Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát huy vai trò của hội cựu chiến binh trong công tác giáo dục góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.86 KB, 6 trang )

PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH
TRONG CƠNG TÁC GIÁO DỤC GĨP PHẦN GIẢM THIỂU
TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Nguyễn Ngọc Trân
Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh
Những năm qua, tình trạng bạo lực học đường xẩy ra trên địa bàn cả
nước, cũng như địa bàn tỉnh Nghệ An đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ
việc, mức độ nghiêm trọng, không những tác động làm ảnh hưởng đến nhận
thức, tư tưởng của học sinh, của các bậc phụ huynh, mà cịn làm ảnh hưởng
khơng nhỏ đến mơi trường giáo dục, nền giáo dục nước nhà. Trước thực trạng
đó, các ngành, các cấp, lực lượng chức năng đã vào cuộc, với nhiều biện pháp
tích cực góp phần làm giảm thiểu vấn nạn nói trên.
Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An có số lượng trên 175.000 hội viên, có
22 tổ chức Hội trên cơ sở (huyện, thành phố, thị xã và khối các cơ quan tỉnh),
630 tổ chức hội cơ sở (xã, phường, thị trấn, khối 487), gần 6000 Chi hội. Với vai
trị, chức năng, nhiệm vụ của mình, lãnh đạo các cấp Hội xác định: Cơng tác
giáo dục góp phần vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội nói
chung; an ninh, an tồn trường học nói riêng là trách nhiệm của các tổ chức Hội
và cán bộ, hội viên. Vì vậy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện
bằng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp thiết thực và đạt hiệu quả. Cụ thể:
Thứ nhất:Phát huy nhân tố gia đình để giáo dục học sinh, sinh viên là
con, cháu của hội viên, người thân gia đình CCB.
Khi đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến việc học tập, rèn
luyện, tu dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh, người ta thường nhắc đến ba
nhân tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ba nhân tố kế trên thì gia đình
đóng vai trị quyết định nền tảng, nhà trường đóng vai trị then chốt.Trong một
xã hội, con người được giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.Nhưng hình
thức giáo dục sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách là giáo dục
trong gia đình.Việc giáo dục bắt đầu từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Vai trò của
cha mẹ, anh chị em, ông bà và những người thân khác trong gia đình có vị trí rất
quan trọng đối với việc giáo dục con em phát triển, trưởng thành, nhất là thời kỳ


trẻ tuổi.
111


Hiện nay Hội CCB tỉnh có gần 160.000 hộ gia đình hội viên. Tuyệt đại bộ
phận gia đình đều có con, cháu của mình, hoặc con, cháu người thân anh em, họ
hàng đang là sinh viên, học sinh đang theo học trong các nhà trường; bình qn
mỗi gia đình có từ 4-5 cháu. Với số hộ gia đình hội viên nói trên nhân lên thì số
lượng học sinh ở các trường học là rất lớn. Để góp phần giáo dục con cháu của
mình, khơng có cách nào tốt hơn đối với cha mẹ, ông bà phải là những tấm
gương sáng cho con cháu noi theo. Từng cử chỉ, hành động, cách ứng xử của
cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình sẽ tác động sâu sắc đén suy nghĩ, tư
chất, nếp sống của con cháu từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Con cháu nhìn vào
tấm gương ấy mà cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, noi theo.
Nhận thức sâu sắc vị trí và tầm quan trọng của nhân tố gia đình trong giáo
dục học sinh nên hằng năm, Hội CCB các cấp đã có kế hoạch, triển khai thực
hiện các nội dung về cơng tác gia đình; trong đó tập trung là cơng tác tun
truyền giáo dục đạo đức lối sống trong các gia đình. Các tổ chức Hội đã triển
cho các hội viên ký cam kết thực hiện phấn đấu xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hóa, khơng để hội viên và con cháu trong gia đình vi phạm; đồng
thời tuyên truyền vận động các gia đình khác khơng để con cháu vi phạm các tệ
nạn xã hội, trong đó có bạo lực học đường. Nhiều tổ chức Hội động viên CCB
và người thân trong gia đình tham gia các Câu lạc bộ như: “Câu lạc bộ gia đình
hạnh phúc”, “Câu lạc bộ bình đằng giới”, “Câu lạc bộ phịng chống tệ nạn xã
hội”, “Câu lạc bộ phịng chống bạo lực gia đình”... Có nhiều loại hình CLB hoạt
động thiết thực hiệu quả. Ví như ở huyện Hội Thanh Chương đã xây dựng được
94 CLB phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy ở 40 xã, thị trấn, thu hút
trên 4000 hội viên. Hoạt động của các loại hình CLB đã góp phần xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần, đời sống vật chất trong mỗi gia đình CCB và cộng đồng
xã hội.

Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, cần được nhìn nhận, đánh giá nghiêm
túc về vai trị, vị trí của nhân tố gia đình trong “giáo dục tay ba” để có biện pháp
phối hợp đồng bộ. Theo đó, giáo dục học sinh không phải là nhiệm vụ duy nhất
của ngành giáo dục mà đó cịn là nhiệm vụ của gia đình và xã hội; trong đó, gia
đình giữ vai trị trọng yếu.
Thứ hai:Phối hợp với nhà trường, các ngành chức năng tổ chức tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh
viên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc
112


Hàng năm, nhất là nhân các sự kiện chính trị, các ngày kỷ niệm lớn; các
tổ chức Hội, đặc biệt là cấp cơ sở đã phối hợp tổ chức Đoàn và các nhà trường ở
các địa phương tổ chức hàng trăm buổi giáo dục truyền thống cho hàng chục
nghìn lượt học sinh, sinh viên tham dự. Trong đó có nhiều đơn vị triển khai tích
cực có hiệu quả cao như: Hội CCB các huyện Nam Đàn, Diễn Châu, Hưng
Nguyên, Quỳnh Lưu, Thanh Chương... Có nhiều cán bộ, hội viên CCB dù tuổi
cao, sức khỏe hạn chế, nhưng rất quan tâm và tích cực tham gia cơng tác tun
truyền, giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ, trong số đó có tấm gương tiêu biểu đó
là CCB Bùi Văn Thống, ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ. Ông là
Chủ tịch Hội CCB xã từ năm 1998 - 2009 và là một Báo cáo viên của Đảng ủy
xã từ năm 1999 đến nay; trong 5 năm (2014- 2019) ông đã trực tiếp tham gia
tuyên truyền 16 buổi cho 9.000 lượt thanh niên và học sinh; trong đó có 5.096
học sinh tiểu học, 3.704 học sinh trung học cơ sở…
Thông qua những câu chuyện về truyền thống đánh giặc cứu nước, các lần
tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ…,
đã góp phần làm cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về lịch sử truyền thống và văn hóa
dân tộc, khơi dậy lịng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tự trọng của
học sinh, sinh viên, từ đó đề cao trách nhiệm của tuổi trẻ, nỗ lực phấn đấu “lập
thân, lập nghiệp”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Thứ ba:Xây dựng mơ hình “Cởng trường ANTT và ATGT”, góp
phần giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm pháp luật
Hội CCB các cấp xác định công tác tuyên truyền giáo dục thanh niên, học
sinh cần phải đa dạng, phong phú, khơng chỉ bằng lời nói mà ln coi trọng việc
giáo dục tuổi trẻ bằng hành động việc làm cụ thể thiết thực. Theo đó, những năm
qua, Hội CCB tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội quan tâm xây dựng các mơ hình, loại
hình trên các lĩnh vực hoạt động cơng tác Hội, trong đó có mơ hình “Cổng
trường An ninh trật tự và An tồn giao thơng”. Mơ hình này, được thành lập ở
Chi hội CCB, theo hình thức “tổ tự quản”. Về thành viên có tổ 100% hội viên
CCB đảm nhiệm, có tổ phối hợp giữa hội viên CCB với Đồn thanh niên, với
lực lương an ninh thơn, xã do CCB làm nòng cốt. Các tổ đã phối hợp tuyên
truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật về ATGT, về giữ gìn an ninh, an tồn trong và ngồi trường học. Tổ
chức cho các cháu học sinh và phụ huynh đưa đón con, em vào các giờ cao điểm
lúc vào trường và kết thúc buổi học bảo đảm trật tự ATGT trước cổng trường.
113


