Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (luật hàng hải quốc tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.88 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Nghiên cứu khoa học
MÔN LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG

Giảng Viên
Lớp Nhóm

: TS. Mai Hải Đăng
:
:

Hà Nội, 5/2022


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN

MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................... 3
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................... 4
4. Cơ cấu của NCKH..................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................... 4


Chương 1: Tổng quan tài liệu về Bảo hiểm hàng hải và Bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển:............................................................................................ 4
Chương 2: Khái quát chung về Bảo hiểm và Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển.................................................................................................................... 7
2.1 Bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế:..................................................................... 7
2.2 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển................................................. 11
Chương 3: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển...............20
3.1 Khái niệm, đặc trưng.............................................................................................. 20
3.2 Cơ sở pháp lý:........................................................................................................ 22
3.3 Phân loại:............................................................................................................... 24
3.4 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển dựa theo các điều kiện
thương mại:............................................................................................................ 25
3.5 Những nội dung cơ bản của hợp đồng Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển:....................................................................................................................... 26
3.6 Khiếu nại, đòi bồi thường tổn thất trong Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển:.................................................................................................................. 30
Chương 4: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về Hợp
đồng Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế của Việt Nam.....31
4.1. Thực trạng thực thi pháp luật về Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ở
Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra................................................................... 31
4.2 Một số đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Hợp đồng Bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế........................................................... 39
C.LỜI KẾT:............................................................................................................... 42

Ký hiệu viết tắt:
BLHH:

Bộ luật hàng hải Việt Nam

QTC:


Quy tắc chung
1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN

NHÓM 5
1. Bùi Mai Trúc – 20064055 (nhóm trường)
2. Nguyễn Minh Anh – 20064005
3. Quản Vân Nhi –
2006404671
4. Nghiêm Thanh Bình – 200640
5. Phạm Quỳnh Anh – 20064069
6. Đoàn Nguyệt Minh – 20064039

3


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài:
Có thể khẳng định, vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa
xuyên quốc gia. Hơn 80% khối lượng hàng hố thương mại trên tồn cầu được vận
chuyển bằng đường biển. Vận tải biển đóng vai trị một mắt xích quan trọng trong
chuỗi dịch vụ logistics, đặc biệt đối với điều kiện của Việt Nam là một quốc gia có bờ
biển dài, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới. Tại Việt Nam, vận tải
bằng đường biển đã có từ nhiều thế kỷ trước nhưng chưa thật sự nổi bật hay mang đến
tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực này.

Qua nhiều thế kỷ, người ta phát hiện được những rủi ro mà hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển mang lại đã gây ra rất nhiều tổn thất lớn và gây ảnh hưởng đến tâm
lý mua
- bán trong kinh doanh. Để khắc phục điều này, các thương nhân quốc tế ln tìm cách
thức tối ưu nhất để chia sẻ rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra, và bảo hiểm hàng hóa bằng
đường biển ra đời với vai trò vừa là một biện pháp hiệu quả để khắc phục hậu quả của
rủi ro trong vận tải biển, vừa là một cam kết mang lại tâm lý an toàn trong kinh doanh
vừa là một khái niệm kinh tế vừa là một công cụ pháp lý.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là một bộ phận không thể
tách rời của hoạt động thương mại quốc tế, đã có từ lâu đời và trở thành tập quán quốc
tế. Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa thì bảo hiểm hàng hố vận chuyển bằng đường
biển là phức tạp và gây ra nhiều tranh chấp nhất khi giải quyết bồi thường. Nắm rõ các
nội dung cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển là một trong những yêu cầu quan trọng đối với không chỉ mỗi doanh nghiệp bảo
hiểm và cả người mua bảo hiểm để tránh các tranh chấp khơng đáng có, gây mất thời
gian, tiền của.
Hiểu được tầm quan trọng của loại hình bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển, chúng em muốn đi sâu hơn vào tìm hiểm, nghiên cứu về đề tài “Một số vấn đề lý
luận về Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế” này.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Mục đích: làm rõ những vấn đề căn bản nhất về bảo hiểm và bảo hiểm hàng hải; đồng thời
nhấn mạnh những khía cạnh pháp lý đặc thù của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển quốc tế.

- Đối tượng: các quy định pháp luật trong nước và quốc tế cùng với hoạt động thực tiễn
của hợp đồng Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: bao gồm các quy định của pháp luật Việt Nam trong mối quan
hệ với pháp luật quốc tế về vấn đề Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

quốc tế.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng, các vấn đề nghiên cứu được giải quyết từ lý luận đến thực

tiễn với việc kết hợp ba quan điểm: quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm
lịch sử cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh trong các nghiên cứu từ thực tiễn đến

việc xây dựng giải pháp, kiến nghị.

