Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.62 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

MƠ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM
(FOOD BANK)- KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA

NGUYỄN HỒNG TRÚC LINH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
MƠ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM
(FOOD BANK)- KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Nguyễn Hoàng Trúc Linh


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Mai Khanh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

TIEU LUAN MOI download :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tơi. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập
trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022
Tác giả luận văn

TIEU LUAN MOI download :


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng thực phẩm Việt Nam, Luận
văn với đề tài “Mơ hình Ngân hàng thực phẩm (Food Bank)- Kinh nghiệm thế giới
và định hướng phát triển ở Việt Nam” được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của
TS. Phạm Thị Mai Khanh, trường Đại học Ngoại thương CS2 tại TPHCM, tập thể
ban cố vấn, lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng thực phẩm Việt Nam cùng nhiều ý kiến
đóng góp của Mạng lưới ngân hàng thực phẩm tồn cầu (GFN).

Tác giả xin gửi lời tri ân và chân thành cảm ơn tới TS. Phạm Thị Mai Khanh đã
hướng dẫn nhiệt tình cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương,
các anh chị đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong q
trình hồn thiện luận văn.
Xin cảm ơn ban cố vấn, lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng thực phẩm Việt Nam
cùng nhiều ý kiến đóng góp của Mạng lưới ngân hàng thực phẩm toàn cầu (GFN) đã
tạo điều kiện và giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022
Tác giả
Nguyễn Hoàng Trúc Linh

TIEU LUAN MOI download :


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ ................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT & KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI MƠ
HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOODBANK) TRÊN THẾ GIỚI .........10
1.1. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh xã hội .........................................10
1.1.2.Mơ hình kinh doanh của các doanh nghiệp xã hội ...............................12
1.2.


Quá trình ra đời và phát triển mơ hình Ngân hàng thực phẩm (Food

Bank) ....................................................................................................................21
1.2.1. Cơ sở ra đời và phát triển mơ hình Ngân hàng thực phẩm (Food Bank)
...........................................................................................................................21
1.2.2. Q trình hình thành và phát triển, vai trị Ngân hàng thực phẩm ....22
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thực phẩm thế giới .............................26
1.3. Kinh nghiệm phát triển và vận hành mơ hình Ngân hàng thực phẩm thế
giới .........................................................................................................................26
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore ...................................................................27
1.3.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc .....................................................................29
1.3.3. Kinh nghiệm từ Úc..................................................................................33
1.3.4. Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh ......................................................34
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MƠ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC
PHẨM (FOOD BANK) TẠI VIỆT NAM .............................................................40
2.1. Giới thiệu tổng quan về mơ hình Ngân hàng Thực phẩm Food Bank tại
Việt Nam ...............................................................................................................40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................40

TIEU LUAN MOI download :


iv

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thực phẩm Việt Nam .................................44
2.2. Phân tích mơ hình kinh doanh Ngân hàng thực phẩm Việt Nam dựa trên
khuôn khổ SBMC ................................................................................................47
2.2.1. Phân khúc khách hàng (Customer Segments) ......................................47
2.2.2. Giá trị cung cấp cho khách hàng (Value Proposition) .........................51
2.2.3. Kênh thông tin và phân phối (Channel) ................................................53

2.2.4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships) ...................................55
2.2.5. Dịng doanh thu (Revenue Stream)........................................................55
2.2.6. Hoạt động chính (Key activities) ............................................................56
2.2.8. Đối tác chính (Key Partners) ..................................................................59
2.2.7. Nguồn lực chính (Key resource) ............................................................60
2.2.9. Cơ cấu chi phí (Cost Structure) .............................................................62
2.3. Đánh giá ưu điểm, điểm yếu trong xây dựng và vận hành mơ hình ........65
2.3.1. Những ưu điểm trong vận hành ............................................................65
2.3.2. Những điểm yếu trong vận hành và nguyên nhân ...............................66
CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG & NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ
PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG THỰC PHẨM VIỆT NAM .................................69
3.1. Cơ hội thách thức và triển vọng phát triển đến năm 2035 .......................69
3.1.1. Cơ hội, thách thức đến năm 2035 ..........................................................69
3.1.2. Triển vọng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đến năm 2035 ................72
3.2. Các giải pháp.................................................................................................73
3.2.1. Giải pháp đề xuất giá trị cho khách hàng doanh nghiệp ...................77
3.2.2. Giải pháp phát triển kênh phân phối...................................................81
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các hoạt động chính của Ngân hàng thực phẩm
Việt Nam ...........................................................................................................84
3.2.4.Giải pháp phát triển quan hệ khách hàng và quản lý hệ thống khách
hàng ...................................................................................................................90

TIEU LUAN MOI download :


v

3.3.5. Giải pháp phát triển nguồn lực công nghệ tạo ra nền tảng cơng nghệ
chống lãng phí thực phẩm ...............................................................................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................

TIEU LUAN MOI download :


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMC

Business Model Canvas

CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CREST

Trung tâm Thực phẩm có trách nhiệm

CSIE

Trung tâm hỗ trợ sáng tạo và khởi nghiệp xã hội

CSIP

Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng

C.P

Tập đồn Charoen Porhand (Thái Lan)
C.P Việt Nam Cơng ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam
DN
Doanh nghiệp
DT
KH

Doanh thu
Kế hoạch

DNXH

Doanh nghiệp xã hội

FAO
FBVN

Tổ chức Lương thực Thế giới
Ngân hàng Thực phẩm tại Việt Nam

FBSG

Ngân hàng thực phẩm tại Singapore

FoodBank

Ngân hàng Thực phẩm- Food Bank

GFN


Global Foodbanking Network- Mạng lưới Ngân hàng
Thực phẩm tồn cầu

Mondelez

Cơng ty cổ phần Mondelez Việt Nam

NHTP
NN&PTNT

Ngân hàng thực phẩm
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NPO

Tổ chức phi lợi nhuận

SEBMC
SBMC

Social Enterprise Business Model Canvas
Social Business Model CanvasMơ hình kinh doanh xã hội theo mơ hình Canvas

USD

Đơ la Mỹ


VND

Việt Nam đồng

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WHO
WTO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

