MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................... 1
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển nhanh chóng. Trong sự phát triển
chung đó, lĩnh vực Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự
đổi mới khoa học tự nhiên, tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo
thế hệ trẻ.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng vì thế mà có những địi
hỏi về chiều sâu và chất lượng hơn. Thực tế cho thấy các đề thi học sinh giỏi môn sinh
học 9 nhiều năm liền không chỉ có những câu hỏi câu hỏi lý thuyết mà cịn có nhiều bài
tập di truyền cơ bản hoặc nâng cao. Chính các dạng bài tập này đã khiến cho giáo viên
được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự lo lắng, trăn trở và không biết
phải bồi dưỡng bài tập di truyền như thế nào, thậm chí một số giáo viên bỏ qua việc bồi
dưỡng bài tập di truyền cho học sinh và dẫn đến kết quả rất thấp.
Nội dung chủ yếu của bài viết này là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra
trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 tại trường THCS Duy
Tân, Thành phố Huế, trong đó phương pháp để giải được bài tập “Lai hai cặp tính trạng”
là một dạng tốn di truyền khá khó khăn đối với HS. Với một số kinh nghiệm đã thực
hiện, tôi mong muốn sẽ giúp đỡ các em có nhiều kĩ năng giải một số dạng bài tập di
truyền trong chương trình SGK và trong sách nâng cao nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng
HSG môn sinh học lớp 9.
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các dạng toán di truyền “Lai hai cặp tính trạng” thuộc mơn
sinh học lớp 9 với đối tượng nhận thức là học sinh có năng khiếu môn sinh của Trường
THCS Duy Tân, Thành phố Huế.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm góp phần đổi mới phương pháp giải các bài tập di truyền ở
bậc trung học cơ sở phục vụ công tác bồi dưỡng HSG lớp 9.
Thơng qua việc nghiên cứu tìm hiểu về các dạng toán di truyền “Lai hai cặp tính trạng”,
giúp bản thân đúc rút kinh nghiệm giải các bài tốn này một cách có hiệu quả trong q trình
bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm, phân tích, so sánh,...
- Cơ sở nghiên cứu:
+ Dựa vào thực tế giảng dạy và quá trình học tập của học sinh.
+ Sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, chun mơn
+ Hầu hết các giáo viên bộ mơn sinh học đều có thể sử dụng được.
Phần 2: NỘI DUNG
2.1. Khảo sát kết quả đạt được công tác bồi dưỡng những từ năm 2017 - 2021
Năm học
Đạt học sinh giỏi cấp thành phố mơn sinh học 9
2017-2018
Có 01 học sinh cơng nhận HSG
2018-2019
Có 02 học sinh cơng nhận HSG
2019-2020
Có 02 học sinh cơng nhận HSG, trong đó có một HS
được 6,25 điểm
2020-2021
Có 01 học sinh đạt giải Ba HSG với điểm số 7,25
2.2. Thực trạng và các vướng mắc trong công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường
2.2.1. Đặc điểm tình hình của trường lớp, của đối tượng nghiên cứu
a. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những
kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.
- Bản thân có trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt và trên chuẩn
- Nhiều năm liền bồi dưỡng tơi đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố
môn sinh học lớp 9 nên đã đúc kết kinh nghiệm thành tài liệu quý giá.
2
- Bản thân ln tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tịi, khám phá, tận dụng cơng
nghệ thơng tin để tích lũy kiến thức nâng cao trình độ chun mơn để phục vụ công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9.
- Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập
b. Khó khăn
- Vừa dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hồn thành chỉ
tiêu chất lượng mũi nhọn và cơng tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho cơng tác bồi
dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Cơng tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi
đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực cơng việc
lớn cũng là những khó khăn khơng nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng HSG cịn
nhiều thiếu thốn, hư hỏng nhiều.
- Nguồn tài chính để chi trả cho giáo viên BDHSG khơng có, vì vậy khơng tạo
được động lực cho Giáo viên cống hiến hết mình. Ngồi ra, khơng phải khơng có trường
hợp có những thầy, cơ giáo có chun mơn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn
mà với cơng tác BD HSG vì nhiều lí do khác nhau.
- Thư viện trường chưa có đầy đủ tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên nên
việc tìm kiếm tài liệu cịn khó khăn.
- Học lực của học sinh không đều, đặc biệt chất lượng mũi nhọn của nhà trường rất
thấp, nhiều năm liền do yếu tố đầu vào thấp, một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm
đến việc học tập của con em.
- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG, các em
khơng n tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi vào
lớp 10 sau khi thi HSG.
- Đối với trường THCS Duy Tân có 4 lớp 9, nhưng chủ yếu tập trung học sinh khá
giỏi vào một lớp, việc chọn học sinh giỏi thường được ưu tiên cho các mơn chính như
Văn, Tốn, số lượng HS có đam mê với Sinh học rất ít. Một số học sinh tham gia học bồi
dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao.
- Hơn nữa, do đặc thù môn học là môn Sinh học, nhiều em cịn chưa coi trọng, nên
khơng muốn tham gia cơng tác bồi bưỡng, các em chỉ ưa học các môn mà được coi là
mơn chính như Tốn, Văn hay Anh Văn. Đó là khó khăn lớn nhất khiến cho việc tìm kiếm
được nguồn học sinh năng khiếu thực sự cho công tác bồi dưỡng mơn Sinh tại các trường
THCS trong đó có trường THSC Duy Tân.
2.2.2. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền “Lai hai
cặp tính trạng” sinh học 9
3
Mơn sinh học 9 theo chương trình mỗi tuần 2 tiết, cả năm 70 tiết, trong đó chỉ có 1
tiết bài tập chương I: Các quy luật di truyền của Menđen. Trong khi đó đề thi học sinh
giỏi mỗi năm đều cho từ hai bài tập di truyền trở lên, mà với số tiết bài tập q ít như vậy
thì việc dạy cho học sinh có kĩ năng giải được các bài tập di truyền là một vấn đề rất khó
khăn trong cơng tác giảng dạy cũng như cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tiết bài tập trong chương trình sinh học 9 q ít trong khi đó lượng kiến thức lí
thuyết ở mỗi tiết học lại quá nặng, dẫn đến hầu hết giáo viên dạy môn sinh học lớp 9
khơng có thời gian để hướng dẫn học sinh giải bài tập ở cuối bài. Học sinh khơng có khả
năng phân tích và tổng hợp kiến thức, đây sẽ là trở ngại lớn trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi phần bài tập di truyền.
