Chương 8: TÂN BÀO (BƯỚU)
PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh
BSTY. Lê Nguyễn Phương Khanh
1
1.
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BƯỚU
(TÂN BÀO, KHỐI U, TUMORS)
1.1. Đặc điểm chung về hình thái, cấu tạo của tổ chức
bướu
1.1.1. Hình thái
• Hình cầu hay mợt khới lớn sùi có những u nhỏ, có khi
nhú lên bề mặt (u nhú), hoặc kéo dài như một thảm lông,
hay nhú dài bám chắc vào mô bào tạo thành những nụ
thịt (dạng polip). Bướu cũng có thể là một nang trong có
chất chứa; hoặc phân nhánh như rễ cây hay càng cua
xâm nhập sâu vào mô bào, cũng có khối bướu tạo thành
loét nơng hoặc sâu, rìa nhăn nheo gờ ghề
• Kích thước: phụ thuộc vào tính chất của bướu (lành,
độc), vị trí mọc và thời gian phát triển.
2
1.1.2. Cấu tạo
+ Nhu mô: là thành phần cơ bản, quyết định tính chất và đặc điểm phát triển,
giúp xác định bướu thuộc loại biểu mô, liên kết hoặc gồm cả hai loại
- Ở bướu lành: hình thái giống như tế bào mẹ nhưng sự sắp xếp tế bào lộn
xộn, khơng có định hướng.
- Ở bướu đợc:
• Tế bào ở dạng phôi thai, giống ít hoặc không giống tế bào mẹ, sắp xếp lợn
xợn, to nhỏ khơng đều
• Ngun sinh chất chứa nhiều hạt sinh trưởng, lượng ARN tăng (quá trình
tổng hợp protein và sinh trưởng mạnh). Nguyên sinh chất có chứa nhiều
hạt khác như lipit, glycogen, chromatin v.v...
• Nhân tế bào to nhỏ không đều, sự phân chia hỗn loạn: nhiễm sắc thể có khi
quá nhiều hoặc quá ít, sự phân bố không đều, lộn xộn, có khi chia nhiều
cực. Đôi khi kích thước nhân rất lớn, màng nhân lồi lõm, kỳ hình (nhân hình
quái). Trong nhân chứa nhiều ADN nên rất to, bắt màu sẫm. ARN tăng nên
hạch nhân rất to, có khi có nhiều hạch nhân. Tỷ lệ nhân trên nguyên sinh
chất lớn hơn so với tế bào bình thường cùng loại.
+ Chất đệm: là tổ chức liên kết, chỗ dựa và cung cấp dưỡng chất cần thiết để
bướu tồn tại và phát triển
Là mô liên kết của bướu, chứa nhiều huyết quản, mạch bạch huyết, nhánh
thần kinh, mô liên kết và các tế bào tự do khác như bạch cầu, lymphô bào,
đại thực bào.
3
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
• Bướu lành: Sinh trưởng theo hình thức bành trướng,
chèn ép
• Bướu đợc: hình thức lan tỏa, xâm lấn
Bướu di căn: hình thái và chức năng giống như bướu
nguyên phát
- Phát triển lan ra các tổ chức lân cận, gọi là di căn do tiếp
xúc
- Theo các khe rãnh hoặc các xoang tự nhiên trong cơ thể
- Theo đường bạch huyết
- Theo đường huyết quản
Thứ tự các cơ quan trong cơ thể mà tế bào bướu di căn
đến: Phổi - Gan - Não - Xương. Các cơ quan ít được di
căn đến: Cơ - Da - Tuyến ức - Lách.
4
1.2. Tính chất
- Bướu sinh ra là tồn tại mãi mãi không bao giờ tự tan biến
đi, trừ trường hợp rất đặc biệt.