TIEU LUAN MOI download :


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1.1 Tóm tắt các yếu tố của mơ hình kinh doanh Canvas .................................16
Bảng 2.1. Tổng số người được phục vụ bởi Ngân hàng thực phẩm Việt Nam 20172021 ...........................................................................................................................44
Bảng 2.2: Số lượng thực phẩm phân bổ theo phân khúc khách hàng là các .............50
tổ chức thụ hưởng 2021.............................................................................................50
Bảng 2.3. Tỷ lệ tham gia các khách hàng doanh nghiệp tại FBVN .........................51
Bảng 2.4. Tổng số người được FBVN phục vụ từ 2017-2021 ..................................58
Bảng 2.5. Bảng dự báo các cột mốc quan trọng trong cơ cấu chi phí FBVN giai đoạn
2022-2025..................................................................................................................63

Bảng 2.6. Mơ hình kinh doanh Ngân hàng thực phẩm Việt Nam- Công ty cổ phần
DNXH Food Share ....................................................................................................63
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp ưu điểm, nhược điểm trong phát triển và vận hành mơ hình
kinh doanh FBVN, bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới dựa trên khung giá
trị SBMC ...................................................................................................................73
Bảng 3.2. Bảng mô tả Chân dung khách hàng doanh nghiệp FBVN........................77
Bảng 3.3. Giải pháp đề xuất cho những lo ngại của khách hàng ..............................78
Bảng 3.4. Giá trị đề xuất cho khách hàng doanh nghiệp ..........................................79
Bảng 3.5. Tóm tắt chân dung khách hàng cụ thể ......................................................79
Bảng 3.6. Case study Đề xuất giá trị cụ thể cho doanh nghiệp.................................80
Bảng 3.7. Các hoạt động FBVN phát triển đào tạo và truyền thông đối với tổ chức
thụ hưởng ..................................................................................................................92
Bảng 3.8. Bảng minh họa đề xuất cho báo cáo dành cho tổ chức thụ hưởng ...........93
Bảng 3.9. Bảng minh họa các tiêu chí để tập trung chiến lược trong .......................94
phát triển quan hệ khách hàng ...................................................................................94

TIEU LUAN MOI download :


viii

Bảng 3.10. Minh họa mơ hình kinh doanh xã hội của nền tảng chia sẻ và chống lãng
phí thực phẩm Food Share ........................................................................................96
BIỂU
Biểu đồ 2.1 : Dự báo Cơ cấu doanh thu Ngân hàng thực phẩm Việt Nam năm 20222025 ...........................................................................................................................56
Biểu đồ 2.2. Tổng số Kg thực phẩm được FBVN phân phối từ 2017-2021 .............58
Biểu đồ 2.3: So sánh Cơ cấu chi phí NHTP Việt Nam năm 2021 và dự báo cơ cấu chi
phí năm 2025 ............................................................................................................62

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức Ngân hàng thực phẩm .......................................26
Sơ đồ 2.1. Cơ chế hoạt động Ngân hàng thực phẩm Việt Nam ................................43
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thực phẩm FoodBank Việt Nam 2021 .........46
Sơ đồ 3.1. Minh họa hệ thống kênh phân phối FBVN được đề xuất ........................84
Sơ đồ 3.2. Quy trình Quản lý các tổ chức thụ hưởng................................................91
Sơ đồ 3.3. Quy trình giữ quan hệ khách hàng với doanh nghiệp ..............................93

HÌNH
Hình 1.1: Cơ chế hoạt động của Ngân hàng thực phẩm ...........................................24
Hình 3.1. Mối quan hệ khách hàng giữa Ngân hàng thực phẩm và các tổ chức thụ
hưởng.........................................................................................................................91

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thực tế, trong thời đại xã hội ngày nay, thế giới ghi nhận nhiều thành tựu
nổi bật từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của các nước trên thế giới, thì bên cạnh
đó vẫn cịn rất nhiều quốc gia đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực, nhiều
người yếu thế, suy dinh dưỡng. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Lương
thực thế giới, mặc dù có nhiều thực phẩm được sản xuất trên thế giới để cung cấp cho
tất cả mọi người, nhưng theo ước tính có khoảng 821 triệu người - một phần chín dân
số thế giới bị đói (WHO,2018). Hơn thế nữa khi đại dịch COVID-19 diễn ra đã đẩy
thêm 132 triệu người trên thế giới rơi vào tình trạng đói và thiếu ăn kinh niên vào
cuối năm 2020 và còn gia tăng nhiều hơn nữa khi dịch tiếp diễn năm 2021
(FAO,2020). Những con số này cho thấy, tại mỗi quốc gia trên thế giới vẫn cịn nhiều
người phải nạn đói và suy dinh dưỡng kéo dài, cũng là đồng nghĩa với việc nhiều
người không thể tiếp cận lương thực, thực phẩm đầy đủ theo nhu cầu thì sẽ là rào cản
cho nỗ lực tồn cầu để tiến đến mục tiêu “Khơng cịn nạn đói” (Zero Hunger) mà

Liên hợp quốc đề ra trong 17 mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỉ.
Trong khi đó, tình trạng lãng phí thực phẩm thì ngày càng một gia tăng với 1,03
tỷ tấn thực phẩm ăn được bị lãng phí (FAO,2019). Thực trạng lãng phí thực phẩm là
một vấn đề ảnh hưởng không chỉ tác động đến các khía cạnh về kinh tế, xã hội mà
cịn tạo ra một áp lực nặng nề đối với môi trường và khí hậu. Cùng theo báo cáo của
Liên Hợp Quốc, thực phẩm chiếm tới 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và mơi trường trên tồn cầu. Chính vì thế Liên Hợp
Quốc đã đưa ra các mục tiêu hướng đến năm 2030 giảm 50% lượng thực phẩm lãng
phí tính trên đầu người cũng như giảm thất thoát thực phẩm trong quá trình sản xuất
và cung ứng. (Liên Hiệp Quốc, 2019)
Đứng trước nghịch lý trên thế giới vẫn còn nhiều người phải hứng chịu nạn đói
nhưng tình trạng lãng phí thực phẩm thì ngày càng gia tăng, Ngân hàng Thực phẩm
(Food Bank)-một mơ hình hoạt động như một tổ chức điều phối thực phẩm từ nơi
thừa đến nơi thiếu cho những người gặp khó khăn được ra đời từ năm 1967 để giảm
nạn đói và chống lãng phí thực phẩm. Food Bank trên thế giới thành lập đầu tiên có

