
Fintech là áp dụng những sáng tạo, thông minh của công nghệ vào môi trường dịch
vụ tài chính thì vấn đề ở đây chính là ngân hàng áp dụng cơng nghệ vào thì liệu có
đủ để bảo mật thông tin của ngân hàng cũng như của khách hàng? Ngồi ra cịn có
các vấn đề khác như vấn đề pháp lý hay vấn đề khác biệt về quản trị văn hóa giữa

Ngân hàng và cơng ty Fintech. Do đó, từ những lý do trên, việc tìm hiểu, khai thác
và cần đưa ra các giải pháp cho sự liên kết này sẽ góp phần nâng cao vị thế, hình
ảnh của các Ngân hàng cũng như các cơng ty Fintech. Chính vì vậy, em đã chọn
đề tài “GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN
HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH”.
1.3. Đối tượng và phạm vi đề tài
Đối tượng của đề tài: Ngân hàng Việt Nam và các công ty Fintech
Phạm vi của đề tài:
 Về không gian: Ngân hàng Việt Nam và các công ty Fintech.
 Về thời gian: Từ 2016 đến năm 2021.
1.4. Phương diện tiếp cận
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tài liệu về Fintech và Ngân hàng
Việt Nam thông qua q trình học tập, các tin tức Internet, báo chí, bài báo cáo
khoa học,...
Phương pháp phân tích: Phân tích, đánh giá thơng tin thu thập được từ đó đưa
ra các giải pháp để nâng cao liên kết và Ngân hàng và công ty Fintech.

2


1.5. Ý nghĩa đề tài
Thơng qua bài viết có thể nhìn nhận một cách tổng quan về những điểm cịn hạn
chế, các vấn đề còn gặp phải khi liên kết giữa Ngân hàng và các công ty Fintech
cần được khắc phục, cải thiện và có các giải pháp nâng cao khả năng liên kết để
tạo ra những tiện ích phục vụ khách hàng tốt hơn trong tương lai. Từ đó nâng cao
đời sống khách hàng mà phát triển nền kinh tế đất nước.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Đứng trước CMCN 4.0 Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trong đó có
Fintech sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài
chính phục vụ cho khách hàng của mình. Bài khóa luận này sẽ đề cập đến xu hướng

hợp tác giữa cả hai cũng như nhìn nhận ra được những vấn đề mà đang tồn đọng
của cả hai cịn đang gặp phải trong q trình liên kết để đưa ra giải pháp đề xuất
phù hợp để hoàn thiện hơn, giúp phát triển được nền kinh tế nước nhà.

3


CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ
CÔNG TY FINTECH HIỆN NAM
2.1. Tổng quan về hệ thống Ngân hàng Việt Nam và công ty Fintech
2.1.1.Tổng quan về hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Tính đến nay, sau 70 năm thành lập và phát triển của ngành Ngân hàng Việt
Nam thì hệ thống NHTM đã đổi mới qua các giai đoạn và hiện tại gồm có 4 NHTM
Nhà nước, 31 NHTM Cổ phần, 9 NH 100% vốn nước ngoài và 2 NH Liên doanh.
Tăng cường vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam xây dựng và duy trì niềm tin
vững chắc trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Với lịch sử vè vang của hệ
thống Ngân hàng Việt Nam ln tích cực đổi mới và hoạt động để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế hiện nay. Ngành Ngân hàng luôn là huyết
mạch chủ đạo và đóng vai trị quan trọng của tồn bộ nền kinh tế. Vì vậy, ngành
Ngân hàng là niềm tự hào trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phat triển đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, NHNN và hệ thống Ngân hàng còn nhiều vướng mắc
và trách nhiệm cần giải quyết. Trong số đó, đối mặt với những thách thức của
CMCN 4.0 đó là việc sử dụng số hóa, trí tuệ,... đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn
trong việc ứng dụng công nghệ cho các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng.
2.1.2.Tổng quan về công ty Fintech
Fintech hay Cơng nghệ tài chính là viết tắt của từ tiếng Anh “Financial
Technology” nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo các start – ups, là một xu
thế, hiện tượng các nhà đầu tư cũng như Chính phủ/cơ quan quản lý của nhiều
nước trên thế giới.
Mục tiêu chính của Fintech trên thế giới hiện nay gồm: đối với phân khúc thị

