Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ i copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.59 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I
NĂM HỌC: 2021 - 2022
I. Trắc nghiệm khách quan:
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Các cấp tổ chức của thế giới sống.
- Khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể, quần xã.
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.
Bài 2: Các giới sinh vật
- Khái niệm giới, các đơn vị phân loại của thế giới sinh vật, hệ thống phân loại 5 giới, tiêu chí để phân loại.
- So sánh giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
- Nguyên tố đa lượng và vai trò của nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng và vai trò nguyên tố vi lượng.
- Vai trò của nước.
Bài 4: Cacbohodrat và Lipit
- Nguyên tắc cấu tạo, các loại đường đơn, đường đơi và đường đa, vai trị của cacbohidrat.
- Khái niệm và chức năng của lipit, các loại lipit.
- So sánh cacbohidrat và lipit.
Bài 5: Protein
- Nguyên tắc và đơn phân cấu tạo nên protein, liên kết giữa các axit amin, số lượng axit amin.
Bài 6: Axit nucleic
- Cấu trúc của ADN và ARN.
- Các bài tập về ADN
II. Trắc nghiệm tự luận:
Câu 1. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì?
- Đặc tính nổi trội là những đặc tính chỉ có ở những tổ chức sống cấp cao mà những tổ chức sống cấp thấp hơn
khơng có được.
- Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các đơn vị thành phần.
Câu 2: So sánh giới động vật và giới thực vật?
* Giống nhau:
- Đều có cấu tạo tế bào.
- Đều có các đặc trưng của cơ thể sống: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển,


sinh sản.
* Khác nhau:

Thực vật
Cấu tạo thành tế bào
Có thành xenlulose
Kiểu dinh dưỡng
Tự dưỡng
Câu 3: So sánh đissacarit và polisacarit?
- Giống nhau:
+ Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
+ Đều có vai trò dự trữ năng lượng.
- Khác nhau:
Đissacarit
Cấu tạo
Do 2 phân tử đường đơn cùng
loại hay khác loại liên kết với
nhau.
Ví dụ
Mantozo, saccarozo
Câu 4: Trình bày cấu trúc hóa học của phân tử AND, ARN?
- AND:
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Động vật
Khơng có thành xenlulose
Dị dưỡng

Polisacarit
Do nhiều phân tử đường đơn liên

kết với nhau.
Tinh bột, xenlulozo


+ Đơn phân là nucleotit, gồm 3 thành phần: đường deoxiribozo (C5H10O4), nhóm photphat (H3PO4) và bazonito
(A, T, G, X)
- ARN:
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
+ Đơn phân là nucleotit, gồm 3 thành phần: đường ribozo (C5H10O5), nhóm photphat (H3PO4) và bazonito (A,
U, G, X).
Câu 5: So sánh dầu và mỡ.
* Giống nhau:
- Đều là lipit đơn giản
- Đều được cấu tạo từ glixerol và axit béo
* Khác nhau:

Dầu
Mỡ
Trạng thái
Dạng lỏng
Dạng đặc
Cấu tạo
Chứa axit béo không no
Chứa axit béo no
Câu 6: Trình bày các bậc cấu trúc của phân tử protein?
- Cấu trúc bậc 1: là chuỗi polipeptit do các axit amin liên kết với nhau tạo thành
- Cấu trúc bậc 2: do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng α) hoặc gấp nếp (dạng β).
- Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp tạo thành cấu trúc không gian 3 chiều
- Cấu trúc bậc 4: do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.
Câu 7: Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

- Vì mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để cung cấp được các axit amin cần thiết
cho tổng hợp protein thì cần bổ sung từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Câu 8: Vì sao các lồi sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung?
- Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung vì các cơ thể sống đều
được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào.
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
1. Đơn vị tổ chức cơ bản của mọi cơ thể sinh vật là
A. các đại phân tử .
B. tế bào.
C. mô.
D. cơ quan.
2. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan ?
A. Tim
B. Phổi
C. Ribôxôm
D. Não bộ
3. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. có khả năng thích nghi với mơi trường.
B. thường xun trao đổi chất với mơi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nịi giống.
D. phát triển và tiến hố khơng ngừng.
4. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. khả năng tiến hố thích nghi với mơi trường sống.
D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm
1. quần xã;
2. quần thể;

