Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Giáo trình Vệ sinh và y học thể dục thể thao: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 166 trang )

Phần2
Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
Bài mở đầu

GIỚI THIỆU VỀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
1.

Cac khái niệm cơ bản

1.1.

Khái niệm vềy học

Y học là một ngành khoa học nghiên cứu về con người, về sức khoẻ
và bệnh tật của con người, với mục đích bảo vệ, tầng cường sức khoẻ,
phòng tránh bệnh và điều trị bệnh cho con người,
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, Y học có một lịch sử

phát triển lâu đời chứa dựng một hệ thống những kiến thức và những
hoạt động thực hành

về phòng

cường sức khoẻ cho con người.

bệnh,

chữa bệnh

nhằm


bảo vệ và tăng

Trong quá trình phát triển, Y học bị chỉ phối bởi các điểu kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội, bởi trình độ phát triển của sức sản xuất và liên
quan chặt chẽ với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật

và Triết học.

Ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật, Y học đã đạt được những thành tựu rất đáng kể

trong việc bảo vệ, chăm sóc, tăng cường sức khoẻ cho nhân loại.
1.2.

Khái niệm về Y học Thể dục thể thao
Y học Thể

dục

thể thao là một

mơn

Y hoe thực hành

có nhiệm

vụ

nghiên cứu khoa học, có phương pháp, cơ sở lí luận và các vấn để nghiên

cứu đặc trưng của riêng mình.
Y học Thể dục thể thao ứng dụng các kiến thức y sinh học để nghiên
cứu và hồn thiện q trình giáo dục thể chất, nhằm
và thành tích của người tẬp.

nâng cao sức khoẻ

143


Y hoc Thé dục thể thao là một bộ phận

cấu

thành

của hệ thống

phịng và điều trị bệnh lí, chấn thương, là một mắt xích khơng thể tách
rời của hệ thống giáo dục thể chất trong nhà trường.

Mục tiêu cơ bản của Y hoc Thể dục thể thao là cùng với các phương

tiện của văn hoá thể chất tạo ra sự tác động đồng thời, nhằm tăng cường

và nâng cao sức khoẻ cho người tập, giúp họ phát triển toàn điện, chuẩn

bị thể lực cho hoạt động lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Y học Thể dục thể thao là một mơn khoa học dựa trên cơ sở,lí luận


của các môn khoa học cơ sở như: Sinh cơ học, Sinh lí học, Sinh hố học,
Giải phẫu học, Nhân trắc học. Y học Thể dục thể thao có đặc điểm cơ bản:
- Là
con người.

một bộ phận của y học: nghiên cứu con người và phục vụ cho

- Là

một

môn khoa học ứng dụng: ứng dụng các kiến thức y sinh

~ Là

một

môn khoa học ứng dụng trong hoạt động thể dục thể thao

học vào cơng tác thực tiễn.

cho nên nó có những điểm khác biệt rõ rệt so với y học thông thường. Nếu
trong y học, đối tượng nghiên cứu và phục vụ chủ yếu là những người

sức khoể khơng bình thường (bệnh nhân), là những người có khả năng

hoạt động thể lực đưới mức bình thường, thì trong Y học Thể dục thể
thao, đối tượng nghiên cứu và phục vụ là những vận động viên, những


người có khả năng hoạt động thể lực trên mức bình thường.

2. _ Nhiệm vụ của Y học Thé duc thể thao
Do sự phát triển ngày càng sâu, rộng cả về cơ sở lí luận và phương

pháp nghiên cứu nên ngày nay, nhiệm vụ của Y học Thể

dục thể thao

cũng được mở rộng hơn.
Trong hai thập niên gần đây, Y học Thể dục thể thao không chỉ

đồng nghĩa với khái niệm: “Kiểm tra Y học Thể dục thể thao” cho những
người tham gia tập luyện, mà nó đã khai phá và chính phục hàng loạt

các lĩnh vực y học liên quan, để từ đó tham gia vào tất cả các cơng đoạn
của quy trình đào tạo vận động viên. Ngày nay, những nhiệm vụ cơ bản
dude dat ra cho Y hoc Thé duc thé thao là:

~ Tổ chức và tiến hành theo đõi sức khoẻ cho tất cả những người
tham gia tập luyện một cách thường xuyên; nghiên cứu khả năng hoạt
144


động thể lực của con người và phân loại theo từng
vụ cơ bản của kiểm

và đánh giá

mức độ. Đây là nhiệm


tra Y học Thể dục thể thao (thông qua việc kiểm

tra

mức độ phát triển thể lực, kiểm tra và đánh giá chức năng

các hệ cơ quan).

— Nghiên cứu những biến đổi của cơ thể trong quá trình hoạt động
thể lực để từ đó điều chỉnh và xây dựng nội dung tập luyện, xác định chế

. độ tập luyện, chế độ nghỉ ngơi, hổi phục và chế độ dinh dưỡng một cách
khoa học, hợp lí cho từng đối tượng trong suốt quá trình tập luyện.
— Nghiên

cứu và xây dựng các biện pháp

tăng cường khả năng hỗi

phục và khả năng vận động cho người tập. Đây là cơng tác chăm

sóc y

tế cho vận

đoán,

động


viên

và người

tập với nhiệm

vụ cụ thể là: chẩn

điều trị và phịng ngừa các chấn thương, bệnh lí do q trình tập luyện
gây ra.
— Xây

dựng

các tiêu chuẩn

và chế độ vệ sinh

tập luyện

một

cách

khoa học, hợp lí giúp cho người tập tránh được những ảnh hưởng xấu do
quá trình tập luyện gây nên.