trường khách hàng cá nhân thì ln phải đổi mới thơng qua cơng nghệ, mục tiêu
tiếp theo đó chính là thay thế kênh truyền thống bằng kênh điện tử trực tuyến, giảm
chi phí, tăng độ tiện dụng và trải nghiệm của khách hàng.
Trong ngành Tài chính đặt biệt hơn là ngành Ngân hàng đang phải chịu sự tác
động mạnh mẽ trong sự thay đổi chuyển mình trong bối cảnh công nghệ đang phát
4


triển nhanh chóng. Nói cách khác Fintech là nơi mà cơng nghệ và các dịch vụ tài
chính giao thoa. Tại đây, các sản phẩm dịch vụ do các công ty chính cung cấp đã
được các cơng ty Fintech đã tận dụng sức mạnh của công nghệ mà tạo ra nhiều sự
đột phá, trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng.
Tại Việt Nam, theo NHNN năm 2020 số lượng các công ty Fintech đã tăng gấp
4 lần so với năm 2016. Tính đến năm 2019, Việt Nam đã có hơn 150 cơng ty trong
lĩnh vực Fintech. Theo Phó Trưởng ban chỉ đạo Fintech NHNN ông Nghiêm Thanh
Sơn cho biết: “Phần lớn các công ty Fintech của Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực thanh tốn, và chỉ có 26 doanh nghiệp được NHNN cấp phép cung cấp dịch
vụ trung gian thanh toán. Hiện đã có 78 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán
qua Internet và 41 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh tốn qua điện thoại di động”.
Hình 2.1: Các công ty Fintech trong năm 2020

Nguồn: Fintech Vietnam Ecosystem – Tháng 1/2020
Song hành với mục tiêu của Chính phủ đề ra là giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong
nền kinh tế xuống dưới 10%, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu. Các lĩnh
vực trong hệ sinh thái Fintech của Việt Nam bao gồm: cho vay ngang hàng (P2P
Lending), ngân hàng số (Digital banking), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), thanh
tốn (Payment), tài chính cá nhân, gọi vốn cộng đồng,...Trong đó 2 lĩnh vực lớn
mạnh nhất là cho vay ngang hàng và thanh toán.

5



2.2. Lợi thế của Ngân hàng Việt Nam trước khi hợp tác với công ty Fintech
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam với lịch sử hình thành và phát triển lớn mạnh
trong vịng 70 năm qua đã góp phần to lớn trong việc phát triển thị trường tài chính
và có những lợi thế sẵn có như:
- Về uy tín, Ngân hàng có tính ổn định cao có tiềm lực về tài chính tốt do
đó đã tạo nên lịng tin cho các nhà đầu tư khi lựa chọn Ngân hàng là một kênh đầu
tư an toàn. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngành rất hiệu quả, đảm bảo được sự
tin tưởng của các nhà đầu tư.
- Về mạng lưới, tổ chức hoạt động Ngân hàng được thành lập đều khắp nơi
trải dài trên cả nước, với số lượng lớn Ngân hàng, được tổ chức giám sát chặt chẽ,
hệ thống luôn được bảo đảm vận hành ổn định, các rủi ro và bảo mật của khách
hàng được ln kiểm sốt.
- Về nguồn vốn, Ngân hàng có một nguồn vốn lớn có thể hỗ trợ đầu tư mạnh
vào các dự án công nghệ, phục vụ hỗ trợ các dự án mới cho các start – ups,...
- Về kinh nghiệm, Ngân hàng có thể được xem là có thâm niên là một
chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tại Ngân hàng ln có đội ngũ nhân viên cán
bộ chuyện nghiệp và có kiến thức am hiểu sâu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng,
có mạng mạng lưới khách hàng rộng lớn và cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ.
2.3. Lợi thế của công ty Fintech trước khi hợp tác với Ngân hàng
Tuy ra đời sau hệ thống Ngân hàng nhưng do công nghệ được ứng dụng vào
quản lý tài chính, nên bước đầu đã tạo ra những lợi ích tốt trong ngành tài chính
và phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại, như:
- Ví điện tử là phương thức thanh tốn mới do các cơng ty Fintech phát
triển, người dùng được phép thể lưu trữ các thơng tin tài chính trên điện thoại di
động hoặc thay thế có các hình thức thanh tốn truyền thống như thẻ hay tiền mặt
thơng qua ví điện tử.

