Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.1 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯU LÊ UYÊN

TƯ DUY NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯU LÊ UYÊN

TƯ DUY NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH TRƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Lưu Lê Uyên, xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn này là do tôi
thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường.
Nếu có bất kì sự sao chép nào khơng hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tơi xin
chịu hồn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 9 năm 2020
Học viên

Lưu Lê Uyên




iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
5. Bố cục của luận văn .....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN

NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI ..................6
1.1. Tư duy nghệ thuật và tư duy nghệ thuật truyện ngắn ........................................6
1.1.1. Tư duy nghệ thuật ..................................................................................................6
1.1.2. Tư duy nghệ thuật truyện ngắn ..............................................................................9
1.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam sau
năm 1986 .......................................................................................................................14
1.2.1. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 và những đổi mới về thể loại..........................14
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - sự kế thừa và sáng tạo về thể loại ...................25
CHƯƠNG 2. TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT ................................35
2.1. Hình tượng con người “dự phần” trong kiếm tìm bản thể ..............................35
2.1.1. Từ con người tội lỗi .............................................................................................35
2.1.2. …đến con người cô đơn ......................................................................................40
2.1.3. …phận người mặc định trong khát vọng tinh thần tuyệt đỉnh ............................44
2.2. Hình tượng khơng - thời gian “sinh tồn” trong thế giới nhân vị .....................49
2.2.1. Không gian song hành trong kiếp “vong thân” ...................................................49
2.2.2. Thời gian đứt nối giữa hai miền ý thức ...............................................................51
2.2.3. Không - thời gian trơi trong “vịng xoay con tạo”...............................................53


v

CHƯƠNG 3. TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU ................................57
3.1. Ngôn ngữ ...............................................................................................................57
3.1.1. Từ ngôn ngữ sinh hoạt đời thường ......................................................................57
3.1.2. …đến ngôn ngữ thi ca .........................................................................................61
3.1.3. …tạo sinh “các lớp sóng ngơn từ”.......................................................................67
3.2. Giọng điệu .............................................................................................................71
3.2.1. Giọng xúc cảm .....................................................................................................71

3.2.2. Giọng vô âm sắc ..................................................................................................73
3.2.3. Giọng đa chủ thể ..................................................................................................76
KẾT LUẬN ..................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
BẢN TƯỜNG TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XXI, cùng với những chuyển động của đời sống văn học là hiện
tượng Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể khẳng định, Nguyễn Ngọc Tư
là một cây viết trẻ đã sớm khẳng định được vị trí trong đời sống văn học Việt Nam
đương đại. Cánh đồng bất tận in lần đầu trên báo Văn nghệ năm 2005 và được trao
tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006. Ngay từ khi xuất hiện, truyện ngắn
này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía giới phê bình, nghiên cứu cũng như
người đọc, được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh, được chuyển ngữ ra nhiều thứ
tiếng và xuất bản ở nước ngồi. Từng có nhiều tập truyện ngắn trước đó nhưng đến
Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá ngoạn mục với cách viết táo
bạo. Dù có nhiều luồng ý kiến xung quanh nhưng dư luận nhìn chung đánh giá cao
Cánh đồng bất tận nói riêng và Nguyễn Ngọc Tư nói chung.
Các tập truyện ngắn từ Ngọn đèn không tắt đến Cố định một đám mây đã cho
thấy ý thức đổi mới toàn diện trong lối viết của Nguyễn Ngọc Tư. Ở đó là cả một thế
giới nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và giàu sắc màu khu biệt. Những nỗi đau, bất hạnh
của con người, những thực trạng đời sống được Nguyễn Ngọc Tư khai thác đến tối đa,
đẩy đến tận cùng nhưng tác phẩm lại thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Bên cạnh

đó, những thành cơng trong nghệ thuật tự sự như thay đổi bút pháp và giọng điệu,
nghệ thuật kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm cũng được ghi nhận.
Tư duy nghệ thuật là một khái niệm quen thuộc trong hệ thống lí luận văn học.
Tuy nhiên, đường dẫn lí thuyết này vẫn cịn ít được đặt ở vị trí trung tâm của các đề tài
nghiên cứu như một khung tri thức lí luận chính yếu để soi chiếu, khám phá, giải mã
các hiện tượng văn học. Vì thế, nghiên cứu các đối tượng văn học dưới góc nhìn tư
duy nghệ thuật là một hướng khám phá giàu tiềm năng, góp phần hình thành thêm
những kênh tiếp nhận mới mẻ, đa chiều.
Tư duy nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư đã góp một phần khơng nhỏ vào việc
tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc cho người nghệ sĩ, khiến người đọc khơng cịn
“đóng khung” cây bút này vào lối viết cũ, mà nhìn thấy một tài năng đang chín, đang
trưởng thành. Đây cũng là lí do vì sao những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư luôn được
bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình quan tâm.
Chọn đề tài Tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tơi
mong muốn sẽ góp thêm một cách đọc, cách giải mã những giá trị của truyện ngắn


2

Nguyễn Ngọc Tư và khẳng định thêm những đóng góp của nhà văn này đối với nền
văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Được xem là một hiện tượng đáng lưu ý của văn xuôi Việt Nam đương đại,
Nguyễn Ngọc Tư và những sáng tác của chị đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ
độc giả, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đã có rất nhiều bài báo
chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, đề tài khoa học
nghiên cứu về nhiều phương diện trong thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Các công trình nghiên cứu tập trung làm nổi bật một số phương diện lớn về nội dung
và nghệ thuật như: hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật, thế giới nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật, không - thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật,

nghệ thuật sắp đặt, ngơn ngữ nghệ thuật… đem đến cái nhìn tương đối toàn diện về
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể kể đến một số cơng trình, bài
viết như sau:
Trong bài viết Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đăng trên
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 6/2006, tác giả Trần Phỏng Diều, qua việc khảo sát
một số truyện ngắn trong những tập truyện đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư, đã đưa ra
nhận định về phong cách của nhà văn này: “Cùng với hình tượng người nơng dân,
người nghệ sĩ, hình tượng con sơng đã góp phần làm nên nét đặc trưng trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Cũng nói về vùng đất và con người Nam bộ nhưng Nguyễn
Ngọc Tư có cách tiếp cận khác: khơng có gì lớn lao mà rất đỗi đời thường, như dịng
sơng chẳng hạn. Nhưng từ cái nhỏ bé, đời thường tưởng chừng như ai cũng biết mà
khái quát nó lên, chuyển tải lịng mình vào đó mới chính là giá trị của nghệ thuật.
Thành công của Nguyễn Ngọc Tư cũng là ở đó. Giọng văn của chị có duyên, đơi khi dí
dỏm nhưng ngọt ngào và sâu sắc. Câu văn giản dị, mộc mạc, chân tình, đọc truyện chị
tưởng như đang trò chuyện với chị vậy. Phong cách Nguyễn Ngọc Tư là như thế.” [7].
Đây cũng là điểm gặp gỡ trong các cơng trình nghiên cứu về phong cách sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư.
Trong bài viết Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư,
tác giả Thụy Khuê từng viết: “Là hậu duệ của một truyền thống văn nói xướng lên từ
miệt sơng nước, Nguyễn Ngọc Tư đã kể và kể rất hay về những mẩu đời của người dân
miệt vườn, về cuộc sống bám với chiếc ghe, con nước của những con người hiền lành
cam phận, những tình cảm chân thật, nối liền đất nước với con người.” [14]. Điều này
minh chứng rõ ràng rằng đặc trưng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của