4. Cơ cấu của NCKH:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu về Bảo hiểm hàng hải và Bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển:
Chương 2: Khái quát chung về bảo hiểm và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển.
Chương 3: Hợp đồng Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
Chương 4: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về Hợp
đồng Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế của Việt Nam.
Kết luận
Danh mục tài liệu

B. NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan tài liệu về Bảo hiểm hàng hải và Bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam là một lĩnh vực rất
quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, đòi hỏi cần tìm hiểu nắm vững các lý luận pháp




và kinh tế, các quy định pháp luật của các đối tác, của điều ước và tập quán quốc tế về
bảo hiểm hàng hóa... Hiểu được tầm quan trọng và mức độ phát triển của bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển qua các phương tiện giao thơng nói chung đặc biệt là bằng
đường biển tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã dày cơng tìm hiểu, nghiên cứu và đã
thành cơng trong việc cho ra đời những bộ Luật, giáo trình hay sách tham khảo về lĩnh
vực này cho người đọc có thể tìm hiểu sâu hơn. Các cơng trình nổi bật liên quan đến
đề tài như:
“Giáo trình Luật thương mại quốc tế” đề cập các vấn đề pháp lý điều chỉnh các hoạt
động thương mại quốc tế, trong đó các quốc gia và các thương nhân là chủ thể. Hoạt
động của các chủ thể này có quan hệ biện chứng và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong
thương mại quốc tế và để cho dễ hiểu đã chia làm 2 phần lớn, trong đó phần thứ 2 đi
sâu vào bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
“Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển trong thương mại quốc tế” của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng ra đời trang bị cho
chúng ta những hiểu biết nhất định về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
để từ đó hạn chế những rủi ro, thiệt hại khi tham gia vào các giao dịch thương mại
quốc tế. Trong đây được chia làm 4 phần đề cập đến các lĩnh vực khác nhau của bảo
hiểm hàng hóa bằng đường biển trong thương mại quốc tế như: Rủi ro trong vận
chuyển hàng hóa, tổn thất, hợp đồng bảo hiểm, vấn đề bồi thường, khiếu nại…
“Bảo hiểm hàng hải, phức tạp và nhiều tranh chấp” của thạc sĩ Nguyễn Văn Minh,
đăng trên đặc san bảo hiểm 2015. Bài viết đề cập đến các vấn đề pháp lý về bảo hiểm
hàng hải và một số phức tạp khi giao kết và thực hiện bảo hiểm hàng hải. Từ đó, đưa
ra một số tranh chấp trên thực tiễn và phân tích, bình luận.
“Nghĩa vụ cung cấp thông tin bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm" đăng
trên tạp chí luật học số 7/2016 của tác giả Hoàng Minh Thái và Nguyễn Thị Tố Như.
Bài viết đề cập và phân tích nghĩa vụ cung cấp thơng tin của bên mua bảo hiểm. Ngồi
ra, bài viết cịn phân tích một số khuyết điểm của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung
cấp



thơng tin của bên mua bảo hiểm. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc
phục những khiếm khuyết đó.
“Một số vấn đề pháp lý về vận đơn đường biển trong vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển” của ThS. Hà Việt Hưng đăng trên tạp chí Luật học số 5/2014. Bài
viết nghiên cứu những khía cạnh pháp lý về vận đơn đường biển, vai trị của nó liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa.
“Hồn thiện các quy định pháp luật dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam trên cơ sở cam kết
trong Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP)” đăng
trên Tạp chí Luật học số 1/2018 của tác giả Nguyễn Hải Yến. Bài viết nghiên cứu các
thỏa thuận trong CPTPP và các cam kết của Việt Nam về dịch vụ bảo hiểm trong
CPTPP và đưa ra một số kiện nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, cịn một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên như: Luận
văn thạc sĩ luật học của Hà Thị Mai Anh về đề tài “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải theo
pháp luật Việt Nam" năm 2016, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Thanh
Hà về đề tài “Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển quốc tế" năm 2007,...
Đối với tài liệu nước ngồi, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về bảo hiểm hàng hải,
có thể kể đến: “The principle of Indemnity in Marine Insurance Contracts: A
Comparative Approach” của Noussi Kyriaki; “Effects of Insurance on Maritime
Liability Law: A lagel and Economic Analysics” của Masum Billah Muhammad...
Đây đều là những tài liệu quan trọng trang bị cho mọi người những kiến thức cần
thiết về vấn đề bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
trong nước nói riêng. Nhìn ở góc độ tồn diện, các cơng trình nghiên cứu trong nước
chun sâu về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
nói riêng chưa đa dạng và khái qt bằng các cơng trình nước ngồi. Các cơng trình
nghiên cứu chi dừng lại ở một số khía cạnh đơn lẻ. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu
này, nhóm em xin được đi sâu nghiên cứu, phân tích về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển bằng đường



biển quốc tế, từ đó đưa ra một số vụ tranh chấp trên thực tiễn và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.