6



Hình 2.3: Các Ví điển tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Nguồn: Cafef.vn
- Các sản phẩm tài chính được công ty Fintech ứng dụng công nghệ vào đã
tạo ra nhiều đột phá hơn so với các sản phẩm truyền thống của Ngân hàng như
thanh toán ngang hàng (Peer to peer payment); công nghệ Mobile Tech with a
Twist (một phiên bản mới của Mobile technology, thông qua ứng dụng người dùng
có thể quản lý tốt dịng tiền cá nhân của mình); trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence – AI). Từ đó, khách hàng đã có những trải nghiệm thú vị và tiện ích
khi các sản phẩm mới này được xuất hiện.
- Giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian cho khách hàng do được giảm bớt
các khâu trung gian rườm rà khi chỉ cần vài thao tác trên điện thoại thơng minh mà
khách hàng có thể thực hiện được các giao dịch cho vay, vay, thanh tốn,... mà
khơng cần đến quầy giao dịch của Ngân hàng.
- Do công ty Fintech có khẩu vị rủi ro cao hơn mà đã mở rộng ra được cơ
hội tham gia tiếp cận thị trường tài chính đối với nhiều đối tượng hơn như các
khách hàng dưới chuẩn so với Ngân hàng.

7


2.4. Xu hướng hợp tác giữa Ngân hàng Việt Nam và cơng ty Fintech hiện nay
Khi các Ngân hàng có bề dày lịch sử lâu năm, nguồn tài chính dồi dào, mạng
lưới hoạt động rộng khắp cả nước và đặc biệt có nguồn dữ liệu to lớn của khách
hàng. Cịn các cơng ty Fintech lại có những lợi thế về cơng nghệ, có các ý tưởng
sáng tạo. Từ những lợi thế của Ngân hàng và cơng ty Fintech đang có việc phát
triển ngành Tài chính – Ngân hàng để phù hợp với xu hướng hiện hành thì Ngân
hàng và cơng ty Fintech đã bắt tay nhau cùng hợp tác và phát triển, cả hai với vai

vai trò tận dụng các điểm mạnh cùng nhau phát triển.
Hình 2.4: Mơ hình hợp tác Ngân hàng - Fintech

Nguồn: Future.ueh.edu.vn
- Xu hướng cùng hợp tác đề phát triển. Theo thống kê của NHNN, có
khoảng 72% công ty Fintech đang liên kết với Ngân hàng để cũng cấp dịch vụ,
14% phát triển sảm phẩm mới và 14 % sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng. Trên
thực tế thì tại Việt Nam liên kết chủ yếu với các công ty Fintech là để cũng cấp các
dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền như vào năm 2017 cơng ty Fintech Việt Weezi
Digital hợp tác với VIB cho ra mắt sản phẩm MyVIB Social Keyboard một ứng
dụng cho phép người dùng chuyển tiền trên mạng xã hội. Năm 2019, doanh nhân
Marc Djandji trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Việt Nam rằng: “Chia sẻ niềm
8