3

Nguyễn Ngọc Tư là không gian sông nước lục tỉnh với sự gắn liền những mảnh đời
lam lũ, nghèo khổ nhưng sâu lắng, chân thật, đôn hậu của người dân quê Nam Bộ.
Tác giả Mai Hồng lại tiếp cận tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

qua góc nhìn khơng gian, thời gian như là điểm mới trong sự nghiệp sáng tác của nữ
văn sĩ: “Không gian trong truyện khơng có gì mờ ảo, vì nó là một không gian mà sự
sống phủ lớp áo bàng bạc. Nhưng thời gian của truyện đã được ảo hóa một cách
thơng minh và tự nhiên/ngẫu nhiên. Màu sắc huyền thoại của thời gian cộng với ý
nghĩa phổ quát của truyện, nhân vật làm cho tác phẩm chuyển tải được một hiện thực
vĩnh cửu của con người.” [13].
Qua hai bài viết Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc Tư [34] đề cập đến hai tác
phẩm Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận, và Sông nước Hậu Giang và Nguyễn
Ngọc Tư [35] với điểm đến là các tác phẩm Giao thừa và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,
tác giả Kiệt Tấn - một trong những người nghiên cứu, đánh giá khá công phu về các
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã đi vào cắt nghĩa, lí giải chiều sâu của truyện ngắn
nhà văn này từ bối cảnh lịch sử - xã hội của đất nước ta từ những năm kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ cho đến những ngày đầu đổi mới. Trên nền bối cảnh đó, các
nhân vật hiện lên với một nỗi buồn hiu hắt, tâm lí thất vọng não nề.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong một bài viết mang tên Bài học văn chương từ
“Cánh đồng bất tận” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2006 đã nhận xét:
“Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn quá non nớt, chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật, phải chăng
chính Nguyễn Ngọc Tư quá sớm khi sống trong ánh hào quang do dư luận tạo nên…
và đặc biệt khi Tư cịn q ít kinh nghiệm sống, một nền văn hóa cần thiết”. Về
phương diện ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng nhận xét: “Văn viết Nguyễn Ngọc Tư rất gần
với văn nói”. Từ những dẫn chứng đưa ra là các tác giả đậm chất Nam Bộ như Nguyễn
Quang Sáng hay Bình Nguyên Lộc cũng là nhà văn chung của cả nước, tác giả Bùi
Việt Thắng đã đưa ra kết luận rằng: “Nguyễn Ngọc Tư đang đi từ kênh rạch ra biển
lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao động nghệ thuật nhiều hơn nữa để cho tác
phẩm của mình trở thành tài sản quốc gia.” [38].
Tuy nhiên, lại có những ý kiến trái chiều với quan niệm của Bùi Việt Thắng khi
nhà văn Nguyên Ngọc đã có lời khen ngợi đối với nữ văn sĩ trẻ này trong bài viết
mang tên Cịn có rất nhiều người cầm bút có tư cách: “Cơ ấy như một cái cây tự nhiên
mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho
văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, đặc biệt “Nam Bộ” một cách

như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước.” [24].


4

Tác giả Hoàng Thiên Nga trong bài báo Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua “Cánh đồng
bất tận” đã có sự đánh giá cao đối với tài năng và tư chất của Nguyễn Ngọc Tư:
“Truyện Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn từ đầu đến cuối, tới dấu chấm hết vẫn còn thấy
ngòi bút tác giả bình thản như đơi chân vàng chưa đuối sức sau cuộc chạy
maratong…” [22].
Điểm qua những cơng trình trên, có thể thấy rằng, truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư đã được các tác giả nghiên cứu ở nhiều phương diện. Tuy nhiên, vấn đề tư
duy nghệ thuật vẫn còn là khoảng trống chưa được giới học thuật khai phá một cách
hệ thống.
Vốn là một thuật ngữ quen thuộc, tư duy nghệ thuật khơng ít lần được sử dụng
trong các bài viết, nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Trong bài báo Phong
cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện quan niệm nghệ thuật về con
người, tác giả Nguyễn Trọng Bình đặt tên một đề mục là: “Mơ hình” con người hướng
thiện - kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư [3]. Còn trong bài báo
Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả này nhận định: “nếu nói
ngơn ngữ là tấm gương phản chiếu tư duy của con người thì ngơn ngữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện rõ tư duy nghệ thuật của chị về cách tiếp cận
hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa” [4]. Nguyễn Thị Ngọc Lan, trong luận văn
Thế giới biểu tượng trong văn xi Nguyễn Ngọc Tư, có viết: “những hình ảnh đời
thường đều trở thành biểu tượng cho buồn vui, sum họp chia xa, đau thương hạnh
phúc đời người trong tư duy nghệ thuật của nhà văn” [15].
Có thể thấy rõ ràng rằng, thuật ngữ tư duy nghệ thuật chỉ xuất hiện trong vai trò
diễn đạt hay một khái niệm “gia cố”, “bổ sung” chứ chưa được nhìn nhận như một
khái niệm trung tâm, mang tính độc lập và hệ thống. Nói cách khác, truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư chưa được đặt dưới góc nhìn nghiên cứu của lí thuyết tư duy nghệ

thuật một cách khách quan, rõ ràng. Đó chính là cơ sở để chúng tôi lựa chọn và thực
hiện đề tài Tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Tức, tư duy sáng tạo của nhà văn được thể hiện qua các tập truyện
ngắn ra đời ở các mốc thời gian khác nhau. Từ đó, người nghiên cứu hướng đến nhận
diện những thành tựu trong sáng tác cũng như chỉ ra sự vận động trong tư duy nghệ
thuật của nhà văn này.


5

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư:
- Ngọn đèn không tắt (2000);
- Giao thừa (2003);
- Cánh đồng bất tận (2005);
- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008);
- Khói trời lộng lẫy (2010);
- Đảo (2014);
- Khơng ai qua sông (2016);
- Cố định một đám mây (2018).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: xem xét các tác phẩm ở tính chỉnh thể từ vi mơ
đến vĩ mơ, sau đó phân loại những chi tiết quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
thành từng nhóm tương ứng với các luận điểm để việc nghiên cứu đảm bảo được tính
cụ thể lẫn tính khái quát.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: tiến hành xử lí dữ liệu bằng cách chia nhỏ vấn đề
để phân tích; sau đó tổng hợp khái qt trên tinh thần đánh giá về tư duy nghệ thuật

của nhà văn.
- Phương pháp nghiên cứu theo thi pháp thể loại truyện ngắn: vận dụng những kiến
thức lí luận văn học về thi pháp truyện ngắn để làm sáng tỏ những bình diện của tư
duy nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại này.
- Phương pháp nghiên cứu theo tự sự học: vận dụng những kiến thức lí luận văn học
về tự sự học để làm sáng tỏ những bình diện của tư duy nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư ở
thể loại truyện ngắn.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: dựa trên các bình diện tư duy nghệ thuật trong các
tập truyện và giữa các tác phẩm với nhau.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tư duy nghệ thuật và tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
nhìn từ phương diện thể loại
Chương 2: Tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện
hình tượng nghệ thuật
Chương 3: Tư duy nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện
ngơn ngữ và giọng điệu