Trong nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền, ở mỗi chương đều
phải bồi dưỡng phần kiến thức cần thiết để vận dụng giải bài tập và phần bài tập áp dụng
ở mức cơ bản và mức nâng cao, nhưng các kiến thức này trong nội dung chương trình
sách giáo khoa sinh học lớp 9 khơng có đề cập đến hoặc chỉ đề cập ở mức sơ lược, không
chuyên sâu. Đây là một khó khăn lớn đối với giáo viên có bồi dưỡng học sinh giỏi môn
sinh học 9, dẫn đến một số giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ hướng dẫn học sinh giải
phần bài tập di truyền với các dạng bài tập ở mức cơ bản không dạy bài tập nâng cao,
thậm chí một số giáo viên bỏ qua ln phần bài tập di truyền trong q trình bồi dưỡng
học sinh giỏi.
Ngoài ra trong sách giáo khoa, ở cuối bài đều có câu hỏi và bài tập, trong đó có
những câu hỏi tự luận dạng củng cố kiến thức hoặc dạng nâng cao, học sinh có thể vận
dụng kiến thức bài học trả lời, nhưng có những câu hỏi bài tập thuộc dạng trắc nghiệm
khách quan mà thực chất đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức tốn học mới trả
lời được. Vì vậy khi giảng dạy, nếu giáo viên khơng tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu
tham khảo mà chỉ nghiên cứu sách giáo viên sẽ khó giải thích cho học sinh hiểu bài tập
một cách khoa học được.
Riêng về học sinh, do kiến thức ở lớp 9 quá mới so với kiến thức ở các lớp trước
như những diễn biến của các quá trình sinh học xảy ra trong tế bào: nguyên phân, giảm
phân, cơ chế tự nhân đôi của ADN, cơ chế tổng hợp ARN, tổng hợp protein... Trong khi
kiến thức phần phân tử chưa được học, nhưng phần di truyền lại đưa lên đầu tiên, nên khi
bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền dạng này thường các em tỏ ra lúng túng,
ngỡ ngàng khó hiểu.
Qua q trình tìm hiểu, trau đổi cùng với các đồng nghiệp ở các trường trong thành
phố Huế, về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng: sở dĩ các trường chất
lượng đầu vào thấp giống như trường chúng tơi, khơng có học sinh đạt giải là do trong
quá trình bồi dưỡng, chỉ giải bài tập ở mức cơ bản, không chuyên sâu, khơng hình thành
4
được phương pháp giải cho học sinh. Chính vì vậy việc tôi đưa ra một số phương pháp
bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền, trong đó là di truyền lai hai cặp tính trạng
là rất cần thiết để giúp cho các em học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng,
phương pháp giải các dạng bài tập di truyền lai hai cặp tính trạng trong chương trình sinh
học 9, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao tỉ lệ học
sinh giỏi.
2.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng HSG
2.3.1. Biện pháp chung
Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua nhiều năm tham gia công tác bồi
dưỡng HSG, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần thực
hiện tốt những công việc sau đây:
• Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG
- Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng HSG. Nội dung trọng tâm của chương
trình là gì?
- Lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng số điểm trong các đề thi cấp thành phố cấp
tỉnh, để phân bổ thời lượng bồi dưỡng
- Lựa chọn, thi chọn đội tuyển HSG thông qua các bài khảo sát
- Thời gian dự kiến hoàn thành các chuyên đề và thời gian tổ chức thi
• Biện pháp 2: Xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng HSG
- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng từng
mảng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định. Nhất thiết phải bồi dưỡng
theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.
- Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng sưu tầm, biên soạn và
dạy chuyên đề chuyên sâu.
- Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng và phù hợp để phát huy khả năng
và thế mạnh của từng người.
- Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên mơn, sưu tầm và đọc tài liệu tích lũy kinh
nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi ở các đề thi đã qua.
2.3.2. Các biện pháp cụ thể trong bồi dưỡng HSG phần bài tập di truyền sinh học 9
a. Xác định tầm quan trọng của phần bài tập di truyền trong chương trình bồi
dưỡng HSG mơn sinh học 9
- Bài tập di truyền là dạng bài tập bắt buộc không thể thiếu trong các đề thi học sinh
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi tuyển vào trường chuyên. Vì bài tập di truyền là phần để
đánh giá khả năng vận dụng kiến thức nâng cao của học sinh và để phân biệt giữa các học
sinh giỏi với nhau.
5
- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bồi dưỡng học sinh giỏi mơn sinh học
lớp 9 đó là phần bài tập di truyền. Để giải quyết tốt các dạng bài tập di truyền sinh học 9,
ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã học trong chương trình sách giáo khoa, học
sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định được các bước giải đúng
đắn đối với mỗi dạng bài tập.
- Thông qua quá trình bồi dưỡng bài tập di truyền nhằm giúp cho học sinh có khả
năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền trong
sinh học lớp 9.
b. Các biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền “Lai
hai cặp tính trạng” của sinh học 9
i) Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống lý thuyết về quy luật DT Phân
ly độc lập của MenĐen
* Thí nghiệm: Pt/c: hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
F1: 100%hạt vàng, trơn
F1 X F1: hạt vàng , trơn
x hạt vàng, trơn
F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:
- Tính trạng màu sắc hạt:
- Tính trạng hình dạng vỏ hạt
Pt/c: hạt vàng x hạt xanh
Pt/c: hạt trơn x hạt nhăn
F1: 100% hạt vàng
F1 : 100%hạt trơn
F2: 3 vàng : 1 xanh
F2 : 3 trơn : 1 nhăn
* Nhận xét:
+ Mỗi cặp tính trạng đều xảy ra hiện tượng đồng tính trội ở F1 và phân tính theo tỉ lệ 3
trội: 1 lặn ở F2
+ Tỉ lệ kiểu hình chung của 2 cặp tính trạng bằng tích tỉ lệ kiểu hình của mỗi cặp tính trạng:
9:3:3:1 = (3:1) x (3:1) chứng tỏ sự di truyền của 2 cặp tính trạng này độc lập nhau.
