Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập môn Địa lí nhằm nâng cao chất lượng ôn tập cho học sinh 12 xét tốt nghiệp THPT tại trường THPT Cẩm Thủy 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.55 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

1 - Phần mở đầu

1

1.1 Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

2 - Phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm



2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

3

2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề

4

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

3 - Phần kết luận, kiến nghị

16

3.1. Kết luận

16

3.2. Kiến nghị

16



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Cách cho điểm trắc nghiệm khách quan hồn
tồn khơng phụ thuộc vào người chấm, nên học sinh yên tâm về bài làm của
mình. Học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Nếu như học để
thi tự luận, học sinh có thể ”tủ” một vài chủ đề để lấy điểm cao trên cơ sở đã học
hết chương trình thì học để thi trắc nghiệm phải bao trùm toàn bộ chương trình và
khơng bỏ sót bất cứ nội dung nào. Điều đó hồn tồn dễ hiểu, vì tuy bài thi chỉ có
40 câu cho mỗi mơn nhưng lại có rất nhiều mã đề được lấy từ Ngân hàng đề thi
với hàng nghìn câu hỏi khác nhau. Số lượng câu hỏi nhiều như thế chắc chắn sẽ
trải ra hết chương trình và các em khơng thể biết mình sẽ nhận mã đề nào.
Trong Kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thơng (THPT) năm học 2021-2022,
môn Khoa học xã hội (KHXH) vẫn là môn thi tổ hợp, tự chọn gồm 120 câu hỏi
trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút và được đánh giá ở 4 mức độ (nhận
biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao). Môn thi này là tổ hợp của 3 bài thi
riêng rẽ (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân), mỗi bài thi có 40 câu hỏi, thời gian
làm bài 50 phút với lượng kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 hiện
hành (số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu là nội dung kĩ năng thực
hành).
Tại trường THPT Cẩm Thủy 1, trong những năm gần đây xu thế các em
chỉ thi để xét tốt nghiệp thì số lượng các em lựa chọn tổ hợp KHXH là rất nhiều,
tuy nhiên đối tượng này khả năng nhận thức của các em còn nhiều điểm hạn chế
như: mất kiến thức gốc, thiếu đồ dùng học tập (SGK, Atlat), ham chơi...Vì vậy
để ơn tập cho các em đạt điểm thi từ 5 đến 7 cũng khơng phải dễ dàng gì.
Với đối tượng học sinh như vậy cũng như khi đã nghiên cứu cấu trúc đề thi
tôi thấy rằng nên đầu tư nhiều thời gian tập trung ôn tập phần câu hỏi dạng nhận
biết, thông hiểu và câu hỏi phần kĩ năng nhất là phần kĩ năng thực hành, kĩ năng

khai thác atlat đây là nội dung mà học sinh dễ lấy điểm vì khơng địi hỏi nhiều
khả năng ghi nhớ máy móc cũng như cần kiến thức để tư duy. Xuất phát từ thực tế
đó, với kinh nghiệm của bản thân nhiều năm trực tiếp ôn thi TN THPT theo
hướng trắc nghiệm khách quan, tôi xin chia sẻ “Một số giải pháp hướng dẫn học
sinh ơn tập mơn Địa lí nhằm nâng cao chất lượng ôn tập cho học sinh 12 xét tốt
nghiệp THPT tại trường THPT Cẩm Thủy 1” mà qua thực tế ôn tập trong các năm
học 2019 - 2020; 2020 - 2021 và 2021 - 2022 đã có kết quả khả quan.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng về vấn đề ơn tập bộ mơn nhằm đáp ứng Kì thi TN
THPT cho đối tượng học sinh xét tốt nghiệp tại trường THPT Cẩm Thủy 1.
Tìm hiểu cấu trúc đề thi dựa trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ Giáo dục
và Đào tạo năm 2022.
Phân loại và hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ những đơn vị kiến thức
ngắn gọn, cũng như một số kĩ thuật trong xử lí nhanh câu hỏi trắc nghiệm dạng
nhận biết, thông hiểu.
2


