Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

VỢ CHỒNG A PHỦ phân tích ngắn gọn, đầy đủ ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.42 KB, 7 trang )

VỢ CHỒNG A PHỦ
( Tơ Hồi )
A. NHÂN VẬT MỊ:
1. Trước khi về nhà thống lí Pá Tra
- Là 1 cô gái trẻ đẹp, yêu lao động, yêu tự do, hiếu thảo với cha mẹ.
- Có nhiều tài năng : thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo
- Có biết bao người say mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Cơ đã có một qng đ ời
con gái yêu đương và hạnh phúc, là niềm khát khao, mơ ước của bao chàng trai.
- Là 1 cô gái có tâm hồn đẹp, có lịng tự trọng, từng từ chối cuộc hôn nhân với A Sử con trai thống lí Pá Tra, cơ muốn làm chủ cuộc đời mình bằng sức lao động của bản
thân “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho
bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” như vậy Mị muốn tự trả nợ cho gia đình bằng
sức lao động của chính mình chứ khơng phải bằng tự do và tuổi thanh xuân người
con gái.
=> Cô xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng vì món nợ truyền kiếp từ thời cha
mẹ nên Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí.
2. Sau khi về nhà thống lí Pá Tra:
* Lúc đầu :
- Phản kháng rất quyết liệt “Có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, Mị cịn
trốn về nhà chào vĩnh biệt cha để “đi chết” -> hành động phản kháng thân phận nơ
lệ.
- Nhưng vì bố nên đã khơng chết, lịng hiếu thảo đã khiến Mị chấp nhận hi sinh
khát vọng của mình để quay lại cuộc sống làm con dâu bất đắc dĩ cho nhà thống lí
- Khơng nghĩ đến việc ăn lá ngón mà chết nữa, từ khi đó đã khơng cịn ý thức về sự
sống, tâm hồn trở nên chai sạn, vơ cảm.
- Về nhà thống lí mang tiếng là làm dâu nhưng sự thật lại mang ki ếp sống nơ lệ,
làm đầy tớ, nạn nhân của chính sách cho vay nặng lãi, bị tước đi quy ền tự do và
hạnh phúc cá nhân.
* Sau đó:
- Chấp nhận cuộc sống làm dâu nhà thống lí bị bóc lột sức lao động, bị coi như 1
công cụ làm việc, bị áp chế về mặt tinh thần
- Bị chà đạp thân xác, bị đối xử như nô lệ, cuộc sống của Mị lúc bấy giờ còn tủi nhục


hơn con trâu con ngựa “ Bây giờ thì Mị cũng tưởng mình là con trâu, mình cũng là
con ngựa”
- Làm việc quanh năm khơng lúc nào nghỉ ngơi.
+ Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện
+ Giữa năm thì giặt đay, xe đay
+ Đến mùa thì đi nương bẻ bắp
+ Lúc hái củi, lúc bung ngơ thì lúc nào cũng gài 1 bó đay trong cánh tay để tước
thành sợi


- Cuộc sống của Mị cịn khơng = cuộc sống của con trâu con ngựa, con ngựa con trâu
làm còn có lúc được nghỉ ngơi, gãi chân, nhai cịn. Cịn đàn bà trong nhà thống lí thì
vùi đầu vào làm việc cả đêm lẫn ngày.
- Phải sống ở 1 nơi giống như nhà tù “Ở cái buồng Mị nằm , kín mít, có một chi ếc
cửa sổ một lỗ vng bằng bàn tay” , lúc trông ra chỉ thấy trăng trắng khơng biết là
sương hay nắng.
- Nhà thống lí đã dùng bóng ma của thần quyền để áp chế Mị đó chính là hủ tục
cúng trình ma, làm Mị tê liệt về tinh thần vả ý thức phản kháng, chấp nhận thân
phận tủi nhục “trình ma nhà nó rồi thì chỉ đợi ngày rũ xương ở đây thôi”.
- Tâm hồn Mị trở nên lạnh lẽo băng giá, cứ “lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa” chỉ
biết ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến khi nào chết thì thơi
- Năm tháng trơi qua đối với Mị chỉ là một vịng tuần hồn được vẽ ra trước m ặt.
Mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng,.. lặp đi lặp lại, bao gi ờ cũng thế, suốt năm tháng
cuộc đời cũng như vậy.
=> Tiểu Kết : Tơ Hồi đã thành công khi khắc hoạ nhân vật Mị - người con gái bị
tước đoạt quyền sống, sự tự do, trở thành một tâm hồn câm lặng, cuộc sống của Mị
đã rơi vào bi kịch, chỉ biết buông xuôi mặc cho số phận quyết định. Cường quyền và
thần quyền đã huỷ hoại sức sống trong Mị, Tg đã phát hiện ra những mất mát lớn ở
người đàn bà này, sự nữ tính, lòng trắc ẩn, tâm hồn lạc quan yêu đời.
3. Sức sống tiềm tàng trong Mị :