TIEU LUAN MOI download :


2

tên là St. Mary. Hàng ngàn Food Bank khác đã được truyền cảm hứng để thành lập
trên khắp thế giới và triển khai, tổ chức các hoạt động nhằm cân đối lại an ninh lương
thực trong nước, hỗ trợ thực phẩm cho người khó khăn và chống lãng phí thực phẩm.
Từ đó nhiều quốc gia đã hưởng ứng và kết nối, phối hợp cùng với Mạng lưới Food
Bank toàn cầu cùng thực hiện sứ mệnh này.
Để giảm thiểu số lượng người đói, theo báo cáo của Mạng lưới Ngân hàng thực
phẩm toàn cầu (GFN) các ngân hàng thực phẩm trên tồn cầu đang góp phần giải cứu
ít hơn 1% chất thải thực phẩm, thơng qua các mơ hình Ngân hàng thực phẩm ngày
càng phát triển trên tồn cầu sẽ góp phần giải cứu nhiều hơn và chống lãng phí thực
phẩm tốt hơn. Và nếu lượng chất thải thực phẩm có thể giảm xuống chỉ cịn 25%, tình

trạng có thể được loại bỏ (GFN, 2019). Từ đó ta có thể thấy việc phát triển mơ hình
Ngân hàng thực phẩm trên thế giới là vơ cùng cấp thiết để góp phần vào điều phối
tình hình thực phẩm chung, phịng chống lãng phí thực phẩm và hỗ trợ những người
yếu thế có cơ hội tiếp cận đến thực phẩm một cách tốt hơn.
Cụ thể tại Việt Nam, hàng năm, Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 1 triệu người
thiếu đói theo khảo sát của Tổng cục Thống kê (Tổng cục Thống kê, 2018). Hơn thế
nữa, sau đại dịch Covid-19 cả nước đã có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng
chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 (Tổng cục thống kê, 2021). Thực trạng
này đã càng làm dấy lên tình hình ngày càng khó khăn hơn của những người yếu thế.
Tuy nhiên trước thực tế đó, theo Tổng cục thống kê theo một báo cáo thống kê
của một khảo sát được Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc
gia châu Á – Thái Bình Dương cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực
phẩm, chỉ xếp sau Trung Quốc (Electrolux, 2016). Cũng theo một nghiên cứu vào
năm 2018 của Cel Consulting, lãng phí thực phẩm gây thiệt hại kinh tế Việt Nam
trong đó tỷ lệ thất thốt mỗi năm của nhóm rau quả cao nhất với khoảng 32% sản
lượng, tương đương 7,3 triệu tấn; ngành thịt khoảng 14% sản lượng, tương đương
694.000 tấn; nhóm cá và thủy hải sản khoảng 12% sản lượng, tương đương 804.000
tấn (Cel Consulting, 2018). Trong khi đó, sản xuất và chế biến thực phẩm được coi
là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, những ngành này đã có
những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Sự phát triển nhanh và

TIEU LUAN MOI download :


3

mạnh của ngành thực phẩm trong nền kinh tế đã đặt ra nhiều thách thức về vấn đề
lãng phí thực phẩm và nhiều vấn đề khác như xử lí chất thải bao gồm cả thực phẩm
bị bỏ đi. Ví dụ như, việc đốt thực phẩm dưới dạng rác cháy được sẽ gây ảnh hưởng
đến môi trường do phát thải CO2 và chôn lấp sau khi đốt.

Đứng trước thực tế để giải quyết vấn đề này, nhiều dự án, thực phẩm đã được
triển khai nhằm hướng tới một ngành thực phẩm phát triển bền vững. Trong số đó,
Ngân hàng thực phẩm Việt Nam được ra đời như một mơ hình kết nối và chia sẻ thực
phẩm có khả năng đáp ứng được những tiêu chí phát triển bền vững từ năm 2016- là
một thành viên cảu Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm thế giới, được vận hành, hoạt
động và có nhiều thành tựu trong những năm vừa qua. Tuy nhiên để có thể tiếp tục
xây dựng, phát triển và mở rộng Ngân hàng thực phẩm tại Việt Nam một cách hiệu
và và phát triển mạnh mẽ thúc đẩy và hỗ trợ thực phẩm cho nhiều người khó khăn
giảm thiểu về tình trạng lãng phí thực phẩm nhiều hơn nữa, cần nghiên cứu bài bản
kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và đánh giá đầy đủ các yếu tố của mô hình kinh
doanh dựa trên khung khổ SBMC để áp dụng tại Việt Nam.
Việc phát triển mơ hình Ngân hàng thực phẩm khơng chỉ mang lại những ý
nghĩa quan trọng góp phần chung tay vì cộng đồng giải quyết một số những vấn đề
xã hội, môi trường và cộng đồng người yếu thế, người đói với phương châm “Khơng
một ai bị bỏi lại phía sau” và “phịng chống lãng phí thực phẩm” mà cịn góp phần
hồn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước
nhà.
Từ những thực trạng và sự cấp thiết trên cho thấy việc xây dựng và phát triển
mơ hình Ngân hàng thực phẩm tại Việt Nam theo một cách sáng tạo dưới dạng Doanh
nghiệp xã hội với công cụ SBMC là một giải pháp thiết thực vừa áp dụng những kinh
nghiệm từ thế giới vừa sáng tạo dựa trên khuôn khổ phù hợp mang bản sắc của Việt
Nam lấy trọng tâm mục tiêu dựa vào cộng đồng và thực trạng lãng phí thực phẩm .Vì
thế, việc nghiên cứu phát triển để mở rộng mơ hình Ngân hàng thực phẩm này là một
trong những yêu cầu cấp thiết trong ngành kinh doanh thực phẩm thương mại nói
chung và lĩnh vực thực phẩm nói riêng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát
triển song song với sự hoàn thiện những giá trị xã hội nhân văn trong cơ chế thị trường