Những

nhiệm


vụ cơ bản của Y hoc Thé duc thé thao thực hiện

thông qua các nội dung cụ thể như sau:

+ Kiểm tra và theo đối y học cho tất cả những người tham gia tập
luyện.

+ Theo đõi và điểu trị cho các vận động viên ưu tú.
+ Tiến hành kiểm tra y học sư phạm.
+ Áp

dụng

và nghiên

thúc đẩy quá trình hồi phục.
+ Kiểm

cứu các biện pháp

phòng

ngừa,

điều trị và

tra vệ sinh sân bãi, trang thiết bị tập luyện và thi đấu.

+ Đảm bảo y tế cho các cuộc thi dau thé thao.

+ Đảm bảo y tế cho tất cả các loại hình thé duc thé thao quần chúng.
+ Phòng ngừa chấn thương trong trong tập luyện và thi đấu.
+ Thực

hiện

nhiệm

vụ nghiên

cứu khoa

nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

học ở trong cả lĩnh vực

+ Giải đáp các vấn để về Y hoc thể dục thể thao,
+ Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho công tác giáo dục thể chất

trong nhân dân.
145
10.VS&YH-A


Nội dung chương trình mơn học Y học Thể dục thể thao

3.




một

môn khoa học cơ sở chuyên ngành, một môn khoa học ứng

dụng, Y học Thể dục thể thao hỗ trợ những kiến thức, những lí luận
khoa học cho các nhà làm cơng tác thể dục thể thao để có thể nghiên

cứu, ứng dụng trong thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện. Do
vậy, giáo viên giảng dạy thể dục thể thao, huấn luyện viên và cần bộ
thể dục thể thao cần được trang bị những kiến thức cơ bản của Y hoc

Thể dục thể thao.
3.1.

Nhập môn Y học Thể dục thể thao
Nội dung gồm:
— Các khái niệm cơ bản của mơn học.
— Mục đích, nhiệm vụ và nội dung của

môn hoc.

~ 8ơ lược về lịch sử phát triển và các phương pháp được ứng dụng
trong kiểm tra y học.

3.2.

Kiểm tra và đánh giá múc độ phát triển thể chất
Nội dung cơ bản của phần này gồm:

~ Các khái niệm về phát triển thể chất.

— Các phương pháp được áp dụng trong kiểm

tra và đánh giá mức

độ phát triển thể chất.

— Đặc điểm sự phát triển thể chất trong từng môn thể thao chuyên sâu.

3.3.

Đặc điểm trạng thái chúc năng của cơ thểvận động viên

Căn cứ theo đặc điểm của Y học Thể dục thể thao và yêu cầu của
thực tiễn huấn luyện nên trong phần này chỉ để cập đến trạng thái chức
năng của các hệ cơ quan như: hệ thần kinh và thần kinh cơ, hệ tim mach,
hệ hơ hấp, hệ máu, hệ tiêu hố, hệ nội tiết,

3.4.

Các thử nghiệm chúc năng để đánh giá năng lực vận động và trình độ
tập luyện của vận động viên

3.5.

Kiểm tra Y học sư phạm

trong tập luyện và thi đấu

Đây là một trong những nội dung quan trọng của Y hoc Thể dục thể thao.
Nội dung cơ bản của phần này nhằm giới thiệu phương pháp tổ

chức và tiến hành kiểm tra Y học sư phạm trong thực tiễn huấn luyện,
146
10.VS&YH-B


trang bị cho các huấn luyện viên và các bác sĩ thể thao các phương pháp,

các thử nghiệm thường được áp dụng cũng như cách đánh giá kết quả
thu được thơng qua q trình kiểm tra và tự kiểm tra của vận động viên.

Ngồi ra, trong phần này cịn để cập đến công tác bảo đảm y tế trong các
cuộc thi đấu, giới thiệu về doping trong thể thao và các biện pháp

phòng

ngừa việc sử dụng doping của các vận động viên.
3.6.

Các phương pháp hồi phục năng lục vận dộng
Vấn

đề hồi phục

và vấn

dé tập luyện

được

thể thao hiện


đại coi

trọng như nhau. Nếu chỉ nâng cao khối lượng và cường độ vận động thì
khơng thể đạt thành tích cao trong thể thao. Vì vậy, thúc đẩy nhanh

q

trình hổi phục, xố bổ mệt mỏi cho vận động viên, nhằm giúp cho vận
động viên nhanh chóng chở lại trạng thái chuẩn bị cho tập luyện và thi
đấu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Y học Thể dục thể thao. Việc
nghiên cứu các quy luật, các nguyên tắc chung của quá trình hồi phục.

các phương pháp, phương tiện cần thiết, đơn giản để khắc phục nhanh
trạng thái mệt mỏi của cơ thể vận động viên sau vận động có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.

3.7.

Kiểm tra y học cho các đối tượng không chuyên trong hoạt động thể

dục thể thao

Nội dụng bao gồm: Việc kiểm tra y học cho trẻ em, cho sinh viên và
người cao tuổi tham gia tập luyện theo chương trình quy
Giáo dục và Đào tạo cũng như tại các câu lạc bộ sức khoẻ.
3.8.

