Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Dự báo của c.mác và ph.ăng ghen về hai giai đoạn của xã hội cộng sản tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.81 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NĨI ĐẦU
Kế thừa những nhân tố tích cực của các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không tưởng trong lịch sử và những tinh hoa của nhân loại; khảo sát và phân tích
thực tiễn của Chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã sáng lập ra một lý
thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội, đó là Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa
Mác – Lê-nin bao gồm ba (03) bộ phận hợp thành là triết học Mác – Lê-nin, kinh tế
học chính trị Mác – Lê-nin và Chủ nghĩa xã hội khoa học, trở thành một học thuyết
khoa học và hoàn chỉnh, trở thành hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp
công nhân hiện đại, soi đường cho cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng nhân loại
khỏi chế độ tư hữu, áp bức bất công và nghèo nàn lạc hậu.
Chủ nghĩa xã hội không phải là một sự xuất hiện tự nhiên hay từ trong suy
nghĩ, ý thức của một nhà thiên tài nào mà nó được xuất hiện từ thực tế khách quan
của đời sống xã hội, từ quá trình đấu tranh giữa các giai cấp với nhau. Khi nghiên
cứu về q trình phát triển của lồi người C.Mác đã rút ra kết luận: Quá trình phát
triển của xã hội lồi người là q trình lịch sử tự nhiên. Điều này có nghĩa là nó có
q trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Chính các cuộc cách mạng xã hội đã làm
cho xã hội loài người chuyển từ xã hội thấp đến xã hội cao hơn.
C.Mác và Ph.Angghen khơng những chỉ ra tính tất yếu khách quan sự ra đời
của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, mà còn chỉ ra rằng: chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa cộng sản tất yếu phải trải qua thời kì q độ. Đây là thời kì cải biến
cách mạng tồn diện từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ cơ sở kinh tế đến
kiến trúc thượng tầng, để xóa bỏ pháp quyền tư sản và hồn thiện các đặc trưng của
chủ nghĩa cộng sản. Hai ông đã dùng khái niệm chủ nghĩa cộng sản, coi đây là một
phương thức sản xuất phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Sau này chủ nghĩa xã hội được coi là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng
sản.



2


NỘI DUNG
1.

Khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học
Theo nghĩa rộng, Chủ nghĩa xã hội khoa học (hay Chủ nghĩa cộng sản khoa
học) là Chủ nghĩa Mác – Lê-nin nói chung với tính cách là sự luận tồn diện (triết
học, kinh tế - chính trị và xã hội - chính trị) về sự diệt vong tất yếu của Chủ nghĩa tư
bản và thắng lợi tất yếu của Chủ nghĩa cộng sản; là sự biểu hiện khoa học những lợi
ích cơ bản và những nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp cơng nhân. Điều ấy nói lên sự
thống nhất, tính hồn chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Theo nghĩa hẹp, Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành
Chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tập trung
nhất tính chính trị - thực tiễn sinh động của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội - chính trị; là
học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân
dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa, về các quy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng mácxít nhằm thưc hiện thắng lợi

2.

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời Chủ nghĩa xã hội
khoa học
a.
Điều kiện kinh tế - xã hội

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được
những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
mạnh mẽ. Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa
ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa. Chính vì vậy mà Chủ nghĩa tư bản tạo ra những khả năng hiện thực cho
những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư
bản, để đề ra lý luận khoa học và cách mạng.
3


Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại
trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực
lượng xã hội độc lập. Giai cấp cơng nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết
những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt đầu
có tổ chức và trên quy mơ rộng khắp. Nó địi hỏi có một lý luận khoa học hướng
dẫn. Tiêu biểu cho các phong trào cơng nhân lúc đó là: Cuộc khởi nghĩa cơng nhân
thành phố Li-ông (Pháp) những năm 1831 - 1834; cuộc khởi nghĩa công nhân dệt
Xê-li-di (Đức) năm 1844; phong trào Hiến chương (Anh) trong khoảng thời gian
1838 - 1848. Những phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị.
Sự lớn mạnh của phong trào cơng nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một
hệ thống lý luận khoa học và cách mạng.
Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho Chủ nghĩa xã hội khoa
học ra đời để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra
lỗi thời, khơng cịn có khả năng đáp ứng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh
chống giai cấp tư sản, đồng thời Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời phản ánh bằng lý
luận phong trào cơng nhân.
b.

Những tiền đề văn hóa - tư tưởng (tiền đề lý luận)
Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực
khoa học, văn hóa và tư tưởng. Về khoa học tự nhiên có: Thuyết tế bào của M. Sơlay-đen và T. Sa-van-xơ (Đức); Thuyết tiến hóa của Đ. Đác-uyn (Anh); Thuyết bảo
tồn và chuyển hóa năng lượng của M. Lơ-mơ-nơ-xốp (Nga). Về khoa học xã hội có:
Triết học cổ điển Đức (Ph. Hê-ghen, L. Phơ-bách,…), Kinh tế chính trị học Anh (Ađam S-mít, Đ. Ri-các-đơ,…), Chủ nghĩa xã hội khơng tưởng phê phán (H. Xanh-ximơng, S. Phu-ri-ê, R.Ơ-oen,…). Những thành tựu của khoa học, văn hóa, tư tưởng
đã tạo ra những tiền đề tư tưởng - văn hóa cho sự ra đời Chủ nghĩa Mác - Lênin nói
3.

chung và Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.
Q trình hình thành và phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học

4


a.