* Giải thích: Theo Menden: các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng tồn tại
độc lập nhau trong cơ thể sinh vật
* Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập :
- Bố mẹ phải thuần chủng.
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn.
- Tính trạng trội phải trội hồn tồn.
- Mỗi gen quy định một tính trạng.
6
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
* Ý nghĩa:
- Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đốn
được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau
- Khi các cặp alen phân li độc lập thì qua q trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số
lượng lớn biến dị tổ hợp.
ii) Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống các dạng bài tập cơ bản về “Lai 2 tính trạng”
* Dạng tốn tìm số giao tử
- Cần phải hướng dẫn cho học sinh cách viết giao tử để các em nắm được cách viết giao
tử bình thường của cơ thể lưỡng bội (2n), từ đó các em dễ dàng viết sơ đồ lai.
- Cơ thể lưỡng bội (2n) chỉ tạo giao tử đơn bội (n) là giao tử bình thường
- Cơng thức tính số loại giao tử: 2n (n là số cặp gen dị hợp).
* Một cặp gen:
Kiểu gen
Giao tử
AA
A
(2n = 20 = 1 loại giao tử )
aa
a
(2n = 20 = 1 loại giao tử )
Aa
A, a (2n = 21 = 2 loại giao tử)
* Hai cặp gen:
AABB
AB
Aabb
Ab, ab
AaBb
AB, Ab, aB, ab (2n = 22 = 4 loại giao tử)
Hoặc: Viết giao tử của KG AaBb theo sơ đồ phân nhánh
B
AB
B
aB
A
(tương tự thay A = a) a
b
Ab
b
ab
4 loại giao tử: AB : Ab : Ab : ab
* Nếu nhiều cặp gen: có 2 phương pháp:
- Phương pháp 1(Viết sơ đồ phân nhánh): Nếu cặp gen nào có 2 loại giao tử thì phân 2
nhánh, nếu cặp gen nào có 1 loại giao tử thì phân 1 nhánh.
VD 1: Viết giao tử của KG AaBbCc (2n = 23 = 8 loại giao tử)
8 loại giao tử
- Phương pháp 2 (PP đại số): Tỉ lệ các loại giao tử bằng tích của tỉ lệ phân li giao tử của
từng cặp gen tương ứng.
* VD: Viết giao tử của KG AaBbCc (2n = 23 = 8 loại giao tử)
+ Bước 1 : Tìm tỉ lệ phân li giao tử của từng cặp gen :
- cặp Aa 2 loại giao tử với tỉ lệ (1A: 1a)
7
- cặp Bb 2 loại giao tử với tỉ lệ (1B: 1b)
- cặp Cc 2 loại giao tử với tỉ lệ (1C: 1c)
+ Bước 2 : Lấy tích của các tỉ lệ : (1A: 1a) x (1B: 1b) x (1C: 1c) 8 loại giao tử tỉ lệ
bằng nhau là: 1ABC: 1 ABc: 1 AbC: 1 Abc: 1 aBC: 1 aBc: 1 abC: 1 abc.
* Dạng bài tập xác định quy luật di truyền phân li độc lập theo MenĐen
Với các dạng bài tập 2 tính trạng trở lên ta cần tách riêng từng tính trạng để lấy tỉ
lệ. Sau đó nhân những tỉ lệ đó lại, nếu kết quả phù hợp với tỉ lệ đề bài (tỉ lệ chung) thì kết
luận: Những tính trạng đó di truyền phân li độc lập.
*VD1: Cho giao phối 2 cá thể. F1 thu được 3 xám dài :1 đen ngắn. Tìm quy luật di truyền?
Giải: Tách riêng từng tính trạng :
- Tính trạng 1 : 3 xám : 1 đen. - Tính trạng 2 : 3 dài : 1 ngắn.
F1 = (3xám : 1 đen) x (3 dài : 1 ngắn) = 9 :3 :3 :1 ≠ (3 : 1 đề) Hai tính trạng này
khơng di truyền phân li độc lập.
* VD 2: Cho giao phối 2 cá thể. F 1 thu được 3 xám dài : 3 xám ngắn : 1đen dài : 1 đen
ngắn. Tìm quy luật di truyền ?
Giải : Tách riêng từng tính trạng :
- Tính trạng 1 = 6 xám : 2đen = 3 xám : 1đen - Tính trạng 2 = 1 dài : 1 ngắn.
F1 = (3xám : 1 đen) x (1 dài : 1 ngắn) = 3 :3 :1 :1 phù hợp đề Hai tính trạng này di
truyền phân li độc lập.
*Dạng bài toán thuận
Bài tập 1: Các gen phân li độc lập. Gen A quy định hạt vàng, a : xanh. Gen B : vỏ trơn,
b :vỏ nhăn. Cho đậu F1 dị hợp 2 cặp alen tự thụ phấn, tìm tỉ lệ đậu hạt xanh, vỏ nhăn ở F2.
Giải :
AaBb
x AaBb. Tách ra 2 phép lai 1 tính và lấy tích các tỉ lệ
F1: Aa x Aa
F1: Bb x Bb
F2: 1/4 AA: 2/4Aa : 1/4aa
F2: 1/4 BB: 2/4Bb : 1/4bb
Đậu xanh,vỏ nhăn = 1/4 aa x 1/4 bb = 1/16 aabb= 6,25%
Bài tập 2: Các gen phân li độc lập. Cho F1 dị hợp 2 cặp alen tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu gen dị
hợp 2 cặp alen xuất hiện ở F2 là bao nhiêu ?
Giải: AaBb
x AaBb. Tách ra 2 phép lai 1 tính và lấy tích các tỉ lệ
F1: Aa x Aa
F1: Bb x Bb
F2: 1/4 AA: 2/4Aa : 1/4aa
F2: 1/4 BB: 2/4Bb : 1/4bb
Kiểu gen dị hợp = 2/4Aa x 2/4Bb = 4/16AaBb = 25%
Bài tập 3: Các gen phân li độc lập. Cho F 1 dị hợp 3 cặp alen tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu gen
đồng hợp lặn 3 cặp alen xuất hiện ở F2 là bao nhiêu ?