Phương


pháp

sơ củu các chấn

trong hoạt dộng thể dục thể thao
Nội dung

thiết về nguyên

chính
nhân,

của phần

thương

này nhằm

triệu chứng lâm

và các bệnh
cung

cấp

sàng, phương

định của
lí thường


các kiến
pháp

chẩn

Bộ
gặp

thức cần
đốn và

điều trị bước đầu các chấn thương và bệnh thường gặp trong hoạt động
thể dục thể thao,

147


‘Chuong 6
KIEM TRA Y HOC THE DUC THE THAO
MUC TIEU
— Nội dung, hình thức, các phương pháp kiểm tra Y học TDTT.
— Các phương pháp kiểm tra thể hình.
— Các phương pháp kiểm tra chức năng các hệ cơ quan.

— Các phương pháp kiểm tra y học sư phạm.

NỘI DUNG

Bài 1:


NỘI DUNG - HÌNH THỨC VÀ CÁC PHƯƠNG
KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

1. .

Khái niệm và nhiệm vụ của kiểm tra Y học Thể dục thể thao

1.1...

Khái niệm chung

PHÁP

Kiểm tra Y học Thể dục thể thao là một bộ phận cấu thành và là

thành phần cơ bản nhất của Y học Thể dục thể thao. Kiểm tra Y học Thể
dục thể thao sử dụng các kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức
khoẻ, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể người tập dưới

tác động của bài tập thể dục thể thao.

Trong q trình tập luyện, người tập ln phải chịu sự tác động của
lượng vận động. Sự tác động này sẽ gây nên những biến đổi tâm sinh lí
trong cơ thể và được biểu hiện ra bên ngoài bằng những phản ứng vận

động. Nhìn chung, những biến đổi này có thể diễn ra theo hai xu hướng

cơ bản: Nếu lượng vận động hợp lí sẽ tạo nên những phản ứng thích nghỉ
trong cơ thể người tập. Nếu được lặp lại nhiều lần sẽ tăng cường khả
năng thích nghỉ của cơ thể và năng lực vận động sẽ được nâng nên một

mức

mới cao hơn. Ngược

lại, nếu kích thích quá lớn, quá trình thích nghỉ

149


dién ra, cd thể sẽ lâm vào trạng thái mệt mỗi, suy sụp, khơng
những làm thành tích tập luyện giảm sút mà cịn đẫn đến các trạng thái

sé khéng

bệnh lí, bệnh tật cho vận động viên.

Hiệu quả của quá trình huấn luyện phụ thuộc rất nhiều vào việc

lựa chọn các phương tiện, phương pháp huấn luyện cũng như lượng vận
động trong từng buổi tập, bài tập, trong một chu kì nhỏ, một chu kì trung
bình hay một chư kì lớn. Vì vậy, huấn luyện viên cần phải hiểu rõ sự tác
động của từng động lác, của từng bài tập, buổi tập và phản ứng của cơ
thể người tập để có sự điều chỉnh hợp lí, nhạy bén, nhằm nâng cao hiệu

quả tập luyện và ngăn ngừa những ảnh hưởng, những tác động xấu tới cö
thể người tập.
Kiểm tra y học đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc

tuyển chọn vận động viên ~ một nhiệm vụ then chốt của hệ thống huấn


luyện
hoạt

thể thao.
động

Việc

xác

thể lực là một

định
nhiệm

tiểm

năng

sinh

học của

vụ cơ bản của Ÿ học

con

Thể

người


dục

trong

thể thao

thông qua việc kiểm tra y học. Các bác sĩ thể thao và các huấn luyện viên

có thể xác định được hiệu quả của q trình huấn luyện, sớm phát hiện

hại cho
ra được những biến đổi phù hợp cũng như những biến đổi xấu có

luyện
sức khoẻ vận động viên, để từ đó có thể điều chỉnh q trình huấn
cụ thể.
một cách khoa học, hợp lí, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng

Trong điều kiện ở Việt Nam, khơng phải bất kì nơi nào và buổi tập
nào cũng có sự tham gia kiểm tra của bác sĩ thể thao, do vậy các huấn
luyện viên cần phải nắm chắc và sử dụng dược các phương pháp kiểm tra
y học đơn
ảnh hưởng

đủ độ tin cậy để có thể tự đánh giá được mức độ
của lượng vận động cũng như giải quyết được một số vấn đề

giàn nhưng


liên quan đến cấu trúc của quá trình huấn luyện.

1.2.

Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra Y học TDTT

Kiểm tra y học là một bộ phận cơ bản và ra dơi sớm nhất trong lịch
sử phát triển của Y học Thể dục thể thao nhằm đáp ứng những đồi hỏi
khách quan của quá trình huấn luyện. Những nhiệm vụ cơ bản được đặt
ra cho kiểm tra Y học Thể dục thể thao là:

1.2.1. Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những

người tham gia tập luyện thể dục thể thao

Các bác sĩ thể thao giữ trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế

150


hoạch nội dung, hình thức và các phương pháp kiểm tra y học sao cho
phù hợp với từng đối tượng người tập trong suốt quá trình huấn luyện.

1.2.2. Bác sĩ thể thao cùng với huấn luyện viên đánh giá, tuyển chọn và điều
chỉnh phương pháp huấn luyện
Trong huấn luyện thể thao, phương tiện huấn luyện chun mơn cơ

bản chính là các bài tập thể chất. Nhiệm vụ này được tiến hành trên cơ
sở đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể đối với lượng vận động thông
qua các thử nghiệm chức năng.

