Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.73 KB, 7 trang )

BÀI DỰ THI:
“ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC 2021 CẤP CƠ SỞ”
Ngày 28 tháng 5 năm 2021
Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
I.

Cuốn sách mà mình thích và thay đổi suy nghĩ trong mình:

Chào mọi người. Mình xin giới thiệu sơ qua bản thân một chút. Mình tên là Phan Quốc Minh
k65 Quốc tế Lý thuộc Khoa Vật Lý học. Một thanh niên mượn sách để giải tỏa nỗi buồn, giải
stress và tìm tới sách, truyện vì khi đọc đơi lúc tơi thấy hình bóng của mình ở trong từng lời thơ,
câu chữ, nét tả, hình ảnh ấy. Mình đọc kha khá là nhiều thể loại: văn học Việt Nam, kinh dị,
manga, light novel, tiểu thuyết,... và trong những tháng gần đây mình một sự thu hút cao từ
những cuốn thuộc thể loại romantic hay nói rõ hơn là tình cảm. Có lẽ chính vì sự đơn phương
một người con gái, những cảm xúc tôi dành cho họ không biết gửi về đâu, hay nỗi nhớ hằng đêm
nên đọc sách về tình cảm cho tơi nhiều cách nhìn nhận, hướng nhìn mới trong chuyện tình đơn
phương bản thân. Xin lỗi mọi người mình hơi lấn qua chuyện tình cảm rồi... mình sẽ vào lại với
chủ đề chính của cuộc thi.
Tối nay là một đêm yên bình, âm thanh mọi thứ thật rõ ràng: tiếng ve kêu:”
ve..ve.ve..ve.veee..” từng đợt ngoài đường hay tiếng máy quạt cũ kêu “vo..vo.vo.vooo..” trong
căn phịng 16m vng của chính mình. Cái hè oi bức, mồ hơi chảy đầm đề. Tôi bật radio trên cái
máy MP3 cũ đồ vật mà gắn liền với các học sinh, sinh viên chúng ta yêu thích ngày xưa. Những
bản ca của cái thời 8x 9x được đệm trên tiếng Ascoutic du dương, sâu lắng đưa chúng ta quay về
một vòng đồng hồ của kí ức về cái thời tung tăng, quậy phá, chơi đùa. Nơi mà vẫn là đường bằng
đất, ánh đèn đường mờ tịt không đủ soi phải dựa vào đèn nhà dân để nhìn rõ, tiếng hị hét, đùa
vui, những cuộc nói chuyện rơm rả khơng hồi kết cho đến khi có tiếng vang lên:
“ Minh!!!!! 9h tối rồi!!! Mày khơng chịu về rửa tay chân rồi đi ngủ để sáng mai đi học à!!!!”
Hình ảnh một thằng nhóc nghe tiếng gọi liền hớt hãi chạy về khơng phải vì tiếng gọi hết cả
hơi kìa mà là cái cây “ ỷ thiên chổi” mà người mẹ đang cầm trên tay sẵn sàng trao bảng án tử cho
bất cứ thằng con nào không nghe lời hay sau buổi họp phụ huynh và biết được thành tích đáng tự
hào đến đáng đánh của đứa con. Cũng may chú em trong bộ phim kí ức này gắn với bộ thành tích


khá ổn nên chưa bị ăn “án tử” lần nào... Cậu bé về, những cô cậu khác cũng về, con đường lại
dần trở nên vắng vẻ theo, tiếng hò reo, chơi đùa hay cuộc nói chuyện tưởng chừng khơng có hồi
kết cũng đã dần chìm trong im lặng. Mọi thứ chỉ thống qua như những slide ảnh bất chợt mà tơi
muốn nhìn lại lâu thêm một chút, sâu một chút, rõ một chút...
Ngước lên trên chiếc bàn học mẹ mua khi hồi là học sinh cấp 1, ngó nghiêng những cuốn
sách, cuốn truyện: Shin! Cậu bé bút chì, Chí Phèo, Lão Hạc, The Nun, Tái bút: “Anh u em”,
Bơng hồng cho Tình Đầu, Con chim xanh biếc bay về... Một cuốn sách với tấm bìa xanh nước
biển lạc quan xen giữa các cuốn màu trắng hay những cuốn mang màu sắc buồn, cổ kính trên bìa
sách. Một cuốn sách đặc biệt. Đặc biệt khơng phải vì đó là cuốn sách với tấm bìa xanh u đời
giữa những cuốn khác, cũng khơng phải vì nó đắt, nó đặc biệt vì nội dung và chức năng của cuốn