TIEU LUAN MOI download :



4

ngày càng phát triển. Từ đó phát triển mơ hình Ngân hàng thực phẩm ở Việt Nam và
những định hướng để hồn thiện mơ hình này trong thời gian tới. Chính vì vậy, học
viên đã chọn đề tài “Mơ hình Ngân hàng thực phẩm (Food Bank) trên thế giới và
định hướng phát triển tại Việt Nam” để làm luận văn cao học.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thực tế, các mơ hình kinh doanh xã hội trên thực tiễn và ứng dụng đã được
nhiều nghiên cứu đề cập nhiều trong những năm trở lại đây dưới các góc nhìn và phân
tích khác nhau. Và Mơ hình Ngân hàng thực phẩm cũng đã có những nghiên cứu, bài
báo khoa học, đề tài, hội thảo khoa học tại các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên tại
Việt Nam, cụ thể về nghiên cứu mơ hình Ngân hàng thực phẩm và đánh giá đầy đủ
trên khung khổ SBMC rất ít nghiên cứu được thực hiện cả trong và ngoài nước. Nhận
thấy, đây là đề tài rất cần được quan tâm và nghiên cứu bởi những thực trạng xã hội
về đói và lãng phí thực phẩm tại Việt Nam đang cấp thiết và tiềm năng mở rộng mơ
hình này tại Việt Nam là rất lớn bảo đảm sự phát triển bền vững cho mơ hình hồn
thiện chuỗi cung ứng thực phẩm nói riêng và cho ngành nơng nghiệp, chế biến thực
phẩm nói chung.
-

Các nghiên cứu về Ngân hàng thực phẩm
Các nghiên cứu về Ngân hàng thực phẩm hiện chỉ có các nghiên cứu về mơ hình

Ngân hàng thực phẩm tại các nước trên thế giới điển hình với 2 loại nghiên cứu về cả
sự cần thiết và những bài báo khoa học về tính thực tế của mơ hình Food Bank
Các nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của Ngân hàng thực phẩm
•Erhabor Aimien Gloria (2015), Promoting food bank as a way of ensuring
food security in nigeria, University of Benin Teaching Hospital. Nghiên cứu nói về
khái niệm ngân hàng thực phẩm và tình hình an ninh lương thực ở Nigeria; các vấn
đề sức khỏe cộng đồng phát sinh từ mất an ninh lương thực và nguồn cung cấp thực

phẩm cho các tổ chức từ thiện từ đỏ chỉ ra việc phát triển mô hình Ngân hàng thực
phẩm là hết sức cần thiết. Nhà nghiên cứu ủng hộ sự chú ý đặc biệt dành cho ngân
hàng lương thực như một hệ thống để cải thiện các biến chứng sức khỏe do đói và
suy dinh dưỡng. Tình trạng mất an ninh lương thực đang ở mức cao đối với Nigeria.

TIEU LUAN MOI download :


5

=> Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của Ngân hàng thực phẩm đặc biệt là
cần chú trọng vấn đề về Food Sourcing trong phần Nguồn lực- Key Resource của mơ
hình SBMC và đề cập đến hoạt động chính là mở rộng mơ hình tại quốc gia này (Key
Activities) để Ngân hàng thực phẩm ở Nigeria có thể phát triển như một mơ hình để
giảm tỷ lệ mất an tồn vệ sinh thực phẩm khi ngân hàng lương thực có xu hướng mở
rộng trên cả nước.
Các nghiên cứu về vấn đề thực tế của Ngân hàng thực phẩm
• ¿Pilar L. Gonza´lez- ¿Torre (2015), How is a food bank managed? Different
profiles in Spain, University of Oviedo. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng Trong tình hình
kinh tế hiện nay, chỉ số nghèo đói ở các nước phát triển ngày càng trở nên đáng báo
động. Được thúc đẩy bởi tầm quan trọng xã hội của các tổ chức phi lợi nhuận này,
bài báo này phân tích tác động của các ngân hàng thực phẩm đối với chuỗi cung ứng
tại Tây Ban Nha. Sự khác biệt trong hoạt động của các chuỗi cung ứng này được nhấn
mạnh do các mối quan hệ do các ngân hàng thực phẩm gây ra. Thứ nhất, nền tảng
nghiên cứu quốc tế về chủ đề này đã được tóm tắt; sau đó, kết quả của một nghiên
cứu thực nghiệm ở Tây Ban Nha được trình bày. Dữ liệu được thu thập thơng qua các
cuộc điều tra và phân tích cho thấy có Hai loại ngân hàng lương thực khác nhau đã
được xác định và so sánh hiệu quả
=> Nghiên cứu này chỉ ra sự cần thiết và thúc đẩy tổ chức ngân hàng thực
phẩm tại Tây Ban Nha. Hơn thế nữa nghiên cứu chỉ ra được những tác động của Ngân

hàng thực phẩm đến chuỗi cung ứng thực phẩm (Food Supply Chain) tại Tây Ban
Nha, nhấn mạnh về quan hệ khách hàng (Customer Relationship) tạo nên sự khác biệt
trong cách thức hoạt động của mơ hình ở đây
• Sunhee Kim (2014), Exploring the endogenous governance model for
alleviating food insecurity: Comparative analysis of food bank systems in Korea and
the USA, Bài báo nghiên cứu khoa học An ninh lương thực là một trong những khía
cạnh giảm nghèo. Quản trị ngân hàng thực phẩm là một hệ thống quan trọng để tăng
cường an ninh lương thực.
=>Bài báo khoa học này nhằm mục đích đề xuất về mặt lý thuyết mơ hình
quản trị và chứng minh thực nghiệm tính hợp lệ của mơ hình này bằng cách so sánh

TIEU LUAN MOI download :


