Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chọn nhẫn cưới hoàn hảo potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.2 KB, 4 trang )

Chọn nhẫn cưới hoàn hảo

Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới là những vật gắn liền với mỗi cặp vợ chồng. Nhẫn
không chỉ là yếu tố quan trọng của hôn nhân mà còn là biểu tượng vĩnh cửu của
tình yêu và sự tận tuỵ. Vì vậy, ai cũng muốn chọn được những cặp nhẫn bền bỉ với
thời gian, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Bạn cần xem xét, cân nhắc trước hình dáng và kiểu thiết kế của chiếc nhẫn sao cho thoải
mái và thuận tiện nhất khi đeo hàng ngày. Kiểu nhẫn tròn trơn cổ điển được coi là một
lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, nếu kiểu đó đối với bạn quá đơn giản, bạn có thể chọn kiểu
gắn hạt đá hay chạm trổ. Cầu kỳ hơn, một chiếc nhẫn có rãnh giữa được gắn hàng kim
cương nhỏ có lẽ hợp mắt bạn. Về cơ bản, bạn nên chọn nhẫn mang lại cho bạn cảm giác
phong cách và cá tính của mình được bộc lộ qua đó.


Vàng, Bạc hay Bạch kim?
Nhiều cặp vợ chồng chọn chất liệu nhẫn cưới trùng với nhẫn đính hôn. Tuy nhiên, bạn
đừng quá nguyên tắc như vậy. Cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn bên tay phải và nhẫn
cưới bên tay trái. Đồng thời, mỗi bạn có thể đeo nhẫn kiểu dáng giống nhau nhưng khác
chất liệu. Bạn có thể chọn nhẫn phù hợp với trang sức mỗi người thường đeo như nàng
hay đeo trang sức bạc, còn bạn thường xuyên đeo đồng hồ mạ vàng.


Những kiểu nhẫn chính:
- Vàng: Đây là chất liệu của phần lớn các kiểu nhẫn cưới cổ điển vì vàng là biểu tượng
của sự ấm áp và tình cảm trong hôn nhân. Bạn thử nhìn bên trong chiếc nhẫn để kiểm tra
chất lượng của vàng - các chỉ số ấy thường là 14k, 18k và 24k. Loại 24k là vàng nguyên
chất nhất nhưng cũng mềm nhất. Nếu bạn thường làm các công việc bằng tay nhiều, bạn
nên chọn loại 14k hoặc 18k để tránh trầy xước.
Vàng trắng: Một xu hướng “hot” vì được kết hợp giữa bạc và bạch kim nhưng rẻ hơn
bạch kim.


- Bạch kim: Đây là một dạng kim loại cứng nhất và rất thời trang, thường được dùng chế
tác nhiều vật tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Bên cạnh đó, vì ưu điểm không bị pha
trộn nhiều kim loại khác như nhẫn vàng nên platinum vẫn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên,
chất lượng tốt đi đôi với giá thành cao hơn vàng.

Các loại đá quý:
Khi bạn nghĩ tới chuyện gắn đá quý cho nhẫn cưới, bạn nên nhớ nó sẽ theo bạn suốt
ngày. Vì vậy, những loại đá nhẵn và mềm có thể đẹp nhưng không phải là lực chọn tối ưu
cho nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới. Thang Mohs sắp xếp theo khả năng chịu đựng mài
mòn của đá quý thì kim cương (10) là bền vững nhất, còn bột đá Talc (1) là yếu nhất. Bất
cứ loại nào dưới 7 đều được khuyên là không nên chọn để gắn vào nhẫn cưới. Nếu bạn
thường xuyên dùng bàn tay trong công việc thì bạn chỉ nên chọn hồng ngọc, ngọc bích và
kim cương.


Các bạn có thể nắm rõ hơn về độ cứng của đá quý theo danh sách sau:
- Kim cương: 10
- Hồng ngọc (Rubi): 9
- Ngọc bích (Saphia): 9
- Ngọc lục bảo: 8
- Ngọc Topaz: 8
- Ngọc xanh biển: 7,5 - 8
- Thạch anh tím: 7
- Ngọc hồng lựu: 6,5 - 7,5
- Ngọc mắt mèo (Opal): 6
Bạn cũng cần biết một nguyên tắc chung là màu sắc viên đá càng sẫm càng đắt.

×