3. cơ thể;
4. hệ sinh thái;
5. tế bào
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…
A. 5->3->2->1->4.
B. 5->3->2->1->4.
C. 5->2->3->1->4.
D. 5->2->3->4->1.
6. Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên ?
A. Quần thể
B. Quần xã
C. Loài
D. Sinh quyển
7. Tập hợp các cơ quan , bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là:
A. Hệ cơ quan
B. Bào quan
C. Đại phân tử
D. Mô
8. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. Quần thể sinh vật.
B. Cá thể sinh vật.
C. Cá thể và quần thể.
D. Quần xã sinh vật .


9. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là
A. Quần thể sinh vật.
B. Cá thể sinh vật.
C. Cá thể và quần thể.
D. Quần xã và hệ sinh thái.

10. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên
tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.
B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung
Bài 2: Các giới sinh vật
1. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm:
A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
D. Trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.
2. Giới nguyên sinh bao gồm
A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
D. Tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
3. Ngành thực vật đa dạng và tiến hố nhất là ngành
A. Rêu.
B. Quyết.
C. Hạt trần.
D. Hạt kín.
4. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là
A. Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
B. Loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
C. Loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.
D. Loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.
5. Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.

6. Giới động vật gồm những sinh vật
A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
B. Đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
C. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
D. Đa bào, một số tập đồn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
7. Giới thực vật gồm những sinh vật
A. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.
B. Đa bào, nhân thực, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
C. Đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.
D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
8. Trong hệ thống phân loại 5 giới nấm men thuộc giới
A. khởi sinh.
B. nguyên sinh.
C. nấm.
D. thực vật.
9. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc giới
A. nấm.
B. thực vật.
C. khởi sinh.
D. nguyên sinh.
10. Các ngành chính trong giới thực vật
A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Bài 3: Các ngun tố hóa học và nước
1. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
2. Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
D. Hợp chất của các ngun tố này ln hịa tan trong nước.


3. Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Protein
B. Lipit
C. Nước
D.Cacbonhidrat
4. Câu nào sau đây khơng đúng với vai trị của nước trong tế bào?
A. Nước tham gia vào q trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
5. Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
6. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

A. 25
B. 35
C. 45
D. 55
7. Nhóm các ngun tố chính cần thiết cho sự sống là
A. C, H, S, P.
B. C, H, O, N.
C. C, N, Na, P.
D. Ca, H, O, N
8. Trong cơ thể sống, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng
A. 90%
B. 92%
C. 95%
D. 96%
Bài 4: Cacbohodrat và Lipit
1. Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo
B. Mantozo
C. Xenlulozo
D. Saccarozo
2. Cho các ý sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(2) Khi bị thủy phân thu được glucozo
(3) Có thành phần ngun tố gồm: C, H , O (4) Có cơng thức tổng quát: (C6H10O6)n (5) Tan trong nước
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của đường đa?
A. 2.
B. 3
C. 4.
D. 5
3. Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?

A. bệnh tiểu đường
B. bệnh bướu cổ
C.bệnh còi xương
D. bệnh gút
4. Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo?
A. Lactozo
B. Xenlulozo
C. Kitin
D. Saccarozo
5. Lipit khơng có đặc điểm
A. cấu trúc đa phân
B. không tan trong nước
C. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O
D. cung cấp năng lượng cho tế bào
6. Cho các ý sau:
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục (4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào
(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học
Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trị của lipit trong tế bào và cơ thể?
A. 2.
B. 3
C. 4.
D. 5
7. Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa đường và lipit?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
D. Đướng và lipit có thể chuyển hóa cho nhau
8. Trong các nhận định sau, nhận định sai là