* Trong đêm tình mùa xuân:
- Thiên nhiên mùa xuân đã tác động sâu sắc đến Mị
+ Đó là 1 mùa xuân rộn rã âm thanh, sắc màu, gió rét thổi vàp cả gianh vàng ửng
+ Những chiếc váy hoa xoè như những con bướm sặc sỡ
+ Trai gái, trẻ con tụ tập ở sân chơi đánh pao, đánh quay, thổi khèn, nhảy múa vui
vẻ.
- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn “lấp ló ngồi đầu núi”, Mị thấy trái tim thiết tha bổi
hổi. Sau đó lẩm nhẩm bài hát của người đang thổi
“ Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta khơng có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
+ Tiếng sáo là yếu tố lay động sâu xa đến tâm hồn Mị, đánh thức quá khứ cùng với
hiện tại của Mị
+ Tiếng sáo cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi trẻ và kí ức tươi đẹp của cơ gái trẻ
người Mèo này.
- Sau khi nghe tiếng sáo “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát”, uống rượu
mà như nuốt đắng nuốt hận vào lòng.
+ Men rượu đã đưa Mị về hồi tưởng lại quá khứ “lòng Mị đang sống về ngày trước” .
Nhớ về thời con gái của mình, thổi lá giỏi, thổi sáo cũng gi ỏi, có bi ết bao người si
mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị
+ Đối lập với kí ức tươi đẹp ấy là hiện thực đầy tủi nhục của Mị , sống 1 cuộc sống
khổ cực, tâm hồn bị giam cầm, ngược đãi và“A Sử không bao giờ cho Mị đi chơi Tết”
* Biểu Hiện Sức Sống Tiềm Tàng Trong Mị:


Sự tủi nhục khơng ngăn được lịng u tự do của Mị “thấy phơi phới trở lại,
trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước” . Những từ
“phơi phới” “sung sướng” diễn tả tận sâu thẳm niềm khát khao của Mị
 Tự cảm thấy “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” câu văn với

những dấu chấm liên tiếp, đi liền đó là sự khẳng định cho tuổi trẻ, cho
mong muốn được đi chơi. Tình yêu tự do và ý thức về bản thân chưa bao gi ờ
bị dập tắt trong Mị, nó giống như 1 hòn than đang âm ỉ cháy trong lớp tro tàn
chỉ cần có cơ hội là bùng lên mãnh liệt.
 Sau khi nghĩ về số phận của mình, về việc A Sử đối đã với mình “Nếu có
nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ khơng buồn mà
nhớ lại nữa”. Chính tiếng sáo đã đưa Mị đến với bi kịch hay “Chính tiếng sáo
đã làm Mị ý thức sâu săc hơn bi kịch của mình” (GS Nguyễn Đăng Mạnh) . Khi
linh hồn trở về thì Mị khơng chỉ ý thức được những giá trị tinh thần mà cịn ý
thức được hồn cảnh nghiệt ngã của mình. Muốn chết cũng được coi là biểu
hiện mãnh liệt của sức sống tiềm tàng ẩn chứa trong tâm hồn Mị
 Thể hiện qua hành động “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ , xắn một miếng bỏ
thêm vào đèn cho sáng”, sau đó quấn lại tóc, lấy cái váy hoa vắt ở trong vách
-> Đây chính là sự nổi loạn trong Mị với khát vọng tự do trào dâng mãnh liệt.
Câu văn ngắn với nhịp điệu gấp gáp, nhiều ĐT được huy động : ‘ xắn”, “lấy”,
“bỏ”,.. làm cho những hành động của Mị rộ rõ khát khao mãnh liệt được sống,
được là chính mình cháy bỏng bất chấp sự hiện diện của A Sử.
 Sức sống ấy vẫn không hề bị mất đi khi A Sử trói hai tay Mị bằng thắt lưng,
trói đứng Mị = 1 thúng sợi đay, và cuốn cả tóc Mị lên cột làm cho Mị không
quay mà cũng không nghiêng đầu được. Khi ấy Mị vẫn khơng hề biết mình bị
trói mà vẫn bước đi.
 Khi bị sợi dây trói xiết lại, Mị đau như đứt từng mảnh thịt, lúc ấy Mị chợt
tỉnh, nỗi đau thể xác lập tức chuyển thành nỗi đau tinh thần, chợt nhận ra
bản thân “không bằng con ngựa”. Âm thanh của tiếng chân người đã đánh
thức Mị, kéo Mị từ thiên đường trở về với hiện thực cay đắng.
=> Tiểu Kết: Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy mãnh liệt nhưng không
thành. Tuy không thể thốt khỏi địa ngục trần gian nhưng ít ra Mị đã được sống
lại ngày tháng tươi đẹp hạnh phúc của mình trong hiện thực phũ phàng. Qua đó
nhà văn khẳng định : sức sống của con người tuy bị chèn ép, giẫm đạp nhưng nó
khơng hề mất đi mà như 1 ngọn lửa nhỏ luôn âm ỉ cháy, chỉ cần thời cơ là bùng