6

mơ hình quản trị của các ngân hàng thực phẩm ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Mặc dù Hàn
Quốc đã giới thiệu mơ hình ngân hàng lương thực của Mỹ, nhưng mơ hình của Hàn
Quốc đã được điều chỉnh và thay đổi, phát triển hệ thống của riêng mình. Nghiên cứu
chỉ ra hoạt động chính Key activities của mơ hình Ngân hàng thực phẩm Hàn Quốc
là được mở rộng nhờ sự quản trị phối hợp với nhà nước, chính phủ một cách bài bản
• Cristina Santini, Alessio Cavicchi (2014), The adaptive change of the Italian
Food Bank foundation: a case study, British Food Journal. Hai tác giả đã trình bày cơ
sở lý luận xem xét trường hợp của Quỹ Ngân hàng Lương thực Ý, làm nổi bật những
thách thức toàn cầu và châu Âu đang diễn ra đang thúc đẩy tổ chức này thích ứng và
thay đổi như thế nào.
=>Bài báo khoa học này nhằm xác định vai trò mới mà Ngân hàng Lương thực
Ý phải thực hiện để đối phó với những thách thức mới này.
• Anny Cunha, Michael Moroney Sonia Banegas Haley Morgan (2015) From
Food Bank to Food Hub: Challenges and Opportunities, Worcester County Food

Bank: Nghiên cứu được viết bởi 4 tác giả, được tài trợ bởi Ngân hàng Thực phẩm
Worcester, đã đánh giá quan hệ đối tác giữa các ngân hàng thực phẩm và các trung
tâm thực phẩm ở các địa điểm khác nhau của Hoa Kỳ. Phần lớn dữ liệu của bài
nghiên cứu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với nhân viên
tại bốn quan hệ đối tác trung tâm thực phẩm / ngân hàng thực phẩm khác nhau.
=>Nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh rằng các nguồn lực, cơ sở hạ
tầng, quan hệ đối tác và mạng lưới khác nhau có thể được chia sẻ giữa các ngân hàng
thực phẩm và các trung tâm thực phẩm. Sự hợp tác này giữa các ngân hàng thực phẩm
và các trung tâm thực phẩm có khả năng tạo điều kiện tăng khả năng tiếp cận thực
phẩm lành mạnh, được trồng tại địa phương.
Các nghiên cứu về mơ hình kinh doanh xã hội Canvas (SBMC)
Trong những năm gần đây, mơ hình kinh doanh với đặc điểm xã hội đã có những
sự quan tâm và phát triển. Ở nước ngồi, đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu,
báo cáo khoa học phân tích đánh giá về mơ hình này như:

TIEU LUAN MOI download :


7

Nghiên cứu mơ hình kinh doanh với đặc điểm xã hội
• Annisa R. Qastharin., (2015) Business Model Canvas for Social Enterprise,
IICIES. Nghiên cứu này chỉ ra rằng công cụ hữu ích để hiểu mơ hình kinh doanh của
một doanh nghiệp và tiến hành đổi mới mơ hình kinh doanh. Doanh nghiệp xã hội
cũng khơng ngoại lệ vì tất cả các tổ chức đều phải tạo ra đủ doanh thu để tồn tại. Tuy
nhiên, doanh nghiệp xã hội có những định nghĩa và đặc điểm khác nhau đểdoanh
nghiệp kinh doanh điều chỉnh Canvas là cần thiết để nắm bắt đầy đủ mơ hình kinh
doanh của một xã hội
• EU Erasmus Project (2016), Social Entrepreneurship for Young Community
media makers. Đây là tài liệu nghiên cứu của dự án EU Erasmus + “Khởi nghiệp xã

hội cho cộng đồng trẻ” dựa trên triết lý rằng giáo dục doanh nhân xã hội là một quá
trình học tập suốt đời, theo đó doanh nhân sẽ phải đối mặt với những thách thức, đặc
biệt là kể từ khi dự án tập trung vào các khu vực khó khăn, nơi các doanh nhân xã hội
sẽ phải đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề xã hội cấp bách nhất của xã hội.
ở cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Nghiên cứu tập trung vào thứ nhất về khởi
nghiệp xã hội và đổi mới xã hội và thứ hai - Quá trình khởi nghiệp xã hội - trình bày
các giai đoạn của quá trình lặp đi lặp lại này, từ những gì chuyển động và thúc đẩy
doanh nhân xã hội đến kiến trúc và việc thực hiện một giải pháp bền vững
Nghiên cứu ứng dụng thực tiễn của mơ hình kinh doanh xã hội
• Sergio Sparviero (2019), The Case for a Socially Oriented Business Model
Canvas: The Social Enterprise Model Canvas, Unversity of Salzburg. Mục đích của
nghiên cứu này là giới thiệu Mơ hình Doanh nghiệp Xã hội Canvas (SEMC), một
Canvas mơ hình kinh doanh (BMC) được hình thành để thiết kế các thiết lập tổ chức
của các doanh nghiệp xã hội, để giải quyết nghịch lý đo lường nhiệm vụ và để đáp
ứng các thách thức chiến lược, tính hợp pháp và quản trị. Nghiên cứu chỉ raCác tính
năng chính của SEMC làm cho nó trở thành một sự thay thế cho BMC là chú ý đến
giá trị xã hội và xây dựng các khối có tính đến các bên liên quan khơng được nhắm
mục tiêu, nguyên tắc quản trị, sự tham gia của khách hàng và người thụ hưởng được
nhắm mục tiêu, giá trị nhiệm vụ, mục tiêu ngắn hạn, tác động và các biện pháp đầu
ra.