A. Tinh bột là chất dự trữ trong cây.
B. Xenlulozo cấu tạo nên thành tế bào thực vật
C. Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm
D. Kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm
9. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia đường ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường
đa?
A. Khối lượng của phân tử
B. Độ tan trong nước
C. Số loại đơn phân có trong phân tử
D. Số lượng đơn phân có trong phân tử
10. Photpholipit có chức năng gì trong việc tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể?
A. Tham gia thành phần các vitamin.
B. Tham gia cấu tạo màng tế bào.


C. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
D. Tham gia vào thành phần hocmon sinh dục.
Bài 5: Protein
1. Các axit amin trong chuỗi polypeptit liên kết với nhau bằng liên kết
A. peptit
B. glycozit
C. hidro
D. cộng hóa trị.
2. Protein khơng có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin
3. Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?
A. Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học

B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào
C. Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra
D. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra
4. Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?
A. Bệnh gút
B. Bệnh mỡ máu
C. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh đau dạ dày
5. Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử protein là
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3
D. Cấu trúc bậc 4
6. Đơn phân của protein là
A. nuleotit.
B. glucozo.
C. axit amin.
D. axit béo.
7. Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi
A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein
B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein
C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein
D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein
Bài 6: Axit nucleic
1. ADN là thuật ngữ viết tắt của
A. axit nucleic.
B. axit nucleotit.
C. axit đêoxiribonuleic.
D. axit ribonucleic.
2. Đơn phân của ADN là

A. nuclêơtit. B. axít amin.
C. bazơ nitơ.
D. axít béo.
3. Chức năng của ARN thơng tin là :
A. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin
B. Tổng hợp phân tử ADN
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm
D. Quy định cấu trúc đặc thù của ADN
4. Trình tự sắp xếp các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN là 3’...ATTGGATGXAAXXGX...5’.
Tìm mạch bổ sung.
A. 3’...TAAXXTAXGTTGGXG...5’.
B. 5’...TAAXXTAXGTTGGXG...3’.
C. 5’...TATXXTAXGTTGGXG...3’.
D. 3’...TAAXXTAXGTTGGXG...5’.
5. Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A= T= 1000 và G= X= 800. Tổng số nuclêôtit
của gen này là
A. 1800.
B. 900.
C. 3600.
D. 2100.
6. Một gen có số nuclêơtit loại G= 400, số liên kết hiđrô của gen là 2800. Chiều dài của gen là
A. 4080 Å.
B. 8160 Å.
C. 5100 Å.
D. 5150 Å.
7. Một gen có số nuclêơtit loại A là 900, chiếm 30% số nuclêơtit của gen. Số chu kì xoắn của gen là
A. 100.
B. 150.
C. 250.
D. 350.

8. Một gen có tổng số 1000 cặp nuclêơtit. Khối lượng phân tử của gen đó xác định theo đvC là
A. 300000 đvC.
B. 200000 đvC.
C. 600000 đvC.
D. 100000 đvC
9. Trên mạch thứ nhất của một gen có A1= 200, T1= 300, G1= 400, X1= 500. Số nuclêôtit từng loại của gen là
A. A= T= 250; G= X= 450.
B. A= T= 500; G= X= 900.
C. A= T= 750; G= X= 1350. D. A= T= G= X= 1400.
10. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC. Trong gen có A=1050 nu. Trên mạch 1 có A=450. Mạch 2 có
G=150. Tính số nu mỗi mạch của gen.
A. A1=T2=450 , T1=A2=600, G1=X2=300, X1=G2=150.


B. A1=T2=350 , T1=A2=650, G1=X2=300, X1=G2=150.
C. A1=T2=150 , T1=A2=300, G1=X2=400, X1=G2=650.
D. A1=T2=350 , T1=A2=600, G1=X2=200, X1=G2=150.



×