Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

tham nhũng điểm mới của luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.15 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG.................................................................................................. 1
I. Khái quát chung ........................................................................................ 1
II. Điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 so với Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2005 ...................................................... 3
2.1 Phát hiện tham nhũng thông qua Cơng tác thanh tra, giám sát, kiểm
tốn ..................................................................................................... 3
2.2 Về xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tốn .................... 4
2.3 Về cơng khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm tốn vụ việc có dấu
hiệu tham nhũng................................................................................. 5
2.4 Phản ánh, tổ cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng ............................. 5
2.5 Bảo vệ người tố cáo............................................................................ 7
III. Hạn chế và kiến nghị hoàn thiện ............................................................ 8
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 10
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 11


A. MỞ ĐẦU
Tham nhũng từ lâu đã trờ thành một vấn nạn gây nhức nhối trong người dân
ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, tham nhũng ở Việt Nam xảy ra
nhiều, các vụ đại án về tham nhũng ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Tình trạng
tham nhũng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kình tế, bộ máy chính trị
của một quốc gia. Do đó, vấn đê phịng chống tham nhũng ln là vấn đề mà tất cả
mọi người trong chúng ta ai cũng cần quan tâm, thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm
của mình để đẩy lùi "nội giặc tham nhũng" ra khỏi cuộc sống. Để thực hiện tốt
được công việc này thì việc phát hiện tham nhũng là hoạt động vơ cùng quan trọng.
Việc phát hiện ra được các hành vi tham nhũng thì mới có thể co những biện pháp
xử li thích đáng, định tội danh đúng đắn và có những hình phạt đủ sức răn đe.
Chính vì lẽ đó, em xin chọn đề bài số 05: "Những điểm mới trong Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2018 về phát hiện tham nhũng" để nghiên cứu. Do kiến


thức còn hạn chế, kính mong được sự giúp đỡ của thầy cơ giáo để bài làm được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
Qua tổng kết 10 năm thi hành Luật Phịng chống tham nhũng năm 2005 thì
cho thấy: Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng hiệu quả thấp, chủ yếu phát hiện
qua dư luận xã hội, đơn thư tố cáo, báo chí phản ánh hoặc khi có cơ quan chức
năng tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra. Một số quy định của pháp
luật liên quan tới việc phát hiện, xử lý tham nhũng khơng hợp lý, gây khó khăn,
vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Mơ hình, tổ chức các cơ quan chun trách
chống tham nhũng chưa ổn định, chưa đủ mạnh; địa vị pháp lý không tương xứng
1


với nhiệm vụ được giao. Việc xử lý tham nhũng trong nhiều trường hợp còn chưa
nghiêm, chưa kịp thời; các biện pháp hỗ trợ hoạt động tư pháp còn hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu, nhất là công tác giám định tư pháp trên các lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ…. Để khắc phục
hạn chế, bất cập trên Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã dành Chương III
để quy định về phát hiện tham nhũng trong cơ quan đơn vị.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 kế thừa luật Phòng chống tham
nhũng năm 2005. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tiếp tục quy định về
phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
(Điều 55); công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 56); hình thức
kiểm tra (Điều 58); đồng thời, bổ sung quy định mới về kiểm tra hoạt động chống
tham nhũng trong Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, CQĐT, VKSND,
TAND (Điều 57) phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người
có chức vụ, quyền hạn khác; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn

chặn hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu và các hành vi khác vi phạm pháp luật trong
hoạt động chống tham nhũng và việc xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật
đối với cán bộ, cơng chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác của các
cơ quan này khi có vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng. Tiếp tục
quy định phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử,
đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử (Điều 59);
phát hiện tham nhũng thơng qua hoạt động thanh tra, kiểm tốn (Điều 60). Đồng
thời, bổ sung quy định mới về thẩm quyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà
nước trong thanh tra, kiểm tốn vụ việc có dấu hiệu tham nhũng (Điều 61); trách
nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh
tra, kiểm toán (Điều 62); công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc

2


có dấu hiệu tham nhũng (Điều 63) và Xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra,
kiểm toán (Điều 64).
II. Điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 so với Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2005
2.1 Phát hiện tham nhũng thông qua Công tác thanh tra, giám sát, kiểm
tốn
Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 quy định việc Phát hiện tham
nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý
đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử; thơng qua hoạt động thanh tra, kiểm
tốn. Bỏ quy định của Luật năm 2005 về phát hiện tham nhũng thông qua điều tra,
kiểm sát, xét xử. Đồng thời quy định cụ thể Trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán (Luật năm 2005 chỉ
quy định chung chung: xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy
định của pháp luật).