Chương 2: Khái quát chung về Bảo hiểm và Bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển bằng đường biển.
2.1 Bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế:
2.1.1 Khái quát về bảo hiểm:
a. Khái niệm bảo hiểm:
Về định nghĩa bảo hiểm, có nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới. Theo Dennis
Kessler: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đơng vào sự bất hạnh của số ít”. Monique
Gaullier lại quan niệm: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được
bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để
cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một
khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người
bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp của thống kê”.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế
này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho cơng ty
bảo hiểm, cơng ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm
vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”.
Tóm lại từ những quan điểm trên ta có thể thấy rằng Bảo hiểm là một sự cam kết bồi
thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát
của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được
bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là
phí bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số
người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa
trên Quy luật số đông (the law of large numbers)
b, Một số khái niệm khác:



- Người bảo hiểm (Insurer): Người bảo hiểm hay bên bảo hiểm là người ký kết hợp

đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm, nhận rủi ro tổn về phía mình và được hưởng
một khoản phí bảo hiểm.
Tại Việt Nam, các công ty bảo hiểm như Bảo việt, Bảo minh, AIA, VINARE… chính
là bên bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm (Insured): Là người có quyền lợi bảo hiểm được một cơng ty

bảo hiểm đảm bảo. Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm
xảy ra thì dẫn họ đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp lý hay làm mất đi của họ
những quyền lợi được pháp luật thừa nhận. Ví dụ, người chủ hàng là người được bảo
hiểm trong bảo hiểm hàng hóa.
- Ðối tượng bảo hiểm (Subject matter insured): Là đối tượng mà vì nó người ta phải ký

kết hợp đồng bảo hiểm. Ðối tượng bảo hiểm gồm 3 nhóm chính: Tài sản, con người và
trách nhiệm dân sự.
2.1.2 Phân loại bảo hiểm:
Trên thị trường có 3 loại hình bảo hiểm thương mại bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Trước đó, điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm
2000 chỉ đề cập đến hai loại bảo hiểm là Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Ngành
bảo hiểm sức khỏe chỉ chính thức được công nhận trong lần điều chỉnh, sửa đổi vào
năm 2010. Cụ thể:
- Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm
sống hoặc chết.
- Bảo hiểm sức khỏe: là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị
thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các
nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
2.1.3 Khái niệm, nguyên tắc, các loại Bảo hiểm hàng hải

2.1.3.1. Khái niệm bảo hiểm hàng hải


Theo nghĩa rộng, bảo hiểm hàng hải (Marine Insurance), được xem là biện pháp bảo
đảm nghĩa vụ theo hợp đồng ký kết giữa các chủ thể tham gia vận tải biển. Quan điểm
này xuất phát từ vận tải biển luôn đi cùng với những rủi ro có thể gây ra những thiệt
hại vật chất lớn, thiệt hại về tính mạng và những thảm họa mơi trường khó khắc phục
cũng như những hậu quả khác và bảo hiểm hàng hải là nguồn bồi thường những thiệt
hại gây ra cũng như giảm thiểu hay ngăn ngừa những tổn thất có thể lường trước.
Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm được cung cấp cho tàu, thuyền và hàng hóa được vận
chuyển trên các phương tiện hàng hải. Hầu hết khi hàng hóa được chuyên chở bằng
đường biển thì chủ doanh nghiệp đều mua bảo hiểm hàng hải để đảm bảo an toàn cho
hàng hóa, người và tài sản chung trong suốt hành trình.
Bảo hiểm hàng hóa đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo
hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro
trên bộ, trên sông liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây
ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở do đó gây nên tổn thất về hàng hóa. Đây là
sản phẩm bảo hiểm tài sản được nhiều doanh nghiệp tham gia vì những lợi ích thiết
thực mà nó mang lại, mặt khác nó cịn để đảm bảo an tồn cho hàng hóa, người và tài
sản chung trong suốt hành trình.
2.1.3.2. Phân loại:
3 loại cơ bản của bảo hiểm hàng hải:
- Bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance): Đây là loại bảo hiểm cơ bản nhất trong bảo hiểm
hàng hải, hầu hết những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc hay các thiết
bị khác trên tàu, kèm theo đó là bảo hiểm cước phí hay các chi phí hoạt động của tàu
và một phần trách nhiệm mà chủ tàu bắt buộc phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm
va nhau.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (hay còn gọi là P&I Insurance): Đây là loại bảo
hiểm những thiệt hại và tổn thất gây ra mà phát sinh từ chính trách nhiệm của chủ tàu
trong suốt q trình sở hữu hay kinh doanh, khai thác tàu biển.

- Một loại hình bảo hiểm tất yếu của bảo hiểm hàng hải đó là Bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển (Cargo Insurance).


