Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.11 KB, 6 trang )

Đề 1:
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, đã làm thay đổi nhận
thức hoặc cuộc sống của anh (chị).
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện
pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Bài làm
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, đã làm thay đổi nhận
thức hoặc cuộc sống của anh (chị).
“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”
Đó là tựa đề cuốn sách tơi nhận được vào dịp sinh nhật thứ 16. Nhưng mãi đến
năm 17 tuổi, tơi mới bắt đầu đọc, và rồi hối hận vì đã không đọc sớm hơn một
chút.
“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Rosie Nguyễn là cuốn sách thuộc thể loại selfhelp. Nhưng với tôi, cuốn sách dường như chỉ đơn giản là vài mẩu chuyện nhỏ
nhặt, vài lời tự sự của người đi trước về những gì đã qua trong quá khứ. Chẳng
hề giáo điều mà gần gũi như tâm sự của một người chị, cuốn sách lật mở dần
những ký ức của tác giả, về một thời học trò ngây thơ, về thời sinh viên nhiều mơ
mộng, về công việc văn phịng khi ra trường, và về q trình đi khám phá thế giới
muôn màu xung quanh.
Tiêu đề cuốn sách là thứ thu hút và khiến tơi tị mị: “Tuổi trẻ đáng giá bao
nhiêu?”. Trước nay tôi vẫn biết tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp nhất, hạnh
phúc nhất. Lúc đó chúng ta khỏe mạnh, tích cực, theo đuổi đam mê, thỏa mãn
làm những điều mình mong muốn, để lại nhiều kỷ niệm không thể nào quên.
Đồng thời, tuổi trẻ cũng là khoảng thời điểm mà chúng ta vẫn cịn non nớt, đơi
khi hoang mang, mơng lung giữa những ngã rẽ, là lúc dễ dàng vấp ngã để rồi chán
nản và mất niềm tin vào bản thân. Nhưng chưa ai biết “tuổi trẻ đáng giá bao
nhiêu?”. Chính vì sự tị mị thơi thúc, tơi đọc cuốn sách với mong muốn có thể
tìm ra câu trả lời.


Cuốn sách được chia làm ba phần: HỌC - LÀM - ĐI với năm chương tương ứng:
“Tôi đã học như thế nào?”, “Học đi đôi với hành”, “Đi là một cách tự học” để


phát triển bản thân, để rồi từ đó khai phá đam mê và “Lấp lánh trước khi tỏa
sáng”. Phần cuối là một vài nhắn nhủ, kinh nghiệm và nguồn tham khảo giúp ích
trong q trình tự học.
Ở phần một “Tôi đã học như thế nào?”, tác giả Rosie Nguyễn tập trung đưa ra
những phương pháp học tập tốt nhất cho các bạn trẻ còn đang trong tuổi đến
trường, ví dụ như: thường xuyên đọc sách. Sách chính là nguồn kiến thức vơ tận
mà các bạn có thể dễ dàng tiếp cận nhất. Đọc sách - một việc chắc hẳn cuốn sách
self-help nào cũng đề cập tới, được tác giả chia sẻ gần gũi hơn nhờ đan xen những
câu chuyện tuổi thơ và những kinh nghiệm chọn sách của mình. Trong phần này,
Rosie Nguyễn cũng đưa ra những quan điểm của hệ thống giáo dục hiện nay, về
việc “trẻ em đến trường với những dấu chấm hỏi và ra trường với những dấu
chấm hết” để rồi khiến học sinh lao vào học tập vì điểm số, thành tích.
Tơi càng đồng cảm hơn khi thấy mình trong câu chuyện ấy, tơi thấy mình giống
con lươn trong câu chuyện ngụ ngơn mà tác giả trích dẫn làm ví dụ. Tơi có thể
học Tốn, cũng có thể học Văn, chẳng q tệ Tiếng Anh hay Lý, Hóa nhưng
chung quy lại chẳng xuất sắc mơn nào. Hồi đó tơi học đơn giản vì muốn có một
bảng điểm đẹp, để sau này vào được một trường đại học tốt, rồi để có một cơng
việc tốt. Tuy nhiên, cơng việc đó là gì thì tôi chưa mường tượng ra, càng chưa
xác định được ước mơ của mình. Vì lẽ đó, lớp 11 của tơi trôi quá rất áp lực, tôi
phân vân rất nhiều giữa những lựa chọn nghề nghiệp khác nhau, tôi mệt mỏi và
lạc lõng, không biết phải bắt đầu từ đâu và làm gì. Phần hai “học đi đơi với hành”
đã phần nào giải đáp được những khúc mắc trong tôi.
Nếu ở phần một, cuốn sách chỉ khiến tôi gật gù đồng cảm với những phương pháp
học tập hay sống tốt hơn thì phần hai, cuốn sách dường như “đánh thức” tơi khỏi
sự bế tắc bởi câu nói “em khơng tự cứu thì ai cứu em”. Tất nhiên vào thời điểm
đó, cũng có nhiều yếu tố tác động khiến tơi thay đổi, nhưng “Tuổi trẻ đáng giá
bao nhiêu?” chiếm nhiều phần trăm hơn cả. Thay vì chỉ ngồi và nghĩ ngợi xem
sau này ra trường làm cái gì, giáo viên theo lời bố mẹ hay tài chính, kinh doanh
như bạn bè cùng lớp, tôi học tập theo những phương pháp tác giả Rosie Nguyễn
đề cập đến. Để hiểu bản thân mình, tơi bắt đầu với những bài trắc nghiệm tính