6

CHƯƠNG 1
TƯ DUY NGHỆ THUẬT
VÀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI
1.1. Tư duy nghệ thuật và tư duy nghệ thuật truyện ngắn
1.1.1. Tư duy nghệ thuật
Tư duy, tại xuất phát điểm, là một phạm trù của triết học. Trong Từ điển triết học
của M.Rodentan và P.Iudin, tư duy được định nghĩa như sau: “Tư duy là một hoạt

động nhận thức lý tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với
một hệ thống tinh vi của gần 16 tỷ tế bào thần kinh” và “Tư duy - sản phẩm cao nhất
của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực
thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận, v.v… Tư duy xuất hiện
trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và đảm bảo phản ánh thực
tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật thực tại” [60, tr.634].
Trong bài viết Về bản chất của tư duy đăng trên Tạp chí Triết học, số 1 (152),
tháng 01/2004, tác giả Nguyễn Mạnh Cương đã nêu rõ các luận điểm sau về tư duy:
“Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư duy là sản phẩm của một
cơ quan vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người; được hình thành trong q
trình hoạt động thực tiễn của con người. Hiện thực khách quan là đối tượng của tư
duy và quyết định hoạt động tư duy của con người.” [6]
“Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát, gián
tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới. Ở giai đoạn nhận thức bằng tư duy, sự vật được
phản ánh một cách gián tiếp và khái quát trong các khái niệm, phán đoán và suy lý.
Khái quát hoá và trừu tượng hoá là đặc điểm của tư duy, khơng có khái qt thì khơng
có q trình hình thành khái niệm, khơng thể xây dựng được các lý thuyết khoa học và
nói chung, khơng có hoạt động nhận thức sáng tạo. Khái qt hố khơng tách rời trừu
tượng hoá. Hoạt động khái quát hoá của tư duy chỉ có thể xảy ra và thực hiện trên cơ
sở một số thuộc tính quan trọng (xét ở một phương diện nào đó) đã được tư duy trừu
tượng tách ra khỏi những thuộc tính khác. Từ những thuộc tính đã được trừu tượng
hoá này, tư duy đi tới bao quát cái chung, cái bản chất, cái có tính quy luật.” [6]
Tác giả này đặc biệt nhấn mạnh tính sáng tạo của tư duy: “Tư duy, xét về bản
tính, là một q trình sáng tạo. Nói đến tính sáng tạo của tư duy là nói đến sự hình
thành tri thức mới về các mối liên hệ và quan hệ, về tính quy luật khách quan chi phối
sự phát triển của các sự kiện và quá trình lịch sử, về bản chất của các khách thể vi mô,


7


cũng như về diễn biến của hiện thực. Trên con đường nhận thức chân lý, chủ thể tư
duy không chỉ biết đặt ra các vấn đề mới, mà còn giải quyết chúng bằng những
phương pháp thích hợp. Đồng thời, đó cũng là quá trình chủ thể tư duy huy động một
cách sáng tạo vốn tri thức phong phú đã có, bao gồm cả kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm nghề nghiệp; huy động không chỉ tri thức lý luận chung, mà cả sự am hiểu cần
thiết, cụ thể về những lĩnh vực “có vấn đề”. Thiếu vốn tri thức phong phú của cuộc
sống sẽ khơng có tư duy sáng tạo. Ngồi ra, trong sự sáng tạo của tư duy ở trình độ lý
luận khoa học cao cịn có sự tham gia tích cực của tưởng tượng và trực giác. Các tư
tưởng, quan niệm, lý thuyết khoa học... do tư duy sáng tạo ra cũng như bản thân tư
duy có sự biến đổi, phát triển là do thực tiễn lịch sử - xã hội quyết định. Điều này
khơng loại bỏ tính độc lập tương đối của tư duy. Tư duy có lơgíc phát triển nội tại
riêng, chịu sự chi phối của các quy luật (quy tắc, nguyên tắc) riêng.” [6].
Các nhà tâm lý học cũng chú ý đến khái niệm tư duy trong việc nghiên cứu về
hoạt động nhận thức của con người. Tâm lý học nhận thức quan niệm: hoạt động nhận
thức của con người gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tượng; trong đó, tư duy “là q trình tâm
lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có
tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa
biết.” [11].
Lĩnh vực ngơn ngữ học thì quan tâm đến tư duy như là một chức năng của ngôn
ngữ. Tư duy được ghi lại bởi ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với
ngôn ngữ và được thực hiện thơng qua ngơn ngữ. Vì vậy, ngơn ngữ vừa là công
cụ vừa là cái vỏ vật chất của tư duy. Hiểu như vậy cũng có nghĩa tư duy là một hoạt
động nhận thức mà chủ thể là con người, đối tượng là hiện thực khách quan mà con
người chưa biết và công cụ là ngôn ngữ.
Không dừng lại ở việc định nghĩa tư duy, trong Lý luận văn học, tập 1, Phương
Lựu đi sâu vào việc tìm hiểu các bình diện của tư duy: “Có thể chia tư duy của con
người làm ba bình diện khác nhau: tư duy hành động - trực quan, tư duy hình tượng cảm tính và tư duy khái niệm - logic” [18, tr.264]. Cụ thể: “Tư duy hành động - trực
quan là hình thức liên hệ trực tiếp với hiện thực trên cơ sở thực tiễn”, “Tư duy hình
tượng - cảm tính đảm bảo sự tiếp xúc cảm tính, nhưng cách xa đối với khách thể trên

cơ sở nghe, nhìn, tưởng tượng”, “Tư duy khái niệm - logic tuy cũng là sự phản ánh
tách khỏi đối tượng, nhưng nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng” [18,
tr.264, 265]. Tác giả cũng khẳng định: “Trong đời sống, các bình diện tư duy này
khơng tách rời nhau, mà liên hệ, hịa quyện, bổ sung cho nhau. Nhưng có thể tách ra


8

thành các hình thức tư duy mà một bình diện nào đó là chủ yếu. Đó là tư duy khoa
học, tư duy nghệ thuật và tư duy thực tiễn hằng ngày.” [18, tr.265]. Đến đây, khái
niệm tư duy nghệ thuật xuất hiện như một hình thức tư duy mà Phương Lựu quan niệm
“tư duy hình tượng - cảm tính là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [18, tr.266] và “hư cấu
với sự tham gia tích cực của cá tính sáng tạo đã làm cho tư duy nghệ thuật khác hẳn
tư duy hình tượng cảm tính thơng thường” [18, tr.270]. Có thể hiểu, Phương Lựu nhận
diện tư duy nghệ thuật, về cơ bản, là tư duy hình tượng mà hình tượng đó phải được
tạo ra bằng hư cấu mang tính chủ quan của nhà văn.
Trong bài viết Thiền ngộ với tư duy nghệ thuật, tác giả này lý giải thêm: “Tư duy
nghệ thuật là một loại tư duy mang tính chỉnh thể nhằm phản ảnh và biểu hiện thế thái
nhân tình vơ cùng phong phú phức tạp mn màu mn vẻ, cho nên ngồi tư duy hình
tượng là cơ sở, nó cịn thu nạp nhiều yếu tố khác của các loại tư duy thể nghiệm, lôgic đa trị mơ hồ, vô thức và nhất là trực giác nữa.” [19].
Gần với quan điểm của Phương Lựu, trong Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam
hiện đại, Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo
các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức
chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh
quan của người sáng tạo.” [37, tr.36]. Như vậy, Nguyễn Bá Thành cũng nhấn mạnh
đến việc sáng tạo biểu tượng, hình tượng về thế giới khách quan dựa trên tính chủ
quan của nhà văn khi định nghĩa tư duy nghệ thuật.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả quan niệm: “Tư duy nghệ thuật là
một bộ phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết
nhiệm vụ thẩm mĩ.”. “Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt

động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định”. “Phương tiện của nó là các biểu
tượng, tượng trưng có thể trực quan được”. “Cơ sở của nó là tình cảm”. Nó “địi hỏi
một ngơn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp” cho nó. Ngơn ngữ đó là hệ thống
các kí hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện.”. Điểm
xuất phát của nó “là lí tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống
hóa các kết quả nhận thức”. Đặc điểm của nó “là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính
ẩn dụ”. Nó là cơ sở để “tạo ra các tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn các
phương tiện, biện pháp nghệ thuật” [59, tr.381, 382]. Tựu trung, các tác giả cho thấy
tư duy nghệ thuật có nguồn gốc từ tình cảm và lí trí của bản thân người sáng tạo, phát
sinh do nhu cầu hình tượng hóa thế giới khách quan để chiếm lĩnh thế giới ấy và được
thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, các phương thức, phương tiện nghệ thuật.


9

Từ sự kế thừa các cơng trình trước và qua việc tự nghiên cứu, chúng tôi đi đến
cách hiểu: tư duy nghệ thuật là một quá trình tất yếu và quan trọng của hoạt động sáng
tạo nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật, trước hết, là hoạt động nhận thức của chủ thể sáng
tạo nghệ thuật, của người nghệ sĩ, hẹp hơn là của nhà văn. Đối tượng của tư duy nghệ
thuật là thế giới hiện thực; đó có thể là những tồn tại khách quan bên ngồi nhà văn,
cũng có thể là những tồn tại chủ quan bên trong nhà văn. Hạt nhân cơ bản của tư duy
nghệ thuật là tư duy hình tượng, mà ở đây phải là các hình tượng nghệ thuật được sáng
tạo bằng hư cấu mang cá tính sáng tạo của nhà văn. Và cuối cùng, phương tiện và hình
thức tồn tại của tư duy nghệ thuật là ngơn ngữ nghệ thuật, bao gồm các hình tượng,
ngôn từ, giọng điệu.
1.1.2. Tư duy nghệ thuật truyện ngắn
Tư duy nghệ thuật, như đã nói ở trên, là cách nhà văn lý giải thế giới bằng hình
tượng nghệ thuật và nó tồn tại trong tác phẩm văn học bằng các hình thức nghệ thuật.
Vì thế mà tư duy nghệ thuật khơng thể thốt khỏi sự chi phối của thể loại văn học hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học. Nói cách khác, mỗi thể loại văn học
đòi hỏi một kiểu tư duy nghệ thuật phù hợp với những đặc trưng cơ bản của thể loại

đó. Việc tìm hiểu tư duy nghệ thuật trong từng thể loại sẽ giúp ta hiểu được cụ thể sự
tác động của thể loại đến tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về tư duy nghệ thuật ở thể loại thơ
trữ tình. Trong Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bá Thành quan
niệm tư duy thơ “là sự khôi phục và sáng tạo nên các biểu tượng trực quan để biểu
hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do nhận thức cảm tính quyết định” [37,
tr.61], “Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tơi trữ tình,
cái tơi cảm xúc, cái tôi đang tư duy.”, “Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng
đồng và tư duy thời đại.” [37, tr.78]. Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của tư duy thơ là
sáng tạo hình tượng cái tơi trữ tình với tồn bộ những suy nghĩ, cảm xúc của nó. Đặc
biệt, đối với tư duy thơ, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà cịn là cứu cánh, là
mục đích, đối tượng của tư duy. Tìm hiểu giá trị một bài thơ là tìm hiểu giá trị của
hình tượng cái tơi trữ tình và giá trị của ngơn ngữ thơ.
Khác với thơ, kịch không khám phá hiện thực bằng thế giới nội cảm. Bản chất
của kịch là mâu thuẫn. Hình tượng trung tâm của kịch là nhân vật kịch: những con
người được khắc họa trong mối quan hệ mâu thuẫn, với những hành động kịch đưa
mâu thuẫn đến cao trào. Tư duy kịch là cách nhà văn phát hiện mâu thuẫn, nhìn nhận
mâu thuẫn và tái hiện mâu thuẫn bằng việc xây dựng các nhân vật kịch cùng các hành
động kịch sao cho lột tả được đúng bản chất, mức độ của mâu thuẫn; để từ mâu thuẫn


10

đó, nhà văn khái quát được cho người tiếp nhận một hiện tượng đời sống, một vấn đề
nhân sinh hay một bài học giá trị về con người và cuộc đời.
Bên cạnh hai phương thức trữ tình và kịch là phương thức tự sự, mà thể loại tiêu
biểu là tiểu thuyết. Cái tiểu thuyết quan tâm là mối quan hệ giữa số phận cá nhân với
cộng đồng xã hội. Hình tượng trung tâm của tiểu thuyết không phải là cái tơi trữ tình
hay con người được nhìn nhận bằng xung đột mà là “con người nếm trải”; không phải
là con người đang tồn tại trong những xúc cảm, suy tư hay mâu thuẫn kịch tính mà là