2.1.3.3. Bản chất
Là hoạt động nhằm bảo vệ người được bảo hiểm nhằm phân tán các thiệt hại tài
chính khỏi những rủi ro, biến cố, hiểm họa trong hoạt động hàng hải cho nhiều người
gánh chịu để người này không phải chịu ảnh hưởng tài chính quá lớn phát sinh bởi các
rủi ro, thiệt hại đó gây ra.
2.1.3.4. Đặc điểm:
- Là bảo hiểm được cung cấp cho tàu, thuyền và hàng hóa được vận chuyển trên các
phương tiện hàng hải
- Thuộc bảo hiểm phi nhân thọ
- Là sản phẩm bảo hiểm tài sản được nhiều doanh nghiệp tham gia vì những lợi ích thiết
thực mà nó mang lại. Hầu hết những rủi ro trên biển đều được bảo hiểm hàng hải bảo
hiểm. Nhưng khơng phải vì vậy mà khi mua bảo hiểm hàng hải là bạn chắc chắn rằng
sẽ được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã ký. Một số rủi ro sẽ bị loại trừ và
không được bảo hiểm khi bạn mua bảo hiểm hàng hải cho hành trình chuyên chở hàng
đi biển của mình.
2.1.3.5. Nguyên tắc của bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm hàng hải hay bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển cần phải
tuân thủ theo 5 quy tắc sau đây:


Nguyên tắc thứ nhất: Quyền lợi có thể bảo hiểm
Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có

lợi ích bảo hiểm. Lợi ích được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn
liền với hay phụ thuộc vào sự an tồn hay khơng an tồn của đối tượng bảo hiểm (ví
dụ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt,..)

Lợi ích được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo
hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải, lợi ích bảo hiểm khơng nhất thiết phải có khi ký kết
hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất và người được bảo
hiểm cần phải có quan hệ pháp lý với hàng hóa. Thì khi đó, người được bảo hiểm sẽ
được hưởng lợi nếu hàng hố đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách
nhiệm.


Nguyên tắc thứ 2: Trung thực tuyệt đối


Là một đặc trưng của hợp đồng hàng hải, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển
phải được giao kết trên cơ sở trung thực tuyệt đối. Tất cả các giao dịch kinh doanh cần
được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối, không được lừa dối.
Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực tuyệt đối.


Nguyên tắc thứ 3: Bồi thường

Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như
thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có
tổn thất xảy ra, khơng hơn không kém và các bên không được lợi dụng bảo hiểm để
trục lợi.
Về nguyên tắc thì số tiền bồi thường tối đa mà người bảo hiểm nhận trong mọi
trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà người đó gặp phải trong quy định
của bảo hiểm.


Ngun tắc thứ 4: Thế quyền


Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo
hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi
hồn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả. Để thực hiện được nguyên tắc này, người
được bảo hiểm phải cung ấp các biên bản giấy tờ, chứng từ vv.. cần thiết cho người
bảo hiểm.


Nguyên tắc thứ 5: Bảo hiểm rủi ro

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả người được bảo hiểm và bên bảo hiểm đều
khơng thể khẳng định rủi ro có thể xảy ra hay không, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng
hoá được giao kết mà người bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hố thì bảo
hiểm sẽ trở nên vơ hiệu.
Nói tóm lại, bảo hiểm hàng hải ra đời là do sự tồn tại khách quan của các rủi ro và
các rủi ro đó sẽ được chính là sự trang trải những tổn thất của những người được bảo
hiểm gặp rủi ro cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu thơng qua phí bảo
hiểm. Người bảo hiểm là người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn
thất này cho tất cả những người tham gia bảo hiểm.

2.2 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (Cargo insurance)
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:


Bảo hiểm hàng hải có lịch sử từ rất lâu đời, nó ra đời và phát triển cùng với sự phát
triển của thương mại quốc tế. Ngay từ thế kỷ 5 TCN, vận tải hàng hóa đường biển đã
ra


đời. Để hạn chế rủi ro, những thương gia khôn ngoan nhất đã tìm cách san bớt hàng
hóa của mình sang nhiều thuyền bn khác nhau, phịng khi họ gặp bất trắc thì chỉ mất

một phần của cải, khơng đến mức tán gia bại sản. Có thể nói đây là hình thức sơ khai
của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
Đến năm 1182, ở miền bắc nước Ý, người ta đã nghĩ ra biện pháp bảo hiểm hàng hóa.
Từ Polyco (đơn mua) chỉ hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ra đời; người bán đơn này ký
tên phía dưới, cam kết với người mua đơn sẽ thực hiện những nội dung đã ghi trên
đơn. Và hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm sau đó đã ra đời với tư cách là một nghề
riêng. Sau thế kỷ 14, theo đà phát triển của thương mại hàng hải ở châu Âu đã dần dần
xuất hiện những luật lệ về hoạt động hàng hải bao gồm pháp luật về bảo hiểm. Chiếu
dụ Barcelona
- Tây Ban Nha năm 1435 đã công bố Quy tắc bảo hiểm hàng hải và thủ tục bồi thường