TIEU LUAN MOI download :


8

Tóm lại, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã đề cập và
giải quyết các vấn đề liên quan tới mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp xã hội hoặc
Ngân hàng thực phẩm nhưng chưa một đề tài nào đề cập tới ứng dụng Mô hình kinh
doanh dựa trên khung khổ SBMC trong việc phát triển Ngân hàng thực phẩm. Bên

cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể, tồn
diện về mơ hình Ngân hàng thực phẩm phát triển ở tại Việt Nam. Chính vì thế, việc
nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mơ hình Ngân hàng thực phẩm Việt Nam
theo khung khổ SBMC là cấp thiết, cũng thể hiện tính mới và khơng trùng lặp với
các cơng trình đã cơng bố.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về mơ hình kinh doanh xã hội dựa trên
khung khổ SBMC, giới thiệu tổng quan về mô hình Ngân hàng thực phẩm, phân tích
kinh nghiệm triển khai Ngân hàng thực phẩm của một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng mơ hình kinh doanh
Ngân hàng thực phẩm Việt Nam. Dựa trên khn khổ SBMC, từ đó chỉ rõ những ưu
điểm, nhược điểm của mơ hình.
- Đề xuất một số giải pháp cho mơ hình Ngân hàng thực phẩm Food Bank Việt
Nam trong giai đoạn 2021-2035 nhằm phát triển và mở rộng mơ hình này tại Việt
Nam
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở, thực trạng phát triển và vận hành mơ hình kinh doanh SBMC tại
Ngân hàng thực phẩm Việt Nam
- Mơ hình Ngân hàng thực phẩm của một số nước trên thế giới.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đánh giá mô hình Ngân hàng thực phẩm Việt Nam dựa trên
khung khổ SBMC mà khơng xem xét đến các khía cạnh khác
Về khơng gian: nghiên cứu phát triển mơ hình Ngân hàng thực phẩm ở Việt
Nam và kinh nghiệm phát triển mô hình Ngân hàng thực phẩm trên thế giới ở một số
quốc gia để rút ra các bài học kinh nghiệm cho sự phát triển mơ hình này tại Việt

TIEU LUAN MOI download :



9

Nam. Không gian nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu ở Việt Nam được
tiến hành tại các khu vực, địa điểm hoạt động của Foodbank Việt Nam. Ngồi ra, ở
một số quốc gia đã thành cơng trong việc phát triển mơ hình Ngân hàng thực phẩm
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam là Úc, Vương Quốc Anh,
Singapore, Hàn Quốc. Về Kinh nghiệm triển khai mơ hình Ngân hàng thực phẩm của
một số nước trên thế giới và chú trọng quốc gia châu Á do có những nét tương đồng
về vị trí địa lý cũng như nền kinh tế.
Về thời gian: tác giả nghiên cứu thực tế phát triển Ngân hàng thực phẩm Việt
Nam từ năm 2016 đến 2021 vì đây là giai đoạn có nhiều bước chuyển giao các hoạt
động của Foodbank Việt Nam.
Các kinh nghiệm nghiên cứu một số mô hình Ngân hàng thực phẩm trên thế giới từ
1998, các nghiên cứu về mơ hình doanh nghiệp xã hội từ 2015. Và đề xuất các giải
pháp cho mơ hình Ngân hàng thực phẩm Việt tầm nhìn đến năm 2035.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi giải quyết vấn đề cụ thể, có sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc
thù của chuyên ngành quản lý kinh tế là tổng hợp phân tích, so sánh, hệ thống hóa,
để phục vụ cho nghiên cứu… để phân tích tình hình gắn với điều kiện cụ thể từ đó
rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận cụ thể.
1.6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có kết
cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và những kinh nghiệm triển khai mơ hình Ngân hàng
Thực phẩm (Food Bank) trên Thế giới
Chương 2. Thực trạng triển khai mơ hình của Ngân hàng thực phẩm Food Bank
Việt Nam
Chương 3. Phát triển mơ hình hoạt động Ngân hàng thực phẩm (Food Bank) ở
Việt Nam.


TIEU LUAN MOI download :


10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT & KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI MƠ
HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOODBANK) TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh xã hội
1.1.1.1.

Khái niệm kinh doanh xã hội và Doanh nghiệp xã hội

Về kinh doanh xã hội
Trong khoảng gần 30 năm trở lại đây, kinh doanh xã hội là một trong những mơ
hình được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Mơ hình Kinh doanh xã hội dần được
đưa trở thành một trong những chiến lược mà các tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng
để thực hiện hóa các mục tiêu về phát triển bền vững. Để hiện thực hóa mơ hình này
dưới dạng bài bản, các tổ chức thường vận dụng công cụ SBMC (Social Business
Model Canvas). Công cụ này khơng chỉ tính đến các khía cạnh kinh tế, mà cịn các
khía cạnh xã hội cần thiết để tạo ra tác động xã hội. Mục tiêu của SBMC là hỗ trợ các
lãnh đạo, tổ chức xã hội bằng cách thiết kế Mơ hình kinh doanh xã hội của họ. Các
Doanh nghiệp Xã hội tập trung vào tác động mà họ tạo ra cho người thụ hưởng hơn
là tạo ra lợi nhuận. Do đó, cơng cụ này sẽ tính đến các khía cạnh bổ sung giúp tạo ra
một mơ hình kinh doanh xã hội.
Nói một cách rộng rãi, "kinh doanh xã hội" là một hình thức kinh doanh đạt
được sự cân bằng giữa các mục tiêu xã hội và mục tiêu tài chính, nằm ở đâu đó giữa
doanh nghiệp tối đa lợi nhuận và ngành phi lợi nhuận. (1) doanh nghiệp xã hội đại
diện cho một Ngành đáng kể của nền kinh tế: Ở Anh, theo ước tính chính xác, doanh
nghiệp xã hội sử dụng 5% lực lượng lao động của đất nước (2 triệu người) và chiếm

3% GDP (60 tỷ bảng) (Theo Social Enterprise UK,2019).
Theo Ông Mohammad Yunus định nghĩa của kinh doanh xã hội với mục đích
(i)

Để giải quyết một vấn đề xã hội.