con người đang bước đi, đang biến đổi trong khơng gian, thời gian. Vì thế, tư duy tiểu
thuyết tập trung khám phá và xây dựng một hiện thực cuộc đời và một thân phận - tính
cách trong sự biến thiên khơng ngừng của chúng và mối quan hệ phức tạp giữa chúng.
Đọc một tiểu thuyết chính là đọc nhân vật tiểu thuyết trong hồn cảnh tiểu thuyết đó.
Truyện ngắn cũng là thể loại thuộc phương thức tự sự như tiểu thuyết, nhưng
khác với tiểu thuyết có dung lượng khơng giới hạn thì truyện ngắn là hình thức tự sự
cỡ nhỏ. Chính vì sự hạn chế về câu chữ mà truyện ngắn không thể miêu tả một thân
phận - tính cách với tất cả rung chuyển của nó trong mọi hồn cảnh mà nó tồn tại.
Truyện ngắn thường chỉ kể về một đoạn, một thoáng chốc trong dịng đời của nhân
vật; nếu có chăng kể về cả một cuộc đời thì khơng thể tường tận, chi tiết. Truyện ngắn
cũng không đủ khả năng khái quát nên một bức phông nền xã hội rộng lớn mà chỉ
hướng vào một góc, một “xó xỉnh” nào đó của cuộc sống phồn tạp. Nhưng từ một
đoạn, một góc của đời, của người đó, truyện ngắn vẫn chạm đến mọi phương diện của
đời sống, giúp ta nhận ra một điều gì sâu sắc, bản chất về cuộc đời và con người. Vì
thế, đặc trưng quan trọng nhất của truyện ngắn là khả năng dồn nén với dung lượng
bao chứa to lớn trong mỗi chi tiết, sự kiện nhỏ nhất và lối dùng ngôn ngữ mang nhiều
lớp nghĩa, tạo nhiều ẩn ý chưa tường minh.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả khẳng định: “Truyện ngắn hiện đại
là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng,
mang tính chất thể loại.” [59, tr.371]. Đặc trưng thể loại ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư
duy nghệ thuật trong truyện ngắn. Tư duy truyện ngắn khơng chỉ là sáng tạo ra hình
tượng mà phải là hình tượng có tính biểu tượng cao, khơng chỉ là sử dụng ngôn ngữ
mà phải là sử dụng tối đa công năng biểu đạt, gợi mở của ngôn ngữ. Tư duy truyện
ngắn là cách thức nhà văn chọn cho mình một chỗ đứng, một điểm nhìn tồn năng, sao
cho dù chỉ nhìn thấy một mảng đời nhưng phải là mảng đời bản chất nhất, ấn tượng
nhất. Tư duy truyện ngắn còn là cách thức nhà văn lựa chọn những phương thức,
phương tiện nghệ thuật có tính giãn nở vơ hạn: một câu, một chữ, một hình ảnh, chi
tiết cũng đủ chấm phá nên một thế giới đa diện trong mắt người tiếp nhận. Tóm lại, tư



11

duy truyện ngắn đòi hỏi sự tinh tế, nhạy bén của nhà văn trong việc nhìn nhận, sàng
lọc mọi đối tượng để đưa vào trang viết, để mỗi một bộ phận nhỏ đều mang chứa sức
nặng của giá trị tổng thể, để từ một giọt nước mà thấy cả đại dương.
Mỗi thể loại văn học có những đặc trưng riêng biệt về phương thức chiếm lĩnh
hiện thực, về dung lượng, về ngôn ngữ… Vậy nên, điều tất yếu là thể loại nào cũng có
những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhà văn có thể sử dụng sức mạnh, ưu thế của thể
loại như một chiến lược, một mạng lưới tạo dựng giá trị tối ưu cho tác phẩm. Điều này
thôi thúc các nhà văn phá bỏ những khuôn khổ ban đầu của thể loại, đặt thể loại tương
tác trong các khu vực tiếp xúc khác nhau, thậm chí mở rộng một thể loại văn học với
các loại hình nghệ thuật ngoại biên. Trong tiến trình hiện đại hóa văn học nghệ thuật,
khả năng biểu đạt được mở rộng đến vô cùng nhờ việc “chung đụng” thể loại đã tạo
nên một lối tư duy nghệ thuật mới, khiến mỗi tác phẩm trở thành một cuộc chơi về thể
loại. Giờ đây, gần như không một tác phẩm văn học nào tồn tại độc lập trong biên giới
của một thể loại văn học duy nhất. Thơ văn xi, tiểu thuyết kịch tính, truyện ngắn trữ
tình… từ lâu đã khơng cịn là những khái niệm xa lạ trong đời sống thể loại văn học.
Theo đó, nhiều yếu tố mang tính nhạc, tính hội họa, tính kiến trúc, tính điện ảnh…
cũng ngày càng trở thành một phần tất yếu xuất hiện trong mạch dẫn tương tác thể loại
của văn học hiện đại.
Truyện ngắn bị hạn chế bởi dung lượng câu chữ, nên việc sử dụng tương tác thể
loại để gia tăng tối đa khả năng dung chứa của truyện ngắn là một chiến lược được các
nhà văn ưu ái trong sáng tác. Tư duy truyện ngắn đòi hỏi nhà văn khai thác ưu thế về
sức chứa của các thể loại khác để dung nạp vào một tác phẩm truyện ngắn. Trong văn
học Việt Nam hiện đại, những sự kết hợp giữa truyện ngắn với tiểu thuyết, kịch và
điện ảnh đã thực sự tạo nên được những tương tác thể loại thành công, thể hiện một tư
duy truyện ngắn mới mẻ, sắc sảo và để lại những tác phẩm, tên tuổi lớn.
Tiểu thuyết là thể loại phù hợp hơn cả để khuếch đại dung lượng của truyện
ngắn. Truyện ngắn tìm thấy ở tiểu thuyết những hình thức nghệ thuật có sức chứa vĩ
mơ. Nhắc đến truyện ngắn mang tính tiểu thuyết là nhắc đến Nam Cao và tác phẩm để

đời của nhà văn này: Chí Phèo. Nam Cao đã đưa vào truyện ngắn Chí Phèo nhân vật
của tiểu thuyết và giọng điệu của tiểu thuyết. Chí Phèo, nhân vật trung tâm của truyện
ngắn này, là một kiểu “con người nếm trải” điển hình. Đằng sau 6 ngày được tường
thuật chi tiết là cả một đời người với những biến cố quan trọng nhất, những thay đổi
quyết định nhất, mọi tiền căn hậu quả của chúng, mọi dằn vặt, đau khổ của kiếp đời.
Chính nhờ thế mà một nhân vật truyện ngắn biến thành một nhân vật tiểu thuyết, một
mảnh của con người lột tả bản chất của con người. Chí Phèo cịn mượn cả giọng đa


12

thanh, phức điệu của tiểu thuyết; để mỗi một câu, một lời đều có thể là của người kể
chuyện, của nhân vật này hay của nhân vật khác; mỗi một câu, một lời đều có thể chỉ
là lời tường thuật khách quan, cũng có thể là lời giễu nhại, lời khiêu khích, lời nhắc
nhở, cảnh tỉnh của người kể chuyện đối với nhân vật, của nhân vật này đối với nhân
vật khác hay với chính bản thân nó. Gần 8 thập kỉ đã qua, nhưng hiếm có một truyện
ngắn nào trong văn học Việt Nam có thể phát huy tối đa sức mạnh của tương tác thể
loại truyện ngắn - tiểu thuyết như thế, cũng chứng minh cho một lối tư duy truyện
ngắn xuất sắc như Nam Cao.
Không chỉ mượn sức chứa khổng lồ của tiểu thuyết, truyện ngắn tìm đến kịch để
mượn ở các xung đột kịch sức hấp dẫn, sự sinh động và tính chân thực, bởi bản chất
của cuộc sống là không ngừng nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn. Xây dựng một
truyện ngắn giàu tính kịch đòi hỏi tư duy truyện ngắn của nhà văn phải tìm kiếm, dàn
dựng được những cốt truyện nhiều xung đột, những tình huống nhiều mâu thuẫn và
bản thân nhân vật cũng phải thể hiện được sự đối lập, giằng co giữa suy nghĩ và hành
động, bên trong và bên ngồi của chính nó, giữa nó với các nhân vật khác, giữa nó với
hồn cảnh. Truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan ln tạo được những tình huống ối
oăm, éo le, dở khóc dở cười như trong Oẳn tà roằn, Răng con chó của nhà tư bản, Báo
hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Ngựa người và người ngựa… để tái hiện
những mâu thuẫn gay gắt giữa con người với xã hội, giữa các giai cấp, tầng lớp người