Phối hợp với nhà trường, giáo dục học sinh cách ứng xử có văn hóa khi tham gia
giao thơng. Trong số các mơ hình cổng trường an tồn có nhiều hội viên CCB
vừa là thành viên của tổ ANTT&ATGT vừa được nhà trường hợp đồng làm
nhân viên bảo vệ. Ngoài việc hướng dẫn các cháu học sinh ra vào cổng trường,
các đồng chí có thời gian theo dõi nắm tình hình hoạt động của học sinh, kịp
thời phát hiện những biểu hiện nảy sinh tư tưởng và vụ việc mẫu thuẫn giữa các
cháu học sinh từ đó chủ động nhắc nhở các cháu và phối hợp với nhà trường, gia
đình để giáo dục và xử lý những trường hợp vi phạm.
Toàn Tỉnh hội đã xây dựng được 435 tổ, với 1.910 hội viên CCB tham
gia. Trong đó, có nhiều tổ hoạt động tích cực, đạt hiệu quả thiết thực, như: Tổ
ANTT và ATGT cổng trường PTCS thị trấn Quán Hành, trường THCS xã Nghi
Mỹ (huyện Nghi Lộc); trường THCS xã Bảo Thành (huyện Yên Thành); trường

THCS xã Diễn Kỷ (huyện Diễn Châu); trường THCS phường Hà Huy Tập,
trường THCS phường Hưng Dũng (TP. Vinh)...
Thứ tư:Giáo dục học sinh, sinh viên thông qua những tấm gương
CCB tiêu biểu; từ những việc làm và tấm lòng nhân hậu của CCB tác
động làm chuyển biến nhận thức tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống
của học sinh.
Sinh thời Bác Hồ từng nói: “Một tấm gương sống, cịn có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Học tập và làm theo lời Bác dạy, những năm
qua Hội CCB các cấp quan tâm xây dựng được nhiều tập thể, cá nhân điển hình
tiêu biểu trên các mặt hoạt động công tác Hội. Trên lĩnh vực cơng tác giáo dục
tuổi trẻ nổi bật có tấm gương CCB Nguyễn Đăng Khoa, ở xã Nam Lĩnh, huyện
Nam Đàn. Là thương binh (mù hai mắt), ông đã theo học chữ Braille (chữ nổi),
sau khi học được chữ nổi, bằng trí tuệ “thiên phú” và phẩm chất của người lính
Cụ Hồ, ơng đã mở lớp dạy học miễn phí cho các em học sinh từ lớp 7 đến lớp 8
có hồn cảnh khó khăn. Các cháu học sinh theo học thầy Khoa không những học
được kiến thức thầy truyền đạt, mà học được ở thầy về tấm lòng nhân hậu, về
tinh thần, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Người
dân xã Nam Lĩnh gọi ơng với cái tên trìu mến “ơng giáo làng”. Ông dược các
cấp, các ngành tặng nhiều phần thưởng cao quý.
CCB Nguyễn Viết Học, ở xã Tân Long, huyện Tân Kỳ, với suy nghĩ:
“Người biết 2 dạy cho người biết một, người biết một dạy cho người chưa biết”,
ông đã mở lớp học tình thương để kèm cặp, phụ đạo, dìu dắt các cháu có hồn
114


cảnh khó khăn trong và ngồi xã Tân Long. Học sinh từ lớp 5 đến lớp 9, ban đầu
chỉ có 6 em, mấy năm nay số học sinh tăng lên 215 em theo học. Điểm nổi bật ở
ông là vừa dạy chữ, vừa dạy người, truyền đạt cho các cháu những kiến thức
luân lý, cách quan hệ ứng xử của học sinh đối với gia đình, bạn bè và xã hội, qua
đó góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cho học sinh.