Tại Khoản 1 Điều 62 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định thi
trong q trình thanh tra, kiểm tốn nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
thì người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm tốn phải có trách
nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ
việc tham nhũng và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của
pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trường hợp
vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan
điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thơng báo bằng văn bản cho
VKSND cùng cấp. Trong trường hợp này, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước
tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dung khác theo kế
hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt và ban hành Kết luận
thanh tra, Báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về
3


kiểm tốn nhà nước. Trường hợp vụ việc khơng có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thơng báo bằng văn
bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị
(Khoản 2 Điều 62).
Đây là điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra,
kiểm toán nhà nước trong phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và
thực tiễn thời gian qua cho thấy, các cơ quan này hồn tồn có đủ điều kiện để xác
minh, làm rõ về tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng thơng qua hoạt động
thanh tra, kiểm tốn, hơn nữa để chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm, vi
phạm pháp luật sang cơ quan có thẩm quyền xử lý, các cơ quan này phải đánh giá
được tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì mới có thể xác định được hành vi
đó đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt hành chính để chuyển vụ
việc và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cho phù hợp.

2.2 Về xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán
Điều 64 Luật Phịng năm 2018 quy định trách nhiệm của Trưởng đồn thanh
tra, Trưởng đồn kiểm tốn, thành viên đồn thanh tra, thành viên đồn kiểm tốn
và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm toán đối với trường hợp sau
khi kết thúc thanh tra, kiểm tốn trước đó mà cơ quan có thẩm quyền khác phát
hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh
tra, kiểm toán về cùng một nội dung, thì nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật. Đồn thanh tra, đồn kiểm tốn nếu đã phát hiện, báo cáo về vụ việc có
dấu hiệu tham nhũng, nhưng người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định
kiểm tốn khơng xử lý thì trưởng đồn thanh tra, trưởng đồn kiểm tốn, thành viên
đồn thanh tra, thành viên đồn kiểm tốn và cá nhân có liên quan không phải chịu
4


trách nhiệm. “Khoản 1, Điều 64 quy định về việc xử lý trách nhiệm đối với trường
hợp trong “cùng một nội dung” nhưng thanh tra, kiểm tốn khơng phát hiện sai
phạm mà các cơ quan có thẩm quyền khác lại phát hiện sai phạm là đã đầy đủ, vì
nếu có hồ sơ, tài liệu khác mới phát sinh mà người có thẩm quyền thanh tra, kiểm
tốn khơng biết hoặc khơng thuộc phạm vi thanh tra, kiểm tốn thì họ khơng có
lỗi”1 Quy định này nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Cơ quan thanh tra,
Kiểm toán nhà nước trong phát hiện hành vi tham nhũng thông qua hoạt động
thanh tra, kiểm tốn.
2.3 Về cơng khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm tốn vụ việc có dấu
hiệu tham nhũng
Điều 63 Luật PCTN năm 2018 quy định người ra quyết định thanh tra, người
ra quyết định kiểm tốn có trách nhiệm cơng khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm
tốn vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Việc cơng khai Kết luận thanh tra, Báo cáo
kiểm tốn vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp
luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.