sách. Cuốn sách ấy không chỉ dùng để đọc mà cuốn sách ấy cịn có chức năng là chiếc chìa khóa,
chiếc vé để đưa chúng ta về với cuộc đời lăn lộn, tung tăng, ngây ngô không âu lo, sống làm
những điều mình muốn dù bị chửi ra sao:
“CHO TƠI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ” – Nguyễn Nhật Ánh
Tấm “vé” đi này khá lạ. Nó khơng nhỏ như một ticker mà xe khách, tàu hỏa, máy bay hay
dùng. Một tấm vé với độ dày là 208 trang bọc bởi bìa xanh biển trên là hình chiếc máy bay giấy
cùng đứa trẻ thả mình bay giữa nền trời xanh biển kia. Tấm vé cho chúng ta một cuộc hành trình
dạo qua hồi ức của những nhân vật trong truyện nhưng những điều ấy lại có nhiều nét liên kết
với chính hồi ức chúng ta. Ta thả mình trong hồi ức của nhân vật truyện đồng thời thả mình lại
về hồi ức bản thân.

Truyện xoay quanh về 4 nhân vật cu Mùi, Hải cị, Tí sún và con Tủn. Những đứa trẻ thả mình
vào trí tưởng tượng của bản thân. Sự cố chấp đến hài hước khi cố thay đổi những chân lí cuộc
sống nhưng rồi nhận ra có chân lí là những điều mãi không thể thay đổi được. Những trò chơi
của cái thời tivi, điện thoại, laptop là xa vời với thời đó, nó quen thuộc, gần gũi, ngờ nghệch, vơ
âu, vơ lo... Hay có lẽ là những cuộc trị nghịch dại để bị phạt rồi sau đó là những địn roi tét
mơng hay chìm đắm trong nước mắt (khóc). Có lẽ với vài bạn đọc đó chỉ là cuốn truyện bình
thường về cuộc sống bình thường của những đứa trẻ bình thường nhưng chính cái bình thường

đó lại gắn liền với cuộc đời của đứa trẻ bắt nguồn từ vùng quê mà mới 10-15 năm về trước đây
còn đó con đường đất, bóng đèn điện đường là bóng đèn dây đốt mờ tịt, tivi trắng đen, cái máy
cassette cũ... Vì sao nó có ý nghĩa với việc thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống bản thân mình khi
nó chỉ toàn gợi về những điều quá khứ?