CCB Hồng Văn Bình, Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban Mặt trận ở xã Hoa
Sơn, huyện Anh Sơn, với tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”
được sự đồng thuận của vợ, con gia đình từ năm 2013 đến nay, hàng năm ơng đã
trích một phần tiền lương hưu của mình hỗ trợ cho 2 cháu: Đặng Thị Thắm đang
học lớp 11, Đặng Thị Thảo, đang học lớp 9, là người trong xóm có hồn cảnh
gia đình rất khó khăn; mỗi cháu 120.000đ/tháng (tương đương 10kg gạo) hỗ trợ
các cháu đến khi học xong THPT và đủ 18 tuổi. Việc làm của ơng đã có tác
động tích cực đến tư tưởng, tình cảm các cháu học sinh trên địa bàn. Tấm lịng
nhân ái của ơng được cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương ghi nhận, đánh
giá cao.
Thứ năm:Đề cao trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc xây dựng
“Trường học thân thiện” góp phần xây dựng mơi trường văn hóa lành
mạnh, khơng có bạo lực học đường
Với trách nhiệm là một đồn thể chính trị ở địa phương, hàng năm Hội
đều có ý kiến tham gia đóng góp xây dựng các đề án phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, trong đó có việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà
trường trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục, Hội đã có
các hoạt động phối hợp đạt hiệu quả cao, nhất là công tác tuyên truyền, giáo dục
truyền thống cho thế hệ trẻ.
Các tổ chức Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên CCB đóng
góp, ủng hộ xây dựng quỹ Khuyến học ở cơ sở. Đến nay các cấp Hội đã đóng
góp xây dựng quỹ được 2,6 tỷ đồng. Số tiền trên được trích để khen thưởng cho
những học sinh học giỏi ở các cấp và thi đậu vào các trường Đại học, giúp đỡ
những học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn...
Đối với những cơ sở giáo dục có tổ chức Hội CCB hoặc có hội viên Hội
CCB, các tổ chức Hội đã động viên các thầy, cô giáo (là những CCB) luôn phát
huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, nhất là sự gương mẫu, tinh thần trách nhiệm,
tính kỷ cương, kỷ luật, tình yêu thương con người, tình đồng đội, đồng nghiệp,
115



giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ, cơng chức, đóng góp tích cực vào sự
nghiệp “trồng người”.
Là bậc ông bà, cha mẹ và là những phụ huynh của học sinh, các CCB đã
tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” thơng qua các lần sinh hoạt, hội họp giữa nhà trường,
giữa thầy cơ giáo với gia đình học sinh. Khi có những vụ việc vi phạm liên quan
đến an ninh, an toàn trường học, ảnh hưởng đến nội quy, quy chế của nhà
trường, đến quan hệ ứng xử giữa thầy và trò, giữa các học sinh…; các hội viên
CCB (là phụ huynh học sinh, là nhân viên bảo vệ, là thầy cơ giáo) đã phối hợp
nắm tình hình, tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp giải quyết, góp phần
giữ gìn trật tự, kỷ cương của nhà trường. Đối với những học sinh vi phạm phải
xử lý kỷ luật, với tấm lòng nhân ái, vị tha, các CCB, gia đình, người thân CCB
đã đề cao trách nhiệm trong giáo dục, động viên con cháu mình sửa chữa khuyết
điểm để tiến bộ, trưởng thành.
Các hoạt động và việc làm của Hội CCB trên đây đã góp phần xây dựng,
phát triển những chuẩn mực về nhân cách, đạo đức của học sinh, sinh viên; giảm
thiểu vi phạm pháp luật, trong đó có tình trạng bạo lực học đường của học sinh ở
các trường học trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, để góp phần vào việc xây dựng mơi trường giáo dục
an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực học đường. Hội CCB tỉnh
tiếp tục xác định, đây là một nội dung công tác quan trọng của các cấp Hội và
cán bộ, hội viên. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị định, Quyết định của Bộ
GD&ĐT, Chương trình hành động của Sở GD&ĐT tỉnh về phòng chống bạo lực
học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trên cơ sở đó đưa vào kế hoạch cơng tác
hàng năm sát với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của các tổ chức Hội. Phối hợp
chặt chẽ với các đồn thể, lực lượng chức năng đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi người dân và mỗi cán bộ, hội
viên CCB về cơng tác phịng, chống bạo lực học đường. Xây dựng và phát huy
hiệu quả các mơ hình do CCB đảm nhận. Động viên cán bộ, hội viên phát huy

bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu trong lời nói và hành động
để góp phần giáo dục học sinh, sinh viên./.

116



×