Một là Công ty đó có thể tự cung tự cấp và hai là Lợi nhuận trong kinh doanh
được tái đầu tư lại vào cơng ty đó (hoặc được dùng để bắt đầu các kiểu kinh doanh
xã hội khác), với mục đích gây tác động lên xã hội, ví dụ để khuếch đại phạm vi của

TIEU LUAN MOI download :


11

công ty, cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc những phương pháp khác để trợ cấp
cho nhiệm vụ cải thiện xã hội.
(ii)

Tự chủ về tài chính; Mà khơng trả cổ tức cho chủ sở hữu

Không giống như kiểu kinh doanh tập trung tối đa vì lợi nhuận, mục tiêu tối
cao của một công ty kinh doanh xã hội không phải để tối đa lợi nhuận (mặc dù những
công ty này vẫn sản xuất đủ lợi nhuận đã được đặt ra). Thêm nữa, những người sáng
lập các công ty kinh doanh xã hội sẽ không nhận được cổ tức, bất kỳ cổ tức nào.
Ở khía cạnh khác, kinh doanh xã hội cũng khơng bị phụ thuộc vào tiền qun
góp hoặc phụ thuộc vào những khoản đóng góp của những cơng ty khác để có thể tồn
tại và tiếp tục hoạt động, bởi vì, khác với các kiểu kinh doanh khác, kinh doanh xã
hội có thể tự cung tự cấp. Thêm vào đó, khơng giống tổ chức phi-lợi-nhuận, nơi những
khoản quỹ chỉ được dùng một lần tại hiện trường, những số tiền đầu tư vào kinh

doanh xã hội để gia tăng và cải thiện hoạt động của công ty tại hiện trường sẽ được
tái sử dụng một cách vô hạn. Yunus nói: "Một đơ la để từ thiện chỉ được dùng 1 lần;
một đơ la trong kinh doanh xã hội có thể được tái đầu tư lại nhiều nhiều lần.
Về Doanh nghiệp xã hội
Theo Thompson & Doherty. Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là “các tổ chức
tìm kiếm giải pháp kinh doanh cho các vấn đề xã hội” . Cũng theo Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng DNXH có thể hoạt động dưới nhiều hình thức
pháp lý khác nhau, thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm
yếu thế ở cả thành thị và nơng thơn. Ngồi ra, DNXH cịn có thể cung cấp các dịch
vụ công và hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa và mơi trường.
Ở Việt Nam theo Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng – CSIP: “DNXH là
một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các DNhXH dưới nhiều hình thức khác
nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội
làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục
tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế” (CSIP,2016)
1.1.1.2.

Đặc điểm cơ bản của Kinh doanh xã hội

Các đặc điểm cơ bản của kinh doanh xã hội có thể kể đến như sau:

TIEU LUAN MOI download :


12

(i)

Phải có hoạt động kinh doanh


Kinh doanh xã hội cũng giống kinh doanh truyền thống ở đặc điểm là phải có
hoạt động/mơ hình kinh doanh. Chính các hoạt động kinh doanh này tạo điểm khác
biệt giữa mơ hình kinh doanh xã hội khác và các tổ chức NGO, quỹ từ thiện hay các
tổ chức từ thiện khác hoạt động dựa vào tài trợ của nhà hảo tâm. Mơ hình kinh doanh
là điểm đặc biệt là không thể thiếu đối với các DN kinh doanh xã hội bởi nó đều chịu
chi phối của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh của thị trường.
(ii)

Đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

Điểm khác biệt giúp phân biệt mơ hình kinh doanh xã hội cùng với các mơ
hình kinh doanh bình thường đó là mục tiêu kinh doanh. Đối với doanh nghiệp truyền
thống mục tiêu lợi nhuận luôn được đề cao hàng đầu, cịn đối với mơ hình kinh doanh
xã hội đặt mục tiêu xã hội làm tiền đề cho các hoạt động và mục tiêu khác.
(iii)

Lợi nhuận được tái đóng góp cho các hoạt động vì cộng đồng

Đề ra mục tiêu xã hội lên trên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là một trong những
điểm khác biệt của kinh doanh xã hội và kinh doanh truyền thống. Các hoạt động
kinh doanh mang lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được
tái đóng góp cho cộng đồng thông qua các hoạt động, mục tiêu xã hội. Thay vì sẽ
được dùng cho các hoạt động kinh doanh hoặc thuộc về chủ sở hữu. Ngược lại, lợi
nhuận của mơ hình kinh doanh xã hội sẽ được phân phối và đầu tư cho các mục tiêu
xã hội hoặc cho cộng đồng người được hưởng lợi.
(iv)

Phục vụ nhu cầu của cộng đồng người yếu thế trong xã hội

Mục tiêu của mơ hình kinh doanh xã hội là giải quyết các vấn đề xã hội, mơi

trường, vì lợi ích cộng đồng. Vì thế, những người dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã
hội là đối tượng thụ hưởng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các mơ hình kinh
doanh xã hội. Đây là đối tượng thuộc diện người nghèo và yếu thế nhất
Những đặc điểm trên cũng là sự khác biệt giữa một mơ hình kinh doanh xã hội
đối với mơ hình kinh doanh truyền thống Mơ hình kinh doanh của các doanh nghiệp xã
hội

TIEU LUAN MOI download :


13

1.1.1.3.

Khái niệm Mơ hình kinh doanh xã hội

Mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận
kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mơ tả doanh nghiệp chào bán cái gì cho khách
hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những
nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và cuối cùng là,
doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào". (Theo Alexander
Osterwalder,2004) hoặc "Mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay
một hình mẫu mơ tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan
hệ với khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển".
(Theo Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland,2005)
Mục đích của mơ hình kinh doanh là đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan có
thể hiểu và trình bày rõ ràng cách một doanh nghiệp được cấu hình để tạo ra, cung
cấp và thu về giá trị. Trong trường hợp của một doanh nghiệp xã hội, điều này cuối
cùng sẽ là về cách thức doanh nghiệp sẽ tạo ra cả giá trị tài chính và xã hội, và mối
quan hệ giữa hai loại giá trị trong doanh nghiệp là như thế nào. Mơ hình kinh doanh

phải có thể được trình bày rõ ràng trong một trang và nội dung của nó tập trung vào:
cách một tổ chức hoạt động kinh doanh; cách doanh nghiệp đó tạo ra doanh thu; giá
trị mà doanh nghiệp cung cấp cho ai; khách hàng là ai; và tại sao khách hàng sẽ tiếp
tục quay lại với chúng tơi. Mơ hình kinh doanh giúp chúng ta hiểu cách thức và lý do
tại sao hoạt động kinh doanh của chúng ta, đồng thời nó có thể giúp chúng ta thiết kế
và đổi mới cơng việc kinh doanh của mình, sau đó lặp lại cách thức hoạt động của nó
theo thời gian.
Mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp xã hội
Mơ hình kinh doanh của DNXH trước hết là một doanh nghiệp kinh doanh nhằm
mục đích thu lợi nhuận, tuy nhiên ít nhất 51% số lợi nhuận này được cam kết sử dụng
cho mục đích xã hội, mơi trường và vì lợi ích cộng đồng. Khi là một doanh nghiệp
có hoạt động kinh doanh thì các DNXH cần phải có mơ hình kinh doanh cụ thế. Sau
đây là mơ hình kinh doanh của Doanh nghiệp xã hội theo khung khổ BMC (Business
Model Canvas). Đối với DNXH, mơ hình kinh doanh sẽ cần tập trung vào sứ mệnh
và định hướng tác động mà họ đặt tồn bộ mơ hình kinh doanh của mình vào sứ mệnh

