Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(SKKN 2022) phân tích các dấu hiệu đặc trưng giúp học sinh tránh sai sót khi trả lời các câu hỏi trắc lí thuyết vật lí, ôn thi tốt nghiệp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.13 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
------*****------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÂN TÍCH CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG GIÚP HỌC
SINH TRÁNH SAI SÓT KHI TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LÍ
THUYẾT VẬT LÍ, ƠN THI TỐT NGHIỆP THPT

Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Hải
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí

THANH HĨA, NĂM 2022
Trang 0


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết vấn đề trên
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


3. Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN đã được xếp loại cấp ngành

Trang
2
2
2
2
2
2
2
2
2
15
15
16
17

Trang 1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Lí thuyết vật lí được xem là một “nỗi ám ảnh” cho học sinh; nhất là những
học sinh đang trong giai đoạn ôn thi Tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào Đại học.
Bởi lẽ rất nhiều câu hỏi lí thuyết Vật lí khơng chỉ đơn thuần chỉ là nhận biết,
nhớ, thuộc lòng mà còn phải nắm được bản chất vật lí, phải biết suy luận. Một
thực tế trong quá trình giảng dạy cho thấy học sinh rất dễ sai câu hỏi lí thuyết,
mặc dù nhiều câu rất dễ - nguyên nhân chính là do các em học sinh:

Một là, chưa thực sự thuộc lí thuyết;
Hai là, chưa nắm được bản chất vật lí của kiến thức, dễ bị dao động, phân
vân giữa các phương án trả lời;
Ba là, học sinh chưa biết cách suy luận để tìm ra vấn đề.
Căn cứ vào các nguyên nhân kể trên, tơi xây dựng đề tài “Phân tích các
dấu hiệu đặc trưng giúp học sinh tránh sai sót khi trả lời các câu hỏi trắc lí
thuyết Vật lí, ôn thi tốt nghiệp THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh tránh sai sót khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết Vật lí.
- Học sinh khối 12 trường THPT Hàm Rồng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế, nghiên cứu lí thuyết.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Lí thuyết Vật lí.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh thường trả lời sai các câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết Vật lí, nhiều
em cịn tỏ ra sợ các câu hỏi lí thuyết.
2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề trên
2.3.1. Phần Dao động cơ
Câu 1.
Gia tốc của chất điểm dao động
điều hòa bằng không khi
A. li độ cực đại
B. li độ cực tiểu
C. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu
D. vận tốc bằng 0
Phân tích: Ở câu này hướng dẫn học sinh dựa vào dấu hiệu quan trọng

là: khi gia tốc bằng không thì vật đi qua vị trí cân bằng. Nắm được dấu hiệu này
học sinh sẽ suy luận được tại đó vận tốc cực đại khi vật đi theo chiều dương,
cực tiểu khi vật đi theo chiều âm => Chọn C
Câu 2.
Con lắc lị xo treo thẳng đứng, đồ thị mơ tả mối quan
hệ giữa li độ của dao động và lực đàn hồi có dạng
A. Đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ
B. Đường trịn
C. Đoạn thẳng khơng qua gốc tọa độ
D. Đường thẳng không qua gốc tọa độ
Trang 2


Phân tích: Hai dấu hiệu quan trọng trong câu này học sinh phải nắm là:
Thứ nhất, con lắc lò xo thẳng đứng nên lực đàn hồi F = k(Δl + x) => Hàm bậc
nhất
Thứ hai, do giá trị của x chỉ thay đổi trong 1 đoạn nên đồ thị là đoạn thẳng =>
Chọn C
Câu 3.
Trong dao động điều hoà, đại
lượng khơng phụ thuộc vào điều kiện kích thích ban đầu là:
A. Biên độ.
B. Pha ban đầu.
C. Chu kì.
D. Năng lượng.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là khi thay đổi điều kiện kích
thích ban đầu thì biên độ thay đổi => năng lượng thay đổi; Gốc thời gian khác
nhau làm pha ban đầu khác nhau => Chu kỳ khơng phụ thuộc điều kiện kích
thích ban đầu => chọn C
Câu 4.