tin rằng hợp tác nhiều hơn là đôi bên cùng có lợi cho các Ngân hàng và Fintech”.
Tiếp đến năm 2020, trong lúc đại dịch Covid-19 mà tại Việt Nam nhờ sự tăng tốc
của Fintech mà các ngân hàng số phát triển nhanh chóng, các ngành thương mại
điện tử có sự bùng nổ mạnh. Một số ngân hàng trong nước đã lựa chọn hợp tác với
cơng ty Fintech nước ngồi như sự kết hợp giữa Opportunity Network (Anh) với
VietinBank để cung cấp nền tảng cho các khách hàng doanh nghiệp của
VietinBank tạo cơ hội mở rộng thị trường thương hiệu cho doanh nghiệp trong
nước đối với đối tac nước ngoài; Toss (Hàn Quốc) với CIMB Bank của Việt Nam;
BE Group (Thụy Điển) với VPBank; RippleNet (Mỹ) với OCB và Backbase (Hà
Lan) với VPBank. Ngồi ra, cịn có trường hợp cơng ty Fintech thâu tóm mua lại
cơng ty con của Ngân hàng. Trong đó điển hình là cơng ty Techcom Finance là
công ty con của Ngân hàng Techcombank Việt Nam được tập đồn Lotte Hàn
Quốc thâu tóm nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.
- Xu hướng chuyển đổi công nghệ số. Theo Mc Kinsey khảo sát tại Việt
Nam cho thấy, có khoảng 50% người sẽ sẵn sàng sử dụng các cơng nghệ tài chính

và trong vịng 10 đến 15 năm nữa thay cho các mơ hình Ngân hàng truyền thống.
Chính vì thế mơ hình Ngân hàng số được ngành Ngân hàng Việt Nam hướng đến
để phù hợp với thế giới hiện thời. Do đó, trong quá trình chuyển đổi Ngân hàng sẽ
số hóa tài sản cũng như trang bị công nghệ. Để phát triển sản phẩm, mơ hình này
được triển khai cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa công ty Fintech và Ngân
hàng.
Song lại có vấn đề đặt ra liệu cần có những lưu ý gì về mối quan hệ hợp tác như
thế này khơng? Nó sẽ tồn tại một số rủi ro vốn có khi việc số hóa các dịch vụ tài
chính thì sẽ tạo ra một số lỗ hổng mới. Vì thế, cần có sự can thiệp nhanh chóng
của Ngân hàng, các cơng ty Fintech và cả chính phủ cần đưa ra những chuẩn mực
đạo đức thông qua các dữ liệu để đảm bảo rằng có thể cân bằng các rủi ro và lợi
ích của cơng nghệ dữ liệu. Và những vấn đề còn tồn tại như cả hai quá khác biệt
về văn hóa và tổ chức hay hệ thống pháp lý về hợp tác chưa hoàn thiện. Đây là các
vấn đề trở ngại mà Ngân hàng và công ty Fintech cần được giải quyết khi muốn
liên kết hợp tác với nhau.

9


TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nói về Ngân hàng có những ưu thế về uy tín, nguồn tài chính dồi
dào, mạng lưới tổ chức trải khắp cả nước hay có bề dày kinh nghiệm. Cịn đối với
cơng ty Fintech lại có những ưu thế khi biết áp dụng những sáng tạo kỹ thuật vào
trong các sản phẩm của mình như ví điện tử, trí tuệ nhân tạo giúp người dùng tiết
kiệm thời gian hơn. Cả hai đều có những ưu thế riêng mà mỗi tổ chức đều khơng
có vì thế hai tổ chức đã bắt tay nhau cùng hợp tác với xu hướng cùng nhau phát
triển và xu hướng chuyển đổi công nghệ số. Nhưng việc hợp tác này có vấp phải
những vấn đề nào khơng? chi tiết sẽ được đề cập kỹ hơn ở các chương sau.