tổn thất. Chiếu dụ này cho đến nay được coi là "Luật bảo hiểm hàng hải lâu đời nhất
trên thế giới". Sau đó ở thành phố Antwerp của Bỉ, Amsterdam của Hà Lan đã lập ra
tòa án bảo hiểm hàng hải để xét xử những vụ tranh chấp về bảo hiểm.1
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hải trên phạm vi toàn cầu đã dẫn đến sự
ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước
quốc tế liên quan đến thương mại hàng hải như: Mẫu hợp đồng bảo hiểm Lloyds năm
1776, Luật bảo hiểm Anh năm 1906, Công ước Brucxen năm 1924, Quy tắc Hague –
Visby năm 1968, Incoterms … từ đó làm cơ sở cho hệ thống pháp luật riêng của từng
quốc gia về Bảo hiểm hàng hải.
Tại Việt Nam ngày 30-6-1990, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Bộ luật hàng hải. Đây là một bộ luật có quy mơ lớn với nhiều chế định
phức tạp, được ban hành trong thời kỳ đổi mới đất nước. Sau Bộ luật hàng hải 1990,
tại kỳ họp thứ 8, khóa X, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thơng qua Luật kinh doanh bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm là văn bản luật
chuyên ngành bảo hiểm đầu tiên, luật này điều chỉnh các quan hệ trong kinh doanh bảo
hiểm tại Việt Nam trong đó có cả bảo hiểm hàng hải.


1


Nguyễn Ngọc Minh (2006), Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, Luận văn thạc
sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


Tiếp theo đó, Quốc hội đã ban hành lần lượt Bộ luật Hàng hải năm 2005 và Bộ luật
Hàng hải năm 2015 để điều chỉnh hoạt động hàng hải nói chung cũng như vấn đề bảo
hiểm hàng hải nói riêng trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, trình độ
khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao, các hình thức hợp tác kinh tế, phương thức
chuyển giao ngày càng đa dạng, phong phú, luật pháp quốc tế về hàng hải, thương mại
và bảo hiểm có những thay đổi đòi hỏi Bộ luật Hàng hải cũng phải thay đổi là một tất
yếu sao cho phù hợp với tình hình thực tế của khu vực và quốc tế hiện nay.
2.2.2 Khái niệm, các loại Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được hiểu là bảo hiểm những mất
mát hoặc hư hỏng của hàng hóa hoặc trách nhiệm liên quan đến hàng hóa được bảo
hiểm. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bao gồm bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ.
2.2.3 Rủi ro trong Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:
2.2.3.1 Khái niệm
Trong bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển nói riêng, rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng có thể gây ra hư hỏng, thiệt hại
hoặc hủy hoại đối tượng bảo hiểm.
Rủi ro (Risk) được hiểu là những sự cố ngẫu nhiên, bất ngờ; là những mối đe dọa
nguy hiểm mà khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Rủi ro trong Bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là những rủi ro xảy ra trên biển,
cửa biển liên quan đến hàng hóa hay q trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
quốc tế.
Trong các đơn bảo hiểm hàng hải xa xưa nhất, người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm
cho bốn rủi ro lớn là: chìm đắm; mắc cạn; cháy nổ; đâm va. Sau này, do hoạt động
thương mại quốc tế dần được phát triển và ngày càng trở nên phổ biến, nhu cầu về bảo

hiểm của các thương nhân ngày một cao vì vậy, để thu hút khách hàng các công ty bảo
hiểm ngày càng mở rộng phạm vi bảo hiểm của mình.
Dưới đây là sự phân loại những rủi ro phổ biến, trên thực tế các hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có thể chỉ chứa đựng một vài loại rủi ro kể tên


hoặc có thể bổ sung thêm một số rủi ro khác tùy theo sự thỏa thuận của các bên khi
đàm phán hợp đồng.
2.2.3.2 Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên nhân sinh ra rủi ro:
Có ba loại rủi ro sau:
- Rủi ro do thiên tai
Thiên tai (Act of God) là những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể
chi phối được, như biển động, bão, gió lốc, sấm sét, thời tiết xấu, sóng thần, núi lửa
phun, động đất… Tuy nhiên, việc xác định những hiện tượng tự nhiên này có phải là
thiên tai hay không cần dựa vào các tiêu chuẩn của các ngành chun mơn khí tượng,
địa chất. Ví dụ, mưa rào là cơn mưa to có lượng mưa trên 16 milimet/1 giờ hay trên 50
milimet/24 giờ. Nếu mưa to nhưng lượng nước mưa chưa đạt tiêu chuẩn này thì khơng
thuộc loại rủi ro được bảo hiểm.2
- Rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển
Tai họa của biển (Perils of the Sea) là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở
ngoài biển như: tàu bị mắc cạn, đắm, cháy nổ, đâm va nhau, đâm va phải vào những
vật thể khác, tàu bị lật úp, bị mất tích, ném hàng xuống biển… Những rủi ro này được
gọi là những rủi ro chính (Major casualties)
- Rủi ro do hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người được bảo hiểm gây nên: là
các rủi ro do chiến tranh (chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, hành động thù địch hoặc
hàng bị tịch thu, bị chiếm giữ, thiệt hại do bom, mìn ngư lơi…); rủi ro do đình cơng
(đình cơng, cấm xưởng, ngừng trệ lao động, bạo động nổi loạn của công nhân…) và
các hành vi khủng bố hoặc do người khủng bố gây ra.
- Rủi ro do các nguyên nhân khác: là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiên bên ngồi
khơng thuộc những rủi ro của biển nói trên, những rủi ro này được gọi là những rủi ro

phụ (Extraneous risk).