1. Thứ nhất, đó là thay đổi về quan điểm của mình về trẻ em:
Khi cịn nhỏ mình thường nhận ra mọi chuyện từ khá sớm, hiểu được người lớn
đang nói và hành động gì. Nhưng khi lớn dần mình bị theo quan niệm của người lớn
hơn là trẻ con thì biết gì! Và thế là khơng quan tâm bỏ qua những điều mà các em hay
thậm chí là cháu nói về những điều xa vời, hay việc mình nói sẽ ảnh hưởng thế nào
đến tâm trạng của trẻ nhỏ. Sau khi đọc xong cuốn sách mình nhận ra mình cũng từng
một thời như thế, mình thật sự hiểu rõ và khơng muốn theo quan niệm đó nhưng
khơng hiểu sao mình bị áp chế bởi nó. Dần dần từ đó mình khơng cịn ngăn hay cấm,
và lắng nghe về những điều các em nói. Tự mình hình dung về cái mà các em tưởng
tượng tới. Tơi muốn các em có thể mở rộng sự tưởng tượng nhưng không thái quá. Và
chú ý tới lời nói của mình với các em tránh gây tổn thương về tinh thần lẫn suy nghĩ
sau này, đồng thời xây dựng cho bản thân cách cẩn trọng lời nói với mọi người dẫu
cịn khá nhiều sai lầm.
2. Thứ hai, thay đổi cách làm việc bản thân:
Tôi bị máy móc áp đặt và làm việc theo một chu trình, theo nguyên tắc, theo chỉ
thị. Ngược lại, những đứa trẻ chúng ln sáng tạo, ln tìm cách làm mới trong trò
chơi nhưng nếu chiếu theo sự quan trọng khi cịn nhỏ thì chúng ta quan trọng chơi
cịn lớn thì cơng việc chúng ta trở nên quan trọng. Vậy vấn đề đây là gì? Chúng ta
khơng nên q máy móc một điều gì đấy khi trong đầu chúng ta ln có nhiều suy
nghĩ. Tại sao làm vậy? Có cách nào tốt hơn? Nên làm theo hướng nào?... Theo mình
mà nói, mình đã trở nên linh hoạt hơn tìm tới nhiều cách mới nhưng vẫn đảm bảo chu
trình trong cơng việc và áp dụng nó.
3. Thứ ba, tạo phương hướng cho chúng ta cách dạy trẻ em, các con sau này:
Chúng ta trong thời hiện nay bận với nhiều công việc và để con cái khơng khổ thì

bắt các con học hành quá mức, hay vì muốn con mình hơn con người ta. Việc dạy con
học nhiều là tốt nhưng đừng để tuổi thơ các em chìm đắm trong cái gọi là sách, bốn
bức tường, chữ, số và lời thúc dục học..học...học... Chúng ta cần tạo một khoảng
không dẫn đi chơi, giao lưu bạn bè, mở rộng kĩ năng sống, tạo phần thưởng khích lệ
xứng đáng. Việc nào cũng mặt trái nên ngồi việc thả lỏng con thì chúng ta cũng nên
giáo dục cho con những điều nên và không nên. Đặc biệt, chú ý tới cách nói, hành
động vì trẻ nhỏ có tính bắt chước và những điều đấy chúng sẽ bắt chước hình thành.
Nếu tốt thì khơng sao nếu xấu thì sẽ khá là đau đầu.
4. Thứ tư, q khứ là thứ đã qua nhưng khơng có nghĩa là khơng tồn tại. Chúng ta hãy sống
với nó và vượt qua chứ đừng cố vứt bỏ:
Quá khứ đẹp thì khơng nói, nhưng với q khứ xấu thì chúng ta sẽ cố vứt bỏ nó,
cố xem nó là vơ hình. Vậy tại sao chúng ta khơng vượt qua nó và xem nó là bài học,
là điều mà chúng ta phải đấu tới cùng để biến mình mạnh mẽ chứ khơng phải càng
yếu mềm, bng bỏ. Chúng ta có thể sau này đều lớn nhưng những thứ từ áp lực cuộc
sống, áp lực học, áp lực từ hôn nhân... khi vào bế tắc chúng ta quyết đốn nó thất bại
và “lẽ ra” khơng nên chạm vào thì lúc đấy những q khứ đẹp đẽ điều làm chúng ta
bắt đầu với những điều ấy mới là cái mà chúng ta nên gợi lại hay những quá khứ mà
bạn cố gắng trải qua. Tại sao cố gắng vậy mà giờ lại dừng bước, hay e dè?