Trong dao động điều hòa những đại lượng dao động
cùng tần số với li độ là
A. Động năng, thế năng và lực kéo về
B. Vận tốc, gia tốc và lực kéo về
C. Vận tốc, động năng và thế năng
D. Vận tốc, gia tốc và động năng
Phân tích: Dấu hiệu quan trọng trong câu này là động năng và thế năng
biến thiên với tần số bằng 2 lần của li độ => loại được các đáp án có thế năng
và động năng => Chọn B
Câu 5.
(ĐH 2008): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về
dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?
A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.
B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với
lực căng của dây.
D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa
Phân tích: Dấu hiệu ở câu này học sinh dễ mắc bẫy là: Khi vật đứng yên
ở vi trí cân bằng thì trọng lực cân bằng với lực căng; Nhưng khi vật dao động
thì khi nó qua VTCB thì 2 lực này không cân bằng nữa => câu C sai
Câu 6.
(ĐH 2011) Khi nói về một vật dao động điều hồ,
phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
B. lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hoà theo thời gian.
C. Vận tốc của vật biến thiên điều hoà theo thời gian.
D. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Phân tích: Dấu hiệu để chọn ngay được phương án ở câu này là cơ năng
trong dao động điều hồ khơng biến thiên; Cịn lại các đại lượng Lực kéo về,
vận tốc, động năng đều biến thiên => Chọn A

Câu 7.
(ĐH 2007) Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì
vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
Trang 3


Phân tích: Dấu hiệu điển hình để nhận ngay ra câu này là khi xả ra cộng
hưởng thì tần số ngoại lực bằng tần số riêng => Hệ dao động với tần số bằng
tần số riêng => Chọn A
Câu 8.
(ĐH 2007) Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao
động cơ học tắt dần?
A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hịa
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
Phân tích: Dấu hiệu để nhận dạng câu hỏi này đó là trong dao động nói
chung thì động năng và thế năng đều biến thiên, lúc tăng, lúc giảm (tùy thuộc
vật chuyển động giai đoạn nào) => động năng giảm là sai => Chọn A
Câu 9.
(ĐH 2010): Một vật dao động tắt dần có các đại
lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc
B. li độ và tốc độ
C. biên độ và năng lượng
D. biên độ và tốc độ

Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là khi biên độ giảm thì năng
lượng giảm; Cịn các đại lượng li độ, tốc độ, gia tốc đều biến thiên.
Câu 10.
(ĐH 2018). Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát
biểu nào sau đây sai?
A. Dao động cưỡng bức có chu kì ln bằng chu kì của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số ln bằng tần số riêng của hệ dao động.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là: Dao động cưỡng bức có tần
số bằng tần số của ngoại lực => khơng phải lúc nào cũng có tần số bằng tần số
riêng => chọn C
2.3.2. Phần sóng cơ
Câu 1.
Sóng ngang
A. Chỉ truyền được trong chất rắn.
B. Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng
C. Không truyền được trong chất rắn
D. Truyền được trong chất rắn, chât lỏng và chất khí
Phân tích: Ở câu này học sinh rất dễ bị nhầm lẫn về mơi trường sóng
ngang có thể truyền được. Dấu hiệu học sih cần nhớ ở đây là sóng ngang không
truyền được trong chất lỏng mà chỉ trên bề mặt chất lỏng => chọn B
Câu 2.
Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tần số sóng.
B. Bản chất của mơi trường truyền sóng.
C. Biên độ của sóng.
D. Bước sóng.
Phân tích: Học sinh hay bị nhầm lẫn là tốc độ truyền sóng phụ thuộc tần
số sóng và bước sóng (v = λ.f). Tuy nhiên tốc độ truyền sóng phụ thuộc bản chất

mơi trường.

Trang 4


Câu 3.
Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của
sóng cơ học là khơng đúng?
A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng để chọn nhanh câu này là trong sóng cơ,
tốc độ truyền sóng và tốc độ dao động của các phần tử là khác nhau => chọn C
Câu 4.
Chọn sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây:
A. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kỳ.
B. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
C. Khi xảy ra sóng dừng khơng có sự truyền năng lượng.
D. Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút ln dao động ngược pha
Phân tích: Dấu hiệu quan trọng để tránh sai câu này là quá trình truyền
sóng là q trình truyền năng lượng => khơng có sự truyền năng lượng là sai
=> Chọn C
Câu 5.
Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về các hiện tượng
sóng dừng.
A. Sóng dừng khơng có sự lan truyền dao động.
B. Sóng dừng trên dây đàn là sóng ngang, trong cột khí của ống sáo, kèn là sóng
dọc.
C. Mọi điểm giữa hai nút của sóng dừng có cùng pha dao động.