Giúp học sinh có kĩ năng lựa chọn đáp án đúng với những câu hỏi ở mức
độ nhận biết, thông hiểu dựa trên gợi mở của câu dẫn; kĩ năng lựa chọn đáp án
của phần kĩ năng, At lát.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu những cơ sở lí luận của nội dung ôn tập, thực nghiệm sư
phạm để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài.
Nghiên cứu các phương pháp ơn tập để từ đó tìm ra phương pháp ơn tập
phù hợp với đối tượng học sinh.
Đối tượng: Học sinh 12 diện xét điểm tốt nghiệp THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Gồm phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh... Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý

luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm phương pháp đàm thoại,
quan sát, thực nghiệm...
. Phương pháp đàm thoại: tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với học
sinh để nắm bắt tình hình.
. Phương pháp điều tra (quan sát): Tìm hiểu hiệu quả các giải pháp đưa ra
thơng qua hệ thống các câu hỏi nhằm thu thập ý kiến.
. Phương pháp thực nghiệm: tiến hành kiểm tra, ghi kết quả, đối chiếu
giữa các lần kiểm tra, từ đó có điều chỉnh phù hợp với thực tế.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên cơ sở phát triển của đề tài từ các năm trước về kinh nghiệm hướng dẫn
học sinh ơn tập bộ mơn địa lí thì ở đề tài nghiên cứu này tôi không đề cập đến việc
hướng dẫn ôn tập kĩ năng biểu đồ, bảng số liệu (đã có ở nội dung đề tài nghiêm cứu
các năm trước) mà đề tài này có những điểm được phát triển hơn đó là:
Một là: Đề tài đề cập đến nội dung ôn tập trắc nghiệm ngay ở tiết dạy học
chính khóa, bằng cách lồng ghép hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vào nội dung bài
học, yêu cầu học sinh làm việc với SGK để trả lời thay vì dạy học theo cách diễn
giải, thuyết trình truyền thống.
Hai là: Hướng dẫn học sinh cách đọc câu dẫn của đề bài để lựa chọn đáp
án đúng.
Ba là: Hướng dẫn học sinh cách khai thác Atlat ở cả những câu hỏi mà đề
bài không cho sẵn trang Atlat.
Bốn là: Hướng dẫn học sinh cách làm đề và học trên đề bằng cách phát
triển đề để ghi nhớ kiến thức.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 mơn Địa lí được Bộ GD&ĐT
cơng bố vào ngày 31/03/2022. Việc nghiên cứu ma trận đề thi có vai trị rất quan
3



trọng trong việc xây dựng chiến lược dạy học và ôn tập cho cả giáo viên và học
sinh. Qua nghiên cứu đề minh họa bộ mơn Địa lí năm 2022 tôi thấy rằng:
Nội dung thi tập trung chủ yếu ở phạm vi kiến thức Địa lí 12, phạm vi
kiến thức bao phủ khá đồng đều. Về mức độ câu hỏi, đề chủ yếu là các câu hỏi ở
mức nhận biết, thông hiểu (70%); câu hỏi vận dụng và vận dụng cao chiếm 30%
- ổn định như năm 2021.
Cấu trúc đề gồm 2 phần: kiến thức (21 câu), bao gồm các chuyên đề: Địa
lí tự nhiên (4 câu), địa lí dân cư (2 câu), địa lí các ngành kinh tế (7 câu), địa lí
vùng kinh tế; (8 câu) phần kĩ năng địa lí (19 câu), gồm: kĩ năng Atlat (15 câu),
bảng số liệu, biểu đồ (4 câu).
Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, đảm bảo 2 mức độ phù hợp với
mục tiêu của Kì thi là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học - cao đẳng.
Các câu hỏi phân hóa tập trung vào phần địa lí các ngành kinh tế và các
vùng kinh tế. Những câu hỏi phân loại cao khá phức tạp, đòi hỏi học sinh tư duy
tốt, có hiểu biết thực tiễn và khả năng phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng
địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các đáp án dài, nhiều chi tiết dễ gây nhầm lẫn
trong việc lựa chọn đáp án chính xác.
Kĩ năng sử dụng Atlat vẫn 15 câu hỏi, ở mức độ nhận biết các đối tượng
địa lí và sự phân bố của chúng (3,75 điểm). Kĩ năng làm việc với bảng số liệu và
biểu đồ địa lí khơng có thay đổi so với năm 2021, tập trung vào nhận diện biểu
đồ, lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, tính tốn
một số cơng thức địa lí cơ bản.
Từ cơ sở phân tích đề minh họa đó, cùng với đối tượng mà trong đề tài tôi
hướng tới là học sinh chủ yếu dùng kết quả thi để xét tốt nghiệp, tôi thiết nghĩ
cần định hướng đúng nội dung ơn tập để học sinh có thể lấy điểm, đó là ở dạng
câu hỏi nhận biết, thơng hiểu và hệ thống câu hỏi phần kỹ năng (atlat, biểu đồ,
bảng số liệu).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu cấu trúc đề thi từ đề minh họa năm 2022, và thực tế đã ôn