lên mạnh mẽ. Đúng như lời nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói “ Một tia lửa nhỏ hôm
nay báo hiệu đám cháy của ngày mai”. Hành động tuy bộc phát nhưng hứa hẹn 1
tương lai bùng cháy mãnh liệt đang chờ phía trước.



* Trong đêm đơng cứu A Phủ:
- Ngoại cảnh: đó là đêm đơng dài và buồn trên núi rừng TB đang về, mùa đông
rét như cẳt da cắt thịt. Đêm nào Mị cũng đốt lửa hơ tay và trong 1 đêm tr ở dậy
bắt gặp A Phủ đang bị trói đứng
* Diễn Biến:
 Ban Đầu:


- Mị vô cảm trước mọi việc xảy ra, ngay cả khi chứng kiến A Phủ bị đạp ngay
xuống cửa bếp, đêm sau Mị vẫn dậy để thổi lửa hơ tay.
- Bởi vậy dù A Phủ bị trói đứng mấy ngày dưới bếp Mị vẫn thản nhiên như
khơng có gì. Đây là dấu hiệu của việc bị tê liệt tinh thần “Nếu A Phủ là cái
xác chết đứng đấy cũng thế thơi”.
- Phải chăng việc trói người đến chết là việc làm bình thường ở nhà thống lí
và ai cũng quen với việc đó, bởi vậy mà chẳng ai quan tâm đến. Hay là bởi
“Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi” nên đã lãnh đạm thờ ơ đứng trước đau
khổ của người khác.
 Khi nhìn thấy 1 dịng nước mắt lăn trên trên má A Phủ.
- Nhìn thấy “một dòng nước măt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen
lại” của A Phủ, Mị đã dần thức tỉnh, chợt nghĩ đến mình đã từng bị A Sử trói
“nước măt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết lau đi được”. Thương
mình rồi lại thương người, đó là sự thức dậy của nhân phẩm.
- Nhớ đến cảnh người đàn bà đời trước cũng đã từng bị trói đến chết ở đây,
Mị nhận thức được tội ác của nhà thống lí “Trời ơi nó băt trói đứng người ta