đối lập và quan trọng hơn hết, từ những mâu thuẫn kịch tính đó, một truyện ngắn chỉ
mươi trang sách đã khắc họa được những hiện tượng mang tính bản chất của xã hội,
của con người một cách sống động, hấp dẫn, chân thực. Tư duy truyện ngắn của các
nhà văn hiện đại ngày càng phát hiện ra ưu thế của tương tác thể loại truyện ngắn kịch và tận dụng tối đa khả năng của sự kết hợp này, biến truyện ngắn thành những
trang đời thực sự.
Không dừng lại ở sự giao thoa với các thể loại văn học khác, truyện ngắn tạo nên
một tổ hợp hiệu quả với điện ảnh. Với ưu thế đồng hiện của điện ảnh, truyện ngắn có
khả năng dồn nén vào trong nó nhiều khơng gian, thời gian, nhiều con người, cảnh đời.
Dù mỗi phân cảnh chỉ tồn tại chớp nhoáng như vài giây trên màn ảnh cũng đủ để nhà
văn kí mã cho nó một sự thật rộng lớn hơn rất nhiều. Cứ như vậy, truyện ngắn tận
dụng khả năng của điện ảnh để lũy thừa sức chứa của nó lên nhiều lần. Nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp chia truyện ngắn Khơng có vua thành 7 phần, gồm: Gia cảnh, Buổi
sáng, Ngày giỗ, Buổi chiều, Ngày tết, Buổi tối, Ngày thường. Mỗi phần tái hiện đúng
thời gian của nó, nhưng lại cắt cảnh liên tục ở những khơng gian khác nhau như một
ống kính quay một vòng đủ mọi thành viên trong nhà lão Kiền. Cả truyện ngắn như


13

một thước phim cắt ghép từ vô số cảnh quay, tưởng như vụn vặt, rời rạc nhưng lại
chọn đúng những cảnh đắt, góc đẹp để người ta thấy được hết cuộc sống kì lạ đến khó
lịng chấp nhận của những con người trong gia đình đó - một mơ hình xã hội hiện đại
thu nhỏ: khơng có vua, khơng có luật lệ, khơng có cả đạo đức tối thiểu của con người.
Tư duy nghệ thuật truyện ngắn đang và sẽ tìm đến tương tác thể loại truyện ngắn - điện
ảnh như một giải pháp hiệu quả để phá vỡ mọi rào cản, giới hạn của thể loại này.
Như vậy, từ góc nhìn tương tác thể loại, tư duy truyện ngắn trong văn học Việt
Nam hiện đại đang dịch chuyển từ sự tồn tại độc lập, cô lẻ trong một thể loại đến sự
kết hợp, giao thoa để tận dụng tối đa mọi ưu thế của các thể loại. Sự thay đổi này mang
tính tất yếu trong sự vận động của thể loại và trong q trình hiện đại hóa; đồng thời
thể hiện sự đổi mới, tiến bộ trong tư duy nghệ thuật.

Tư duy hình tượng là hạt nhân trung tâm của tư duy nghệ thuật. Tư duy truyện
ngắn, vì thế, cũng gánh lấy nhiệm vụ quan trọng nhất là sáng tạo hình tượng. Nhắc đến
hình tượng trong một tác phẩm tự sự là nhắc đến hình tượng nhân vật. Hẳn nhiên, hình
tượng nhân vật là điều kiện cần, nhưng nhân vật đó phải được nhìn nhận, khắc họa
trong một hồn cảnh nhất định trên hai trục không gian và thời gian thì thế giới hình
tượng của tác phẩm mới đủ đầy, hồn chỉnh. Vậy nên, sáng tạo hình tượng trong một
tác phẩm tự sự nói chung, trong một tác phẩm truyện ngắn nói riêng là sáng tạo hình
tượng con người và hình tượng khơng - thời gian.
Nếu xét truyện ngắn như một thể loại tồn tại độc lập thì tư duy hình tượng sẽ bị
khn hẹp trong những giới hạn của thể loại. Nhà văn chỉ có thể tiếp cận con người ở
một khoảnh khắc cô đặc nhất trong cuộc đời họ, trong một không gian, thời gian nhất
định. Điều đó địi hỏi nhà văn phải đẩy tất cả các mặt của hồn cảnh và tính cách lên
đến lý tưởng, điển hình, tột đỉnh mới có thể bộc lộ được tính khái qt nghệ thuật của
nó, từ đó phát ngơn nên quan điểm nghệ thuật của bản thân. Hạn chế này vơ tình đẩy
tác phẩm vào sự ngoại lệ, khác biệt, thiếu tính chân thật, dung dị của bản chất cuộc
sống, đôi khi biến tác phẩm trở nên xa lạ, khó tiếp cận.
Mặt khác, việc nhà văn sử dụng tương tác thể loại giúp truyện ngắn giãn nở về
thể loại, dễ dàng khắc phục những mặt hạn chế vốn có của nó. Với sự “chen chân” của
tiểu thuyết, kịch hay điện ảnh, truyện ngắn khơng gói nhân vật trong một lát cắt của
đời sống hay một không gian, thời gian duy nhất. Tư duy hình tượng của nhà văn phát
huy tận độ mọi khả năng để có thể tái hiện một phần, nhiều phần hay toàn bộ cuộc đời
con người trong những chiều không gian, thời gian không hạn định. Giờ đây, tư duy
hình tượng khơng dừng lại ở việc lựa chọn và dồn nén vào một số ít hình tượng mà mở
rộng ở việc sắp đặt, đan cài, tổ chức các hình tượng thành một hệ thống đa trị.


14

Như vậy, sự chuyển dịch tư duy truyện ngắn dưới ảnh hưởng của tương tác thể
loại đã kéo theo đó sự thay đổi về tư duy hình tượng. Tiếp cận tư duy hình tượng của