D. Bụng sóng và nút sóng dịch chuyển với vận tốc bằng vận tốc lan truyền sóng.
Phân tích: Sóng dừng ở đây là hình ảnh sóng “dừng lại”, nhưng các
phần tử vẫn dao động => vẫn có sự lan truyền dao động => Chọn A
Câu 6.
Hai âm có cùng độ cao, chúng có đặc điểm nào chung
A. Cùng tần số
B. Cùng biên độ
C. Cùng truyền trong một môi trường
D. Hai nguồn âm cùng pha dao động
Phân tích: Dấu hiệu dễ nhận thấy đặc trưng ở câu này là: Độ cao phụ
thuộc vào tần số => Chọn A
Câu 7.
Cảm giác âm phụ thuộc vào
A. Nguồn âm và môi trường truyền âm
B. Nguồn âm và tai người nghe
C. Tai người và môi trường truyền
D. Nguồn âm - môi trường truyền và tai người nghe
Phân tích: Học sinh thường rất hay nhầm lẫn ở câu này giữa các yếu tố
làm ảnh hưởng đến cảm giác âm. Ở đây học sinh căn cứ vào sự cảm nhận âm
của tai người phụ thuộc vào sự phát âm của nguồn (tần số phát ra, cường độ
âm phát ra ...), và một yếu tố nữa là cùng một âm nhưng 2 người sẽ cảm nhận
khác nhau => phụ thuộc tai người => Chọn B
Câu 8.
Đặc trưng vật lý của âm bao gồm:
A. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm
B. Tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm
Trang 5


C. Cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và biên độ dao động của

âm
D. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và biên độ dao
động của âm
Phân tích: Ở bài các đặc trưng vật lí của âm trong SGK chỉ giới thiệu 3
đặc trưng liên quan đến 3 đặc trưng sinh lí => làm học sinh dễ nhầm tưởng là
chỉ có các đặc trưng đố. Tuy nhiên đặc trưng vật lí của âm cịn nhiều yế tố đã
học ở các bài trước đó (gồm cả biên độ, vận tốc, bước sóng ...). Ở đây dễ dàng
loại trừ các đặc trưng sinh lí ở các đáp án => chọn D
Câu 9.
Hai âm sắc khác nhau thì hai âm đó phải khác nhau
về:
A. Tần số
B. Dạng đồ thị dao động
C. Cường độ âm
D. Mức cường độ âm
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là học sinh nhớ đặc trưng sinh
lí âm sắc phụ thuộc dạng đồ thị => chọn B
Câu 10.
Một sóng âm truyền từ khơng khí vào nước thì
A. tần số và bước sóng đều thay đổi.
B. tần số thay đổi, cịn bước sóng khơng thay đổi.
C. tần số khơng thay đổi, cịn bước sóng thay đổi.
D. tần số và bước sóng đều khơng thay đổi.
Phân tích: Một dấu hiệu đặc trưng ở đây là khi sóng truyền từ mơi trường
này sang mơi trường khác thì tần số khơng đổi; cịn vận tốc truyền sóng phụ
thuộc bản chất mơi trường nên vận tốc khác nhau làm bước sóng khác nhau (v
= λ.f ) => chọn C
Câu 11.
Khi hai ca sĩ cùng hát một ở cùng một độ cao, ta vẫn
phân biệt được giọng hát của từng người là do:

A. Tần số và biên độ âm khác nhau.
B. Tần số và cường độ âm khác nhau.
C. Tần số và năng lượng âm khác nhau.
D. Biên độ và cường độ âm khác nhau.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở đây là cùng độ cao là cùng tần số => để
phân biệt được => các yếu tố khác phải khác nhau => Chọn D
Câu 12. (ĐH 2015). Một sóng dọc truyền trong một mơi trường thì
phương dao động của các phần tử môi trường
A. là phương ngang.
B. là phương thẳng đứng
C. trùng với phương truyền sóng
D. vng góc với phương truyền sóng.
Phân tích: Dấu hiệu rất dễ nhớ ở câu này là sóng dọc thì phương dao
động các phàn tử trùng với phương tryền sóng => chọn C
Câu 13. (ĐH 2017). Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong mơi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử mơi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử mơi trường truyền sóng.
Trang 6


Phân tích: Câu này học sinh rất dễ nhầm tốc độ truyền sóng là tốc độ dao
động của các phần tử, tuy nhiên 2 tốc độ này là khác nhau => HS phải nhớ tốc
độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động => Chọn A
2.3.3. Phần sóng điện từ
Câu 1. Chọn phát biểu sai khi nói về sự thu sóng điện từ?
A. Mỗi ăngten chỉ thu được một tần số nhất định.
B. Khi thu sóng điện từ người ta áp dụng sự cộng hưởng trong mạch dao động
LC của máy thu.