TIEU LUAN MOI download :


14

xã hội / môi trường và thành công của họ dựa trên tác động xã hội / môi trường mà
họ muốn đạt được.
Business Model Canvas được Alex Osterwalder tạo ra năm 2004 và dần dần trở
nên phổ biến hơn với các doanh nghiệp. Cho dù là công ty mới khởi nghiệp hay đang
hoạt động đều có thể dùng Business Model Canvas.
Business Model Canvas là một bảng gồm 9 ô mô tả các yếu tố cơ bản của doanh
nghiệp hoặc sản phẩm liên quan đến: phân khúc khách hàng, giá trị khách, nguồn lực
chính… Mục đích chính của nó là hỗ trợ doanh nghiệp hợp nhất các hoạt động kinh
doanh bằng cách minh họa các tiêu chí đánh đổi tiềm năng. Sau khi Business Canvas

ra đời, có một mơ hình khác gọi là Lean Canvas dành cho các doanh nghiệp mới khởi
sự kinh doanh.
Mơ hình kinh doanh Business Model Canvas cho doanh nghiệp xã hội
Vận hành một doanh nghiệp xã hội không chỉ là bổ sung các kỹ năng kinh doanh
vào lĩnh vực tác động và khuấy động xã hội, cũng không chỉ thêm một mục tiêu hoặc
hoạt động xã hội vào một doanh nghiệp thương mại. Mơ hình kinh doanh áp dụng
vào doanh nghiệp xã hội cần Cân bằng sứ mệnh xã hội (hoặc mơi trường, văn hóa
hoặc kinh tế) Với ý định kinh doanh và quản lý một doanh nghiệp đòi hỏi sự kết hợp
của các kỹ năng lớn hơn tổng của mỗi bộ kỹ năng đơn lẻ.
Đối với các DNXH, khung mơ hình kinh doanh phải tạo cơ hội để khơng chỉ
nhìn thấy doanh nghiệp mà cịn để xác định tác động xã hội mà họ đang cố gắng đạt
được. Và quan trọng, để thấy rõ ràng cách cả hai tương tác - chúng cộng sinh như thế
nào, chúng cạnh tranh như thế nào, có những cơ hội nào để đưa chúng vào sự liên kết
và những căng thẳng tồn tại giữa chúng. Hiểu được điều này là cấp thiết đối với các
doanh nghiệp xã hội vì nó củng cố năng lực của họ để quản lý hiệu quả nhằm duy trì
khả năng tồn tại và bền vững. Thực tế đối với các doanh nghiệp xã hội là họ khơng
thể hoạt động nếu mơ hình kinh doanh khơng tồn tại được về mặt tài chính (khi đó
khơng có doanh nghiệp). Nhưng chúng cũng không thể hoạt động nếu các mục tiêu
xã hội không được thực hiện trong doanh nghiệp (vì khi đó khơng có doanh nghiệp
xã hội, chỉ là một doanh nghiệp). Các mơ hình kinh doanh tạo ra cả giá trị xã hội và
tài chính khơng có nghĩa là không thể - chúng rất khả thi và chúng rất đặc biệt

TIEU LUAN MOI download :


15

Mơ hình kinh doanh xã hội Canvas (SBMC) khơng khác nhiều so với BMC.
Tuy nhiên, ba yếu tố riêng biệt có thể được quan sát khi nói đến SBMC. Đầu tiên, mơ
hình kinh doanh xã hội nên có cả mệnh đề tài chính và giá trị xã hội. Thứ hai, BM

chỉ quan tâm đến những khách hàng được hưởng lợi từ các sản phẩm / dịch vụ của
bạn và trả tiền cho họ. Tuy nhiên, trong SBM, cả hai người thụ hưởng và người trả
tiền phải được phân tích và giải quyết một cách thích hợp. Thứ ba, các doanh nghiệp
xã hội nên theo dõi và đánh giá hiệu suất của họ dựa trên hai chiều - lợi nhuận và tác
động. Học viên sẽ dựa vô hệ thống 9 khung giá trị cơ bản của BMC nhưng tập trung
3 yếu tố trên để quan sát hiệu quả của mơ hình áp dụng cho Ngân hàng thực phẩm
Việt Nam.
1.1.1.4.

Hệ thống khung giá trị cơ bản của BMC

Hệ thống khung giá trị cơ bản của Mơ hình kinh doanh Canvas (Business Model
Canvas) thể hiện ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp thành một thể có cấu trúc rõ
ràng. Điều này có lợi thế là khi nhìn vào hệ thống khung giá trị này mọi người có thể
dễ dàng nắm bắt và thảo luận về mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên 9 giá
trị cơ bản của BMC như sau.


Phân khúc khách hàng (Customer Segments)



Đề suất giá trị (Value Propositions)



Các kênh phân phối (Channels)




Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)



Doanh thu (Revenue Streams)



Nguồn lực chính (Key Resources)



Quan hệ đối tác chính (Key Partnerships)



Các hoạt động chính (Key Activities)



Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Mơ hình kinh doanh dưới khung khổ BMC cung cấp một cái nhìn tổng quan về ý
tưởng kinh doanh của DN từ mọi góc độ. Điều đó sẽ giúp DN tối ưu, kiểm soát và
vận hành doanh nghiệp tốt hơn. Từng hệ giá trị dưới đây, DN có thể coi đó là một

TIEU LUAN MOI download :



×