tập cho học sinh các khóa học trước tôi thấy rằng đối với đối tượng thi tốt
nghiệp THPT chỉ dùng kết quả để xét tốt nghiệp thì nên tập trung vào một số nội
dung sau đây: hướng dẫn học sinh biết cách đọc atlat, xác định được đối tượng
trên atlat; rèn luyện kỹ năng nhận biết, làm việc với các biểu đồ, bảng số liệu;
hiểu được các cụm “từ khóa, lời dẫn” của từng dạng.
Trước đây việc ôn tập bộ mơn theo lối mịn truyền thống dẫn đến chưa tạo
được hứng thú trong quá trình học tập của học sinh, số lượng học sinh tham gia
các buổi ơn tập ít hơn nhiều so với sĩ số, bên cạnh đó nhiều em đến lớp khơng
chú tâm học tập vì vậy kết quả thi chưa cao, nhiều em vẫn có điểm số dưới 5,
điểm trung bình bộ mơn chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra.
Về phía giáo viên cịn chưa bám sát đối tượng ơn tập, cịn tham kiến thức,
ơn thi dàn trải; về phía học sinh ít hứng thú học tập, việc lựa chọn môn thi với tư
tưởng đây là môn thi dễ tránh liệt, thiếu đồ dùng học tập (atlat)
4


Từ thực trạng trên với kinh nghiêm ôn tập của mình tơi đưa ra một số giải
pháp ơn tập bộ môn mà qua thực tế trong những năm qua bản thân đã áp dụng
và đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài nên tôi chỉ đưa ra
định hướng và ví dụ ở một số nội dung cụ thể.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh ơn tập ngay
trong q trình dạy học theo bài trên lớp.
Với một số nội dung của tiết học nếu chúng ta cứ đi theo lối mòn diễn
giải, thuyết trình vấn đề theo nội dung sắp xếp của SGK, sẽ tạo nên sự nhàm
chán ở học sinh, nhiều em sẽ khơng chú ý lời giáo viên nói và cuối mỗi tiết học,
giáo viên sẽ không đạt được mục tiêu bài học. Vì vậy giải pháp của vấn đề này
là nên khuyến khích , động viên học sinh làm việc với SGK, thay vì giáo viên
thuyết trình, hỏi đáp, thì giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc SGK với một
thời gian nhất định (hoặc có thể giao nhiệm vụ làm việc với SGK ở nhà trước),