C. Để thu sóng điện từ người ta mắc phối hợp một ăngten và một mạch dao
động LC có điện dung C thay đổi được
D. Mạch chọn sóng của máy thu có thể thu được nhiều tần số khác nhau.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng của câu này là đối với ăng ten thu thì cùng
một lúc có thể thu được nhiều sóng điện từ từ nhiều đài phát khác nhau => chỉ
tu được một tần số nhất định là sai => chọn A
Câu 2.
(ĐH 2009) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về
sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường ln vng góc với
vectơ cảm ứng từ.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương
với vectơ cảm ứng từ.
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân khơng.
Phân tích: Một đặc điểm làm học sinh rất dễ nhầm lẫn trong câu này đó
là đối với sóng điện từ thì thành phần điện trường và từ trường biến thiên cùng
tần số, cùng pha nhưng phương thì vng góc với nhau, chứ không cùng
phương => chọn C
Câu 3.
(ĐH 2010). Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh
dùng vô tuyến khơng có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch tách sóng.
B. Mạch khuyếch đại.
C. Mạch biến điệu.
D. Anten.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là: Đối với máy phát thanh bắt
buộc phải có mạch biến điệu; đối với máy thu thanh bắt buộc phải có phần tách
sóng => mạch tách sóng khơng thể ở máy phát => chọn A
Câu 4.

(ĐH 2019). Một đặc điểm rất quan trọng của các sóng
ngắn vơ tuyến là chúng
A. Phản xạ kém ở mặt đất
B. Đâm xuyên tốt qua tầng điện li
C. Phản xạ tốt trên tầng điện li
D. Phản xạ kém trên tầng điện li
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là: Đối với sóng điện từ tất cả
các loại đều có tính chất phản xạ. Tuy nhiên đối với sóng ngắn có năng lượng
lớn hơn sóng dài và sóng trung nên phản xạ tốt trên tầng điện li => chọn C
2.3.4. Phần điện xoay chiều
Câu 1.
Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau
đây là đúng?
Trang 7


A. Trong cơng nghiệp, có thể dùng dịng điện xoay chiều để mạ điện.
B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng
khơng.
C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian
bất kì đều bằng khơng.
D. Cơng suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng lần cơng suất tỏa nhiệt
trung bình.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở đây là dịng điện xoay chiều thì chiều
thay đổi liên tục, tức là các điện tích dịch chuyển trong mạch đổi chiều liên tục
=> Trong 1 nửa chu kỳ đầu có một lượng điện tích dịch chuyển qua mạch theo 1
chiều nào đó thì nửa chu kỳ cịn lại lượng điện tích đó dịch chuyển theo chiều
ngược lại => tổng trong 1 chu kỳ là bằng 0 => chọn B
Câu 2.
Đối với dịng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng

cản trở dịng điện:
A. Dịng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
B. Dịng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở.
C. Hồn tồn.
D. Cản trở dịng điện, dịng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
Phân tích: Dấu hiệu dễ nhận biết ở đây là cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ
thuận với tần số dòng điện => chọn D
Câu 3.
Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng
điện và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch phụ thuộc:
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch
B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
C. Cách chọn gốc tính thời gian
D. Tính chất của mạch điện
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là dựa vào công thức
ZL  ZC
tan  
=> độ lệch pha phụ thuộc tính chất của mạch => chọn D
R

Câu 4.
Trong mạch xoay chiều nối tiếp thì dịng điện nhanh
hay chậm pha so với hiệu điện thế ở hai đầu của đoạn mạch là tuỳ thuộc:
A. R và C
B. L và C
C. L, C và ω
D. RLC và ω
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là từ công thức

tan  


Z L  ZC
R

=>dấu của  phụ thuộc(ZL – ZC), chứ không phụ thuộc R => chọn C
Câu 5.
Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có
giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong
mạch ta phải:
A. Tăng điện dung của tụ điện
B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây
C. Giảm điện trở của mạch
D. Giảm tần số dịng điện xoay chiều
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là: mạch đang có tính cảm
kháng (ZL > ZC) => để xảy ra cộng hưởng thì phải giảm ZL hoặc tăng ZC hoặc
cả hai => giảm f => chọn D
Câu 6.
(ĐH 2007) Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 không
đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của
Trang 8


mạch khơng đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.
B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức
thời ở hai đầu điện trở R.
C. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.
D. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng
ở hai đầu đoạn mạch.

Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là khi có cộng hưởng điện thì Z L
= ZC; Imax; u cùng pha với i và Um = UR => Um < UR là sai => chọn D
Câu 7.
Mạch RLC mắc nối tiếp được mắc vào mạng điện có
giá trị hiệu điện thế hiệu dụng khơng đổi, nhưng tần số có thể thay đổi. Khi tăng
tần số của dịng điện thì cơng suất của mạch giảm. Tìm phát biểu đúng nhất?
A. Mạch có tính cảm kháng
B. Mạch có tính dung kháng
C. Mạch đang cộng hưởng
D. Đáp án B và C
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở đây là khi f tăng thì ZL tăng; ZC giảm.
Theo giả thiết P giảm => I giảm => tổng trở Z tăng => (Z L – ZC)2 tăng => ban
đầu ZL > ZC => mạch có tính cảm kháng => chọn A.
Câu 8.
Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là khơng
đúng?
A. Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế.
B. Máy biến thế có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
C. Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế.
D. Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dịng điện
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là máy biến thế biến đổi hiệu
điện thế và dịng điện; khơng biến đổi tần số => chọn B
Câu 9.
Chọn câu sai. Trong máy phát điện xoay chiều một
pha
A. Hệ thống vành khuyên và chổi quyét được gọi là bộ góp
B. Phần cảm là bộ phận đứng yên
C. Phần tạo ra dòng điện là phần ứng
D. Phần tạo ra từ trường gọi là phần cảm
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này học sinh phải chắc chắn là

trong máy phát điện phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra suất điện động
(tạo ra dịng điện); Phần cảm hoặc ứng có thể đứng yên hoặc chuyển động =>
nếu khẳng định phần cảm là đứng yên là chưa chính xác => chọn B
Câu 10.
Khi nói về nguyên tắc hoạt động của động cơ khơng
đồng bộ: ω là tốc độ góc của từ trường; ω0 là tốc độ góc của khung dây thì
A. ω0 < ω
B. ω0 > ω
C. ω0 = ω
D. ω0  ω
Phân tích:Điểm đặc trưng ở động cơ khơng đồng bộ là tốc độ quay của
ro-to (khung dây) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường => chọn A
2.3.5. Phần sóng ánh sáng
Câu 1.
Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại là không
đúng?
Trang 9


A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz.
Phân tích: Điểm đặc trưng ở câu này là: Đối với tia hồng ngoại không
thể làm phát quang các chất => chọn B
Câu 2.
Chọn sai
A. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ trên 3000 0C phát ra tia tử ngoại rất
mạnh
B. Tia tử ngoại có tác dụng đâm xuyên mạnh qua thủy tinh

C. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của tia
Rơnghen
D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt
Phân tích: Một trong các tính chất của tia tử ngoại là bị nước và thuỷ
tinh hấp thụ mạnh => khó xuyên qua thuỷ tinh => chọn B
Câu 3.
Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ khơng khí vào
thủy tinh thì:
A. Tần số giảm, bước sóng giảm.
B. Tần số tăng, bước sóng giảm.
C. Tần số khơng đổi, bước sóng giảm.
D. Tần số khơng đổi, bước sóng tăng.
Phân tích: Dấu hiệu nhận biết ở câu này là khi ánh sáng truyền giữa các
mơi trường khác nhau thì tần số khơng đổi; truyền từ khơng khí vào thuỷ tinh thì
vận tốc giảm => bước sóng giảm (λ = v/f) => chọn C
Câu 4.
Khi tăng dần nhiệt độ của khối hiđrơ thì các vạch
trong quang phổ của hiđrô sẽ
A. Xuất hiện theo thứ tự đỏ, lam, chàm, tím
B. Xuất hiện đồng thời một lúc
C. Xuất hiện theo thứ tự đỏ, chàm, lam, tím
D. Xuất hiện theo thứ tự tím, chàm, lam, đỏ
Phân tích: Đối với quang phổ vạch thì xuất hiện đồng thời cùng một lúc.
Câu này học sinh dễ nhầm với quan phổ kiên túc sẽ xuất hiện lần lượt khi tăng
nhiệt độ
Câu 5.
Ánh sáng khơng có tính chất sau đây:
A. ln truyền với vận tốc 3.108m/s.
B. Có thể truyền trong mơi trường vật chất.
C. Có thể truyền trong chân khơng.

D. Có mang năng lượng.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở đây là trong chân không ánh sáng với
truyền với vận tốc 3.108m/s. Cịn trong các mơi trường khác thì vận tốc nhỏ hơn
=> chọn A
Câu 6.
Chọn sai?
A. Giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng
B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa
C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng
Trang 10


D. Hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha khơng đổi theo thời gian gọi là sóng
kết hợp
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này học sinh phải nhớ là điều kiện
để có giao thoa là hai sóng phải là 2 sóng kết hợp, khơng phải 2 sóng nào cũng
giao thoa được với nhau => chọn B
Câu 7.
(ĐH 2011) Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa
với ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu
thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều
kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì
A. khoảng vân khơng thay đổi.
B. vị trí vân trung tâm thay đổi.
C. khoảng vân tăng lên.
D. khoảng vân giảm xuống.
Phân tích: Có 2 dấu hiệu học sinh cần nhớ ở câu này là
- Thứ nhất: cơng thức tính khoảng vân giao thoa: i = λD/a
- Thứ hai: Ánh sáng màu vàng có bước sóng dài hơn ánh sáng màu lam
Do đó khi tháy ánh sáng màu làm bằng màu vàng thì khoảng vân tăng lên

=> chọn C
Câu 8.
Chọn sai khi nói về tia hồng ngoại
A. Cơ thể người có thể phát ra tia hồng ngoại
B. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ
C. Tia hồng ngoại có màu hồng
D. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khơ một số nơng sản
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là bức xạ hồng ngoại khơng
nhìn thấy được => khơng thể màu hồng => chọn C
Câu 9.
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại:
A. Có bản chất khác nhau.
B. Tần số của tia hồng ngoại luôn lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Chỉ có tia hồng ngoại là có tác dụng nhiệt, cịn tử ngoại thì khơng.
D. Tia hồng ngoại dễ quan sát giao thoa hơn tia tử ngoại.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này mà ít học sinh để ý đến đó là:
các bức xạ có bước sóng càng dài thì càng dễ giao thoa, càng ngắn càng khó
giao thoa => tia hồng ngoại dễ quan sát giao thoa hơn tia tử ngoại => chọn D
Câu 10.
(ĐH 2009): Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào
sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng mà học sinh cần nhớ là: Khi vật có nhiệt
độ trên 20000C thì phát ra tia tử ngoại, nhưng lúc đó vật đã phát ra tia hồng
ngoại và ánh sáng nhìn thấy => chỉ phát ra tia hồng ngoại là sai => chọn B
Câu 11.
Tìm phát biểu sai về tia X?

A. Tia X có nhiều ứng dụng trong y học như chiếu, chụp điện
B. Tia X có khả năng làm phát quang nhiều chất
C. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng 10-11 m đến 10-8m.
Trang 11


D. Tia X bị lệch trong điện từ trường
Phân tích:Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là các bức xạ điện từ đều không
mạng điện => không thể lệch trong điện trường và từ trường => chọn D
Câu 12. (ĐH 2017). Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được
nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200oC thì phát ra
A. hai quang phổ vạch không giống nhau.
B. hai quang phổ vạch giống nhau.
C. hai quang phổ liên tục không giống nhau.
D. hai quang phổ liên tục giống nhau.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là quang phổ liên t ục phụ thuộc
vào nhiệt độ của nguồn phát => các chất khác nhau khi nung đến cùng nhiệt độ
cho quang phổ liên tục giống nhau => chọn D
Câu 13. (ĐH 2020). Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của
nước có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng đơn sắc nào sau đây?
A. ánh sáng lục.
B. ánh sáng vàng.
C. ánh sáng chàm.
D. ánh sáng tím.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là chiết suất của một mooii
trường trong suốt (nước) nghịch biến với bước sóng ánh sáng => để chiết suất
có giá trị lớn nhất thì ánh sáng có bước sóng nhỏ nhất => ánh sáng tím =>
chọn D
Câu 14.
(TN 2021). Bộ phận nào sau đây là một trong 3 bộ

phận chính của máy quang phổ lăng kính
A. Mạch biến điệu
B. Pin quang điện
C. Hệ tán sắc
D. Mạch tách sóng
Phân tích: Đối với máy quang phổ thì bộ phận quan trọng nhất là bộ
phận tán sắc, đó là hệ tán sắc => chọn C
2.3.6. Phần lượng tử ánh sáng
Câu 1.
Trong thí nghiệm Hécxơ, nếu chiếu ánh sáng tím vào
lá nhơm tích điện âm thì
A. điện tích âm của lá nhơm mất đi
B. tấm nhơm sẽ trung hịa về điện
C. điện tích của tấm nhơm khơng thay đổi.
D. tấm nhơm tích điện dương
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là để xảy ra hiện tượng quang
điện thì bước sóng của ánh sáng kích thích phải nhỏ hợn hoặc bằng giới hạn
quang điện của kim loại. Trong khi đó giới hạn quang điện của nhơm thuộc
vùng tử ngoại, nên khi chiếu ánh sáng tím vào nhơm thì không xảy ra hiện
tượng quang điện => chọn C
Câu 2.
(ĐH 2008): Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng
lượng của
A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).
B. một phơtơn phụ thuộc vào khoảng cách từ phơtơn đó tới nguồn phát ra nó.
C. các phơtơn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau
D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phơtơn đó.
Trang 12