đến chết, nó băt mình cũng chết thơi, nó băt trói đến chết người đàn bà ngày
trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác” -> nhận thức được thực tại.
- Mị thương cảm cho A Phủ “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết,
chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Điệp từ “chết” nhắc lại nhiều lần 1
cách dồn dập, đau đớn, gây cảm giác ám ảnh.
- Từ lạnh lùng, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình, của người khác.
Nghĩ đến việc nếu A Phủ trốn thốt, Mị phải bị trói thay vào đấy, phải chết
trên cái cọc ấy, đến đây Mị cũng khơng sợ. Bởi vậy đã liều lĩnh cởi trói cho A
Phủ, đây là hành động phản kháng cái ác, cái xấu.
 Khi A Phủ chạy đi rồi
- “Mị đứng lặng trong bóng tối” trong giây phút ngắn ngủi ấy, Mị đã có 1
quyết định táo bạo “Mị cũng vụt chạy ra” đuổi kịp A Phủ và cùng A Phủ trốn
khỏi nhà thống lí, trốn khỏi Hồng Ngài.
- Chỉ bằng 1 đoạn văn ngắn, nhà văn đã dùng hàng loạt ĐT mạnh diễn tả
thành công hành động của Mị “vụt chạy qua” “băng đi” “đuổi kịp”. Bước chân
vụt chạy của Mị là bước chân đạp đổ mọi ách áp bức của chế độ phong kiến
miền núi để đến với ánh sáng, tự do. Câu nói “A Phủ cho tơi đi. Ở đây thì
chết mất” đã thể hiện lịng tham sống, khát vọng tự do mãnh liệt của Mị.
=> Tiểu Kết:
+ ND: Tóm lại, hành động cởi trói cứu A Phủ là bước ngoặt trong cuộc đời
Mị. Từ đây thân phận nô lệ của Mị đã khép lại, Mị trở thành chủ nhân của
cuộc đời mới. Sức sống tiềm tàng đã phát triển thành sức mạnh giải phóng
từ đó thay đổi cuộc đời Mị. Ngịi bút Tơ Hồi đã rất tài tình theo dõi di ễn
biến, tâm trạng và hành động của Mị để diễn tả từ bất ngờ này sang bất ngờ
khác. Nhưng những hành động bộc phát ấy thực ra lại vơ cùng hợp lí, tự
nhiên. Sự hồi sinh của nhân vật đã được nhà văn miêu tả tinh tế, phù hợp
với tính cách Mị. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 thân phận có điểm chung
là đều phải đem tuổi trẻ để trả nợ cho người giàu. Sở dĩ Mị có hành động
giải thốt quyết liệt là bởi trong con người cô luôn tiềm tàng 1 sức sống



mãnh liệt, âm thầm và dai dẳng khát khao tự do hạnh phúc. Khơng phải bất
kì người phụ nữ nào rơi vào hoàn cảnh của Mị cũng làm như vậy.
+ NT :
- TG thành công trong việc xây dựng nhân vật
- Lối kể chuyện ngắn gọn, tự nhiên, gây ấn tượng, cách dẫn dắt tình tiết
khéo léo tâm trạng và hành động phức tạp của người dân miền núi
- Ngôn ngữ kể chuyện linh động, chọn lọc, sáng tạo -> câu văn giàu tính tạo
hình.
B. NHÂN VẬT A PHỦ:
1. Lai Lịch:
- Là người Háng –bla
- Cha mẹ, anh em đều mất trong 1 trận đầu mùa, năm ấy A Phủ mới 10 tuổi.
Tuy cịn nhỏ nhưng mang trong mình 1 tính cách mạnh mẽ.
- Khi ấy, có người làng đói bụng đem A Phủ xuống bán đổi lấy thóc của
người Thái dưới cánh đồng nhưng A Phủ ngang bướng không cam chịu đã
trốn khỏi núi cao và lưu lạc đến Hồng Ngài.
- Khi Tết đến xuân về mọi người đều có quần áo mới cịn A Phủ chỉ có độc 1
chiếc vịng vía trên cổ
- Chẳng lấy nổi vợ vì hủ tục của làng bản rằng khi muốn lấy vợ thì phải có
bố mẹ, ruộng, bạc,.. là những thứ mà A Phủ khơng có.
2. Phẩm chất tốt đẹp:
- Là 1 chàng trai tự do của núi rừng, yêu lao động lại giỏi giang “biết đúc lưỡi
cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bị tót rất bạo”
- A Phủ rất khoẻ, chạy nhanh như ngựa, là khát khao của bao cô gái trong
làng “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà” nhưng vì
nghèo nên A Phủ không lấy được vợ.
- Tuy nhiên vẫn vượt lên hoàn cảnh, A Phủ vẫn sống 1 cuộc sống phóng
khống, hồn nhiên, u đời, u chính nghĩa, tự tin “Đang tuổi chơi trong
ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác, A Phủ chỉ

có độc một chiếc vịng vía lằn trên cơ nhưng A Phủ cũng cứ cùng trai làng
đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng
trong vùng”
3. Số phận bất hạnh:
- Là nạn nhân của cường quyền và chính sách cho vay nặng lãi của bọn thực
dân phong kiến miền núi. Là con người của núi rừng nhưng A Phủ khơng
thốt được khỏi kiếp sống nô lệ
- Sự việc xảy ra vào đêm hội mùa xuân vì bất bình trước thái độ hống hách
của A Sử và đám bạn nên A Phủ đã xơng vào để bênh vực các bạn của mình
“ném con quay rất to vào mặt A Sử, con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt”, “A
Phủ xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đầu đập xuống, xé vai áo, đánh tới tấp ” -> 1
chàng trai gan dạ và chí khí.
- Vì tội đánh con quan nên bị bắt về nhà thống lí để xử kiện. Tại đây A Phủ
đã bị bọn tay chân của nhà Pá Tra đánh đập 1 cách dã man “môi và đuôi mắt
giập chảy máu” “hai cái đầu gối sưng lên như mặt hổ phù” nhưng anh khơng
hề khóc lóc mà trái lại “A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như một cái tượng đái”. S ự