sau đó sẽ trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên đã chuẩn bị, khích
lệ học sinh bằng cách cho điểm với câu trả lời đúng.
Với cách ôn tập này phù hợp với một số nội dung ở phần địa lí các ngành
kinh tế như: nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ. Dựa trên cơ sở kiến thức học
sinh đã được học trước đó, kiến thức từ thực tiễn, và SGK đã viết khá chi tiết.
Tiến hành theo các bước như sau:
- Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh (trước khi kết thúc tiết học trước đó
hoặc nhiệm vụ học tập được giao ở ngay đầu tiết học đó với thời gian nhất định
để học sinh nghiên cứu SGK)
- Kết hợp sử dụng phương tiện học tập để trình chiếu câu hỏi như tivi,
máy chiếu (nếu có); nếu khơng có phương tiện thì giáo viên phơ tơ hệ thống câu
hỏi và phát cho từng học sinh.
- Học sinh trả lời câu hỏi/ học sinh khác bổ sung, góp ý
- Giáo viên chốt đáp án và hệ thống lại nội dung kiến thức đó.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây là nội dung được tiến hành trong tiết học
chính khóa nên số lượng câu hỏi cũng cần được tính tốn sao cho phù hợp với
nội dung cần ôn tập và thời gian của tiết học.
Ví dụ 1: Bài 22 - Vấn đề phát triển nông nghiệp, ở mục 1. Ngành trồng trọt
(cây lương thực, cây cơng nghiệp)
Câu 1: Nhóm cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản
xuất ngành trồng trọt nước ta?
A. Cây Lương thực
B. Cây Công nghiệp
C. Cây ăn quả
D. Cây rau đậu
5


Câu 2: Trong những năm qua, trong nội bộ ngành nơng nghiệp của nước ta có
sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng:

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng
B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm
C. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng tăng
D. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi đều giảm
Câu 3: Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì:
A. Điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực
B. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu
C. Do thiếu lao động trong sản xuất lương
D. Do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng
Câu 4: Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong
những năm qua là:
A. Bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa
B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân
C. Diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
D. Đảm bảo nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới
Câu 5: Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 6: Ý nào sau đây đúng với vai trị của cây cơng nghiệp ở nước ta?
A. Diện tích cây cơng nghiệp ngày càng tăng
B. Đẩy mạnh cơng nghiệp chế biến
C. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp
D. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và tạo hàng xuất khẩu
Câu 7: Các loại cây công nghiệp thường được trồng ở vùng đồng bằng là
A. Cói, đay, mía, lạc, đậu tương
B. Mía, lạc, đậu tương, chè, thuốc lá
C. Mía, lạc, đậu tường, điều, hồ tiêu

D. Điều, hồ tiêu, dâu tằm, bông
Câu 8: Các cây cơng nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
6


A. Cà phê, cao su, mía
B. Hồ tiêu, bơng, chè
C. Cà phê, điều, chè
D. Điều, chè, thuốc lá
Ví dụ 2: Bài 24 -Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, ở mục 1.
Ngành thủy sản (những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển
ngành thủy sản)
Câu 1: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta.
A. Chế độ thủy văn
B. Điều kiện khí hậu
C. Địa hình đáy biển
D. Nguồn lợi thủy sản
Câu 2: Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Cà Mau - Kiên Giang
B. Hải Phòng - Nam Định
C. Thái Bình - Thanh Hóa
D. Quảng Ngãi - Bình Định
Câu 3: Ý nào dưới đây khơng đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trồng
thủy sản hiện nay ở nước ta?
A. Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
B. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ
C. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
D. Chưa hình thành các cơ sơ chế biến thủy sản
Câu 4: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thủy sản của nước ta hiện nay?

A. Phương tiện tàu tuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới
B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản
D. Các mặt hàng thủy sản chưa được chấp nhận ở thị trường Hoa Kì
Câu 5: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủ sản ở
nước ta trong những năm qua là
A. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản
B. Hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu
C. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước

7


D. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế
Câu 6: Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở
nước ta trong những năm qua là:
A. Các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu
C. Diễn biến về chất lượng môi trường ở một số vùng biển
D. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế
Câu 7: Vùng có diện tích ni trồng thủy sản lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 8: Đồng bằng sơng Cửu Long có sản lượng thủy sản ni trồng lớn nhất
nước chủ yếu là do
A. Điều kiện khí hậu ổn định
B. Nhiều ngư trường trọng điểm
C. Nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn

D. Vùng biển rộng, thềm lục địa nông
Câu 9: Các bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn ven biển nước ta có nhiều
tiềm năng để phát triển
A. Khai thác khoáng sản và hoạt động du lịch.
B. Khai thác khống sản và giao thơng vận tải.
C. Trồng rừng ngập mặn và thủy sản nước ngọt.
D. Nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.
Ví dụ 3: Bài 27 - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, ở
mục 1. ngành công nghiệp năng lượng.
Câu 1: Khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta nhằm mục đích là
A. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
B. Xuất khẩu để thu ngoại tệ
C. Làm nguyên liệu cho sản xuất phân đạm
D. Tiêu dùng trong gia đình
Câu 2: Ý nào dưới đây khơng đúng khi nói về đặc điểm của ngành cơng nghiệp
khai thác dầu khí ở nước ta?
A. Có giá trị đóng góp hàng năm lớn

8


B. Là ngành có truyền thống lâu đời
C. Có sự hợp tác chặt chẽ với nước ngồi
D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
Câu 3: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện
sang nhiệt điện chủ yếu là do:
A. Sự suy giảm trữ lượng nước của các dịng sơng
B. Nhà máy nhiệt điện vận hành được quanh năm
C. Đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn
D. Không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện

Câu 4: Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là
A. Than, dầu khí, thủy năng
B. Sức gío, năng lượng mặt trời, than
C. Thủy triều, thủy năng, sức gió
D. Than, dầu khí, địa nhiệt
Câu 5: Hệ thống sơng có tiền năng thủy điện lớn nhất nước ta là
A. Hệ thống sông Mê Công
B. Hệ thống sông Hồng
C. Hệ thống sông Đồng Nai
D. Hệ thống sông Cả
Câu 6: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta

A. Sơng ngịi nước ta ngăn và dốc
B. Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ
C. Lượng nước phân bố khơng đều trong năm
D. Sơng ngịi nhiều phù sa
Câu 7: Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ
A. Hịa Bình đến Hà Tĩnh
B. Hịa Bình đến Đà Nẵng
C. Hịa Bình đến Plây Ku
D. Hịa Bình đến Phú Lâm
Câu 8: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là
A. Than
B. Dầu

9


C. Khí tự nhiên
D. Nhiên liệu sinh học

Câu 9: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phấn bố ở các tỉnh phía
Nam chủ yếu do
A. Miền Nam khơng thiếu điện
B. Gây ơ nhiễm mơi trường
C. Vị trí xa vùng nhiên liệu
D. Việc xây dựng địi hỏi vốn lớn
Ví dụ 4: Bài 30 - Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin
liên lạc, ở mục 1. ngành giao thông vận tải.
Câu 1: Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là
A. Quốc lộ 5
B. Quốc lộ 6
C. Quốc lộ 1
D. Quốc lộ 2
Câu 2: Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là:
A. Hà Nội - Hải Phòng
B. Đường sắt Thống Nhất
C. Hà Nội - Thái Nguyên
D. Hà Nội - Lào Cai
Câu 3: Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã mở rộng và
hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do:
A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển
B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ
D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng
Câu 4: Ý nào dưới đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?
A. Khơng có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển
B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là hướng tây - đơng
C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng
D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu
Câu 5: Ngành hàng khơng nước ta có bước phát triển rất mạnh chủ yếu nhờ:

A. Huy động được các nguồn vốn lướn từ cả trong và ngồi nước
B. Có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất
10