Giai đoạn 1848 - 1895: C. Mác và Ph. Ăng-ghen tiếp tục phát triển Chủ
nghĩa xã hội khoa học
Sau “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, C. Mác và Ph. Ăng-ghen tiếp tục bổ

sung, phát triển thêm nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và phong
trào cộng sản, đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp và Đức trong thời kỳ 1848
– 1851; qua theo dõi, chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm của Công xã Paris (1871), hai
ông đã viết nhiều tác phẩm và thông qua các tác phẩm; đồng thời nêu lên những luận
điểm hết sức quan trọng, làm phong phú thêm chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là
-

những luận điểm sau:
Giai cấp cơng nhân chỉ có thể chiến thắng giai cấp tư sản trên cơ sở đập tan bộ máy


-

nhà nước tư sản và kịp thời trấn áp những hành động phục hồi của chúng;
Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chun chính vơ sản và bản thân nền chun

-

chính đó cũng chỉ là bước q độ để tiến lên xây dựng một xã hội khơng có giai cấp;
Giai cấp cơng nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi có được sự lãnh đạo của một

-

chính đảng được vũ trang bằng lý luận khoa học;
Liên minh cơng - nơng là điều kiện cần phải có để đưa cách mạng đến thắng lợi;
Trình bày về tư tưởng cách mạng không ngừng: về chiến lược, sách lược đấu tranh
giai cấp của giai cấp công nhân; về sự lựa chọn các phương pháp và hình thức đấu
tranh trong từng thời kỳ phát triển cách mạng; về các vấn đề xã hội – chính trị mà

b.

cách mạng xã hội chủ nghĩa phải giải quyết;…
V. I. Lê-nin phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học trong
hoàn cảnh lịch sử mới
V-la-đi-mi-a I-lích Lê-nin (1870 - 1924) là người kế tục một cách xuất sắc sự
nghiệp vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăngghen. Ông vừa bảo vệ sự trong sáng, vừa phát
triển toàn diện và làm giàu thêm lý luận chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới,
chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ơng là người mác-xít
đầu tiên vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học
vào thực tiễn đấu tranh xây dựng chính quyền cách mạng của giai cấp cơng nhân và

nhân dân lao động, cải tạo xã hội cũ và bắt đầu xây dựng một xã hội mới - xã hội xã
5


hội chủ nghĩa hiện thực. Ông là lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga và quốc tế,
người sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô-viết.
Sự phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học của V. I. Lê-nin
-

được chia thành hai thời kỳ cơ bản:
Trước Cách mạng Tháng Mười Nga: Trên cơ sở những di sản lý luận của C. Mác và
Ph. Ăng-ghen, V. I. Lê-nin đã xây dựng một hệ thống lý luận mang tính nguyên tắc
cho các đảng mác-xít kiểu mới của giai cấp cơng nhân. Đó là những lý luận về
chun chính vơ sản; về chính đảng kiểu mới; về liên minh công - nông; về sự

-

chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa;
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga: Với yêu cầu của cộng cuộc xây dựng chế độ mới,
V. I. Lê-nin phân tích và làm rõ nội dung, bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, về mối quan hệ giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với phong trào
đấu tranh giai cấp của giai cấp cơng nhân; về những vấn đề mang tính quy luật của
sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; về vai trò của quần

4.

chúng,…
Dự báo của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về hai giai đoạn của xã hội Cộng sản
tương lai
Những dự báo của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về hai (02) giai đoạn của xã hội

Cộng sản tương lai và về sự ra đời, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ

-

nghĩa dựa trên hai cơ sở chính sau đây:
Từ việc phát hiện ra q trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình
lịch sử - tự nhiên, tức là quá trình phát triển thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh
tế - xã hội theo quy luật khách quan chứ không phải tuân theo ý muốn chủ quan của
con người. Trong các quy luật khách quan đó, quy luật quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản

-

nhất chi phối tồn bộ q trình lịch sử ấy với tính tất yếu của nó;
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào việc phân tích hình
thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
đã chỉ ra các quy luật khách quan của quá trình ra đời, phát triển và tất yếu diệt vong
6


của xã hội đó từ cơ sở kinh tế của nó và sự ra đời tất yếu của hình thái kinh tế - xã
hội mới cộng sản chủ nghĩa.
Dựa trên quy luật chung về sự ra đời của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, đồng
thời dựa trên sự phân tích về hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa với tư cách
là hình thái kinh tế - xã hội trực tiếp dẫn đến sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã đưa ra những dự báo và phác thảo
cơ bản về các giai đoạn ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
trong tương lai. Những dự báo và phác thảo đó đã được V.I. Lê-nin tiếp tục nghiên
cứu, bổ sung trên cơ sở kinh nghiệm lịch sử mới ở đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ kinh
nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Về cơ bản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa sẽ phát triển qua hai (02) giai đoạn lớn được gọi là giai đoạn thấp và
giai đoạn cao của xã hội cộng sản. V.I. Lênin đã tiếp tục nghiên cứu và chỉ ra ba giai
-

đoạn hình thành phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản là:
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (thời kỳ của “những cơn đau đẻ kéo dài”);
Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản - tức chủ nghĩa xã hội hay xã hội xã hội chủ

-

nghĩa;
Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay “chủ nghĩa cộng sản đầy đủ” (theo
cách gọi của các nhà lý luận của Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây).

7


KẾT LUẬN
Chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng và nhiệm vụ trang bị những tri thức
khoa học, đó là hệ thống lý luận chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học mà
chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã phát hiện ra và luận giải quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến
hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản, giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Chức năng này cũng thống nhất với chức năng của triết học MácLênin và kinh tế chính trị học Mác – Lê-nin, nhưng trực tiếp nhất là trang bị lý luận
nhận thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.

C. Mác và P. Ăng-ghen, Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
V. I. Lê-nin, Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

9



×