Phân tích: Theo thuyết lượng tử thì năng lượng của pho-ton tỉ lệ với tần
số của ánh sáng => nếu ánh sáng đơn sắc thì phải cùng tần số, do đó cùng
năng lượng => chọn C
Câu 3.
Khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất
rắn.
A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.
B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.
C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.
D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở đây là hiện tượng huỳnh quang xảy ra
đối với chất lỏng và khí, lân quang xảy ra đối với chất rắn => chọn C
Câu 4.
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh
sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.
B. Ánh sáng lục
C. Ánh sáng lam.
D. Ánh sáng chàm.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở đây là ánh sáng phát quang có bước
sóng dài hơn ánh sáng kích thích. Do đó khi chiếu vào ánh sáng màu làm thì
ánh sáng phát ra khơng thể có bước sóng nhỏ hơn màu lam => chọn D.
Câu 5.
Chọn sai? Tia laze
A. Có tính đơn sắc rất cao
B. là chùm sáng kết hợp
C. là chùm sáng hội tụ
D. Có cường độ lớn
Phân tích:Đặc điểm quan trọng ở câu này là đối với tia Laze là chúm
sáng kết hợp, có tính đơn sắc cao và cường độ lớn => không là chùm hội tụ =>

chọn C.
2.3.7. Phần hạt nhân nguyên tử
Câu 1.
Chọn câu sai. Hiện tượng phóng xạ
A. là q trình hạt nhân tự động phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân
khác
B. là phản ứng tỏa năng lượng
C. là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân
D. quá trình tuần hồn có chu kỳ
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là qúa trình phóng xạ số hạt
nhân giảm dần theo hàm mũ e của thời gian, và sau khi phóng xạ nó biến đổi
thành hạt nhân khác => khơng thể tuần hồn => chọn C
Câu 2.
Tìm phát biểu sai?
A. Một chất phóng xạ khơng thể đồng thời phát ra tia anpha và tia bêta
B. Có thể làm thay đổi tốc độ phóng xạ của một chất phóng xạ bằng nhiều biện
pháp khác nhau
C. Năng lượng của phản ứng nhiệt hạch tỏa ra trực tiếp dưới dạng nhiệt
D. Sự phân hạch và sự phóng xạ là các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là q trình phóng xạ không
điều khiển được, tức là không phụ thuộc các điều kiện bên ngồi => khơng thể
thay đổi tốc độ của q trình phóng xạ => chọn B
Câu 3.
(CĐ 2009): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về
Trang 13


hiện tượng phóng xạ?
A. Trong phóng xạ , hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân
mẹ.

B. Trong phóng xạ -, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số
prơtơn khác nhau.
C. Trong phóng xạ , có sự bảo tồn điện tích nên số prơtơn được bảo tồn.
D. Trong phóng xạ +, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số
nơtron khác nhau.
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này mà học sinh cần phải nhớ và rấ
dễ nhầm lẫn đó là có 4 định luật bảo tồn trong phản ứng hạt nhân, trong đó
khơng có định luật bảo tồn số proton (mặc dù có định luật bảo tồn điện tích,
và điện tích hạt nhân là bằng số proton trong hạt nhân đó) => chọn C
Câu 4.
Khi nói về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, điều
nào sau đây là sai?
A. Các hạt nhân sản phẩm bền hơn các hạt nhân tương tác
B. Tổng độ hụt các hạt tương tác nhỏ hơn tổng độ hụt khối các hạt sản phẩm.
C. Tổng khối lượng các hạt tương tác nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sản
phẩm.
D. Tổng năng lượng liên kết của các hạt sản phẩm lớn hơn tổng năng lượng liên
kết của các hạt tương tác
Phân tích: Dấu hiệu để nhận biết phản ứng hạt nhân toả năng lượng là
- Tổng khối lượng nghỉ các hạt trước phản ứng lớn hơn các hạt sau phản ứng;
- Sau phản ứng các hạt sản phẩm bền hơn các hạt trước phản ứng;
Do đó: chọn C
Câu 5.
(ĐH 2010): Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
A. đều có sự hấp thụ nơtron chậm.
B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. đều không phải là phản ứng hạt nhân.
D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Phân tích: Dấu hiệu rất dễ nhận ra ở câu này là: Phóng xạ ln là phản
ứng hạt nhân toả năng lượng; cịn phân hạch cũng là phản ứng hạt nhân toả

năng lượng => Chọn D
Câu 6.
(TN 2021). Sự phát quang của nhiều chất rắn có đặc điểm là
ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh
sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là
A. Sự lân quang
B. Sự nhiễu xạ ánh sáng
C. Sự giao thoa ánh sáng
D. Sự tán sắc ánh sáng
Phân tích: Dấu hiệu quan trọng ở câu này khi phân biệt hiện tượng huỳnh
quang và lân quang là:
- Hiện tượng huỳnh quang có thời gian phát quang ngắn; xảy ra đối với chất
lỏng và khí;
- Hiện tượng lân quang có thời gian phát quang dài, xảy ra đối với chất rắn;
=> chọn A
Trang 14