- Tăng kích thước nhân
- Tăng tỉ lệ nhân so với bào tương
- Không được kiểm soát
- Xâm lấn và di căn mạnh
- Tế bào biệt hóa thấp, không làm được chức năng bình
thường
- Dễ bị hoại tử nếu thiếu dưỡng chất nhất là vùng trung
tâm bướu
- Đôi khi tiết ra những chất lạ mà ta có thể gián tiếp thấy sự
hiện diện tế bào ung thư khá đặc hiệu
5
U
VIÊM
Tạo ra một mô mới
Làm thay đổi một mô
sẵn có
Không chịu sự chỉ huy
của cơ thể
Chịu sự chỉ huy của cơ
thể
Sinh sản tế bào không
giới hạn về không gian
và thời gian
Sinh sản có giới hạn về
không gian và thời gian
Quá sản không ngừng
lại khi đã hết kích thích
Viêm ngừng lại khi kích
thích đã hết
Nguyên nhân chưa rõ,
không ngăn chặn được
tiến triển
Nhiều nguyên nhân đã
rõ, có thể ngăn chặn
6
• Quá sản là hiện tượng tế bào sinh sản quá mức có thể
bù đắp lại sự mất chất, hay để đáp ứng lại sự tăng chức
năng. Quá sản khác u ở chỗ là có sự hạn chế về số
lượng và thời gian của sự sinh sản tế bào, khi ngừng
kích thích, quá sản tế bào cũng ngừng lại, chức năng
vẫn tương đới đảm bảo.
• Loạn sản là sự quá sản và thay đổi phần nào chất lượng
của tế bào và mô nhưng vẫn nằm trong sự điều chỉnh
của cơ thể. Loạn sản có thể bình thường hoặc có thể
dẫn đến ung thư. Loạn sản khác ung thư vì: (1) không
có đảo lộn cấu trúc, (2) không có sự phân chia bất
thường và sự sinh sản tế bào vẫn bị hạn chế, (3) vẫn có
sự biệt hóa tế bào, tuy có nhiều tế bào non hơn bình
thường. Tuy nhiên không dễ phân định rõ giữa ung thư
và loạn sản mà phải xem xét nhiều vùng và theo dõi lâu
dài
7
1.3. Nguyên nhân gây ra bướu
1.3.1. Yếu tố bên trong
a. Yếu tố di truyền: tiền gen sinh ung thư (protooncogien)gen sinh ra ung thư (oncogien); gen ức chế
sinh ung thư (antioncogien)
b. Yếu tố nội tiết
c. Tuổi
d. Sắc tố
e. Giới tính:
thường có ở những thú đực hơn thú cái, tuỳ loại bướu và
tùy loại thú
f. Miễn nhiễm
g. Thuyết của Cohnheime về các tế bào sai vị trí ở phôi:
Cohnheime cho rằng các tế bào nằm sai vị trí trong phát
triển phôi có thể gây ra bướu bất ngờ. Các tế bào này
thường thấy ở tuyến thượng thận, thận, tuyến giáp
trạng, phó dịch hoàn và tụy tạng
8
1.3.2. Yếu tố bên ngoài
a. Tác nhân vật lý: Các kích thích mãn tính, bức xạ ion hóa (các chất phóng xạ, tia
gamma, quang tuyến X, hạt alpha, hạt beta, neutron, uranium, radium, thorium...),
bức xạ tia cực tím.
b. Tác nhân hóa học:
- Methylcholanthrene.
- Các hydrocacbon thơm đa vòng (có nhiều trong khói thuốc lá).
- Amin thơm.
- Các chất tạo màu, chất bảo quản, hương vị trong thực phẩm...
- Nitrosamin, muối nitrat, nitrit.
- Các sản phẩm từ tự nhiên (độc tố nấm mốc aflatoxin...), thuốc trừ sâu, diệt côn trùng,
thuốc diệt cỏ...
- Một số muối kim loại như muối bary, muối niken...