5. Thứ năm, người lớn không phải luôn đúng và người lớn thì nên xem xét rồi thừa nhận lỗi
mình:
Như điều thứ nhất, trẻ em thường nhận thức rất sớm và chúng đôi khi nhận định được
đúng sai của người lớn. Là người lớn hay giai đoạn trưởng thành chúng ta khơng chỉ
xem xét về điều chúng tơi nói mà cần lắng nghe “một chút” ý kiến từ các em. Đó là
những người thành thật, trả lời một cách ngây ngô nhất với ý kiến thật nhất. Mà trẻ
con cũng hay suy nghĩ, tâm hồn bay bổng nên mới phải xem xét kĩ. Chúng ta có lỗi
thì phải thật sự nhận và sửa sai chứ đừng cố chấp sẽ tạo tính cách sai lệch cho con từ
nhỏ mà chúng học theo.
Mình thích cuốn sách này vì nó gắn liền khá giống mình, một thằng nhóc hay nghĩ nhiều nghĩ xa,

hồi nhỏ ln có những ý kiến riêng và tự hỏi vì sao. Thậm chí cố thay đổi những quy tắc bất
thành văn. Cuốn sách cho mình cảm nhận lại tất cả những điều đã từng qua đấy vì mình có một
thời quá khứ lầy lội và vui vẻ. Dù là cuốn đọc sau nhưng nó đã tạo một tầm cao hơn những cuốn
mình đọc trước đó trong lịng mình chỉ sau mỗi gia đình và tình đơn phương.Qúa khứ là điều đã
qua và sẽ khơng có chuyến tàu hỏa hay tàu du hành thời gian để đưa mình về khoảnh khoắc ấy.
Nhưng có một vé tuy khơng đưa mình về trực tiếp nhưng đã đưa tâm trí, tâm hồn, những hình
ảnh ấy băng qua quá khứ tiến tới hiện tại và lướt qua trong mình.
“Ở một nơi nào đấy xa xơi
Có thành phố
Như giấc mơ
Im ắng
Ðầy bụi bám.
Một dịng sơng lẳng lặng.
Một dịng sơng
Nước như gương
Lờ trơi...
Ở một nơi nào đấy xa xơi
Có thành phố,
Ngày xưa,
Có thành phố
Nơi rất ấm, tuổi thơ ta ở đó
Từ rất lâu,
Đã từ rất lâu,
Trơi qua...
Ðêm nay tôi bước vội khỏi nhà
Ðến ga,
Xếp hàng mua vé:
"Lần đầu tiên trong nghìn năm,
Có lẽ,
Cho tơi xin một vé

Đi Tuổi Thơ.
Vé hạng trung Người bán vé hững hờ
Khe khẽ đáp:


Hôm nay vé hết!Biết làm sao
Vé hết, biết làm sao!
Ðường tới Tuổi Thơ
Cịn biết hỏi nơi nào?
Nếu khơng kể
Đơi khi ta tới đó
Qua trí nhớ
Của chúng ta
Từ nhỏ...
Thành phố Tuổi Thơ Thành phố chuyện thần kỳ.
Cơn gió đùa,
Tinh nghịch dẫn ta đi.
Ở đấy,
Làm ta say, chóng mặt,
Là những cây thơng vươn tới mây,
Là những ngơi nhà,
Cao,
Cao nhất.
Và mùa đơng
Rón rén
Bước
Trong đêm...
Qua những cánh đồng
Phủ tuyết trắng và êm...
Ôi thành phố Tuổi Thơ Bài ca ngày nhỏ

Chúng tôi hát Xin cảm ơn điều đó!
Nhưng chúng tơi khơng trở lại,
Ðừng chờ!
Trái đất nhiều đường.
Từ thành phố Tuổi Thơ
Chúng tôi lớn,
Đi xa...
Hãy tin!
Và thứ lỗi!” - ROBERT ROJDESVENSKY


II.