Giải: AaBbCc
x AaBbCc. Tách ra 3 phép lai 1 tính và lấy tích các tỉ lệ
F1: Aa x Aa
F1: Bb x Bb
F1:
Cc x Cc
F2: 1/4 AA: 2/4Aa : 1/4aa F2: 1/4 BB: 2/4Bb : 1/4bb F2: 1/4 CC: 2/4Cc : 1/4cc
Kiểu gen đồng hợp lặn 3 cặp gen:
8
1/4aa x 1/4bb x 1/4cc = 1/64 aabbcc = 1,5625%
Bài tập 4: Ở đậu, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a thân thấp, gen B quy
định hạt vàng là trội hoàn toàn so với b hạt xanh. Mỗi gen trên mỗi NST. Cho đậu F1 dị
hợp 2 cặp alen giao phấn với nhau. Kết quả lai thu được đậu thân thấp, hạt vàng chiếm tỉ lệ:
Giải: AaBb (v-t) x AaBb (v-t). Tách ra 2 phép lai 1 tính và lấy tích các tỉ lệ
F1: Aa x Aa
F1: Bb x Bb
F2: 1/4 AA: 2/4Aa : 1/4aa
F2: 1/4 BB: 2/4Bb : 1/4bb
Đậu thân thấp, hạt vàng:
1/4aa x 1/4BB = 1/16aaBB (t-v)
+
3/16 thấp – vàng = 18,75%
1/4aa x 2/4Bb = 2/16aaBb (t-v)
Bài tập 5: Ở cà chua cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp, lá chẻ trội hoàn toàn
so với lá nguyên, các gen nằm trên NTS thường khác nhau. Hãy giải thích kết quả và lập
sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho cà chua thuần chủng thân thấp, lá chẻ.
Giải: B1
Qui ước gen A qui định thân cao; B qui định lá chẻ.
a qui định thân thấp; b qui định lá nguyên.
B2
Theo điều kiện bài ra các gen phân li độc lập với nhau.
B3
Cà chua cây cao, lá nguyên thuần chủng có kiểu gen: Aabb
Cà chua cây thấp, lá chẻ thuần chủng có kiểu gen
aaBB
B4
Sơ đồ lai
P t/c
Aabb (cao, nguyên) x aaBB (thấp, chẻ)
GT
Ab
aB
F1
AaBb (100% cây cao, lá chẻ)
F1 x F1
AaBb (cao, chẻ) x (AaBb (cao, chẻ)
GT
AB; Ab; aB; ab
AB; Ab; aB, ab
Ở F2 : có 9 kiểu gen.
Kiểu gen khái quát 9(A – B-); 3(A – bb); 3(aaB –); 1(aabb)
Kiểu hình
9 cao, chẻ : 3 cao, nguyên : 3 thấp, chẻ : 1 thấp, nguyên
* Dạng bài toán nghịch:
- Đặc điểm nhận dạng: Bài cho biết kết quả phân li kiểu hình ở đời con lai.
- Biện luận:
+ Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 = ( 9 : 3 : 3 : 1) điều kiện của bài => quy luật di truyền
chi phối.
+ Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng để tìm qui luật di truyền => qui ước gen.
+ Nhận xét sự phân li kiểu hình ở F2.
+ Nhận xét F1 dị hợp bao nhiêu cặp – cho phân li độc lập tổ hợp tự do và so sánh với kết
quả của phép lai => qui luật di truyền.
+ Tìm kiểu gen của F1 và viết sơ đồ lai.
9
Bài tập 1: Cho hai cây có kiểu hình cây cao, lá chỉ giao phấn với nhau, ở thế hệ lai thu
được 64 cây cao lá chẻ; 21 cây cao lá nguyên, 24 cây chân thấp, lá chẻ; 7 cây thấp lá
nguyên. Biết rằng 1 gen qui định một tính trạng (gen nằm trên NST thường)
Giải: Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định thân cao, thấp = 3 : 1; tỉ lệ 3 : 1 là tỉ
lệ của định luật phân li => thân cao trội hoàn toàn với thân thấp.
Qui ước : A cây cao, a cây thấp.
Sơ đồ
Aa
x
Aa (cây cao)
+ Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định lá chẻ: lá nguyên = 3:1, tỉ lệ 3:1
=>
định luật phân li; lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên.
Qui ước B lá che; b lá nguyên
Sơ đồ Bb (lá chẻ) x Bb (lá chẻ)
+ Kết quả phân li kiểu hình của F1 là 9 : 3 : 3 : 1
P di hợp 2 cặp gen AaBb. Nếu phân li độc lập, tổ hợp do cho kết quả phân li kiểu
hình (3:1) (3:1) = 9 : 3 : 3 : 1 phù hợp với kết quả phân li ở F1.
=> Kết quả của phép lai được giải thích bằng định luật phân li độc lập các cặp tính trạng.
+ Kiểu gen P AaBb (cây cao, lá chẻ)
Sơ đồ lai:
P AaBb (cao, chẻ) x AaBb (cao, chẻ)
GT AB, Ab; aB, ab
AB; Ab; aB, ab
F1 Kẻ bảng penét
Kiểu gen khái quát 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb
Kiểu hình 9 (cao,chẻ) : 3(cao – nguyên) : 3(thấp, chẻ): 1(thấp, nguyên).
Bài tập 2: Cho giao phấn giữa hai cây P thu được F1 có kết quả như sau:
- 180 cây quả đỏ hoa thơm.
- 178 cây quả đỏ, không thơm.
- 182 cây quả vàng, hoa thơm.
- 179 cây quả vàng, khơng thơm.
Biết rằng hai cặp tính trạng rễ màu quả và mùi hoa di truyền độc lập với nhau, quả
đỏ, hoa thơm là do gen trội qui định và khơng xuất hiện tính trạng trung gian.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
Giải: Theo đề bài, qui ước.
Gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng, B qui định quả thơm, b qui định hoa
không thơm.
F1 có tỉ lệ kiểu hình là 180 : 178 : 182 : 179 = 1 : 1 : 1 : 1
* Phân tích từng tính trạng ở con lai F1.
- Về tính trạng màu quả.
10
Quả đỏ
180 + 178
385
1
=
=
=
Quả vàng
182 + 179
361
1
P1 có tỷ lệ 1:1của phép lai phân tính
=> P:
Aa x
aa
Về tính trạng mùi hoa
Hoa thơm
180 + 182
362
1
=
=
=
Hoa khơng thơm
179 + 178
357
1
F1 có tỷ lệ 1:1 của phép lai phân tính.