- Các chất trơ như các chất dẻo, các chất trùng hợp như nylon, tyflon, xelophan,
polyethylen, polyvinyl...
c. Tác nhân sinh học:
- Virus gây ung thư: Papovavirus tạo papilloma da, màng nhày cơ quan sinh dục, bàng
quang hay bướu màng não ở chó, người...
- Vi trùng: vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm dạ dày mãn tính và ung thư dạ dày trên
người.
- Ký sinh trùng: Spirocerca lupi là một trong những nguyên nhân gây bướu ở thực quản
và dạ dày; sán lá Schistosoma.
- Nấm mốc gây ung thư: Aspergillus flavus sinh ra độc tố aflatoxin, Aspergillus ochraceus
sinh ra độc tố ochratoxin, Aspergillus versicolor sinh ra độc tố sterigmatocystin.
Những độc tố này gây ung thư gan trên động vật và người
9
10
2. PHÂN LOẠI BƯỚU
2.1. Sinh học (Tiến triển lâm sàng):
Tùy thuộc quá trình diễn biến bệnh: bướu lành,
bướu ác (ung thư), bướu giáp biên ác (hoặc có
đợ ác thấp)
• Bướu lành: tên tiền tố (biểu thị cấu trúc tế bào
và mô u) + “OMA”.
Ví dụ: fibroma (bướu sợi), osteoma (u xương)
• Bướu ác:
CARCINOMA: các ung thư x́t ng̀n từ thượng
mơ (bề mặt da, niêm mạc, …)
SARCOMA: là tên gọi các ung thư xuất nguồn từ
mô liên kết (xương, sụn, cơ, …)
11
SO SÁNH BƯỚU LÀNH VÀ BƯỚU ÁC
• Đại thể
BƯỚU LÀNH
BƯỚU ÁC
- Có vỏ bọc
- Không
- Ranh giới rõ
- Không
- Không xâm nhập
hay chèn ép
- Xâm nhập sâu, có nhiều rễ
ăn vào mô chung quanh
- Di động khi sờ nắn - Không
12
• Vi thể
BƯỚU LÀNH
BƯỚU ÁC
-Cấu tạo giống mô lành. Ngăn
cách rõ rệt với các mô kế cận
-Không. Cấu trúc xáo trộn
-Không
-Khối bướu thoái triển ở mức tối
thiểu. Các tế bào thường ở dạng
trưởng thành
-Thoái triển rõ rệt. Nhiều tế bào
còn non (dạng phôi thai)
-Hiếm có phân bào
-Luôn có gián phân
-Không xuyên qua hay xâm nhập
bao mô liên kết.
Không có sự xâm nhập của bộ
tiếp giáp
-Xuyên thủng hay xâm nhập
-Có
-Biến đổi thoái hoá và hoại tử
trong bướu nhẹ
- Xảy ra mãnh liệt
-Không có hay ít phân chia
-Có nhiều nhân chia không đều
13
•Tiến triển
BƯỚU LÀNH
BƯỚU ÁC
-Không có hình quái
-Có
-Tiến triển chậm tại chỗ
-Nhanh
-Không làm chết cá thể,
trừ trường hợp đặc biệt
ở vị trí nguy hiểm
-Làm chết cá thể (gây
chảy máu hoại tử)
14
•Điều trị
BƯỚU LÀNH
BƯỚU ÁC
-Không di căn
-Di căn
-Không được cắt bỏ,
khỏi hẳn. Ít ảnh hưởng
đến cơ thể
-Dễ tái phát. Ảnh hưởng
nặng đến cơ thể
-Cắt bỏ dễ dàng
-Cắt bỏ, điều trị khó
khăn
15
2.2. Tở chức phát sinh
• Dựa trên cơ sở xác định loại tế bào gốc sinh
ra bướu mà xếp loại, tức là dựa vào nguồn
gốc bào thai của chúng.
