Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bờ biển Du lịch Việt Nam : Mỏ vàng khổng lồ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.32 KB, 5 trang )

Bờ biển Du lịch Việt Nam : Mỏ vàng
khổng lồ


Phát triển kinh tế biển là một trong bốn nội dung trọng tâm của Hội nghị
Trung ương IV. Nhân dịp này, VNnet đã có cuộc trao đổi với ông Phan
Chánh Dưỡng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Khu chế xuất Tân Thuận,
TP.HCM, một trong những người khởi xướng chương trình phát triển
TP.HCM tiến về biển Đông gần 20 năm trước. Ông là người có công trong
việc biến vùng đất Nhà Bè sình lầy, chua, mặn thành vùng đất vàng và
được xem là một trong những chuyên gia về kinh tế biển của Việt Nam.
Thưa ông, đây là lần đầu tiên vấn đề Chiến lược biển được đặt ra ở tầm cao
nhất, với việc Bộ Chính trị trình BCH T.Ư Đảng “Chiến lược biển đến năm
2020”. Vậy theo ông, kinh tế biển Việt Nam cần định hướng phát triển như
thế nào cho phù hợp với điều kiện hiện nay ?
Vẫn có thể tiếp tục duy trì các lĩnh vực đánh bắt thủy sản, khai thác cát, dầu
mỏ… nhưng luôn nhớ phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch, đó là: phải
giữ môi trường thiên nhiên, chỉ được tô điểm cho nó đẹp hơn lên chứ không
được phép phá vỡ cảnh quan vốn có.
Nếu biết khai thác, bờ biển của ta là bờ biển du lịch của châu Á, của thế
giới, nơi đây thực sự là một mỏ vàng khổng lồ. Nếu các nhà lãnh đạo đồng
ý với những nhận định trên thì các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách sẽ
phải có một cái nhìn khác, phải biết ưu tiên hàng đầu cho việc giữ gìn cảnh
quan môi trường, đặt nó lên trên mọi lợi ích khác, dù trước mắt, những
hướng khai thác khác có thể đem lại một số lợi ích nào đó.
Việt Nam hiện ở vào một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế biển với lợi thế bờ biển dài. Theo ông, chúng ta nên tập trung vào
lĩnh vực gì để phát huy hết thế mạnh này ?
Nếu tính tỉ lệ chiều dài bờ biển trên đơn vị diện tích lãnh thổ, thì nước ta ở
vào hàng TOP 10 của thế giới (trừ những nước đảo quốc). Nhưng dường
như ta chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó. Đơn giản nhất là đánh


bắt thủy sản, ta cũng chưa làm được là bao. Thềm lục địa thì mới chỉ khai
thác dầu mỏ, còn nhiều tài nguyên khác vẫn chưa được nghiên cứu kỹ
lưỡng.
Bờ biển của ta không chỉ dài mà nơi đâu cũng có bãi cát và thắng cảnh,
điều mà không phải nước nào cũng có. Giá trị bờ biển ngày càng tăng cao
theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đây, khi chúng ta cơm chưa no, áo không đủ ấm, du lịch là một thứ
xa xỉ, vì vậy những giá trị liên quan đến du lịch cũng không có ý nghĩa.
Nhưng nay, thế kỷ 21 là thế kỷ bắt đầu khai thác tài nguyên thiên nhiên văn
hóa phục vụ đời sống tinh thần của con người. Những tài sản trời cho dọc
bờ biển VN sẽ là vô giá, là kho tàng vô tận nếu ta biết cách khai thác đúng
hướng.
Tài nguyên dưới lòng đất, kể cả dầu mỏ, chắc chắn sẽ có giá trị thấp hơn
nhiều so với tài nguyên có sẵn trên mặt đất, nhất là ở những vùng giáp ranh
giữa đất và nước như bờ biển, bờ sông… Trong tiềm năng to lớn của kinh
tế biển thì sự khai thác cảnh quan bờ biển để phục vụ cho du lịch là vô cùng
quan trọng. Điều đáng quý là tài nguyên ấy có thể tái tạo được và không
bao giờ cạn kiệt như tài nguyên dưới lòng đất nếu ta biết cách khai thác và
gìn giữ nó.
Nhưng các địa phương thì có nhiều lý do để xây dựng hàng loạt khu công
nghiệp và cảng biển dọc theo bờ biển miền Trung nước ta thay cho phát
triển du lịch, ví dụ như: "bão tố nhiều quá, khách du lịch e ngại", hoặc
"Khu công nghiệp giải quyết được nhiều lao động hơn"… Giải quyết vấn
đề này thế nào ?
Mấu chốt là sử dụng chính sách như thế nào? Thử hình dung xem: Nếu cứ
hễ xây dựng được càng nhiều khu công nghiệp và cảng biển thì càng được
khen, địa phương nào mà chẳng đua nhau đi làm khu công nghiệp và cảng
biển? Nếu nhà nước thay đổi tiêu chí đánh giá khen thưởng lãnh đạo địa
phương bằng những tiêu chí nâng cao cuộc sống thật sự của người dân, tiêu
chí chất lượng môi trường sống, bảo vệ môi trường thiên nhiên thì có lẽ sẽ