10



CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ CÒN ĐANG GẶP PHẢI TRONG LIÊN KẾT
GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH
3.1. Các vấn đề còn đang gặp phải trong liên kết giữa Ngân hàng Việt Nam
và cơng ty Fintech
Mặc dù có nhiều lợi thế hơn nhờ ứng dụng công nghệ vào so với hệ thống Ngân
hàng truyền thống, Fintech đang là xu hướng tất yếu để phát triển ngành Tài chính
Ngân hàng. Song bên cạnh đó vẫn cịn một vài hạn chế đối với các công ty Fintech.
Việc một lĩnh vực tài chính hồn tồn mới xuất hiện và phát triển với tốc độ
chóng mặt như Fintech đã khiến cho các quốc gia phải đối mặt với các thách thức
và khó khăn như rủi ro liên quan đến an ninh, an tồn về bảo mật thơng tin cá nhân,
ngồi ra cịn có nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố.
3.1.1.Vấn đề an ninh công nghệ thông tin
Ngày nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ số và sự phổ biến ngày càng
tăng của thiết bị IoT, mọi giao dịch và thông tin liên lạc của con người đều đã được
số hóa. An tồn thơng tin, vấn đề bảo mật đang trở thành một vấn đề nóng mang
tính sống cịn, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng có thể bị gây ra các thiệt hại về mặt
tài chính và uy tín.
Trong những năm trở lại đây hàng lọt vụ tấn công an ninh mạng nhắm vào Ngân
hàng đang dần trở lại và diễn ra mạnh mẽ hơn. Được biết, ngày 21/11/2019 có
khoảng 2 triệu khách hàng của Ngân hàng Việt Nam bị chia sẻ thơng tin miễn phí
trên các diễn đàn quốc tế dành cho hacker chuyên về chia sẻ dữ liệu. Theo ông
Nguyễn Đức Tuân, Quyền giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian
mạng Việt Nam nhấn mạnh: “Các sự cố thường gặp như dữ liệu khơng được mã
hóa, phần mềm độc hại, dịch vụ bên thứ ba khơng an tồn, dữ liệu bị thay đổi trái
phép, tấn công giả mạo,... Đặt biệt, xu hướng tấn cơng chủ đích (APT) ngày càng
gia tăng số lượng và mức độ tinh vi”.
Chỉ tính riêng năm 2020, hacker đã đánh cấp hàng trăm tỷ đồng thông qua các
cuộc tấn công an ninh mạng liên quan đến Ngân hàng, trong đó chủ yếu là bị đánh

11


cấp thông tin các mã OTP giao dịch của người dùng. Như lợi dụng nhu cầu mua
sắm trực tuyến ngày càng tăng trong thời buổi dịch bệnh đang bùng nổ, các đối
tượng này đã tạo ra các trang web giả mạo nền tảng Thương mại điện tử tại Việt
Nam và thiết lập các liên kết thanh toán trực tuyến với các Ngân hàng như
ebanking-shopee.vn, ibanking-shopee.vn, ibank-shopee.vn, ebankingshopee.vn,...
Đối tượng chính gửi đường dẫn đến các trang web lừa đảo này thông qua tin nhắn
SMS, email,... hoặc hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch trên các trang web
giả mạo đó thơng qua điện thoại, với mục đích lấy cấp thơng tin tài khoản và mật
khẩu đăng nhập ngân hàng của khách hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Trung bình mỗi tháng, hệ thống giám sát của Bkav phát hiện lên đến 15.000 phần
mềm gián điệp trên điện thoại giả danh Ngân hàng. Tính chung, VN84App (phần
mềm thu thập tin nhắn OTP để giao dịch ngân hàng) đã gây ra thiệt hại lên đến
hàng tỷ đồng và lây nhiễm cho hàng nghìn điện thoại thơng minh tại Việt Nam.
Theo chia sẻ của chun gia kinh tế Ngơ Trí Long: “Tiến trình chuyển đổi số
Ngân hàng dễ gặp rủi ro vì an ninh mạng Internet vẫn là một trong những trở ngại
cho sự phát triển của Thương mại điện tủ nói chung và phát triển Ngân hàng số
nói riêng. Ngun nhân vì cấu trúc và mục đích của Internet là một mạng mở nên
các giao dịch tài chính có thể gặp rủi ro bảo mật cao”.
3.1.2.Vấn đề khung pháp lý cho các cơng ty Fintech
Khung pháp lý có vai trị rất quan trọng trong việc điều tiết và định hướng thị
trường. Đặc điểm của nó là hỗ trợ sự vận hành trơn tru của thị trường, minh bạch
và có hiệu quả, vừa có tính ràng buộc để tạo ra một mơi trường ổn định và có trật
tự. Brett King (2018) đã chỉ ra rằng một nghịch lý của sự phát triển: “Một hệ thống
pháp lý phát huy rất tốt vai trò trong q khứ nhằm đảm bảo an tồn tài chính của
hệ thống là được thiết kế với các đặc điểm khiến chúng trở nên không phù hợp để
đương đầu với các thách thức trong tương lai”.
Cũng giống như các nước khác sự xuất hiện của công ty Fintech đã mang đến