1.2.3. Phát hiện sớm

những

tổn thương

(bao gồm

xuất hiện do quá trình tập luyện gây nên, Đây

chấn

thương

là một nhiệm

và bệnh

l0

vụ hết sức

quan trọng, vì việc phát hiện sớm những tổn thương của cơ thể khơng chỉ
giúp cho q

trình điều trị được xúc tiến kịp thời, nhanh

chóng

và hiệu


quả mà cịn phịng ngừa được các đi chứng ảnh hưởng xấu tới khả năng
vận động của vận động viên trong tương lai.

1.2.4. Đánh giá mức độ phát triển thể chất và trình độ tập luyện của vận động viên

Việc đánh giá mức độ phát triển thể chất thường do bác sĩ thể thao

đảm nhiệm và được tiến hành kiểm tra bước đầu hay kiểm tra định kì
(chủ yếu là dựa vào các chỉ số, các thơng số sinh học để đánh giá).
Trình độ tập luyện là một khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả
năng của tồn bộ cơ thể. Vì vậy, khi tiến hành đánh giá, xém xét trình độ
tập luyện cũng phải thực hiện theo nguyên tắc tổng hợp, nghĩa là phải
xem xét một cách toàn điện tất cả các mặt hoạt động của cơ thể như: tình

trạng sức khoẻ, trạng thái tâm lí, trình độ kĩ ~ chiến thuật, trình độ thể
lực... Để đánh

giá trình độ tập luyện cần có sự phối hợp giữa các bác sĩ

thể thao với các huấn luyện viên, và việc đánh giá phải được tiến hành
dựa trên cơ sở của các nhóm

test như: test tâm lí, test sư phạm,

test y

sinh học.
Trên


đây



những

nhiệm

vụ

cơ bản

được

đặt

ra

trong

kiểm

tra

Y học Thể dục thể thao. Tuy nhiên, trong thực tiễn huấn luyện thể thao.
tuỳ theo tình hình cụ thể của quá trình huấn luyện

này sẽ được nhấn

khơng được dặt ra.


mạnh

cịn nhiệm

mà có thể nhiệm vụ

vụ khác trở thành thứ yếu hoặc

151


2.

Nội dung, hình thức kiểm tra Y học Thể dục thể thao

2.1...

Nội dung kiểm tra Y học Thể dục thể thao
Khác với y học thông thường, đối tượng nghiên cứu của Y học Thể

dục thể thao là những người khoẻ mạnh, những người có khả năng hoạt

động thể lực trên mức trung bình. Để đáp ứng những nhiệm vụ của Y hoc

Thể dục thể thao thì nội dung kiểm tra y học và các phương pháp ấp
dụng cũng phải mang những đặc thù riêng. Việc kiểm tra được tiến hành
không chỉ đơn thuần ở trạng thái tĩnh (rạng thái ổn định khơng vận
mà cịn 6 cả trạng thái vận động để đánh giá khả năng
của cơ thể nói chung và cả cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể

động)

thích ứng

nói riêng,

dưới sự tác động của lượng vận dộng.

Những nội dung cơ bản của kiểm tra Y học Thể duc thé thao bao gém:
~ Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất.
— Kiểm tra trạng thái chức năng các hệ cơ quan.

~ Kiểm tra y học sư phạm.
~ Tự kiểm tra y học.

2.2.

Hình thức kiểm tra Y học Thể dục thể thao
Kiểm tra Y học TDTT cho những người tham gia tập luyện thường

được tiến hành dưới ba hình thức: kiểm tra bước đầu, kiểm tra định ki,
kiểm tra bổ sung.

2.2.1. Kiểm tra bước đầu
Hình

thức kiểm

tra y học này được áp dụng cho tất cả những


mới bắt đầu tham gia tập luyện trong các câu lạc bộ, các lớp
năng khiếu, học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp cũng như
các vận động viên của các đội tuyển khi bất đầu bước vào một chu kì
huấn luyện mới. Đây là hình thức kiểm tra bắt buộc, kiểm tra một
cách toàn diện trước khi bước vào tập luyện; kiểm tra cả về hình thái,
chức năng, thể lực, thành tích thể thao... nhằm đánh giá trạng thái
người

sức khoẻ, mức độ phát triển thể chất và khả năng thích ứng của cơ thể
người tập với lượng vận động.

Kết quả kiểm tra ban đầu sẽ cho phép các bác sĩ thể thao đưa ra chỉ
định tập luyện cho những người mới lần đầu tham gia tập luyện (có thể
152


tham

gia tập luyện được hay không và nên tập môn

nào cho thích hợp).

