Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dàn bài phân tích Khăn thương nhớ ai lớp 10 học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.39 KB, 3 trang )

Văn học dân gian luôn là nguồn kho báu vô tận của nền văn học Việt Nam. Nó đóng góp cho nền
thơ ca của dân tộc những làn điệu, nguyên liệu thơ vô cùng phong phú và sinh động, đặc biệt
trong số đó phải kể đến chính là ca dao. Trong các bài ca dao đã được học,bài ca dao số bốn
trong bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa “Khăn thương nhớ ai” đã để lại trong em nhiều
cảm xúc và dấu ấn khó phai. Bài ca dao thay cho nỗi niềm thương nhớ và tiếng lòng lo lắng của
người con gái dành cho người mình thương.
“ Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi khơng n một bề……”
Khơng khó để có thể thấy được nỗi niềm tâm sự của người con gái ngay những câu thơ đầu:
“ Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt”
Trong tám câu đầu của bài ca dao, cơ gái đã mượn hình ảnh của khăn, đèn để giãi bày nỗi
lịng của mình. Khăn là hình ảnh trao dun, là tín vật định tình mà chàng trai tặng cho cơ gái
và nó cũng là hình ảnh của “người bạn” tâm giao chốn khuê phòng của thiếu nữ thời ấy.
Trong sáu câu đầu tiên, khăn tồn tại dưới nhiều trạng thái như “rơi xuống đất”, “vắt lên vai”


và “chùi nước mắt”. Qua đó, người đọc có thể thấy được nỗi nhớ mong , thổn thức của người
con gái day dứt đến nhường nào, thậm chí nó cịn trải dài theo chiều khơng gian và đỉnh điểm
là những giọt nước mắt vì tình được chùi vội bởi cơ gái. Bên cạnh đó, tác giả dân gian cịn sử
dụng câu hỏi tu từ “ khăn thương nhớ ai” và điệp đi điệp lại nhiều lần không phải để tìm ra


người mà cô gái thương nhớ là ai mà để là sự bộc lộ, gaixi bày tâm tình cơ gái, đồng thời thấy
được sự tăng tiến trong tình cảm càng cố dồn nén thì càng day dứt, dẫn tới giọt nước tràn ly
là những giọt nước mắt nhớ mong. Không ngừng lại ở đó, niềm thao thức của người con gái
còn trải dài theo cả chiều thời gian.
“Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt”
Lại một lần nữa câu hỏi tu từ “ đèn thương nhớ ai” lại được tác giả sử dụng để bộc lộ nỗi nhớ
thương người yêu của người con gái. Hình ảnh ngọn đèn dầu khơng tắt biểu trưng cho tình
cảm của lứa đơi ln rạo rực, nồng cháy khơng bao giờ phai nhịa. Và cũng thơng qua hình
ảnh chiếc đèn ln sáng, đâu đó em cũng có thể mường tưởng ra hình ảnh người con gái thao
thức khơng n, cả đêm khơng ngủ với bóng lưng gầy gò hắt lên bức tường tranh. Với khăn
và đèn tác giả đã thổi hồn vào các vật vô tri vơ giác này bằng biện pháp nhân hóa, từ đó
“mượn cảnh ngụ tình” cho tâm tư của người con gái ấy.
Khác với hành động giãi bày lén lút, gián tiếp ở phía trên thì nỗi niềm tương tư của cơ gái đã
không thể che giấu mà bộc lộ một cách trực tiếp qua hai câu thơ tiếp theo:
“ Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ khơng n”
Người ta thường nói mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi phản ánh nơi chân thực nhất của con người
khơng phải khơng có đạo lí. Tác giả dân gian đã dựa và điều đó mà sử dụng hình ảnh “mắt”
với biện pháp nghệ thuật hốn dụ để phản chiếu, làm rõ tình cảm và tâm sự của cô gái. “Mắt
ngủ không yên” thể hiện tâm thái thao thức chờ mong, không thể yên giấc khi chuyện lứa đơi
chưa định.
Thơng qua những hình ảnh trên, tác giả đã bộc bạch rõ ràng tâm sự và nỗi lo của cô gái qua
hai câu lục bát cuối bài.

“Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi khơng n một bề……”
Không giống với nhịp thơ dồn dập của các câu thơ bốn chữ phía trên, hai câu thơ lục bát lại
mang đến cho người đọc nhịp thơ nhẹ nhàng, chậm rãi vơ cùng thích hợp để giãi bày tâm
tình. Đồng thời điều đó cũng chứng minh được sự tinh tế hiếm có của tác giả dân gian khơng
chỉ ở nội dung mà cịn cả hình thức của bài ca dao. Khơng cịn mượn cảnh tả tình hay bộc
bạch qua ánh mắt, cơ gái đã tự mình thừa nhận bày tỏ lịng mình. Giống với phía trên thì đêm
qua cơ gái vẫn không yên giấc bởi tâm trạng lo lắng bồn chồn đến mất ngủ . “Lo vì một nỗi”
rồi lại “ không yên một bề” cho ta thấy rằng nỗi niềm mà người con gái không yên không chỉ
là một mà là tận hai! Đặt mình vào thân phận của chủ thể trữ tình, chúng ta có thể thấy rõ
được hai nỗi lo của họ. Đầu tiên, là một người con gái đang xa người yêu thì niềm lo của họ
tất nhiên là nhớ mong gười yêu đến thổn thức. Nhưng sâu trong nỗi nhớ lại có niềm lo của họ
rằng người bạn đời phải chăng vẫn một lòng hay đã sớm thay lòng đổi dạ ở bên ai kia. Cịn
lại một niềm lo thì đặt mình trong thân phận người con gái ở xã hội phong kiến, đến chính
bản thân họ cịn khơng thể làm chủ được hạnh phúc của mình thì làm sao họ có thể biết được
rằng mình có thể hay khơng trọn vẹn lời hứa với chàng trai mình thầm thương? Hay lại phải
vâng lời mẹ cha đứt đôi 2 nửa để gả cho một người mà mình chẳng hề u thương?Chính bởi


lẽ đó mà người con gái khơng đêm nào có thể yên giấc nồng khi còn chưa yên bề với người
mình yêu.
Bằng những hình ảnh gợi hình, gợi tả, lối nhân hóa thổi hồn vào sự vật, cách diễn tả lặp đi lặp
lại cùng với phương thức biểu đạt linh hoạt, bài ca dao không chỉ lột tả được nỗi niềm của
mỗi người con gái khi yêu theo cả chiều khơng gian và thời gian mà cịn nói lên tiếng lòng,
những lời than thân ẩn ý của số phận bất hạnh của những người con gái trong xã hội phong
kiến đầy bất công và đau khổ.




×