16
Tế bào gốc
Bướu lành
Bướu độc
Tế bào mô sợi
fibroma
fibrosarcoma
Phôi sản xuất chất nhày
myxoma
myxosarcoma
Tế bào mỡ
lipoma
liposarcoma
Tế bào sụn
chondroma
chondrosarcoma
Tế bào cơ vân
rhabdomyoma
rhabdomyosarcoma
Tế bào cơ trơn
leiomyoma
leiomyosarcoma
Tế bào thần kinh
neuroma
neurosarcoma
Tế bào thần kinh giao
glioma
gliosarcoma
Tế bào nội bì bạch huyết
quản
lymphangioma
lymphangiosarcoma
Bạch huyết bào
lymphoma
lymphosarcoma
Hắc tố phôi bào
melanoma
Malignant melanoma
Tế bào biểu mô vảy
papilloma
Squamous-cell carcinoma
Tế bào biểu mô tuyến
adenoma
adenocarcinoma
17
2.3. Định khu
Dựa vào vị trí bướu
2.4. Cấu trúc hoặc mô ta
Dựa vào các đặc điểm về đại thể và vi thể của bướu.
- Biểu mô: Papilloma: bướu có nguồn gốc từ biểu mô
vảy ở bề mặt.
- Mô liên kết (bướu xương, sụn, mô sợi, mô cơ).
- Hỗn hợp: Hai hoặc ba loại bướu có ở cùng một loại
mô bướu.
-Bướu kì hình (teratoma): là một loại bướu phát triển
do một tật của phôi và chứa những mô bướu dạng
sinh sản, thuộc một tầng phôi nguyên thủy
18
3. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BƯỚU
3.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Nổi u, cục cứng, phát triển nhanh báo động ung thư
vú, ung thư phần mềm, vết loét dai dẳng khó lành.
- Tiểu tiện khó khăn, nghi ngờ ung thư đại tràng, tiết
niệu, sinh dục.
- Xuất huyết, tiết dịch bất thường ở âm đạo, báo hiệu
có khả năng ung thư cổ tử cung; chảy dịch bất
thường ở các núm vú báo động ung thư vú.
- Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo động hạch ác
tính. Triệu chứng biểu hiện ung thư là sụt cân, đau
khi sờ nắn, hội chứng bít tắt, chèn ép, di căn
19
3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Chẩn đoán tế bào học: xét nghiệm tìm tế bào
ung thư.
- Chẩn đoán bằng giải phẫu bệnh lý: bấm sinh
thiết, mổ sinh thiết, sinh thiết kim.
- Chẩn đoán bằng X quang
- Siêu âm
- Chẩn đoán nội soi.
- Đồng vị phóng xạ.
- Chụp cộng hưởng từ (IRM).
- Chất chỉ điểm ung thư.
20
3.3. Điều trị bệnh ung thư
3.3.1. Nguyên tắc điều trị: Nguyên tắc phối
hợp nhiều biện pháp điều trị
3.3.2. Các phương pháp điều trị
+ Phẫu thuật
• Phẫu thuật triệt để
• Phẫu tḥt tạm thời
• Phẫu tḥt tạo hình và phục hời chức năng
• Các phương pháp phẫu thuật khác
- Phẫu thuật dự phòng
- Phẫu thuật chẩn đoán: sinh thiết, mổ thăm
dò
21
+ Hóa trị: tuỳ thuộc
° Tổng thể tích bướu:
° Sự kháng thuốc:
° Yếu tố cơ thể thú bệnh:
+ Các phương pháp điều trị khác:
- Điều trị bằng tia bức xạ
- Điều trị bằng nội tiết
- Điều trị miễn dịch: Sử dụng Interferon (INF),
Interleukin (IL).
22
4. CÁC DẠNG TÂN BÀO MÔ LIÊN KẾT
4.1. Fibroma và Fibrosarcoma
+ Đại thể:
Fibroma cứng và Fibrosarcoma cứng thường rắn chắc đôi khi cũng
như gân có mặt cắt khó, có màu trắng hay trắng hơi vàng. Có thể
là khối lớn nặng trên 45 kg, tăng trưởng nhanh và di căn.