các nhà văn trong truyện ngắn hiện đại là tiếp cận một lối tư duy mở, xoay chiều, tìm
cách lắp ghép các hình tượng thành một hệ thống đa trị hơn là cố công dồn ép tồn bộ
giá trị tác phẩm vào một vài hình tượng trung tâm. Đó chính là cái nhìn khác về tư duy
hình tượng. Sự thay đổi này tạo nên giao diện tinh thần hoàn toàn mới của truyện ngắn
hiện đại.
1.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam sau
năm 1986
1.2.1. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 và những đổi mới về thể loại
Trước 1975, do yêu cầu của lịch sử, người ta vẫn thường nói tới phong trào đi
thực tế sáng tác và kết quả của những chuyến đi đó là các sáng tác được viết theo đề
tài đã được khuôn định như đề tài hợp tác hóa nơng nghiệp, đề tài cơng nhân, đề tài
chiến tranh và người lính… Sau 1975, chiến tranh kết thúc. Sự trở về cuộc sống hịa
bình và việc xóa bỏ cơ chế bao cấp đã làm nên những thay đổi căn bản, khiến đời sống
xã hội rẽ sang một bước ngoặt mới. Năm 1986, Đại hội VI của Đảng với chủ trương
“cởi trói” cho văn học nghệ thuật đã mở những cánh cửa cho nghệ sĩ. Bài viết Hãy đọc
lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa của Nguyễn Minh Châu có thể coi là
sự nhận thức lại, là nhu cầu tự vấn và là khát vọng được thành thật của người cầm bút,
điều mà họ trăn trở lâu nay. Quan điểm về cái gọi là “văn học minh họa” của Nguyễn
Minh Châu hay “văn học phải đạo” của Hồng Ngọc Hiến đã trở thành một “cú hích”
cho sáng tạo nghệ thuật. Cùng với những “tuyên ngôn” là sự thay đổi về lối viết. Sau
Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu đã có sự “lột xác”
với Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Phiên chợ Giát: từ âm
hưởng hào hùng, chất giọng lãng mạn, sử thi về cuộc chiến tranh thần thánh của dân
tộc đến giọng điệu thâm trầm, day dứt về thân phận của con người sau chiến tranh,
những ám ảnh khôn nguôi về quá khứ. Một thời lãng mạn lùi về phía sau nhường chỗ
cho sự chiêm nghiệm và nhận thức lại. Khơng ít những truyện ngắn sau chiến tranh đi
vào nhiều góc cạnh của đời sống, những góc khuất của số phận con người thời hậu
chiến (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu, Xưa kia chị đẹp nhất làng - Tạ Duy Anh, Người
sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo…) được thể hiện với giọng điệu chiêm nghiệm,
nhiều suy cảm. Đó là chưa kể đến nhiều mặt trái khác của đời sống trong xã hội hiện

đại đã được các nhà văn đề cập đến trong truyện ngắn của mình. Trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và nhiều tác giả
khác, người đọc bắt gặp nhiều trạng thái đa dạng của đời sống của con người hôm nay:


15

sự tha hóa nhân cách vì đồng tiền, những cách thức mưu sinh và tồn tại, những thay
đổi trong quan niệm và lối sống của mỗi cá nhân, sự lai căng về văn hóa… Mn mặt
đời sống được tái hiện trên trang viết.
Truyện ngắn từ 1986 trở lại đây là một cuộc chạy tiếp sức không ngừng nghỉ
giữa các thế hệ cầm bút. Đầu tiên là thế hệ người viết từng kinh qua chiến tranh như
Nguyễn Kiên, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Minh
Khuê… Tiếp đó là những cây bút xuất hiện sau 1986 như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy
Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Trần Thùy Mai… Đầu thế kỉ XXI
lại là địa hạt của những người viết trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh như Nguyễn
Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Phong Điệp… Cùng sống và viết sau chiến tranh với ý
thức đổi mới và trăn trở về lối viết nhưng ở mỗi thế hệ cầm bút lại có những nét riêng
biệt trong cách tiếp cận và chuyển tải những vấn đề của đời sống. Đó có thể là chiến
tranh trong cái nhìn đa chiều với những nghiền ngẫm day dứt về hiện thực trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê… Cũng có thể là những trăn trở
về thân phận, về cuộc sống hôm nay, những góc khuất của đời sống và tâm hồn con
người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y
Ban, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh… Có thể coi truyện ngắn
sau 1986 là một bản hòa âm nhiều bè, đa dạng các sắc thái và phong cách.
Những năm sau chiến tranh, trở về với quỹ đạo của cuộc sống đời thường, được
tác động bởi tinh thần dân chủ trong đời sống, nhà văn có điều kiện được phát huy
sáng tạo. Bước chuyển của văn học được thể hiện qua tự sự, trữ tình, kịch trong đó
truyện ngắn là thể loại ghi dấu rõ rệt. Là thể loại nhạy bén và xung kích trong việc áp
sát thực tế đời sống, truyện ngắn đã đi vào phản ánh cái hàng ngày, cái thường nhật.

Sự nở rộ của những cây bút mới và sự thay đổi lối viết của các cây bút từng kinh qua
chiến tranh cho thấy một thực tế tất yếu của đời sống văn học sau 1986: ý thức cách
tân đã trở thành nhu cầu nội tại của người cầm bút không chỉ là những người thuộc
về lớp trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh mà còn là của những nhà văn đã đi qua
chiến tranh.
Ý thức về sự thay đổi lối viết là một thực tế hiện hữu trong tư duy sáng tạo của
người viết truyện ngắn sau 1986. Cùng với sự thay đổi đời sống xã hội, sự đổi mới ý
thức sáng tạo, một yêu cầu đặt ra từ phía người viết là họ cần có một cái gì đó mới mẻ
hơn trên những trang viết, khơng chỉ là những câu chuyện được kể tuần tự mà cịn phải
là hình thức mới. Ý thức về sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc khai thác những đề
tài trước đây còn bỏ ngỏ, phản ánh sâu sắc và đa dạng nhiều bình diện của cuộc sống
con người hơm nay mà cịn ở sự cách tân nghệ thuật - những trăn trở về lối viết: không


16

chỉ là viết cái gì (nội dung) mà là viết như thế nào (hình thức). Phiên chợ Giát, Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu là những truyện ngắn cho
thấy sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật và lối viết của nhà văn. Thông qua số phận và
những trạng huống đời sống của nhân vật Lão Khúng (Phiên chợ Giát), Quỳ (Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), nhà văn đã dùng nhiều bút pháp nghệ thuật, kết hợp
các mảng thời gian, không gian, ý thức và tiềm thức trong việc khắc họa thật ấn tượng
con người bên trong mang ý nghĩa triết lý và nhân sinh sâu sắc. Đổi mới, cách tân đã
trở thành khát vọng, là ý thức thường trực. Nhiều cây bút truyện ngắn đã mạo hiểm
trong cuộc kiếm tìm lối viết, chối bỏ những cách thức cũ mòn nhằm tạo ra những tác
phẩm mang dấu ấn riêng của cá nhân mình.
Trong đời sống văn học sau 1986, quan niệm truyền thống về thể loại truyện
ngắn đã thay đổi với xu hướng truyện ngắn xóa bỏ những ranh giới thể loại đã được
mặc định trước đó. Với nhiều trường hợp truyện ngắn, sự pha trộn, tương tác thể loại
được xem như sự vi phạm quy tắc có chủ ý của người viết. Tuy nhiên: “Suy cho cùng