cách, rồi đặt câu hỏi cho gia đình, bạn bè, thầy cơ về điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân, và cuối cùng là tự đặt câu hỏi cho chính mình. Nhờ thế, tơi cũng ít nhiều


xác định được thế mạnh và mong muốn của bản thân, từng bước khám phá và
phát triển bản thân.
Để hoàn thiện bản thân thì có lẽ “học” và “hành” thơi là chưa đủ, “đi cũng là một
cách tự học” là mảnh ghép cuối cùng tạo nên “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” hoàn
chỉnh. Phần ba này, tác giả Rosie Nguyễn chủ yếu truyền tải những thông điệp
như: “hãy sống cuộc đời như bạn muốn, vì sau tất cả chẳng ai quan tâm” hay “đi
để trưởng thành”. Tuy vậy, việc “đi” không phải lúc nào cũng đơn giản như suy
nghĩ, để “đi” được ở cái tuổi mười tám, đôi mươi cũng tràn đầy những khó khăn,
thử thách. Mối lo về tiền bạc, thời gian, nơi ở, bạn đồng hành đôi khi khiến chúng
ta chùn bước. Nhưng “Nếu bạn đang ở tuổi 22, có sức khỏe, khao khát được học
hỏi và trở nên tốt hơn, thì tơi khun bạn nên đi, càng xa càng tốt, càng điên càng
tốt”. Bới có đi mới biết những thứ mình từng biết lúc ở nhà qua sách vở có khi
khơng phải như thế và nhận ra con người ở đâu thì cũng như nhau, ta khơng hơn
mà cũng không kém họ.
Chương bốn với chủ đề “lấp lánh trước khi tỏa sáng” đã cổ vũ tinh thần cho nhiều
bạn trẻ, trong đó có tơi tin tưởng rằng “tôi là một ngôi sao đang chờ ngày tỏa
sáng”. Và cuối cùng, để khép lại “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, tác giả Rosie
Nguyễn thêm phần năm về những lời khuyên cho những vấn đề mà bất cứ ai ở
tuổi đôi mươi cũng gặp phải như: “vượt qua khủng hoảng tuổi đôi mươi”, “tiếng
anh là chuyện nhỏ”....
Gấp lại cuốn sách, có thể thấy những nội dung của “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”
không khác quá nhiều các quyển self-help khác. Cái cuốn hút phần nhiều nằm ở
cách hành văn giản dị, mộc mạc, chân thật, khiến người đọc cảm giác như đang
đọc một cuốn nhật ký hành trình của tác giả. Độc giả như đang cùng Rosie
Nguyễn chu du trong những trải nghiệm, đến những vùng đất mới lạ đầy hấp dẫn.
Đọc xong cuốn sách, nếu bạn mong chờ câu trả lời cho câu hỏi ở bìa sách, thì chia

buồn, chẳng có câu trả lời nào cho “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” cả. Chỉ biết
rằng “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Rosie Nguyễn đáng giá 70.000đ, còn
“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của bạn, bạn phải tự mình định giá thôi.
“Những ngày tuổi trẻ tưởng dài rộng mênh mông nhưng kỳ thực lại rất hữu hạn.
Ngắn ngủi. Nên nếu bạn còn trẻ, hãy học cách để biến tuổi trẻ của bạn trở thành
vô giá.”


Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện
pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: “Muốn viết một chữ trong bụng phải có một tấn chữ,
muốn nói một từ, trong bụng phải có một ngàn từ.” Mà muốn nói được, viết được
thì việc bổ sung kiến thức thông qua đọc sách là điều vô cùng quan trọng. Sách
mở ra cho ta chân trời mới, kiến thức mới, đem đến cho ta sự giàu có về trí tuệ,
cảm xúc, tâm hồn và nếu biết vận dụng thì cịn cả sự giàu có về vật chất nữa.
Đọc sách không đảm bảo cho sự thành công, nhưng thực tế lại chứng minh, những
người thành công thường đọc rất nhiều sách. Long Ứng Đài - Bộ trưởng bộ Văn
Hóa Đài Loan đã viết trong bức thư gửi con trai: “Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc
sách, khơng phải vì mẹ muốn con có thành tựu hơn người khác, mà là bởi vì, mẹ
muốn con có nhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương lai, lựa chọn có ý nghĩa,
có thời gian làm việc, chứ khơng phải là bị ép mưu sinh.”
Chính vì lẽ đó, với tơi, sách như một người bạn, một người thầy, đôi khi là thú
vui tơi tìm đến để thư giãn sau một ngày căng thẳng mệt mỏi. Nếu vinh dự được
trở thành đại sử Văn hóa đọc, tơi nghĩ mình cũng cần có những suy nghĩ, hành
động và biện pháp để lan tỏa tình yêu sách đến với mọi người. Nhưng văn hóa
đọc khơng chỉ đọc nhiều sách là đủ, mà phải đọc đúng, biết chọn lọc, tích lũy
những điều tích cực, đúng đắn.
Trước hết ta phải nhìn nhận vào thực tế hiện nay, đa số mọi người, đặc biệt là giới
trẻ đôi khi quá phụ thuộc vào sự tiện lợi của internet mà lười tìm kiếm thơng tin
trong những cuốn sách. Những trò chơi điện tử, phim ảnh, mạng xã hội thu hút

hơn rất nhiều so với quyển sách nhàm chán, dày cộp. Họ sẵn sàng dành hàng giờ
đồng hồ lướt smartphone, hay nằm xem các chương trình giải trí qua tivi, đọc các
bài báo về scandal của người nổi tiếng. Tất nhiên, tôi không phủ nhận sự tiện lợi
và những tác dụng tích cực của các loại hình giải trí trên, nhưng chắc chắn xét
trong tương lai xa, sách vẫn có nhiều ích lợi hơn cả.
Vậy thì, trước tình trạng ấy, làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc?
Đầu tiên, tôi nghĩ phải xuất phát từ mỗi cá nhân. Để duy trì thói quen đọc sách
thì trong tâm thức mọi người phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc


đọc sách. Chỉ khi ấy, việc đọc sách mới chủ động, đúng đắn, thú vị, không nhàm
chán. Làm thế nào để nhận thức được sự cần thiết của việc đọc sách tơi xin phép
sẽ nói ở phần sau.
Khi đã có ý thức đọc sách rồi, điều cần làm tiếp theo là đặt mục tiêu về số lượng,
lập thời gian biểu khi đọc sách. Nếu đọc một cuốn sách theo cách thơng thường,
nghĩa là rảnh lúc nào đọc lúc đó thì dễ khiến việc đọc sách kéo dài nhiều tháng.
Vì mỗi lần dừng lại, bạn sẽ quên mất nội dung phần trước làm cho việc đọc không
liền mạch, khi đọc lại cần thời gian xâu chuỗi chi tiết trong cuốn sách rồi mới có
thể hình dung đến phần mình đang đọc. Mỗi ngày đều đặn đọc vài trang sách
trước khi đi ngủ, vừa tốt cho sức khỏe vừa học tập thêm được nhiều điều.
Tiếp theo, việc lựa chọn sách cũng vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ chúng ta nên cân
bằng và thay đổi những thể loại sách khác nhau. Nếu đọc quá nhiều sách selfhelp, sách về phát triển bản thân, rèn luyện kỹ năng quá cũng không tốt, rất dễ
biến self-help thành “con dao hai lưỡi”, chẳng những không khiến bản thân mình
trở nên tốt đẹp hơn mà cịn dễ dàng xuất hiện ảo tưởng chỉ cần làm theo những gì
sách viết thì chắc chắn sẽ thành cơng. Thay vào đó, chúng ta đan xem đọc những
cuốn sách về lịch sử, địa lý, văn học, những tác phẩm kinh điển, có chiều sâu và
có giá trị lâu dài. Tuy vậy, khơng vì thế mà chúng ta đọc hai, ba quyển cùng một
lúc, rất dễ phân tâm, chỉ nên thay đổi thể loại sau khi đã đọc xong hoàn chỉnh một
cuốn mà thôi.
Không chỉ thế, ghi chép khi đọc sách cũng là một cách để kích thích sự thích thú