Đây là cơ sở để phân loại nhóm tập theo tình trạng sức khoẻ. Đối với các
vận động viên, kết quả của lần kiểm tra này được lưu lại để làm cơ sở cho
việc theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện sau mỗi giai

đoạn huấn luyện.
2.2.2. Kiểm tra định ki
Kiểm tra định kì là hình thức kiểm tra được định trước, phù hợp với


kế hoạch huấn luyện của huấn luyện viên và thường được tiến hành sau
khoảng thời gian tập luyện từ 1 đến 3 tháng hay sau khi kết thúc giai
đoạn huấn luyện thể lực, giai đoạn chuẩn bị thi đấu và thi đấu của một
chu kì huấn luyện lớn.
Mục

đích của việc kiểm

tra định kì là đánh giá mức

độ tác động

của bài tập thể chất đến cơ thể người tập, khả năng thích ứng của cơ thể
và mức độ phù hợp của phương tiện và phương pháp huấn luyện, mức độ

phát triển thể lực và trình độ tập luyện của vận động viên. Như vậy, việc
kiểm

tra định kì giúp cho các bác sĩ thể thao và các huấn

luyện viên

đánh giá được hiệu quả một giai đoạn huấn luyện, từ đó rút kinh nghiệm
thực tiễn cho đợt huấn luyện sau.

2.2.3. Kiểm tra bổ sung
Kiểm tra bổ sung thường được tiến hành theo để xuất của huấn
luyện viên hoặc theo yêu cầu của vận động viên. Đây là hình thức kiểm
tra được áp dụng nhằm


đưa ra chỉ định cho vận dộng viên trước khi bước

vào thi đấu hoặc sau khi thi đấu, cũng như đánh giá khả năng và mức độ
thích ứng với lượng vận động của các vận động viên sau khi bị chấn
thương khỏi, sau khi mới ốm dậy hoặc khi xuất hiện các đấu hiệu của sự
tập luyện quá sức.
Theo
marathon,

luật
đi bộ

thi đấu
thể

của

thao,

các

chạy

mơn

thể

cự li trên

thao

20km,

như:
dua

Quyển
xe đạp,

Anh,
mơtơ,

chạy
ơtơ

đường trường, bơi cự li đài... thì bất buộc các vận động viên phải trải qua
kì kiểm tra y học bổ sung trước khi bước vào thi đấu. Với các mơn thi đấu
theo hạng cân thì việc kiểm tra này phải được tiến hành trước khi cân
kiểm tra.
153


3.

Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra Y học TDTT
Các phương pháp được áp dụng trong kiểm tra Y hoc Thể dục thể

thao là những cách thức có đủ độ tin cậy, đảm bảo tính thơng báo, được
dựa trên cơ sở những kiến thức của các môn khoa học y sinh học.
Các


phương

pháp

được

lựa

chọn

để kiểm

tra

phải

đáp

ứng

được

những yêu cầu của thực tiễn như: tính đơn giản, thuận tiện và có độ
thơng tin chính xác cao,
Trong kiểm

tra Y học Thể

dục thể thao,


các phương

pháp

được

áp

dụng là:
— Các phương pháp kiểm tra Y học lâm sàng.
— Các phương pháp kiểm tra Y học cận lâm sàng.

— Phương pháp nhân trắc.
— Phương dùng các test chức năng chuẩn và test chức năng tối đa.
3.1.

Phương pháp kiểm tra Y học lâm sàng và cận lâm sàng

3.7.1. Phương pháp kiểm tra Y học lâm sàng: là những phương pháp thăm

khám bệnh kinh điển của y học nói chung bao gồm: thẩm vấn, quan sát,
sở nắn, gõ, nghe...
3.1.2. Phương pháp kiểm tra Y học cận lâm sàng: là các phương pháp sử
dụng các phương

tiện, dụng cụ máy móc, các xót nghiệm

để hỗ trợ cho

q trình chẩn đốn xác định bệnh, ví dụ: chiếu, chụp X quang,


siêu âm,

điện tìm, các xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu, phân...).

3.2.

Phương pháp nhân trắc
Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá mối liên quan và sự

phụ thuộc của thành tích thể thao với cấu trúc giải phẫu của cơ thể. Dựa
trên cơ sở các chỉ tiêu về hình thái và chức năng sẽ cho phép đánh giá
được mức độ phát triển thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể người
tập trong tập luyện.
3.3.

Phương pháp dùng các thử nghiệm chức năng
Các thử nghiệm chức năng là những test vận động được dựa trên cơ

sở của sự biến đổi các chỉ số sinh lí, sinh hoá trong cơ thể khi cơ thể thực
hiện một lượng vận động chuẩn hay lượng vận động tối đa.
154


Tuy theo cách thức tiến hành mà các thử nghiệm
chia ra thành:

chức năng được

~ Thử nghiệm chức năng chuẩn.

— Thử nghiệm chức năng tối đa.
Tuy thuộc vào mục đích kiểm tra, các test sẽ được chia ra thành các

nhóm test kiểm tra chức năng của từng hệ cơ quan như:
— Test kiểm tra chức năng hệ tim mạch.

~ Test kiểm tra chức năng hệ hô hấp.

~ Test kiểm tra chức năng thần kinh và thần kinh cơ.
— Test đánh giá năng lực vận động...


TOM TAT
Khái niệm và nhiệm vụ cua kiém tra Y hoc TOTT

Khai niém vé kiém tra Y hoc Thé duc thé thao
Là phần quan trọng nhất của Y học Thể dục thể thao, sử đụng các

kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức khoẻ, năng lực vận
động và khả năng thích ứng của cơ thể người tập dưới tác động của

bài tập thể dục thể thao.
1.2.

Nhiệm vụ của kiểm tra Y hoc TDTT

- Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên
những người tham gia tập luyện thể dục thể thao.

cho


tất cả

~ Đánh giá, tuyển chọn và điều chỉnh phương tiện huấn luyện.
~ Phát hiện sớm những

tổn thương (bao gồm

chấn

thương

và bệnh

10 xuất hiện do quá trình tập luyện gây nên.