im lặng ấy thể hiện bản lĩnh gan dạ, cứng rắn, bất khuất trong mọi tình
huống, khơng chịu khuất phục trước cái xấu.
- Sau vụ xử kiện kì quái, A Phủ đã bị Pá Tra buộc phải nộp phạt 100 bạc
trắng bao gồm tiền vạ cho người bị đánh, nộp tiền cho thống quán, mất tiền
mời các quan làng hút thuốc phiện, mất 1 con lợn 20kg để mời quan làng ăn
vạ.
- Khơng có tiền để nộp vạ nên phải vay nợ, chính sách cho vay nặng lãi đã
khiến chàng trai trẻ, yêu tự do trở thành kẻ nô lệ với bản án chung thân
suốt đời như lời của Pá Tra “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế,
bao giờ hết nợ tao mới thôi”
- Kiếp sống bị ngược đãi khinh rẻ của người nông dân bần cùng bị đầy
xuống đáy vực, khơng có 1 chút cơ hội nào để ngoi lên đòi lại quyền sống và

làm người đúng nghĩa.
- A Phủ sau đó phải gánh vác trên vai công việc nặng nhẹ đầy nguy hiểm
“đốt rừng, cày nương, đốt nương, săn bị tót, bẫy hổ, chăn bị, chăn ngựa”
- Quanh năm 1 thân 1 mình ngồi gị ngồi rừng, tính mạng của A Phủ sống
hay chết gì đều được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của Pá Tra – đại di ện
chế độ phong kiến miền núi.
4. Lòng tham sống và khát khao tự do:
- Vì mải mê bắt nhím, A Phủ đã để hổ ăn mất 1 con bò nên rơi vào thảm hoạ
mới, bị trói đứng ở cây cột = dây mây từ chân lên vai, chờ khi nào bắn được
hổ mới tha, nếu không A Phủ sẽ chết đứng ở đấy.
- Tuy vậy với khát vọng sống mãnh liệt, bản chất gan góc bất khuất sẵn có,
đã khơng cam chịu cái chết mà tìm cách giải thốt “nhai đứt 2 vịng dây, nhích
dần dây trói 1 bên tay” nhưng cha con thống lí lại trói thêm vào cổ anh 1 cái
dây thịng lịng.
- Sau bao ngày bị trói ở cột nhà chỉ đứng và nhắm mắt, đang trên bờ vực của
cái chết “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói,
chết rét, phải chết” cịn nỗi đau nào đau đớn hơn khi con người ta ý thức
được rằng mình sẽ chết và sắp chết.
- Chứng kiến cái chết đang cận kề bản thân, đành bất lực tuyệt vọng A Phủ
đã khóc “một dịng nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má”. Chính dịng
nước mắt ấy đã làm lay động thiếu phụ, từ 1 người vô cảm, Mị đã đồng cảm
với nỗi đau của A Phủ để rồi sau cuộc đấu tranh nội tâm dữ đội đã cắt đứt
dây trói cho A Phủ. Nhờ sự gúp đỡ của Mị, cả hai người đã được tự do, trốn
khỏi Hồng Ngài, đến khu du kích Phiềng Sa gặp cán bộ CM A Châu, 2 người
lần lượt trở thành chiến sĩ Cm cùng bộ đội và giải phóng quê hương.
=> Tiểu Kết:
+ ND:
- N.vat A Phủ là hiện thân của những người lao động có số phận éo le bất
hạnh nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp.
- Xây dựng n.vat này Tơ Hồi đã khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh li ệt và

khao khát tự do của nhân dân lao động TB dưới sự thống trị của lãnh chúa
phong kiến miền núi
- Sự vùng lên của nhân vật để giành lấy tự do, đi theo CM giải phóng quê
hương, là cuộc đấu tranh tự phát sang tự giác.


+ NT
- NT trần thuật hấp dẫn, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, đậm chất miền núi
- Xây dựng nvat A Phủ qua số phận và tính cách, NT dựng cảnh tài tình



×