cho Việt Nam một số thách thức trong quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như
cho vay ngang hàng, các mơ hình chuyển tiền xun biên giới, các hình thức thanh
toán mới, tiền ảo, phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICOs), kinh doanh đa
12


cấp lợi dụng danh nghĩa tiền ảo/tài sản ảo. Ví dụ điển hình vào đầu tháng 5/2021
các nghệ sĩ được xem là có tiếng tâm tại Việt Nam lên tiếng quảng cáo cho những
đồng tiền ảo, coin rác để lợi dụng sự thiếu hiểu biết của mọi người, lòng tham khi
được trả lãi rất cao đặc biệt là lòng tin của khán giả dành cho mình mà thu hút một
lượng người tham gia để rồi đầu tư dẫn đến những vụ mất tiền, đổ nợ vì tham gia
tiền ảo.
Ngân hàng Nhà nước nhận định, việc phát triển nhanh và mở rộng quy mô kinh
doanh của các công ty cung ứng giải pháp Fintech có thể ảnh hưởng xấu đến sự ổn
định của hệ thống Tài chính – Ngân hàng khi rủi ro hoạt động khơng được định
lượng chính xác. Khách hàng sẽ bị tổn thất khi một số mơ hình Fintech chưa chuẩn,
và ở quy mơ lớn hơn có thể gây ra đổ vỡ hàng loạt các công ty Fintech. Đối với
hoạt động cho vay ngang hàng. Nỗi lo mất tiền của nhà đầu tư không chỉ dừng lại
ở việc người đi vay làm hồ sơ giả hay công ty Fintech cung cấp nền tảng cho vay
ngang hàng ôm tiền bỏ chạy, mà có nguy cơ mất trắng khi tội phạm công nghệ
chiếm quyền quản lý ứng dụng, thay đổi thuật toán và thực hiện rút tiền từ ngân
hàng trung gian. Theo tư liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơng ty Fintech
đã xuất hiện tại Việt Nam có khoảng 100 cơng ty P2P chủ yếu có nguồn gốc là
nước ngoài. Đáng chú ý, do chưa được cấp phép nên các công ty chủ yếu đăng ký
hành nghề là kinh doanh dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính,.. Do thiếu vắng các quy
định pháp luật điều chỉnh nên việc giám sát giao dịch của cơ quan chức năng và
việc xử lý rủi ro khi phát sinh trong thực tế còn bị bỏ ngỏ. Một số đối tượng lợi
dụng mơ hình kinh doanh này để thực hiện hành vi phạm tội, bất hợp pháp như tín
dụng đen, cho vay nặng lãi,... để hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa
đảo gây ảnh hưởng tới các khách hàng nói riêng và ảnh hưởng tới tài chính của

Ngân hàng nói chung. Minh chứng rõ nét nhất trong việc này chính là sự thất bại
của các cơng ty cho vay ngang hàng tại nước bạn Trung Quốc cho việc Fintech
bùng nổ thiếu sự kiểm soát, quản lý từ cơ quan quản lý nhà nước.
Trong lĩnh vực thanh toán, hoạt động của các công ty Fintech được coi là các
trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán và do NHNN cấp phép hoạt động. Hoạt
động được liệt kê theo khoản 1 điều 2 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, bao gồm
13