Fibroma mềm thường xốp, nhiều mạch máu chứa dịch phù thủng.
+ Vi thể:
Fibroma cứng: Gồm các tế bào sợi trưởng thành. ??? và tế bào đều
hình thoi. Các sợi hóa keo ổn định độ cứng của Fibroma.
Fibroma mềm: Chứa ít sợi keo. Tế bào mô liên kết sắp xếp lỏng lẻo,
có hình sao và ngăn cách bởi thấm dịch.
+ Vị trí: ở nơi có mô liên kết vì mô liên kết có nhiều nơi trong cơ thể
nên có thể thấy ở hàng nướu gần nanh răng và răng cửa, thường
được phủ bởi biểu bì vay tầng dù có thể có chỗ loét do thương
tích.
+ Tiên đoán: rất lạc quan nếu có ở vị trí để được cắt bỏ. Nếu u quá
lớn hay ở các cơ quan bên trong thì việc giai phẫu có thể làm thú
không hoạt động được
23
4.2. Lipoma và Liposarcoma
Chúng không có bao rõ rệt vì lẫn lộn vào mô liên kết kế cận kể cả mỡ
thường có ở hầu hết gia súc nhất là các thú già. Lipoma thường thấy
hơn là Liposarcoma.
+ Đại thể:
Lipoma mềm: mặt cắt ứ dầu hay mỡ màu vàng hoặc trắng, có thể hóa
calci.
Liposarcoma có thể mềm hay cứng, thường không có bao và ít hóa
calcium, dễ nhầm với hoại tử mỡ.
+ Vi thể:
Lipoma gồm các tế bào chứa hạt mỡ lớn hay nhiều hạt mỡ nhỏ. Nhân
thường nằm ngoài rìa hay có thể mất luôn, có thể chứa các phôi bào
mỡ (Lipoblasts) lúc chưa trưởng thành.
+ Vị trí: phúc mô, màng ruột, dưới da (ngực và bụng) và dưới niêm mạc.
+ Tiên đoán:
Lipoma biến sang hình thức độc rất chậm và không trở lại một khi đã được
cắt bỏ đúng cách.
Lipsarcoma xâm nhập nhiều mô hơn và khó cắt bỏ
24
4.3. Chondroma và Chondrosarcoma:
+ Vị trí: ở nơi có sụn, thường thấy trên cừu, chó và hiếm trên bò, heo, mèo.
+ Đại thể: thường cứng, có nhiều tiểu thùy, có giới hạn rõ rệt và xảy ra lẻ loi
ở bò và ngựa, bướu có thể lớn 9 kg ở chó, 4,5 kg ở cừu.
Chondroma: một khối thân thùy, trong hay hơi xanh và lóng lánh. Chúng
thường gắn vào sụn và xương nhưng vẫn có một ranh giới rõ rệt.
Chondrosarcoma: Có thể giữ hình thể giống như sụn trong (hyaline) chỉ
được bao bọc một phần và ít phân biệt với sụn và xương kế cận.
+ Vi thể:
Một số chondroma có nhiều tế bào và một số có ít tế bào. Các tế bào có
hình dạng và kích thước thay đổi. Ở chung quanh thì nhỏ, còn trung tâm
thì lớn.
Chondrosarcoma: Nhân có nhiều hình dạng và kích thước ăn màu rất đậm.
Thường có hiện tượng phân bào, các tế bào có hình thoi, tròn, hình bình
hành. Mô sụn không thấy rõ, có thể thấy các vùng hóa calci và các nang
thủng rất nhỏ.
+ Tiên đoán:
Chondrosarcoma thường chuyển đi tới phôi trước tiên nếu không được trị
liệu. Cần cắt bỏ chondroma trước khi quá lớn
25