2

Nguyễn Vũ Hồng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển trong thương mại quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


Tai nạn bất ngờ khác có thể xảy ra trên biển (nhưng nguyên nhân không phải là một
thiên tai hay tai họa của biển), trên bộ, trên sông, trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ,
giao nhận, lưu kho, bảo quản hàng hóa như: hàng bị vỡ, cong, bẹp, hấp hơi, thối, rỉ,
thiếu hụt, mất trộm, mất cắp, hư hại do móc, cẩu, do chuột bọ, cơn trùng, nấm mốc…
Tai nạn do bản chất hay tính chất đặc biệt của hàng hóa, như nội tỳ (hư hại mang tính
bản chất của hàng hóa) hay ẩn tỳ (hư hỏng của hàng hóa mà bằng khả năng thông
thường con người không thể phát hiện được). Hoặc rủi ro do sự chậm trễ trong quá
trình vận chuyển.
2.2.3.3 Căn cứ vào nghiệp vụ của bảo hiểm
Có ba loại rủi ro sau:
- Rủi ro thơng thường được bảo hiểm: là những rủi ro được bảo hiểm một cách bình
thường theo điều kiện của bảo hiểm gốc. Đây là những rủi ro có tính chất bất ngờ,
ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm như các rủi ro do thiên tai,
do các tai nạn bất ngờ trên biển (mắc cạn, đắm tàu, cháy nổ, đâm va, ném hàng xuống
biển…) hay các tai nạn bất ngờ khác, tức là gồm cả rủi ro chính và rủi ro phụ.
- Rủi ro phải bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phải thỏa
thuận thêm, thỏa thuận riêng chứ không được bồi thường theo các điều kiện của bảo
hiểm gốc. Loại rủi ro này bao gồm rủi ro do chiến tranh, khủng bố, đình cơng…
- Rủi ro khơng được bảo hiểm (rủi ro loại trừ tuyệt đối): là các rủi ro đương nhiên xảy
ra, chắc chắn xảy ra mà không được người bảo hiểm nhận hoặc không được người bảo
hiểm bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là các rủi ro có thể do bản chất, nội tỳ của
hàng hóa hoặc nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ hay những rủi ro có tính chất thảm

họa mà con người khơng lường trước được.


Bn lậu (contraband), đình cơng, chiến tranh..



Nội tỳ: là những hư hại mang tính bản chất của hàng hóa. Ví dụ: gạo hay bị mọt,
hoa quả bị thối…



Ẩn tỳ của hàng hóa: là những hư hỏng của hàng hóa mà bằng khả năng thông
thường con người không phát hiện được. Ví dụ: thùng rượu bề ngồi nhìn cịn tốt
nhưng lớp


gỗ bên trong bị hỏng; tàu có nước sơn tốt nhưng sắt thép bị rỉ, nước có thể tràn qua
chỗ bị rỉ…


Lỗi của người được bảo hiểm: Ví dụ: khai báo hàng khơng đầy đủ; hàng khơng
thích hợp vận chuyển bằng đường biển; khơng cố gắng cứu vớt hàng hóa khi xảy ra
sự cố…



Chủ tàu mất khả năng tài chính: là những rủi ro mà chủ tàu không thể đáp ứng
được những nhu cầu chi tiêu bất thường trong quá trình vận chuyển.
Ngồi ra, cịn có nhiều ngun nhân khác dẫn đến những rủi ro loại trừ như: mất thị


trường, sụt giá sản phẩm; tàu đi chệch hướng; hao hụt tự nhiên: hàng bị rơi vãi, bay
hơi… (Theo ICC 1982)
2.2.4. Tổn thất trong Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
2.2.4.1 Khái niệm Tổn thất
Tổn thất (Loss/Damage) là những hư hỏng, thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm
do các rủi ro gây ra. Nói đến tổn thất là nói đến những thiệt hại và đó là sự kiện làm
phát sinh trách nhiệm vật chất của bảo hiểm. Trong bảo hiểm, người bảo hiểm chỉ bồi
thường cho những tổn thất chứ không bồi thường rủi ro, tổn thất muốn được bồi
thường thì phải do những rủi ro đã thỏa thuận gây nên.
Tổn thất có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau.
2.2.4.2 Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất
Có hai loại tổn thất sau:
- Tổn thất bộ phận (Particle loss): là một phần của hàng hóa được bảo hiểm theo hợp
đồng khi bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Tổn thất bộ phận được thể hiện ở sự giảm về
số lượng, trọng lượng, thể tích hoặc giá trị hàng hóa. Ví dụ: lơ hàng có 20 kiện kính bị
vỡ 7 kiện; lơ hàng có 1 tấn phân bón bị thiếu hụt 300kg; lơ hàng bị hư hỏng và có biên
bản giám định ghi nhận là giảm 12% giá trị thương mại…
- Tổn thất toàn bộ (Total loss): là tồn bộ hàng hóa được bảo hiểm theo một hợp đồng
bảo hiểm khi bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại.




Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual total loss): là tồn bộ hàng hóa được bảo hiểm bị hư
hỏng, thiệt hại, mất mát hoặc bị biến dạng khơng cịn như lúc mới bảo hiểm nữa hoặc bị
mất đi, bị tước đoạt đi (hàng hóa bị hủy hoại hồn tồn, khơng thể lấy lại được…). Trong
trường hợp tổn thất toàn bộ thực sự, người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo
hiểm hoặc số tiền bảo hiểm theo như hợp đồng.
Ví dụ: một lơ hàng bị hư hỏng và biên bản giám định ghi nhận là giảm giá trị thương

mại 100%; lơ hàng nến thơm bị nóng chảy thành tảng, khơng giữ được hình dạng như
ban đầu; tàu bị đắm hay tàu bị mất tích…


Tổn thất tồn bộ ước tính bị thiệt hại (Constructive total loss): là số hàng hóa được
bảo hiểm bị thiệt hại chưa tới mức tổn thất tồn bộ nhưng bị từ bỏ vì khơng thể tránh
khỏi tổn thất toàn bộ trên thực tế hoặc nếu bỏ thêm chi phí ra để cứu chữa có thể bằng
hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm. Như vậy, tổn thất toàn bộ trong trường hợp này được
gọi là tổn thất tồn bộ ước tính hoặc tổn thất coi như tồn bộ.
Ví dụ, một tàu chở gạo trên lộ trình về cảng thì gặp bão. Khi ghé vào một cảng khác
để lánh nạn thì gạo đã ướt hết. Nếu cứ tiếp tục chở về cảng đến thì gạo sẽ hỏng hết, tức
là sẽ xảy ra tổn thất toàn bộ thực sự và người bảo hiểm sẽ phải bồi thường toàn bộ.
Một ví dụ khác là trường hợp tàu chở sắt, thép, đi dọc đường thì bị tai nạn, phải ghé
vào một cảng lánh nạn và không thể tiếp tục hành trình. Mặc dù sắt thép chưa bị hư
hỏng hay thiệt hại những chi phí để đỡ hàng lên bờ, thuê tàu khác chở tiếp, xếp hàng
xuống tàu, lưu kho, lưu bãi… vượt quá giá trị của sắt, thép tại cảng đến hoặc vượt quá
giá trị bảo hiểm theo thỏa thuận.3
Trong những trường hợp trên, nếu cứ tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã định thì sẽ
khơng có lợi cho cả người bảo hiểm lẫn người được bảo hiểm. Để cứu vớt hàng hóa và
bảo vệ quyền lợi cho đơi bên, pháp luật của các nước đều quy định có thể coi đó là tổn
thất tồn bộ với điều kiện là người được bảo hiểm phải từ bỏ hàng cho người được bảo
hiểm, khi đó quyền sở hữu hàng hóa sẽ thuộc về người bảo hiểm và họ sẽ phải bồi
thường toàn bộ giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

3

Ths. Hà Văn Hội (2002), Giáo trình Vận tải và Bảo hiểm trong bn bán quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.



2.2.4.3 Căn cứ vào trách nhiệm của các bên liên quan
- Tổn thất chung (General average): là sự hy sinh hoặc chi phí bất thường được tiến
hành một cách cố ý và hợp lý vì mục đích cứu tàu, hàng hóa, và cước phí chở trên tàu
thốt khỏi một sự nguy hiểm chung.
Tổn thất chung là một khái niệm có từ lâu trong ngành hàng hải, trước đây nó được
ghi nhận trong luật Rhodian và Luật La Mã và hiện nay là Quy tắc York Antwerp. Quy
tắc này được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1950, 1974, 1990 và 1994. Quy tắc York
Antwerp gồm hai loại điều khoản: điều khoản được đánh số chữ cái (từ A đến G) quy
định những vấn đề chung nhất về tổn thất chung như định nghĩa, hành động tổn thất
chung, các nguyên tắc tính tốn, phân bổ tổn thất chung; và điều khoản được đánh theo
số La Mã (từ I đến XXII) quy định về các trường hợp hy sinh và chi phí tổn thất chung
cụ thể.
Gọi là tổn thất chung bởi vì có một hay nhiều quyền lợi đã hy sinh vì an tồn chung
cho tồn bộ hành trình trên biển, tức là để cứu các quyền lợi khác trong hành trình đó
thốt khỏi một sự nguy hiểm chung. Chẳng hạn như con tàu chở hàng đang di chuyển
trên biển thì gặp bão. Thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu tìm mọi cách chống đỡ
với cơn bão nhưng bão ngày càng to và tàu có nguy cơ bị đắm. Thuyền trưởng quyết
định vứt bớt một số hàng để cho tàu nhẹ bớt và tàu đã qua được cơn bão. Thiệt hại do
việc vứt hàng xuống biển gọi là hành động tổn thất chung. Như vậy tổn thất chung là
những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục
đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí chở trên tàu thốt khỏi một sự nguy hiểm chung,
thực sự đối với chúng.
Theo nguyên tắc tính toán giá trị chịu phân bổ về tổn thất chung (Rule G) của quy tắc
York Antwerp, tổn thất chung được giải quyết cả về tổn thất và mức đóng góp trên cơ
sở trị giá vào thời điểm chấm dứt hành trình. Khi có tổn thất chung các quyền lợi trong
hành trình có trách nhiệm đóng góp vào tổn thất chung. Nhưng phân bổ, đóng góp như
thế nào, theo tiêu chuẩn và quy tắc nào thì các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng vận
tải (vận đơn và hợp đồng thuê tàu).