Câu 7. (TN 2021). Sau những ngày nghỉ mát ở bờ biển, tắm biển và
phơi nắng, da của ta có thể bị dám nắng hay cháy nắng. Đó là do tác dụng chủ
yếu của ria nào sau đây trong ánh sáng mặt trời?
A. Tia hồng ngoại
B. Tia đơn sắc vàng
C. Tia đơn sắc đỏ
D. Tia tử ngoại
Phân tích: Dấu hiệu đặc trưng ở câu này là tính chất làm nám da chỉ có ở
tia tử ngoại (trong các bức xạ nói trên) => chọn D

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đề tài đã được áp dụng cho học sinh khối 12 trường THPT Hàm Rồng

năm học 2021 – 2022. Kết quả là khi nắm vững à áp dụng các dấu hiệu trên học
sinh đã giảm đáng kể sai sót, các em đã vận dụng và trả lời các câu hỏi chính
xác hơn; đồng thời mở rộng cho các câu hỏi liên quan, nhờ đó tỉ lệ câu hỏi sai
đã giảm đáng kể
- Kết quả khảo sát tỉ lệ trả lời đúng câu hỏi lý thuyết
Số HS trả lời
Số HS trả lời
Số Số câu
Lớp
đúng trên
Tỉ lệ
đúng trên
Tỉ lệ
HS
hỏi
50%
80%
12A1, 12A5
năm học
90
390
60
67%
10
11%
2020 - 2021
12C3, 12C7
năm học
90
390

90
100%
76
84%
2021 - 2022
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Qua quá trình áp dụng đề tài này cho học sinh các lớp 12C3; 12C7
trường THPT Hàm Rồng các em đã nhận ra vấn đề và u thích mơn Vật lí
hơn, nắm bắt hơn được bản chất vật lí trong từng câu hỏi, từ đó vận dụng sang
các câu hỏi tương tự, giảm đáng kể việc trả lời sai.
Trong quá trình nghiên cứu do thời gian khơng nhiều nên chưa thể hệ
thống hết theo chương trình, và khơng thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong
các thầy, cơ, và các em học sinh đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài này được áp
dụng rộng rãi và hiệu quả hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 23 tháng 4 năm 2022

CAM KẾT KHÔNG COPY.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 15


Nguyễn Ngọc Hải

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản – NXBGD
2. Các đề thi THPT QG, TN THPT mơn Vật lí – Bộ GD&ĐT các năm học từ

2015 đến 2021

Trang 16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Ngọc Hải
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường THPT Hàm Rồng

TT
1

2

3
4

5

Tên đề tài SKKN
Giải bài tốn Định luật Ơm
cho các loại đoạn mạch và
cách xác định chiều dòng
điện cảm ứng trong phần hiện
tượng cảm ứng điện từ
chương trình lớp 11 THPT
Nâng cao năng lực sáng tạo

của học sinh thông qua giải
bài tập sáng tạo phần quang
hình lớp 11 THPT
Hệ thống bài tập thí nghiệm
nhằm nâng cao năng lực thực
hành cho học sinh THPT
Hệ thống cơng thức và
phương pháp giải nhanh bài
tập vật lí 12 dùng ôn thi
THPT Quốc gia
Phương pháp giải nhanh các
bài tốn đồ thị ơn thi

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phịng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD
Thanh Hóa


C

2005 - 2006

Sở GD
Thanh Hóa

C

2012 - 2013

Sở GD
Thanh Hóa

C

2014 - 2015

Sở GD
Thanh Hóa

B

2015 – 2016

C

2017 – 2018

Sở GD

Thanh Hóa

Trang 17


6

7

THPTQG cho học sinh khối
12 trường THPT Hàm Rồng
Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề
dùng dạy học vật lí cho học
sinh lớp 10 trường THPT
Hàm Rồng
Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề
dùng dạy học vật lí cho học
sinh lớp 11 trường THPT
Hàm Rồng

Sở GD
Thanh Hóa

C

2019-2020

Sở GD
Thanh Hóa


C

2020-2021

Trang 18



×