2.4 Phản ánh, tổ cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
So với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2018 bổ sung quyền của cơng dân, ngồi quyền phát hiện, phản ánh, tố
cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng, còn có quyền kiến nghị với cơ quan
nhà nước hồn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực
hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đặc biệt là được giữ bí mật về thơng
tin của người phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng…
Luật cũng đã mở rộng các hình thức tiếp nhận thơng tin về tham nhũng, bao gồm:
phản ánh, tố cáo, báo cáo. Mở rộng hơn các hình thức tiếp nhận thơng tin về tham
nhũng so với quy định của Luật PCTN năm 2005, bao gồm: phản ánh, tố cáo và xử
1

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

5


lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng (Điều 65); báo cáo và xử lý
báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 66) để giúp các cơ quan có thẩm quyền có
nhiều kênh thơng tin tiếp nhận, thu thập các thông tin về tham nhũng nhằm phát
hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời; đồng thời, khuyến khích cá nhân, tổ chức cung
cấp thơng tin về hành vi tham nhũng.Qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền trong
việc tiếp nhận, thu thập các thông tin về tham nhũng nhằm phát hiện và xử lý
nhanh chóng, kịp thời; khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp thơng
tin liên quan đến hành vi có dấu hiệu tham nhũng. Quy định rõ hơn trách nhiệm
tiếp nhận và xử lý phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng tại Điều 65 và
Điều 66.
Quy định trên phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định việc
cơng dân có thể chọn hình thức tố giác nếu có đầy đủ chứng cứ xác định dấu hiệu
tham nhũng. Cụ thể: Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành

vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo về tội phạm là thơng
tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thơng báo với cơ
quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại
chúng. Và tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản (Điều 114
- Luật Tố tụng hình sự 2015). Điều 145 - Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy
định về thẩm quyền giải quyết việc tố giác tội phạm. Đó là mọi tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát
tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Cơ quan, tổ chức khác tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm… Từ những quy định trên, cơng dân có thể làm
đơn trình báo với cơ quan Công an hoặc Viện Kiểm sát để tố giác hành vi tham

6


nhũng những trường hợp không phải đối tượng do Luật Tố cáo năm 2018 điều
chỉnh
2.5 Bảo vệ người tố cáo
Luật 2005 khơng có quy định cụ thể về bảo vệ người tố cáo, chỉ quy định
“Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây
thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật“.
Luật năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về bảo vệ người phản
ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 67); khen thưởng người phản
ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 68) và trách nhiệm của người
phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 69). Luật Tố cáo được
Quốc hội thông qua đã quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo, trong đó có cả
việc bảo vệ những người thân thích của người tố cáo. Đồng thời, việc khen thưởng
cho người tham gia tích cực vào cơng tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

cũng đã được pháp luật về khen thưởng quy định. Tuy nhiên, đối với việc bảo vệ
người phản ánh, báo cáo thì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, vì vậy,
Điều 67 Luật PCTN năm 2018 quy định người phản ánh, báo cáo về hành vi tham
nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo. Điều 69 Luật
PCTN năm 2018 cũng quy định trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về
hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định
của Luật Tố cáo; người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo.Những uy
định mới này là cơ sở để người dân có thể tố cáo. Chỉ khi bản thân họ được bảo vệ
thì họ mới dám đứng lên phơi bày những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp
luật.

7


III. Hạn chế và kiến nghị hoàn thiện
Khái quát về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018, Viện trưởng
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết tình hình tội phạm vẫn diễn
biến phức tạp, cơ quan chức năng đã khởi tố mới hơn 72.000 vụ án, tăng 3,2% so
với năm 2017, trong đó đáng chú ý là tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng
32,2%, tội phạm về ma túy tăng 12,6%, tội phạm về trật tự Xã hội tăng 0,8%2. Từ
con số trên có thể thấy số vụ tham nhũng đang tăng nhiều chứng tỏ những quy định
mới vẫn còn nhiều hạn chế,
Thứ nhất, cơ quan thanh tra chủ yếu chỉ có thẩm quyền kiến nghị xử lý.
Qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng, các cơ quan thanh tra phát hiện sai phạm, vi phạm pháp luật nhưng hầu như
khơng có quyền quyết định xử lý (trừ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm
hành chính), chủ yếu là kiến nghị nhưng khi kiến nghị khơng được người có thẩm
quyền xem xét xử lý thì cơ quan thanh tra, người đứng đầu cơ quan thanh tra cũng
khơng có quyền xử lý người đó. Tương tự như vậy, trong hoạt động thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra, người ra quyết định
thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thơng tin, tài liệu…
nhưng nếu họ khơng cung cấp thì cũng khơng có quyền xử lý họ… Pháp luật thanh
tra quy định cơ quan thanh tra được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức báo cáo về
công tác thanh tra nhưng nếu cơ quan, tổ chức đó khơng báo cáo cũng khơng có
quyền xử lý họ…
Thứ hai, quyền hạn của các cơ quan thanh tra trong bộ máy hành chính nhà
nước chưa được xác định tương xứng với nhiệm vụ được giao, việc đảm bảo thực
hiện quyền cũng còn hạn chế.