=> P : Bb
x
bb
* Tổ hợp 2 tính trạng
P: ( Aa
x
aa ) ( Bb x bb)
Ở F2 có tỷ lệ kiểu hình là: 1:1:1:1 = 4 tổ hợp là:
+ 4 = 2.2 tức là mỗi cơ thể đem lai cho hai giao tử là dị hợp một cặp gen.
+ 4 = 4.1 tức là một cơ thể có 4 giao tử (dị hợp và 2 cặp gen) 1 cơ thể cho một giao
tử (cơ thể thuần chủng).
- Trường hợp 1:
P:
Aabb (quả đỏ, hoa không thơm) x aaBb (vàng thơm )
GT
Ab ; ab
aB; ab
F1
1 AaBb
1Aabb
1aaBb
1aabb
1 ( đỏ thơm ) : 1 (đỏ không thơm ) : 1 (vàng, thơm ) ; 1 (vàng không thơm).
- Trường hợp 2:
P
Aa Bb (đỏ thơm ) x
aabb (vàng không thơm )
GT
AB ; Ab ; aB ; ab
ab
F1
1Aa Bb
1 Aabb :
1aaBb :
1 aabb
( đỏ; thơm ) (đỏ; không thơm) (vàng; thơm)
( vàng; không thơm)
Bài tập 3: Ở chuột, hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng về màu lơng và hình dạng
đi đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau.
Khi cho giao phối hai dòng chuột thuần chủng có lơng xám, đi cong với lơng
trắng, đuôi thẳng thu được F1.
a. Lập sơ đồ lai của P đến F1
b. Tiếp tục giao phối giữa F1 với chuột khác, thu được F2 có kết quả như sau:
37,5% chuột lông xám, đuôi cong.
37,5% chuột lông xám, đuôi thẳng.
12,5% chuột lông trắng, đuôi cong.
12,5% chuột lông trắng, đuôi thẳng.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F1. Biết lơng xám và đi cong là 2 tính
trạng trội hồn tồn so với lơng trắng, đi thẳng.
11
Giải: Theo bài ra quy ước gen A lông xám, a lông trắng. B đuôi cong, b đuôi thẳng.
a. Sơ đồ lai P đến F1.
Chuột P t/c lông xám, đuôi cong có kiểu gen AABB.
Chuột P t/c lơng trắng, đi thẳng có kiểu gen aabb.
Sơ đồ P t/c
AABB (xám, đi cong) x aabb (trắng, đuôi thẳng).
GT
AB
ab
F1
AaBb (xám, đuôi cong) = 100%
b. Giải thích và sơ đồ lai của F1.
F2 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3 : 3 : 1 : 1
* Phân tích từng cặp tính trạng ở F2.
- Về màu lơng:
Lơng xám
37,5% + 37,5%
75%
3
=
=
=
Lơng trắng
12,5% + 12,5%
25%
1
Suy ra F2 có tỉ lệ của định luật phân li 3 trội : 1 lặn
=> F1 dị hợp 1 cặp gen.
F1 :
Aa x Aa
- Về hình dạng đuôi:
Đuôi cong
37,5% + 12,5%
50%
1
=
=
=
Đuôi thẳng
37,5% + 12,5%
50%
1
Suy ra F2 có tỷ lệ của phép lai phân tính 1 trội : 1 lặn
F1 : Bb x
bb
* Tổ hợp hai cặp tính trạng.
(Aa x Aa) (Bb x bb)
Do đó F1 có kiểu gen AaBb.
Vậy chuột lai với F1 mang kiểu gen Aabb (lông xám, thẳng).
Sơ đồ lai:
F1 AaBb (xám, duôi cong) x Aabb(xám, đuôi thẳng)
GT AB, Ab, aB, ab,
Ab, ab
Tỷ lệ kiểu hình F2: 3 lơng xám, đi cong: 3 lơng xám, đuôi thẳng : 1 lông trắng ,
đuôi cong : 1 lông trắng, đuôi thẳng.
- Với phương pháp trên học sinh nhanh chóng tìm ra đáp án chính xác nhất, tiết kiệm
được nhiều thời gian nhất.
- Với nhiều phương pháp khác nhau khi giải một bài tốn như đã trình bày ở trên học
sinh dễ dàng kiểm tra lại kết quả khi cảm thấy chưa tự tin.
iii) Biện pháp 3: Xây dựng các dạng bài toán theo Di truyền liên kết MoocGan
12
- Đây là hiện tượng các gen không alen nằm cùng trên một NST nên phân li và cùng tổ hợp
với nhau theo NST trong quá trính giảm phân tạo giao tử và quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
- Hai cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau thì sự di truyền tương tự 1 cặp tính trạng.
F1 x F1 -> F2 phân li kiểu gen là 1:2 :1
phân li kiểu hình là 3:1 (dị hợp đều).
phân li kiểu hình là 1: 2: 1 (dị hợp chéo).
Bài tập 1: Khi lai giữa hai dòng đậu (1 dòng hoa đỏ dài ngả và dòng hoa xanh đài cuốn)
người ta thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh đài ngả.
a. Những kết luận có thể rút ra từ kết quả phép lai này là gì ?
b. Cho các cây F1 giao phấn với nhau đã thu được .
98 cây hoa xanh, đài cuốn.
104 cây hoa đỏ , đài ngả.
209 cây hoa xanh, đài ngả .
Có thể rút ra kết luận gì từ phép lai này ? Viết sơ đồ lai từ P đến F2
Giải: a. Mỗi tính trạng tuân theo định luật tính trội ở C.
F1 : 100% hoa xanh, đài ngả.
Vậy những kết luận có thể rút ra từ phép lai này là:
- Hoa xanh là tính trội: gen trội A, hoa đỏ là tính trặng lặn gen a.
- Đài ngả là tính trạng trội gen B, đài cuốn là tính trạng lặn gen b.
- F1 dị hợp tử có 2 cặp gen và P thuần chủng.
- F2 có:
Hoa xanh
98 + 208
3
=
=
Hoa đỏ
104
1
Đài ngả
104 + 209
3
=
=
Đài cuốn
98
1
b. Xét chung 2 tính trạng.
- F1 x F2 -> P2
- F2 : ( 3: 1 ) ( 3: 1 ) ≠ kết quả đề bài: 98: 209 : 104 = 1 : 2 : 1
Như vậy 2 cặp gen không phân li độc lập .