- Đánh giá mức
người tập.

độ phát triển thể lực và trình độ tập luyện

của

Nội dung - hình thức kiểm tra Y học TDTT

Nội dung gồm:
~ Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất.
— Kiểm tra trạng thái chức năng các hệ cơ quan,
— Kiểm tra y học sư phạm.


~ Tự kiểm tra y học (của người tập).
2.2.

Hình thức kiểm tra:

— Kiểm tra bạn đầu: Kiểm tra toàn diện trước khi bước vào tập
luyện. Mục đích xem người đó có thể tham gia tập luyện được hay
không và nên tập tập môn nào cho thích hợp.
~ Kiểm tra định kì: Kiểm

tra sau

một khoảng thời gian tập luyện

từ 1 - 3 đến tháng... (phù hợp với kế hoạch huấn luyện của huấn
luyện viên.

Mục đích: nhằm đánh giá hiệu quả của một giai đoạn huấn luyện,
từ đó rút kinh nghiệm thực tiễn cho đợt huấn luyện sau.
— Kiểm

156

tra bổ sung:

Nhằm

đưa ra chỉ định cho vận động viên trước



khi bước vào thi đấu cũng như sau khi thi đấu hoặc đánh giá khả
năng và mức độ thích ứng với lượng vận động sau khi vận động viên

chấn thương hoặc ốm đậy...

3. - Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra Y học TDTT

~ Phương pháp kiểm tra y học lâm sàng.
~ Phương pháp kiểm tra cận lâm sàng.
~ Phương pháp nhân trắc.

~ Phương pháp dùng các test chức năng chuẩn và test chức năng tối đa.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1.

Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra Y học TDTT?

2,

Nội dung và hình thức kiểm tra Y học TDTT?

3.

Các phương pháp áp dụng trong kiém tra Y hoc TDTT?


Bai 2: KIEM TRA VA DANH GIA MỨC ĐỘ

PHAT TRIEN THE CHAT


1.

Khái niệm về phát triển thé chat

Thể chất (chỉ chất lượng thân thể con người) là những đặc trưng
tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể, được hình thành

và phát triển đo bẩm sinh di truyền và điểu kiện sống.
Mức độ phát triển thể chất là một tổ hợp các tính chất hình thái.

chức năng của cơ thể, quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể.
Khi nghiên cứu mức độ phát triển thể chất của các cá thể, người ta

thường xác định một số dấu hiệu về thể tạng (thể tạng chính là các kích
thước, hình thái của các phần trên cơ thể, được phân chia theo

nhất định, cân đối với nhau) bằng cách đo đạc

một tỉ lệ

một số chỉ tiêu: chiều cao,

cân nặng, vòng ngực, các đoạn thân thể, bé day lớp mỡ dưới da... Đối với
người trưởng thành, các chỉ tiêu này thường chỉ được dùng để đánh giá

về hình thái thể chất của cơ thể, nhưng đối với trẻ em thì đó cịn là những
thơng số để đánh giá về sự phát triển ed thể theo từng lứa tuổi. Cần lưu ý
rằng,


đối với lứa tuổi trưởng thành các chỉ tiêu về hình

thái thể chất

khơng phải là ổn định, bất biến, điều này có thể nhận thấy rõ qua q
trình lão hố

giảm

(ví dụ: người càng cao tuổi thì chiều cao cơ thể càng

di). Do vay, tiêu chuẩn để đánh giá
thể áp dụng chung cho

mọi lứa tuổi

cho từng lứa tuổi khác nhau.

mức độ phát triển thể chất khơng

mà phải có những tiêu chuẩn riêng

Sự phát triển thể chất, ngoài yếu
ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự
chế độ hoạt động thể lực. Trong đó, yếu
về đặc điểm đân tộc và chủng tộc) đóng
việc hình thành

tố di truyền quy định cịn chịu
nhiên, đời sống kinh tế xã hội và

tố đi truyền (bao gồm các yếu tố
một vai trò rất quan trọng trong

và quy định nhịp độ phát

trên các vận

động viên

nghiên

cứu

Tokyo,

nhà nghiên cứu nhân

tham

triển thể chất.

gia Đại hội

trắc học người Anh

Ví dụ:

Olympic

Taner


Roma

đã dưa

Qua



ra một

nhận định về đặc điểm phát triển thể chất và thể tạng như sau: “Tỉ lệ

độ dài tay uà độ dài chân so uúi chiều cao đứng
158

ở các uận

động

uiên


châu Phi lớn hơn ở các uận động uiên da trắng, gối nhỏ hơn uà khung chậu
hẹp hơn nhiều”.
Các điều kiện mơi trường tự nhiên như điều kiện khí hậu, vị trí địa
lí cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển thể chất.

Yếu tố có ảnh hưởng, tác động mạnh nhất đến mức độ phát triển


thể chất là đời sống kinh tế xã hội (chế độ kinh tế xã hội, mức độ phát
triển kính tế, điều kiện sống, chế độ đỉnh dưỡng, chế độ vệ sinh, nghỉ

ngơi...). Bên cạnh đó, chế độ hoạt động thể lực (chế độ lao động và hoạt

động thể đục thể thao), đặc biệt là hoạt động thể dục thể thao, là yếu tố

có ảnh hưởng, tác động lớn đến mức độ phát triển thể chất, thể tạng của

cơ thể con người.