- Tổn thất riêng (Particular loss): là tổn thất do rủi ro bất ngờ hoặc sơ suất, ngẫu nhiên
xảy ra chứ khơng phải do cố ý. Tổn thất riêng có thể là tổn thất tồn bộ hay bộ phận,
có thể hư hỏng về mặt phẩm chất hay thiếu hụt về mặt trọng lượng, số lượng của hàng
hóa.
Đối với tổn thất riêng, cần lưu ý:
+ Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm thì người bảo hiểm phải
bồi thường.
+ Nếu tổn thất riêng vừa thuộc trách nhiệm người bảo hiểm và người chuyên chở thì
người bảo hiểm phải bồi thường cho chủ hàng. Sau đó thế quyền chủ hàng địi lại
người chun chở.
+ Nếu tổn thất riêng khơng thuộc trách nhiệm của ai cả thì chủ hàng phải tự gánh chịu.
2.2.5 Vai trị của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
Trong bối cảnh hội nhập hóa, tồn cầu hóa hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa giữa
các quốc gia và khu vực được thực hiện phần lớn qua đường biển. Mặc dù, có nhiều ưu
thế trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng vận tải đường biển chứa đựng nhiều
rủi ro, hiểm họa không lường trước được. Điều này, xuất phát từ đặc điểm của vận tải
biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường hoạt động, điều kiện thủy văn
trên biển... Những rủi ro này có thể gây ra những tổn thất lớn làm cho các nhà kinh
doanh hàng hóa xuất nhập khẩu trắng tay, lúc này, họ cần có bảo hiểm để bảo đảm cho
hàng hóa của mình.
Để khắc phục hậu quả về tài chính của rủi ro, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
được liên tục, các thương nhân có thể đi vay mượn và phải trả lãi cho các khoản vay,
hoặc nhờ sự cứu trợ của người khác, hoặc chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng
việc ký kết một hợp đồng bảo hiểm. Với khoản chi phí nhỏ này, người có quyền lợi về
hàng hóa hồn tồn có thể yên tâm về những rủi ro bất ngờ mà hàng hóa của mình có
thể gặp phải. Do đó lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, đặc biệt là bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển ngày càng trở nên quan trọng, phổ biến hơn bao giờ hết và là
một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế ngày
nay.



Trước hết, bảo hiểm không chỉ hạn chế, ngăn chặn các rủi ro trước mắt mà cịn có thể
bù đắp những thiệt hại, mất mát về người và tài sản của các cá nhân, tổ chức, doanh


nghiệp do các rủi ro gây ra, nhằm khắc phục những rủi ro để ổn định đời sống, sản
xuất, kinh doanh. Khi tham gia bảo hiểm, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể
yên tâm phần nào với hàng hóa của mình trong q trình vận chuyển, đồng thời cũng
nâng cao ý thức của họ trong việc phòng, ngừa và hạn chế tổn thất không chỉ trong
hoạt động vận tải biển nói riêng mà cịn trong mọi lĩnh vực hoạt động nói chung của
con người. Ngồi ra, phí bảo hiểm sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn để bổ sung vào ngân
sách Nhà nước, từ đó có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác và đồng thời sử dụng các
khoản tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả. Hơn nữa, sự phát triển của ngành bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cũng vơ hình chung đẩy mạnh quan hệ hợp tác
quốc tế cũng như quá trình xuất – nhập khẩu giữa các quốc gia trong khu vực và trên
thế giới.

Chương 3: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển.
3.1 Khái niệm, đặc trưng
3.1.1 Khái niệm
Khoản 1, Điều 12, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2013 có quy định như sau về
khái niệm của hợp đồng bảo hiểm: “ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên
mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Bên cạnh đó, điều 303, Bộ luật hàng hải năm 2015 lại định nghĩa về hợp đồng
bảo hiểm hàng hải là: “ Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro
hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và
người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải

thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp
đồng.”
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển đề cập đến
đối tượng chính của bảo hiểm là hàng hoá. Hàng hoá khi được vận chuyển theo đường
biển có thể gặp những rủi ro hàng hải. Để tránh phải chịu những tổn thất do các sự
kiện bất trắc xảy ra khi vận chuyển, người ta phải mua bảo hiểm. Từ đó, có thể hiểu
rằng, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển là hợp đồng bảo hiểm
các rủi ro hàng hải mà đối tượng chính của loại bảo hiểm này là hàng hố, theo đó,


người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thoả thuận và người bảo hiểm cam
kết bồi thường


×