2

Khởi tố hơn 72.000 vụ án trong năm 2018, tội phạm tham nhũng tăng

8


Theo Luật Thanh tra 2010, các cơ quan thanh tra nhà nước được giao nhiệm
vụ thanh tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc quyền quản lý của thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tuy nhiên, Luật Thanh tra quy định, các cơ quan
thanh tra nhà nước là cơ quan tham mưu hoặc là cơ quan chuyên môn của cơ quan
quản lý nhà nước cùng cấp nghĩa là, cơ quan thanh tra chỉ có vị trí tương đương
với các cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra. Thủ trưởng các cơ quan thanh tra
cũng chỉ tương đương với thủ trưởng các cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra,
thậm chí trong một số trường hợp còn kém vị thế hơn (không phải là cấp ủy viên).
Do vậy, khi triển khai nhiệm vụ, quyền hạn gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, Ngày 10/01/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác,
người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tuy nhiên trên thực tế vẫn

xảy ra tình trạng người đi tố giác bị đe dọa, uy hiếp dẫn đến việc người dân còn e
dè trong việc tố giác tội phạm. Do đó cần tăng cường cơ chế phối hợp giám sát của
các cơ quan quyền lực, cơ quan nhà nước và người dân đối với việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũng theo một cơ chế vận hành thống nhất. Việc
giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành điều lệ đảng bằng
hệ thống ủy ban kiểm tra các cấp; giám sát trong hệ thống các cơ quan nhà nước
chính là sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp với các cơ quan
hành chính nhà nước; giám sát của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới. Mặc
dù tính chất, phạm vi ảnh hưởng khác nhau nhưng cùng mục đích nâng cao năng
lực quản lý, điều hành, bảo đảm việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ bảo vệ
người tố cáo tham nhũng được đúng đắn, phát hiện những hạn chế, bất cập để có
những điều chỉnh kịp thời. Đòi hỏi phải tăng cường phối hợp chặt chẽ bằng quy chế
phối hợp giám sát giữa các cơ quan đảng, chính quyền đối cơ quan nhà nước, bảo
đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động là yếu tố khách quan cần thiết. Có sự
9


ràng buộc trách nhiệm các bên, tránh được sự trùng lặp, chồng chéo "trống đánh
xuôi, kèn thổi ngược" để không hình thức, qua loa, chiếu lệ làm mất thời gian, ảnh
hưởng đến hiệu quả công việc của cơ quan nhà nước.

C. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói tham nhũng là một thứ “giặc trong lịng”,
mặc dù khơng có tiếng súng nhưng cực kỳ nguy hiểm đe dọa đến sự tồn vong của
chế độ, người có dũng khí dám tố cáo chống lại tham nhũng phải được tôn vinh
như anh hùng nơi chiến trận. Do đó việc quy định cụ thể phát hiện tham nhũng và
công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực là vơ cùng quan trọng. Những đòi hỏi khách quan trong thời kỳ đổi
mới phát triển đất nước và những yêu cầu mang tính cấp bách hiện nay là phải sớm
sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chê, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,

chống tham nhũng hiện nay nhằm đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế.

10


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005
2. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
3.

/>
cua-dang/tu-lieu-van-kien/tang-cuong-bao-ve-nguoi-to-giac-tham-nhung-tieu-cuc530492.html
4. />5. />6. />
11



×