C. Có đội ngũ lao động trình độ khoa học kĩ thuật cao
D. Mở rộng thành phần kinh tế tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và
quốc tế
Câu 6 : Đường ống của nước ta hiện nay
A. Chỉ phát triển ở đồng bằng sông Hồng
B. Đã vận chuyển khí từ thềm lục địa vào đất liền
C. Chỉ vận chuyển các loại xăng dầu thành phẩm
D. Chưa gắn với sự phát triển của ngành dàu khí
Câu 7: Để đi bằng đường bộ ( đường ô tô ) từ Bắc vào Nam, ngồi quốc lộ 1
cịn có
A. Quốc lộ 6
B. Quốc lộ 5
C. Đường Hồ Chí Minh
D. Quốc lộ 2
2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách đọc câu dẫn
Với đối tượng học sinh chủ yếu là học lực trung bình, khả năng ghi nhớ,
suy luận kiến thức có phần hạn chế vì vậy trong q trình ơn tập cần hướng dẫn
học sinh cách đọc câu dẫn, vì ở một số câu hỏi, trên câu dẫn đã hàm ý câu trả
lời ở đáp án lựa chọn, vì vậy khi hướng dẫn học sinh đọc câu dẫn, cần hướng
dẫn học sinh gạch chân từ khóa của câu dẫn để định hướng lựa chọn được đáp
án đúng.
Ở giải pháp này thì nên tiến hành ở các buổi ơn tập buổi chiều, vì cần
nhiều thời gian. Khi hướng dẫn học sinh ôn tập, lựa chọn đáp án đúng cho một
câu hỏi nào đó.
Ví dụ

Câu 1: Việc khai thác gỗ ở nước ta thường được thực hiện ở
A. Rừng phòng hộ
B. Vườn quốc gia
C. Rừng sản xuất
D. Khu bảo tồn thiên nhiên
→ từ khóa cần chú ý là “khai thác gỗ”, vì vậy đáp án chọn là “rừng sản xuất”
Câu 2: Ý nghĩa của các quần đảo nước ta về kinh tế là
A. Căn cứ tiến ra khai thác các nguồn lợi
B. Cơ sở khẳng định chủ quyền vùng biển
C. Làm hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
D. Điểm tựa bảo vệ an ninh, quốc phòng.
11


→ từ khóa cần chú ý là “kinh tế”, vì vậy đáp án chọn là “…khai thác nguồn lợi”
Câu 3: Lũ quét thường xảy ra ở
A. Lưu vực sông suối miền núi.
B. Đồng bằng ven biển.
C. Vùng đồi trung du.
D. Hạ lưu các con sơng.
→ từ khóa cần chú ý là “lũ quét”, vì vậy đáp án chọn là “lưu vực sông suối miền
núi”
Câu 4: Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ chủ yếu để
A. Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã.
B. Điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ lụt.
C. Chắn gió, cát bay, cát chảy lấn ruộng đồng và làng mạc.
D. Giữ gìn nguồn gen của các lồi động, thực vật quý hiếm.
→ từ khóa cần chú ý là “rừng ven biển”, vì vậy đáp án chọn là “chắn gió, cát
bay, cát chảy”
Câu 5: Vị trí địa lí trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước

ta có
A. Hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
B. Tổng lượng bức xạ trong năm lớn.
C. Khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
D. Nhiệt độ trung bình cả nước cao.
→ từ khóa cần chú ý là “gió mùa châu Á”, vì vậy đáp án chọn là “…hai mùa rõ
rệt”
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng về ngành đường ống ở nước ta?
A. Chỉ vận chuyển các loại xăng dầu.
B. Gắn với sự phát triển ngành dầu khí.
C. Chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng.
D. Khối lượng vận chuyển lớn nhất.
→ từ khóa cần chú ý là “ngành đường ống”, vì vậy đáp án chọn là “…ngành
dầu khí”
Câu 7: Nước ta giáp biển Đông nên
A. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.
B. Gió mùa Đơng Bắc hoạt động ở mùa đông.
C. Tổng lượng mưa lớn, độ ẩm khơng khí cao.
D. Một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít.
12


→ từ khóa cần chú ý là “giáp biển Đơng”, vì vậy đáp án chọn là “tổng lượng
mưa lớn, độ ẩm khơng khí cao”
Câu 8: Các vũng vịnh nước sâu ven bờ biển Việt Nam có nhiều tiềm năng để
phát triển
A. Phát triển du lịch biển.
B. Xây dựng các cảng nước sâu.
C. Khai thác khoáng sản biển.
D. Đánh bắt cá và làm muối.