Trong hoạt động thể dục thể thao, do đòi hỏi về đặc điểm hình thể
của từng mơn chun sâu rất khác nhau nên định hướng trong tuyển
chọn cũng

như

trong

huấn

luyện

vận

động

viên

có sự khác


biệt rõ rệt.

Ảnh hưởng lâu dài của việc tập luyện một môn thể thao nào đó tới cơ thể
là tạo ra những biến đổi về thể chất và thể tạng theo hướng đặc trưng

của mơn thể thao đó. Những đặc điểm về thể chất và thể tạng bẩm sinh

của vận động viên có thể tạo nên những thuận lợi cho vận động viên đạt

tới các thành tích thể thao cao.

Mục dích của việc kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất

cho những người tham gia tập luyện thể dục thể thao là:
- Đánh

giá sự tác động

một

cách

có hệ thống

của

các bài tập

thể


chất tới mức độ phát triển thể chất của người tập, xác định mức độ ảnh
hưởng của bài tập thể chất tới thể tạng của người tập, nhằm lựa chọn
phương tiện và phương pháp tập luyện tối ưu.
— Tuyển

chọn và định hướng

cho trẻ em

tập luyện

các môn

chuyên

sâu phù hợp.
~ Kiểm tra, điểu chỉnh mức độ phù hợp của quá trình phát triển thể
chất của các vận động viên theo từng môn chuyên

khi trưởng thành.
— Nghiên

cứu

những

đặc

điểm


hình

sâu từ khi cịn nhỏ tới

thái, chức

năng

với

mục

đích

đệ

phát

xác định các tiêu chuẩn cần thiết trong công tác chuẩn bị vận động viên.
Một

trong

nhưng

phương

pháp


chính

triển thể chất là phương pháp nhân trắc.

để

đánh

giá

mức

159


Nhân trắc học (Anthropométrie): là một
phương pháp toán học và thống kê để nhận định
đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm
phát triển hình thái thể lực và chức năng sinh

mơn khoa học dùng các
và phân tích kết quả đo
tìm hiểu quy luật về sự
lí; vận dụng những quy

luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu của khoa học kĩ thuật, sản
xuất và đặc biệt trong công tác huấn luyện thể thao.

Ngồi phương pháp nhân trắc, cịn có thể kết hợp với các phương


pháp cận lâm sàng như: chiếu, chụp X quang, siêu âm...

2.

Kiểm tra thể hình
Kiểm tra thể hình là kiểm tra các đặc điểm, các chỉ tiêu về hình

thái của cơ thể.
Phương

chính

pháp

được

sử dụng

trong

kiểm

tra thể

hình



phương pháp nhân trắc. Phương pháp nhân trắc gồm hai phan:


— Phần mô tả hay quan sat (Somatoscopie).
- Phần đo đạc (Somatoméirie).
2.1.

Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp

mang

tính chất định tính. Do có nhiều

tính về hình thể bên ngồi khơng thể dùng thước do được

đặc

mà phải dùng

các mẫu so sánh (bảng mẫu các màu da, màu tóc, màu mống mắt...),
cũng có khi chỉ bằng sự nhận xét, mô tả bằng trực giác nên nhiều khi
khơng

thật chính

xác và cụ thể (có thể có sai lệch vì ý thức

chủ

quan

của người kiểm tra).

Tuy nhiên, dựa trên cơ sở hiểu biết về hình thái, giải phẫu học,
người kiểm tra có thể. mơ tả tương đối chính xác những đặc điểm về hình

thái của đối tượngkiểm tra.
* Một số yêu cầu khi tiến hành quan sát:

~ Phòng để tiến hành kiểm tra phải đủ sáng, thống khí, ấm và kín đáo.
~ Thời gian kiểm tra tốt nhất là vào buổi sáng.
~ Đối tượng kiểm tra mặc ít quần áo (chỉ mặc quần đùi đối với nam
và mặc áo tắm đối với nữ).

~ Phải quan sát theo một trình tự nhất định và quan sát đối xứng

160


(quan sát tư thế thân người; quan

sát đáng lưng, dáng ngực, bụng;

quan

sat đáng tay, đầng chân và vòm bàn chân).

2.1.1. Quan sát tư thế thân người
Tư thế thân người được quy định bởi khung xương cùng với hệ
thống khóp, dây chằng của cơ thể. Tư thế thân người có mối liên quan rất
chặt chẽ với khả năng vận động của cơ thể (khả năng chịu tải trọng, khả
năng giữ thăng bằng, độ linh hoạt trong hoạt động vận động).


* Phương pháp tiến hành:
~ Đối tượng kiểm tra đứng thẳng tự nhiên (khơng căng cơ), đầu để
thang, mắt nhìn thẳng.

- Tiến hành quan sát và đánh giá theo hai trục giải phẫu: trước —
sau (quan sát thẳng), và phải — trái (quan sát nghiêng).

~ Tư thế thân người được coi là bình thường khi:
+ Quan sát nghiêng thấy: Đầu và cổ thẳng, hai tay bỏ thõng ôm dọc
theo thân, không rơi ra phía trước (chứng tổ khơng bị gù). Thân uốn lượn
theo 4 độ cong sinh lí của cột sống: cổ và lưng cong ra trước, ngực và
mông cong ra sau.