- F2 = (1:2:1) gồm 4 kiểu tổ hợp về giao tử ♂ và ♀ của F1, chứng tỏ F1 chỉ tạo
2 loại giao tử số lợng bằng nhau -> 2 cặp gen phải liên kết hoàn toàn trên một cặp NST
tương đồng theo kiểu đối (gen trội liên kết với gen lặn).
Bài tập 2: Cho cây quả tròn, ngọt giao phấn với cây quả bầu dục, chua được F1 đồng loạt
quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (3 cây quả tròn, ngọt: 1
cây bầu dục chua).
13
Biện luận và viết sơ đồ lai cho biết không có hiện tượng các gen khơng tương tác
cùng qui định một tính trạng và có cấu trúc NST khơng thay đổi trong giảm phân.
Giải: F1 đồng loạt quả tròn, ngọt mang tính trạng một bên của thế hệ cha mẹ, tn
theo qui luật tính trội của Men Đen : trịn, ngọt là hai tính trạng trội, bầu dục và chua là 2
tính trạng lặn.
Qui định gen A quả trịn ; a qui định quả bầu dục gen B qui định quả ngọt; b qui
định quả bầu dục.
Thế hệ P thuần chủng, F1 dị hợp 2 cặp gen, F2 (3 : 1) phân tính gồm 4 kiểu tổ hợp
về giao tử đực và cái của F1 => F1 dị hợp về 2 cặp gen chỉ tạo ra 2 loại giao tử có số
lượng tương đương nhau nghĩa là 2 cặp gen phải liên kết hồn tồn.
P t/c
GT
AB
ab
AB (trịn, ngọt) x ab (chua, bầu dục)
AB
ab
AB
ab (trịn, ngọt)
F1
Kiểu hình: 100% (trịn, ngọt)
F1 ♂
GT
F2
AB
ab (tròn, ngọt) x ♀ (chua, bầu dục)
AB ; ab
AB ; ab
AB
AB
ab
1. AB : 2 ab : 1. ab
Kiểu hình
3 cây tròn, ngọt : 1 cây bầu dục, chua.
Bài tập 3: Cho cây quả tròn, ngọt giao phấn với cây quả dài, chua. Ở F 1 đồng loạt có quả
trịn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ 3 quả tròn, ngọt : 1 quả dài, chua.
a) Hãy xác định quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F 2
b) Cho F1 lai phân tích, xác định tỉ lệ kiểu gen ở đời con.
c) Bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 quả tròn, ngọt :
1 quả tròn, chua : 1 quả dài, ngọt : 1 quả dài, chua?
Giải: a) Xác định quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F 2
- Theo bài ra:
Quả tròn : quả dài = 3 : 1, suy ra quả tròn trội so với quả dài
Quy ước Gen A: quả tròn ; gen a : quả dài
Quả ngọt : quả chua = 3 : 1, suy ra quả ngọt trội so với quả chua
Quy ước Gen B: quả ngọt ; gen b : quả chua
- Tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng = (3 : 1) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1, nhưng tỉ lệ phân li kiểu
hình ở F2 là 3 : 1, nên 2 cặp tính trạng này theo quy luật di truyền liên kết.
14
- Ở F1 đồng loạt có một kiểu hình quả trịn, ngọt nên P có kiểu gen thuần chủng là AB/AB
(tròn, ngọt) và ab/ab (dài, chua)
- Sơ đồ lai P: AB/AB x ab/ab
F1:
AB/ab (100% tròn, ngọt)
- F1 x F1:
AB/ab
x AB/ab
F2: 1AB/AB : 2AB/ab : 1ab/ab
Kiểu hình: 3 quả trịn, ngọt : 1 quả dài, chua
b) Cho F1 lai phân tích: AB/ab x ab/ab
Fb: 1AB/ab : 1ab/ab
Kiểu hình: 1 quả trịn, ngọt : 1 quả dài, chua
c) - Xét tỉ lệ của từng cặp tính trạng
Vậy kiểu gen của bố mẹ là Ab/ab x aB/ab
iv) Biện pháp 4: Xây dựng các dạng bài tập Nâng cao về “Lai hai cặp tính trạng”
thường xuyên gặp tại các kì thi cấp Thành Phố và cấp Tỉnh
Đây là các dạng bài tập hỗn hợp của các Quy luật Di truyền chi phối, HS cần xác
định được các khả năng có thể sảy ra cho kết quả ở các đời con lai.
Bài tập 1: Ở đậu Hà Lan: gen T qui định hoa tím, gen t qui định hoa trắng.
gen B qui định hạt bóng, gen b qui định hạt nhăn.
Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu hoa về hình dạng nằm trên 2 cặp
NST khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian.
a. Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và hình dạng ở đậu Hà Lan có bao nhiêu
kiểu hình. Hãy liệt kê các kiểu hình đó.
b. Viết các kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình trên.
c. Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen khơng thuần chủng qui định hai cặp
tính trạng nói trên.
Giải: a. Số kiểu hình.
- Xét riêng cặp tính trạng về màu sắc hoa, có 2 kiểu hình là hoa tím và hoa trắng.
- Xét riêng cặp tính trạng về hình dạng hạt, có 2 kiểu hình lá hạt bóng và hạt nhẵn.
b. Kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình:
- Kiểu hình hoa tím, hạt bóng có kiểu gen: TTBB, TTBb, TbBB, TtBb.
15
- Kiểu hình hoa tím, hạt nhẵn có kiểu gen TTbb; Ttbb.
- Kiểu hình hoa trắng, hạt có kiểu gen ttBB, ttBB.
- Kiểu gen cây hoa trắng hạt nhẵn là: ttbb.
c. Kiểu gen thuần chủng bao gồm: TTBB; TTbb; ttBB; ttbb
Kiểu gen không thuần chủng: TtBB; TTBb; Ttbb; ttBb; TtBb
Bài tập 2: Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính
trạng thân thấp, gen B quy định tính trạng hoa đỏ, gen b quy định tính trạng hoa trắng,
gen trội là trội hoàn toàn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và liên
kết hoàn toàn.
Khi cho giao phấn giữa 2 cây P với nhau ở F 1 xuất hiện kiểu hình thân thấp hoa trắng
chiếm tỉ lệ 25%. Biện luận để tìm kiểu gen, kiểu hình của 2 cây đem lai và viết các sơ đồ
lai kiểm chứng.