việc đi ngược quy tắc chỉ thành cơng trong điều kiện nó xuất phát từ chính yêu cầu
của nội dung câu chuyện, khớp với nội dung ấy, là một bộ phận hợp thành chặt chẽ
của nội dung ấy.” [27].
Quan sát thực tiễn đời sống văn học và sự vận động của thể loại truyện ngắn sau
1986, có thể thấy khả năng biến hóa của truyện ngắn được các nhà văn vận dụng đến
tối đa: không chỉ biến hóa về dung lượng (truyện có thể dài vài ba trang hay hai ba
mươi trang, thậm chí cả trăm trang); đổi mới về nội dung (tiếp cận nhiều vấn đề của
đời sống, mở rộng đề tài sáng tác) mà còn ở sự đa dạng trong kỹ thuật viết, trong sự
pha trộn, chồng xếp các phong cách thể loại. Có thể coi đây là tương tác thể loại - hiện
tượng nhiều hệ thống thể loại tương tác, ảnh hưởng xâm nhập vào nhau tạo thành
những thể loại mới mang đặc điểm kép của hai hay nhiều nòng cốt thể loại.
Theo Bakhtin, lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành, phát triển, tương
tác giữa các thể loại. Tương tác thể loại tạo nên tính lưỡng hợp, mang đặc điểm của
các phương thức phản ánh đời sống khác nhau, những hình thức kỹ thuật, chất liệu
phản ánh đời sống khác nhau. Từ góc độ thể loại, có thể thấy văn học sau 1986 chứng
kiến một quá trình xâm nhập, di trú của nhiều loại hình, nhiều thể loại trong cùng một
tác phẩm. Chúng ta vẫn thường nghe nói đến thơ văn xi, truyện trữ tình, tiểu thuyết
tự truyện…
Sự pha trộn thể loại trong truyện ngắn, tiểu thuyết ít nhiều đã có trong văn học
trước đây. Tuy nhiên, phải đến sau 1986, với sự thay đổi quan niệm văn học và quan
niệm thể loại, dấu hiệu của tương tác thể loại mới được thể hiện rõ rệt và với tần suất


17

cao. Khơng ít truyện ngắn đã chạm đến ranh giới với các thể loại văn xuôi khác như
tiểu thuyết, bút ký, tản văn, tùy bút…, thậm chí là cả thơ và kịch. Thực tế này làm đứt
gãy những giới hạn thể loại truyền thống. Trong quan niệm của người viết, truyện
ngắn khơng cịn là thể loại văn tự sự đơn giản, mà có khả năng biến hóa với việc vận
dụng thủ pháp xóa mờ lằn ranh thể loại. Với ý thức đó, họ phá bỏ rào cản về mặt thể

loại, phá vỡ dạng thức tồn tại khá ổn định của truyện ngắn bằng cách thay đổi diện
mạo của văn bản với sự đan xen kết hợp nhiều kiểu văn bản trong một văn bản. Đó là
hiện tượng dễ dàng nhìn thấy trong nhiều truyện ngắn sau 1986.
Truyện ngắn trong quá trình hình thành và phát triển ln biến đổi theo xu hướng
thay đổi đường biên của thể loại. Một trong những sự biến đổi đó là xu hướng viết
ngắn lại, nghĩa là người viết đặc biệt chú trọng đến tính chất ngắn của thể loại. Viết
truyện rất ngắn (truyện ngắn mini) là một trong những cách thức mà người viết truyện
ngắn sau 1986 lựa chọn, cũng là một cách tương tác với người đọc trong bối cảnh mới.
Truyện rất ngắn yêu cầu ở người đọc khả năng đồng sáng tạo, bởi một trong những đặc
tính của truyện rất ngắn là tính đa nghĩa. Khuynh hướng viết ngắn lại, thao tác viết thật
ngắn hiện hữu trong đời sống văn học một mặt thuộc về phong cách nhà văn, mặt khác
đã cho thấy những thay đổi từ phía chủ thể sáng tạo: viết ngắn là cách thức làm mới và
điều này quả nhiên là đối trọng với xu hướng viết tiểu thuyết, truyện ngắn dài ở truyền
thống. Khi viết truyện rất ngắn, vấn đề đặt ra là với số lượng câu chữ được giới hạn,
người viết cần phải đầu tư nghệ thuật viết sao cho tác phẩm có sức nén, có sức lan tỏa.
Viết một truyện ngắn hay đã khó, viết được một truyện rất ngắn hay lại càng khó hơn
nhiều. Người viết phải chú ý đến các tiêu chí về tính cơ đọng, súc tích, tính biểu tượng,
giàu sức gợi. Ở đây khơng hồn tồn là việc người viết chỉ làm thao tác thủ công rút
ngắn lại trang viết mà là nghệ thuật xây dựng tác phẩm, sự bố trí, sắp xếp chi tiết tình
huống, nghệ thuật kết cấu, khắc họa nhân vật… sao cho giá trị nghệ thuật được đạt đến
tối đa, sao cho trong một khn khổ có hạn người viết có thể chuyển tải được nhiều ý
tưởng và mang lại nhiều xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc. Cũng bởi tính dồn nén, cơ
đọng và giàu sức gợi nên truyện rất ngắn cũng chứa đựng cả yếu tố thơ và kịch.
Người viết truyện ngắn sau 1986 khá tự do trong việc làm thay đổi khuôn diện
của truyện ngắn truyền thống, bằng cách để cho những yếu tố thuộc về phẩm tính của
thơ ca hay chất thơ xâm nhập vào tác phẩm tự sự, không chỉ ở giai điệu, hình ảnh, xúc
cảm - những đặc điểm của tác phẩm thơ mà cịn ở bình diện hiển ngơn trên bề mặt văn
bản. Tương tác thể loại truyện ngắn - thơ có thể được biểu hiện ở nhịp điệu, nhạc điệu,
ở hình ảnh trữ tình, ở sự cơ đọng, hàm súc và một dấu hiệu “ngoại hiện” rõ rệt nhất là
sự hiện diện của ngôn ngữ thơ trong truyện ngắn.



18

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có ý thức rõ ràng về sự xâm nhập của thơ vào
truyện ngắn, về sự mở rộng ranh giới của truyện ngắn bằng thơ. Trong nhiều truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ngôn ngữ thơ ca chiếm một tỷ lệ lớn. Đó có thể là những
câu thơ do chính tác giả sáng tác, cũng có thể là tác giả mượn của người khác như
Nguyễn Bính, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Bảo Sinh; cũng
có khi là lời hát cổ, những câu hát đồng dao, câu ca dân gian được nhà văn sử dụng
nguyên văn hoặc có chỉnh sửa.
Mở đầu truyện ngắn Những người thợ xẻ là những câu hát đồng dao quen thuộc
của trẻ nhỏ:
Kéo cưa lừa xẻ
Ơng thợ nào khỏe
Thì về cơm vua
Ơng thợ nào thua
Thì về bú tí… [45]
Chất thơ, tư duy thơ còn biểu hiện qua việc sử dụng hình thức điệp, hình thức tái
lặp, ở giai điệu, ngơn ngữ giàu nhạc điệu với hình thức cấu trúc đoạn thơ lặp đi lặp lại
trong Chảy đi sông ơi:
Chảy đi sơng ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sơng đãi hết
Anh hùng cịn chi?… [42]
Trong Con gái thủy thần, mở đầu Truyện thứ nhất, tác giả dẫn một lời hát cổ:
Cái tình chi
Mượn màu son phấn ra đi… [43]
Mở đầu Truyện thứ ba lại là một câu thơ của Nguyễn Bính:
Giang hồ sót lại mình tơi

Q người đắng khói, q người cay men… [43]
Kết thúc Con gái thủy thần là những câu:
Tôi cứ đi, đi mãi… Trước mặt tơi là dịng sơng thao thiết. Sông chảy ra biển.
Biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển… Tôi chưa biết biển… Mà tôi sống nửa
cuộc đời rồi đấy. Chỉ vài năm nữa đến năm 2000.
Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi cái gì? Để tơi
mượn màu son phấn ra đi…
Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi cái gì? Để tôi
mượn màu son phấn ra đi… [43]


×