Nếu là Đại sứ Văn học thì những cách mình đưa ra để khuyến khích đọc
sách nhiều hơn:

Xu hướng cơng nghệ phát triển, các sản phẩm phẩm công nghệ, sản phẩm thông minh dần
hiện hữu, tạo thành và dần hội nhập, gắn liền với cuộc sống hằng ngày chúng ta. Theo hiện nay
thì mình đánh giá là đa phần các bạn thích dùng smartphone hơn là tìm tới sách, cũng như họ
thích nghe hơn là đọc. Việc quá nhiều chữ, quá nhiều từ ngữ làm giới trẻ dần xa cách với sách.
Cũng có một phần thuộc sách nhưng lại tiếp cận khá dễ và người đọc các năm chỉ có thể cân
bằng hoặc tăng mà khơng giảm đó là truyện tranh, manga. Với truyện tranh, manga thì nó sẽ dễ
dàng tiếp cận hơn nhiều so với sách chữ, tiểu thuyết vì số lượng chữ rút ngắn, ảnh minh họa dày
đặc hơn. Nên với những bạn thích manga, hay truyện tranh thì chúng ta hãy hướng họ tới những
cuốn light novel của truyện ấy, đặc biệt là cuốn mà đọc giả thích. Sau khi họ làm quen và thành
cơng trong việc họ tìm thấy những chi tiết rõ hơn, hay những ý giải thích tốt hơn so với trong
manga, truyện tranh của light novel mà họ đọc thì cách tiếp cận sách chữ sẽ dễ dàng hơn.
Chúng ta nên hạn chế việc giới thiệu cuốn này hay lắm, cuốn kia cũng hay. Mà nhắm tới việc
là đánh vào sở thích thể loại truyện, phim thậm chí cả nhạc để dẫn họ tới những cuốn sách có nội
dung, thể loại tương tự. Đánh vào tâm lí sở thích. Như mình chẳng hạn, mình thích những bản

OP của Anime nên với những bản hay mình tìm tới anime, manga, light novel để xem – đọc một
phần giải thốt sự tị mị, một phần là vì bản tóm tắt về bộ đó khá là cuốn nên mình muốn xem
đầy đủ.
Một điều khá quan trọng khi muốn khuyến khích ai đó đọc là chúng ta cần một người biết
nhiều sách, nhiều thể loại, đọc hiểu nhiều thứ là 70% đi thì 20% cịn lại chúng ta cần một người
hướng dẫn đầy kinh nghiệm và giỏi về mặt nhìn nhận tâm lí đọc giả. Họ sẽ đánh giá theo tâm lí
để chọn cuốn sách phù hợp theo tiêu chí 2 ở trên. 10% cịn lại sẽ dựa vào lời nói văn thơ, hay lời
nói. Chúng ta có thể thấy một người hiểu biết nhiều điều là 8đ những một người biết đón nhận,
đánh giá tâm lí tốt thì sẽ là 9đ. Thơng qua việc trao đổi, nói chuyện, nhìn nhận của một người
tâm lí để đưa ra những lời kêu gọi tốt thực sự là điều cực kì tốt khi ứng dụng trong giao thương,
tâm sự, khun nhủ... Qua đó, mình muốn áp dụng nó vào việc đưa ra là chúng ta nên tìm hiểu
thêm về khoảng tâm lí theo vị trí là một người giới thiệu sách để người khác tiếp cận tới sách.
Đòn đánh vào tâm lí là một địn khá là khó né và nhiều thuyết phục hơn.
Không chỉ hướng tới người lớn mà thành phần khá quan trọng, đơng đảo chính là trẻ em.
Việc hướng dẫn mời đọc sách từ gốc rễ sẽ dễ lây lan hơn so với bắt đầu từ một cây to. Và với sự
hình thành niềm vui, thói quen đọc sách thì khi lớn các em sẽ giữ điều đấy thậm chí cịn lan thêm
tinh thần, sự hăng hái ra rộng. Mình muốn cùng mọi người giới thiệu và khuyến khích các bậc
phụ huynh, hay các trường mầm non, mẫu giáo, cấp 1 trưng 1 tủ sách với nội dung phong phú
hơn nhưng đảm bảo giới hạn so với độ tuổi. Ví dụ như ở chỗ mình cũng có làm, nhưng về mặt
nội dung khơng phong phú, đa phần là những truyện cổ tích mà nhiều trẻ đã nghe hoặc đọc trước
đó rồi và ít truyện nên các em trẻ nhanh chán, hạn chế đọc.
Sự phát triển của các CLB Sách, Hoạt động Sách, Giao lưu Sách hay Văn hóa Sách là những
điều cần được ưu ái, đẩy mạnh, phát triển để đưa sách đi xa và tới nhiều nơi.Họ là những người
tiên phong trong những người thích đọc sách và hướng mọi người tìm hiểu, thích với sách. Ví dụ