+ Quan sát thẳng từ phía trước: Hai vai rộng, hơi chếch xuống dưới,

ra ngồi (hơi xi), khơng so vai, lệch vai, lỗng ngực nở, khối cơ ngực
phát triển cân đối, hai bên bụng thon, chân và tay thẳng.
+ Quan sát thẳng từ
sống thẳng đứng chia lưng
cân đối và hai bên chạm
chân, đầu gối và phía trên
+ Da

phía sau: Lưng hình thang đáy nhỏ ở dưới, cột
làm hai phần bằng nhau. Chỉ dưới phát triển
nhau ở ð điểm: gót chân, mắt cá trong, bắp
đùi.

mịn, nhẫn, hơi căng và đàn hồi, không khô, lớp mỡ dưới da


phát triển vừa phải.

+ 8ờ vào cơ thấy cơ săn, rắn (khơng nhẽo). Hình cơ nổi dưới da gân

bám rõ.

Một tư thế thân người bình thường khơng những cân đối, đẹp đẽ
mà cịn đảm bảo cho các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động được bình
thường.

~ Nếu tư thế một người khơng theo đúng tiêu chuẩn như mơ tả ở trên

thì người đó đã có hình thái bất thường (do bẩm sinh hoặc do mắc phải).

161
11.VSã&YH-A


2.1.2. Quan sat dang lung

Dáng lưng được quy định chủ yếu
thống đây chẳng, các cơ chạy đọc cột sống
vậy, quan sát dáng lưng thực chất là đánh
khơng bình thường chủ yếu là do những
sống tạo nên.

bởi cấu trúc của cột sống, hệ
và hệ thống xương đai vai, Do
giá tư thế cột sống. Dáng lưng
hình thái bất thường của cột


cột sống có 4 độ cong sinh lí: Đoạn
sống lưng cong ra trước, đoạn sống ngực và đoạn cùng
Bình

thường,

cổ và đoạn
cụt cong ra sau.

sống

Các độ cong sinh lí này của cột sống có tác dụng làm cho trọng tâm cơ thể
rơi thẳng làm giảm chấn động khi đi, chạy, nhảy..., tạo đáng làm cho cơ
thả, mềm mại, uyén
chắc cho các cơ quan nội tạng.
thể thon

chuyển

và có tác dụng

làm

* Khi quan sát nghiêng trên xương hoặc trên phim

chỗ

dựa


vững

chụp X quang

thì cột sống lượn theo hình sóng, có độ cong tuỳ theo mỗi đoạn là từ
3 — 4em (ở người trưởng thành). Nếu độ cong vượt quá 4cm thì gọi là cong
cột sống. Khi cột sống bị cong sẽ tạo nên các dạng bất thường ở lưng:

~ Lưng phẳng: Do các độ cong sinh lí của cột sống hầu như khơng có

(cột sống gần như thẳng).

~ Lưng gù: Do độ cong của đoạn sống ngực q lớn (có khi cịn kéo
theo cả các đốt sống lưng cong ra sau).

~ Lưng ưỡn: Do độ cong của đoạn sống ngực nhỏ hơn độ cong sinh lí,
cịn độ cong của đoạn sống lưng lại quá lớn.

Hinh 10: Dang lung
a. Lung binh thuong; b. Lung gu: c. Lưng phỏng; d. Lưng ưỡn,

162
11.VS&YH-B


* Khi quan sét thang tit phia sau: Binh thudng thi cột sống nằm

trên một đường thẳng đứng, chia lưng làm hai phần bằng nhau. Các
dạng bất thường có thể gặp là: cột sống bị vẹo sang phải hoặc sang trái
theo hình chữ “C” thuận, “C” ngược hoặc 5 thuận, 5 ngược.

- Cách

kiểm

tra vẹo cột sống:

Hiện

nay

có nhiều

phương

pháp

khám phát hiện cong, vẹo cột sống. Dưới đây chỉ là một số phương pháp
đơn giản, khơng địi hổi dụng cụ

máy

móc mà dựa nhiều vào sự đánh giá

chủ quan nên khi khám phải rất thận trọng.

+ Phương pháp miết cột sống: Đối tượng kiểm tra đứng thẳng, tự
nhiên. Người kiểm tra dùng ngón tay miết đọc trên đỉnh các gai cột sống

từ đốt sống cổ 7 tới thắt lưng.
vết đồ

dé để
trái...
tượng

Miết thong thả, ấn hơi mạnh. Sau khi miết xong, ta nhìn thấy một
nổi trên đa lưng biểu hiện hình dáng của cột sống. Căn cứ vào vết
xác định xem cột sống có vị vẹo hay không, vẹo sang phải hay sang
(những trường hợp người béo q hoặc cịn nghi ngờ thì cho đối
cúi người về phía trước, hai tay bng thõng cho dễ khám)

Hỉnh11: Cóc dọng vẹo cội sống

d. “C” nghịch; b. "C” thuộn; c. Cong veo dang “S*"

+ Phương pháp chấm điểm: Người kiểm tra dùng ngón tay trái, lần
từng dinh gai đốt sống cổ 7 đến ngang thất lưng. Cứ lần tới gai đốt sống
nào thì tay phải cầm bút chấm lên da chỗ đó. Cứ như vậy, khi chấm xong

ta sẽ có một đường nhiều điểm chấm gián doan biểu thị hình cột sống.

Phương pháp này có ưu điểm là sau khi chấm xong có thể hội chẩn lâu,
163



×