khi đọc sách. Khi đọc sách, thấy câu văn nào hay, độc đáo, tơi thường tìm cách
ghi chú lại, lúc thì chụp ảnh, lúc thì chép tay, lúc thì đánh máy, rảnh rỗi thì tổng
hợp vào một file trong máy tính để khi cần viết văn, hay dẫn chứng, tư liệu nào
đó có thể dễ dàng trích dẫn mà khơng mất q nhiều thời gian.
Để đọc sách có hiệu quả thì khơng gian đọc sách cũng là một điều vô cùng quan
trọng. Chẳng thể nào tập trung nổi nếu ta đọc sách ở một nơi ồn ào, tụ tập đông
người hay nơi nào đó bí bách, tối tăm đúng khơng? Nên chúng ta cũng cần tìm
một khơng gian tĩnh mịch, thoải mái để thỏa sức chìm đắm vào những trang sách.
Nơi đó khơng nhất thiết phải là phịng riêng hay nhà, mà đơi khi là thư viện hay
qn cafe sách, để có thể vừa đọc vừa trao đổi tri thức với bạn bè, mọi người xung
quanh. Việc trao đổi tri thức này khơng chỉ khiến thế giới quan được mở rộng mà
cịn kích thích chúng ta đọc thêm sách để biết nhiều kiến thức hơn. Ngoài ra,


thường xuyên tham gia các hội sách, hoạt động, cuộc thi viết lách và câu lạc bộ
cũng là một cách thúc đẩy bản thân mình đọc sách nhiều hơn.
Đang tuổi học sinh, sinh viên khơng có nhiều tiền để đầu tư cho sách cũng là một
vấn đề nhiều bạn bận tâm. Khơng sao hết vì chúng ta hồn tồn có thể mượn thư
viện, bạn bè, mượn của các CLB Sách trong trường đại học, hay mua lại các cuốn
sách cũ ở các hội chợ. Hoặc tiết kiệm và thuận tiện hơn nữa, các bạn hồn tồn
có thể tải ebook trên điện thoại, máy tính hay nghe sách nói khi di chuyển. Mặc
dù sách nói chưa hẳn quá hợp lý khi đề cập đến ở văn hóa đọc tuy nhiên đó cũng
là giải pháp cho những người bận rộn, thường xuyên phải di chuyển trên các
phương tiện công cộng.
Khi mỗi cá nhân đã dần hình thành văn hóa đọc rồi, chúng ta mới có thể xây dựng
một nhóm, một cộng đồng và tồn xã hội đều có văn hóa đọc bằng cách tổ chức
các buổi giao lưu, tổ chức cuộc thi về sách, ngày hội trao đổi sách, thiền trà, đổi
sách lấy cây để có thêm nguồn sách phong phú hơn, … Bằng các cách như thế,
chúng ta dần dần đang lan tỏa tình yêu sách đến với nhiều người hơn, giúp mọi
người nhận ra sự quan trọng của sách và hình thành văn hóa đọc trong cộng đồng.

Đặc biệt, ở trong gia đình có bố mẹ, ơng bà, anh chị có thói quen đọc sách sẽ
truyền cảm hứng và góp phần định hướng cho thế hệ trẻ về một thói quen tốt cần
được duy trì. Vậy nên, chúng ta đọc sách khơng cịn chỉ cho mình chúng ta, mà
cịn đọc vì mọi người.
Cuối cùng, nếu được vinh dự trở thành đại sứ văn hóa đọc, tơi sẽ cố gắng duy trì
thói quen đọc sách của mình để lan tỏa tình yêu sách đến với bạn bè, người thân
để rồi “tôi đọc sách, bạn đọc sách, tất cả mọi người cùng đọc sách”.



×