cả dịch vụ ví điện tử và dịch vụ cổng thanh tốn điện tử. Nhưng trong điều khoản
này lại khơng quy định cụ thể là một hình thức dịch vụ thanh toán qua trung gian,
với các ứng dụng thanh toán chưa được quy định chuẩn hóa, khi rủi ro xảy ra khơng
có cơ chế rõ ràng bảo vệ người tiêu dùng. Người dùng cũng như các bên khi có
phát sinh rủi ro sẽ bị cản trở việc sử dụng và tiếp cận các phương thức thanh toán
bằng di động bởi các hạn chế này.
Theo chuyên gia Tài chính - Ngân hàng Cấn Văn Lực: “Việc xây dựng một nghị
định về cơ chế có thể kiểm sốt hoạt động Fintech sẽ làm rõ trách nhiệm của những
bên liên quan trong các giao dịch bao gồm thanh toán, cho vay và các dịch vụ tư
vấn hay dịch vụ khác. Trong đó khi người dùng gặp phải các rủi ro như mất tiền,
các đơn vị này buộc phải có trách nhiệm rõ ràng. Mặc khác, phía cơ quan chức
năng cũng cần có sự phối hợp hiệu quả, đặc biệt trong việc định danh cá nhân,
đồng thời đúc rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn nghị định này trong tương lai bở sự
phát triển của cơng nghệ sẽ nhanh chóng”.
3.1.3.Vấn đề khác biệt về quản trị và văn hóa
Theo khảo sát của PwC cho thấy từ gốc độ các công ty Fintech, khác biệt về văn
hóa và quản trị là 54%, các quy trình hoạt động là 47% và quy định không rõ ràng
là 43% là ba thách thức hàng đầu của Ngân hàng.
Bất cứ khi nào Ngân hàng quyết định kinh doanh luôn phải tuân theo một quy
trình phức tạp và một chuỗi nhiều bước, thường là cơ cấu quản lý nhiều cấp với số
lượng nhân viên lớn. Ngân hàng sẽ khuyến khích phát triển văn hóa thứ bậc. Ngược

lại, các cơng ty Fintech sẽ phát triển một nền văn hoa cởi mở, chấp nhận sự sáng
tạo và đổi mới của Fintech. Các công ty Fintech sẽ cung cấp dịch vụ mà không bị
hạn chế bởi các điều kiện khung giống như các ngân hàng truyền thống.
Do đó mà với trường hợp Ngân hàng cung ứng các sản phẩm trên thị trường nợ
luôn đảm bảo rằng các khách hàng của mình có khả năng hồn trả các khoản vay.
Trong khi đó khẩu vị của các cơng ty Fintech thì rủi ro hơn khi quảng cáo các sản
phẩm cho vay thì khơng một khoản vay nào chỉ ra rằng chỉ được cấp cho những
người đi vay đáng tin cậy, trên các trang web của công ty chỉ công bố khả năng
14


tiếp cận tín dụng đối với những người có nhu cầu. Hiện tại các công ty Fintech
cung cấp các khoản vay cho các dự án thương mại, bao gồm cả các dự án khởi
nghiệp. Nhưng đến một thời điểm nhất định, khi các công ty Fintech đối mặt với
vấn đề mất khả năng hồn trả các khoản vay hoặc khơng thực hiện được các cam
kết đối với khoản vay thì Ngân hàng Trung ương sẽ đối mặt với trách nhiệm trong
quản trị.
3.2. Phân tích ngun nhân hình thành lên các vấn đề còn gặp phải
3.2.1.Nguyên nhân vấn đề an ninh cơng nghệ thơng tin
Nói đến ngun nhân dẫn đến vấn đề an tồn thơng tin thì ngun nhân được
hình thành từ hai phía:
- Đầu tiên là ở phía Ngân hàng, do hạ tầng ứng dụng Công nghệ thông tin
của Ngân hàng số khơng được quản lý và kiểm sốt chặt chẽ, nếu phát hiện lỗ
hổng bảo mật hay bất kỳ một thành phần ngoại lai nào đó thì rất dễ dẫn tới mất an
toàn. Khả năng quản lý yếu kém, khơng hiểu rõ được hết các đặc điểm của mơ
hình dịch vụ mới.
- Thứ hai, phải nói đến quan điểm bảo mật thông tin từ khách hàng, một hệ
thống công nghệ thơng tin dù hiện đại đến đâu thì khi cũng cần cung cấp thơng tin
đầu vào và cần có sự tương tác giữa con người với công nghệ. Các lỗi khơng tn
thủ trong q trình tương tác, hoặc mất kiểm sốt, lọc đầu vào kém sẽ gây mất an