như: CLB Sách và Hành động, Biblio Cafe- một nơi với sự phong phú sách lớn, không gian rộng
rãi, yên ắng và những buổi giao lưu Văn Hóa Sách Đơng – Tây... những tổ chức, nhóm như thế
thu hút những tín đồ sách hay khai mở sự tị mị với người khác để họ dần dần tìm hiểu thêm về
sách, các cuốn tiểu thuyết...

Cần loại bỏ hoặc hạn chế các sách không phù hợp với lứa tuổi, hay sách không phù hợp đạo
đức, các chuẩn mực vì đơi khi chính những sách đấy là điều khiến người lớn không hứng thú hay
thậm chí cấm con mình đọc sách. Nhưng đứa trẻ hay các thanh thiếu niên chọn hay đọc thì đó là
tự họ khơng cấm được nên suy cho cùng chúng ta nên mở rộng việc mượn, thuê hay mua sách
phải dựa vào giấy tờ tùy thân để xem xét độ tuổi phù hợp tránh trường hợp đọc sách với độ tuổi
không phù hợp.
Tổ chức các hoạt động sách đưa chữ tới Bảng, Làng... của dân tộc thiểu số. Nhà nước hiện tại
làm khá tốt trong việc trẻ em đều được đi học, đều đến trường. Nhưng biết chữ chưa phải tất cả
mà các em hồn cảnh khó khăn sẽ khơng có điều kiện mua hay thậm chí thời gian để đọc sách.
Nên các hoạt động sách có thể vào thứ 7 hoặc CN với xu hướng cho mượn sách hàng tuần 1 lần
vào ngày đó và tuần sau trao trả, mượn tiếp sách mới. Cũng sẽ khó tránh trường hợp là mất sách
hay sách sẽ bị dùng vào mục đích khác. Nhưng đó là điều đáng để làm thử. Nếu là đại sứ văn hóa
đọc thì mình sẽ cùng các CLB Sách hay Tình Nguyện viên xung phong trong việc mang sách tới
các Bảng, Làng vùng cao. Việc cho mượn sách mình có thể hỏi thăm, xin ý kiến, mong được
giúp đỡ từ các phía các giáo viên ở Vùng cao để hỗ trợ hoặc các Đoàn Thanh niên hay Tình
Nguyện viên ở đó trong việc cho mượn sách hàng tuần đối với các em học sinh hay trẻ em có
niềm đam mê đọc...
Những triển lãm sách, những video, hay báo chí sưu tầm về những người có sở thích đọc
sách, hay những người có niềm đam mê sưu tập các loại sách, đọc sách duy nhất của một tác giả
nào đó để khuyến khích đọc giả tị mị tìm tới. Mình có thể cùng mọi người của CLB khác tổ
chức giao lưu Văn hóa đọc sách hoặc giới thiệu cuốn sách mới. Cùng tạo ra một nơi Hội sách mà
khi đọc giả tìm tới sẽ thấy được cuốn mình muốn tìm ở đó.
Đó là câu trả lời, phần trình bày theo suy nghĩ của bản thân mình muốn thể hiện. Mình nghĩ
bài thi của mình khơng nhất thiết đạt giải mà hi vọng là bài này có ích vì mình muốn mọi người
cũng tìm tới sách như một người bạn tâm tình, giải bày tâm sự. Và đóng góp tới các hoạt động
sách.

Xin chân thành cảm ơn mọi người đã đọc bài dự thi của mình!
Người viết bài dự thi


Phan Quốc Minh



×