Giải: Ở F1 xuất hiện kiểu hình thân thấp hoa trắng có kiểu gen (ab/ab) chiếm tỉ lệ 25% hoặc 1/4
- Ta có 1/4 (ab/ab) = 1/2ab x 1/2ab nên mỗi bên P đều cho 2 loại giao tử có tỉ lệ bằng
nhau, trong đó có giao tử ab
Suy ra có các kiểu gen sau: AB/ab, Ab/ab, aB/ab
- Ta có 6 sơ đồ lai sau:
+ Sơ đồ lai 1:
P: AB/ab (cao, đỏ) x AB/ab (cao, đỏ)
G: AB, ab
AB, ab
F1: AB/AB : AB/ab : AB/ab : ab/ab (75% cao, đỏ : 25% thấp, trắng)
+ Sơ đồ lai 2:
P: Ab/ab (cao, trắng) x Ab/ab (cao, trắng)
G: Ab, ab
Ab, ab
F1: Ab/Ab : Ab/ab : Ab/ab : ab/ab (75% cao, trắng : 25% thấp, trắng)
+ Sơ đồ lai 3:
P: aB/ab (thấp, trắng) x aB/ab (thấp, trắng)
G: aB, ab
aB, ab
F1: aB/ab : aB/ab : aB/ab : ab/ab (75% thấp, đỏ : 25% thấp, trắng)
+ Sơ đồ lai 4:
P: AB/ab (cao, đỏ) x Ab/ab (cao, trắng)
G: AB, ab
Ab, ab
F1: AB/Ab : AB/ab : Ab/ab : ab/ab (50% cao, đỏ : 25% cao, trắng : 25% thấp, trắng)
+ Sơ đồ lai 5:
P: AB/ab (cao, đỏ) x aB/ab (thấp, đỏ)
16
G: AB, ab
aB, ab
F1: AB/aB : AB/ab : aB/ab : ab/ab (50% cao, đỏ : 25% thấp, đỏ : 25% thấp, trắng)
+ Sơ đồ lai 6:
P: Ab/ab (cao, đỏ) x aB/ab (cao, đỏ)
G: Ab, ab
aB, ab
F1: Ab/aB : Ab/ab : aB/ab : ab/ab (25% cao, đỏ : 25% cao, trắng : 25% thấp, đỏ : 25%
thấp, trắng)
Bài tập 3: Ở một lồi cà chua, gen A quy định tính trạng quả đỏ là trội so với gen a quy
định tính trạng quả vàng. Gen B quy định tính trạng quả trịn là trội so với gen b quy định
tính trạng quả dài. Các gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Khi lai 2 cây cà chua P thu được F 1 với tỉ lệ 1 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 1 quả
vàng, tròn: 1 quả vàng, dài. Biện luận để xác định quy luật di truyền và viết các sơ đồ lai.
Giải: - Xét từng cặp tính trạng:
- Màu quả: 1 đỏ : 1 vàng P: Aa x aa
- Dạng quả: 1 tròn : 1 dài P: Bb x bb
- Xét chung 2 tính trạng: 1 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 1 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài =
(1 đỏ : 1 vàng) x (1 tròn : 1 dài) nên 2 cặp gen quy định 2 thứ tính trạng này phân li độc lập
* Trường hợp 1: quy luật phân ly độc lập
P: AaBb (đỏ, tròn) x aabb (vàng, dài)
G: AB, Ab, aB, ab ab
F1: TLKG 1AABB : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
TLKH 1 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 1 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài
* Trường hợp 2: quy luật phân ly độc lập
P: Aabb (đỏ, dài) x aaBb (vàng, tròn)
G: Ab, ab
aB, ab
F1: TLKG 1AABB : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
TLKH 1 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 1 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài
* Trường hợp 3: ở F1 xuất hiện kiểu hình vàng, dài (aa, bb) nhận giao tử ab từ P: Aa, bb x
aa, Bb nên 2 cặp gen quy định 2 thứ tính trạng này có thể liên kết hồn tồn
P:
(đỏ, dài)
x
G: Ab, ab
F1: TLKG: 1
(vàng, tròn)
aB, ab
:1
:1
:1
17
TLKH: 1 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 1 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài
v) Biện pháp 5: Xác định một số vấn đề cần lưu ý khi giải bài tập Di truyền Lai hai
cặp tính trạng
- Cơng thức chung trong định luật phân ly độc lập (trường hợp có tính trội hồn tồn).
F1
F2
Số
Số
Số kiểu
Số kiểu
Kiểu
kiểu kiểu tổ
gen
Tỉ lệ
hình
Tỉ lệ
gen
giao
hợp
tử giao tử
Lai 1 tính
Aa
21
21.21
31
(1:2:1)
21
(3:1)1
Lai 2 tính
AaBb
22
22.22
32
(1:2:1)2
22
(3:1)2
3
3 3
3
3
3
Lai 3 tính
AaBbCc 2
2 .2
3
(1:2:1)
2
(3:1)3
Lai n tính
AaBbCc 2n
2n.2n
3n
(1:2:1)n
2n
(3:1)n
- Di truyền liên kết.
+ Khi các gen qui định tính trạng cùng nằm trên 1 NST và di truyền liên kết cùng nhau.
+ Tỉ lệ phân tích từng cặp tính trạng mà có tích của nó khác với tỉ lệ bài ra.
+ Kiểu hình của đời con cái khơng có sai khác so với thế hệ bố mẹ.
Trên đây là một số bài tập về qui định qui luật di truyền của Men Đen và của
Moocgan ở chương trình sinh học 9. Khi giao bài tập di truyền lai hai cặp tính trạng cho
học sinh, nên cho học sinh cách tự tư duy tìm tịi để từ đó xây dựng nên phương pháp giải
cho mỗi dạng, khi đã nắm vững được phương pháp qua bài tập cụ thể thì học sinh có thể
kết hợp sử dụng được nhiều phương pháp trong một bài tập thích hợp.
2.4. Hiệu quả mang lại của sáng kiến
Kết quả HSG thành phố trước khi áp dụng các giải pháp
Năm học
Đạt học sinh giỏi cấp thành phố mơn sinh học 9
2017-2018
Có 01 học sinh cơng nhận HSG
2018-2019
Có 02 học sinh công nhận HSG
Sau khi ứng dụng một số biện pháp giải các bài tập di truyền lai hai cặp tính trạng
mang lại hiệu quả khá cao.