tồn hệ thống thông tin của khách hàng. Các yếu tố này lại phụ thuộc vào chính
các khách hàng và các tác nhân bên ngoài. Trên thực tế, việc hacker “đánh cắp”
tiền trong tài khoản rất dễ xảy ra, đôi khi không phải thông qua việc sử dụng lỗ
hổng bảo mật của ngân hàng mà thơng qua chính thói quen giao dịch trực tuyến
của chính chủ thẻ.
3.2.2.Nguyên nhân vấn đề khung pháp lý
Đối với vấn đề về khung pháp lý của Fintech thì ngun nhân là do pháp lý cịn
sơ khai, chính sách ban hành cịn chậm, các hình thức và quy định kinh doanh mới
còn lạc hậu. Việc áp dụng còn mới và phức tạp trong Fintech đòi hỏi nguời xây
dựng, đưa ra khung pháp lý phải hiểu thêm rõ về cơng nghệ để nhìn ra được bản
chất của quan hệ xã hội bất kể lớp vỏ mới là gì.
15


Theo ơng Phạm Xn Hịe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng nhận
xét tại Hội thảo quốc tế Công nghệ tài chính trong nền kinh tế thơng minh cho biết:
“Ngay chính các cơ quan xây dựng pháp lý Fintech hiện nay cũng khơng hiểu
nhiều về nó, vì vậy dù muốn họ cũng rất khó thay đổi để bắt kịp với những mơ
hình sáng tạo mới”.
Tại Việt Nam với quy trình lập pháp, việc vận động, giải thích và thuyết phục
tất cả các nhà quản lý nhà nước cùng thống nhất đồng thuận trong thời gian ngắn
là điều không dễ dàng. Ngồi ra, được biết có sự thiếu hụt về nhân lực khi khơng
có nhiều người trực tiếp làm cơng tác chính sách trong các cơ quan chủ quản.
3.2.3.Nguyên nhân khác biệt về quản trị và văn hóa
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về quản trị và văn hóa này có thể nói là do
Ngân hàng đã được thành lập và phát triển lâu đời nên có những tư duy, khuổn khổ
cũ chưa thể tiếp nhận kịp thời những đổi mới. Cịn đối với các cơng ty Fintech thì
được phát triển trong thời gian gần đây nên dễ dàng tiếp nhận những cái mới, có
sự cởi mở và thống hơn.
Đồng thời cũng do chính “thói quen” mà các cơng ty Fintech chỉ tập trung phát

triển nâng cao các tính năng trong sản sản phẩm của mình mà quên mất rằng các
hoạt động cung cấp dịch vụ khách hàng còn thơ sơ khơng có sự đồng điệu chun
nghiệp cùng với Ngân hàng. Khi một bên rất chú trọng về đảm bảo chất lượng
khách hàng luôn đặt ra những tiêu chuẩn cho khách hàng, tiến hành thẩm định rồi
cho vay còn các cơng ty Fintech thì ngược lại, có thể cho vay hầu như tất cả các
khách hàng và kể là khách hàng dưới chuẩn.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Khi cả Ngân hàng và công ty Fintech cùng nhau bắt tay hợp tác thì đã vấp phải
một vài vấn đề như vấn đề an tồn cơng nghệ thơng tin, khung pháp lý chưa rõ
rang hay cả hai có những khác biệt về quản trị và văn hóa. Chương 3 đã tìm ra các
vấn đề đang gặp phải đó và tìm ra được một vài nguyên nhân cốt lõi. Để muốn
phát triển được nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính

16


×