ít còn ai đua nhau đi xây dựng cảng biển, đua nhau xây dựng khu công
nghiệp ở những nơi không hội đủ điều kiện xây dựng nữa. Còn bão tố có
mùa nên du lịch hoàn toàn có thể tránh được (trừ những trường hợp đặc
biệt như sóng thần), khoa học kỹ thuật hiện nay có thể cho ta biết trước ít
nhất là 24 giờ, khi có bão đến, có thể phòng bị được. Tôi cũng không nghĩ
là khu du lịch lại thu hút được ít lao động hơn khu công nghiệp .
Trong 2 chỉ số thường dùng để đánh giá về mức độ phát triển kinh tế là
GDP và thu nhập bình quân thực tế của người dân, vấn đề là nhà nước chọn
chuẩn nào? Quan điểm của tôi là phải ưu tiên lấy chuẩn là thu nhập thực tế
của người dân làm gốc. Định hướng phát triển kinh tế của địa phương phải
căn cứ vào tình hình thực tiễn, giai đoạn nào ta cần làm gì, cái gì là không
phù hợp, là lạc hậu, đâu là cái mới, hợp lợi ích dân… Nếu không đủ thông
tin, chính sách nhiều khi mới đưa ra đã lạc hậu, thành tích khen thưởng thì
nhiều mà giá trị hữu ích thật sự chẳng là bao.
Vừa qua tôi có đọc một thông tin rất đáng cho ta suy ngẫm: Thành phố Tô
Châu của TQ có GDP lên đến 60 tỷ USD, GDP bình quân đầu người lên
đến 5000USD/người/năm, ngang bằng với Thượng Hải. Nhưng bình quân
thu nhập thực tế của người dân chỉ có 10 ngàn nhân dân tệ (tương đương
1300USD) trong khi đó dân Thượng Hải thu được 20 ngàn nhân dân tệ,
nghĩa là tỉ lệ thu nhập thật sự của người dân/GDP bình quân đầu người của
Thượng Hải cao gắp đôi Tô Châu (Người TQ gọi là tỷ lệ thịt trên xương).
Tô Châu đã có tăng trưởng ngoạn mục nhưng chỉ tăng trưởng xương mà ít
thịt. Sự khám phá này đã buộc các nhà lãnh đạo đia phương Trung Quốc
phải xem lại tất cả các chỉ tiêu tăng trưởng vừa qua.
Để phát triển các ngành kinh tế biển, việc xây dựng hạ tầng có liên quan sẽ
rất quan trọng ?
Giao thông là khâu then chốt. Giao thông có hai khía cạnh: giao thông hàng
hóa và giao thông con người. Đối với giao thông hàng hóa, bờ biển dài là
một nhân tố thuận lợi, cần khai thác hết tiềm năng của nó. Vấn đề tôi muốn
lưu tâm là giao thông con người.

Với tình trạng giao thông hiện nay, người ta phải mất 36 tiếng đồng hồ để
đi đường bộ từ Sài Gòn ra Hà Nội, ngành du lịch sẽ vô cùng vất vả để phát
triển. Cứ hình dung thế này, nếu tình trạng giao thông không được cải
thiện, ta đầu tư một cục vàng ở miền Trung sau 3 năm sẽ thành cục đá.
Ngược lại, nếu thời gian di chuyển bằng đường bộ từ Sài Gòn ra Hà Nội rút
xuống chỉ còn 8 giờ đồng hồ, tôi tin rằng sau một thời gian núi đá miền
trung sẻ trở thành núi vàng. Vì khi đó ngành du lịch sẽ phát triển mạnh và
kéo theo đó là các ngành dịch vụ thương mại khác mọc lên, khách năm
châu bốn biển sẽ đến, từ đó các ngành nghề kinh tế phù hợp với yêu cầu sẽ
sinh ra.
Khái niệm về khoảng cách trong giao thông hiện nay được đo bằng thời
gian. Trung Quốc hiện đang xây dựng một tuyến đường cao tốc dài 2300
km nối liền Thâm Quyến với Bắc Kinh, thời gian đi từ Thâm Quyến tới
Bắc Kinh được rút xuống chỉ còn 10 tiếng đồng hồ, tuyến đường cũ hiện
nay sẽ dành cho lưu thông hàng hóa (phải mất 24 giờ). Như vậy các vùng
đất dọc tuyến đường sẽ có cơ hội phát triển nhanh.
Tôi thấy, tiền bỏ ra xây dựng hàng loạt các cảng biển hiện nay, thà bỏ ra
làm đường giao thông tốt hơn nhiều. Cảng nằm rải rác khắp nơi, liệu có đủ
hàng hóa cho tàu cập bến hay không? Nếu không, nơi nào có cảng nước sâu
thì đó sẽ là gánh nặng cho ngân sách địa phương vì dù không có tàu vào,
cũng vẫn phải nuôi bộ máy bốc dỡ, vận tải, hải quan…
Những dân tộc sống gần biển thường hình thành luôn một thứ văn hóa biển.
Chúng ta đã sống ven biển từ hàng nghìn năm nay, theo ông, chúng ta đã có
thứ văn hóa này chưa? Phát huy nó thế nào ?
Dân cư ở vùng bờ biển có 2 thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên và giao thông.
Bởi vậy kinh tế của họ sớm phát triển hơn cư dân lục địa. Thế giới có
những đảo quốc phát triển rất nhanh như Nhật Bản và Anh. Để phát triển
họ phải rời khỏi đất liền vươn ra biển nên cư dân của họ phải là những
người dũng cảm, dám mạo hiểm, chinh phục khó khăn, và dễ chấp nhận cái
mới. Họ phải vượt sóng gió chinh phục đại dương để tìm ra của cải nguồn

tài nguyên mới cho mình. Khát vọng và tinh thần vươn lên đó từng bước
hình thành một thứ văn hóa, gọi nôm na là văn hóa biển, hay gọi là văn hóa
hải dương. Chúng ta có truyền thống văn hóa này, phải làm cách nào phát
huy trong sự nghiệp đổi mới và nhất là hội nhập với thế giới hiện nay.
Nguyễn Thủy




×