+ Học sinh tiếp thu phương pháp giải bài tập nhanh hơn
+ HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của bài toán một cách dễ dàng
+ Học sinh hoạt động tích cực hơn, những tiết bồi dưỡng trở nên sinh động.
+ Với nhiều phương pháp khác nhau khi giải một bài tốn như đã trình bày ở trên
học sinh dễ dàng kiểm tra lại kết quả khi cảm thấy chưa tự tin.
18
+ Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi được nâng lên rõ rệt. Mặc dù trường tơi dạy
chỉ có 04 HS tham gia đội tuyển HSG. Học sinh tôi chọn để bồi dưỡng đa số là học lực
khá, chỉ đạt HSG bộ môn sinh nhưng với những kinh nghiệm bồi dưỡng cùng với phương
pháp giải bài tập này, đã đem lại kết quả tăng dần theo bảng sau:
Kết quả HSG thành phố sau khi áp dụng các giải pháp
Năm học
Đạt học sinh giỏi cấp thành phố mơn sinh học 9
2019-2020
Có 02 học sinh cơng nhận HSG, trong đó có một HS
được 6,25 điểm
2020-2021
Có 01 học sinh đạt giải Ba HSG với điểm số 7,25 điểm
2021-2022
Cả 4 HS đều đạt HSG TP, trong đó:
Có 02 HS đạt giải Nhất
Có 01 HS đạt giải Nhì
Có 01 HS đạt cơng nhận HSG
19
PHẦN 3: KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
- Dạy cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống, có khả năng vận dụng linh
hoạt rồi mới nâng cao kiến thức.
- Mỗi loại bài tập cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, thơng qua những bài này
phải rút ra phương pháp giải, rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành
thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chưa, nếu chưa cần
phải củng cố đến khi được mới thôi.
- Hầu hết các bài tập “Lai hai cặp tính trạng” đều có thể quy về một loại nào đó cùng
nhiều bài khác có quy tắc giải chung: mỗi bài tập có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng
loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được.
- Dạy kiểu dạng có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt dạy sau.
- Mỗi loại kiến thức đều có nội hàm riêng và cách vận dụng đặc trưng của nó. Khi
dạy cần phải thơng qua một số bài thí dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh đầy đủ, cặn kẽ nội
hàm và phương pháp vận dụng kiến thức đó. Được như vậy, khi gặp những bài tập khác,
mặc dù có những chi tiết cụ thể khác nhau nhưng học sinh vẫn làm được vì chúng giống
nhau ở điểm cốt lõi.
- Có những loại bài liên quan đến rất nhiều loại kiến thức kĩ năng khác nhau, học sinh
muốn làm được cần phải biết chia bài đó thành nhiều câu nhỏ, trong mỗi câu nhỏ dùng kiến
thức kĩ năng nào. Nói cách khác, phải dạy một cách cơ bản, vững chắc và hệ thống. Nếu dạy
được học sinh đến trình độ đó, thì từ yêu cầu và điều kiện của bài ra, học sinh phải biết chia
việc giải một bài tập khó ra nhiều công đoạn dùng kiến thức, phương pháp nào. Dù cho bài
tập có nhiều kiểu, nhưng cũng khơng ra ngồi những kiến thức và phương pháp trong
chương trình đã học.
- Đảm bảo tính hệ thống của bộ mơn, tránh sự nơn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ
bản. Tránh cho ngay bài tập khó, học sinh sẽ khơng khơng nhận ra và ghi nhớ được kiến
thức kỹ năng. Kết quả là khơng định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng
học càng hoang mang dẫn đến chán nản.
- Nên dựa trên tinh thần hợp tác của học sinh.
- Dạy bài tập di truyền có tính chọn lọc, có tính tập trung vào từng chương nhất định,
khơng dạy tràn lan, tuỳ tiện.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai và ứng dụng vào thực tiễn
- Cần tăng cường hơn nữa, sinh hoạt chuyên đề “Lai hai cặp tính trạng” trong sinh
hoạt chuyên môn giữa các trường để các giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tổ chức các tiết dạy mẫu do các GV có kinh nghiệm giảng dạy, để nhiều GV được
học hỏi cách thức tổ chức một tiết dạy theo phương pháp đổi mới.
- Lãnh đạo trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra chuyên môn đối với giáo viên các
bộ mơn có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi để nhắc nhở hoặc khen thưởng.
- Cần có kế hoạch mua sắm các phương tiện dạy học để phục vụ cho dạy học nói
chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
- Giáo viên dạy phải nắm chắc kiến thức, phương pháp giải bài tập di truyền “lai hai
cặp tính trạng” mơn sinh học 9
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên phải xác định cụ thể trong
chương nào, bài nào của sinh học 9 có dạng bài tập di truyền cần phải bồi dưỡng và phải bồi
dưỡng từ cơ bản đến nâng cao. HS đạt được những bài cơ bản như trên thì sẽ nâng cao dần
theo đề HSG các năm của Thành Phố và cấp Tỉnh. Cần tránh bồi dưỡng theo ngẫu hứng thì
sẽ khơng đạt hiệu quả cao.
- Phải xây dựng đề cương về bài tập di truyền “Lai hai cặp tính trạng” để bồi dưỡng
học sinh giỏi. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải thực hiện ngay từ đầu năm. Phải tiến hành
bồi dưỡng đúng theo kế hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Thu Hà (2020), Bộ đề ôn luyện thi vào lớp 10 THPT chuyên, môn sinh học,
NXB Thanh Niên
2. Phan Khắc Nghệ và Cs (2020), Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 9, NXB ĐHQG Hà Nội
3. Phan Khắc Nghệ (2019), Phương pháp mới giải nhanh bài tập di truyền, NXB ĐHQG Hà Nội
4. Huỳnh Quốc Thành (2019), Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 9, NXB tổng hợp TPHCM
21
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT:…………………………………
Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của bản
thân viết, không sao chép nội dung của
người khác.
………………………………………………..
TÁC GIẢ
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
Lê Thị Đào
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
TỔ TRƯỞNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHSK ĐƠN VỊ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHSK NGÀNH GD&ĐT
NHẬN XÉT:…………………………………
NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HĐ KHSK ĐƠN VỊ
CHỦ TỊCH HĐ KHSK NGÀNH GD&ĐT
22