→ từ khóa cần chú ý là “vũng vịnh nước sâu”, vì vậy đáp án chọn là “xây dựng
các cảng nước sâu”
Câu 9: Thủy sản nước ngọt ở nước ta thường được nuôi ở
A. Vịnh biển.
B. Ao hồ.
C. Bãi triều.
D. Đầm phá.
→ từ khóa cần chú ý là “thủy sản nước ngọt”, vì vậy đáp án chọn là “ao hồ”
2.3.3. Khai thác Atlat dựa vào dấu hiệu đặc trưng.
Trong cấu trúc đề thi ln có 15 câu hỏi kĩ năng Atlat với sẵn số trang đã
cho ở câu dẫn, với loại câu hỏi này thì việc hướng dẫn học sinh lựa chọn đáp án
đúng cũng tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên nếu chỉ làm được số câu hỏi đó thì
mục tiêu để học sinh đạt được số điểm từ 5 đến 6 là chưa thể thực hiện được. Vì
vậy để đạt được mục tiêu đề ra thì trong q trình ơn tập cũng như nghiên cứu
đề minh họa giáo viên phải thấy được những nội dung khác mà có thể hướng
dẫn học sinh cách học để lấy điểm, Để giải quyết vấn đề trên tôi ưu tiên tập
trung vào những nội dung câu hỏi có kiến thức liên quan đến atlat mà ở câu dẫn
không cho sẵn trang atlat và trong q trình ơn tập tơi cần hướng dẫn học sinh
cách dùng trang atlat phù hợp với câu hỏi đề ra.
Ví dụ:
Câu 1: Cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta khơng có ngành
chế biến
A. Thủy, hải sản.
B. Sản phẩm trồng trọt.
C. Sản phẩm chăn nuôi.
D. Gỗ và lâm sản.
→ Với câu dẫn là “cơng nghiệp chế biến lương thực, thực thực phẩm”, vì vậy
học sinh có thể sử dụng atlat liên quan đó là trang 22 - công nghiệp trọng điểm,
mục công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm từ đó dễ dàng lựa chọn được
đáp án đúng.


13


Câu 2: Vùng có rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
→ với câu dẫn là “rừng ngập mặn”, vì vậy học sinh có thể sử dụng Atlat trang
12 – thực vật và động vật và kết hợp trang 17 - các vùng kinh tế, và sẽ xác định
được sự phân bố rừng ngập mặn.
Câu 3: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực
A. Nam Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
→ với câu dẫn “thềm lục địa”, học sinh có thể xem atlat trang 6,7, bằng cách
dựa vào phân tầng độ sâu có thể lựa chọn được đáp án là Nam Trung Bộ
Câu 4: Tỉnh có trữ lượng than đá lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thái Nguyên.
B. Quảng Ninh.
C. Sơn La.
D. Lạng Sơn.
→ từ khóa cần chú ý là “than đá”, học sinh có thể lựa chọn trang khoáng sản,
xác định được địa điểm phân bố là tỉnh Quảng Ninh.
Câu 5: Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng
A. Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.
→ từ khóa cần chú ý là “thủy điện”, học sinh có thể xem trang các nhà máy điện ở
atlat trang 22, với kí hiệu hình sao màu xanh(nhà máy thủy điện) và nhìn vào quy mơ
các nhà máy sẽ lựa chọn được đáp án là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 6: Lũ quét ở Nam Trung Bộ nước ta thường xảy ra vào khoảng thời gian
nào sau đây?
A. Tháng X - XII.
B. Tháng V - VII.
C. Tháng I - IV.
14


D. Tháng VI - X.
→ từ khóa cần chú ý là “lũ quét ở Nam trung Bộ”, học sinh có thể xem Atlat
trang 9 – khí hậu, nhìn vào trạm khí hậu ở địa điểm cụ thể về lượng mưa, mùa
mưa để lựa chọn được đáp án đúng.
Câu 7: Các nhà máy nhiệt điện khí nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Trung bộ.
B. Đồng bằng.
C. Vùng ven biển.
D. Miền Nam.
→ từ khóa cần chú ý là “nhiệt điện khí”, học sinh có thể xem Atlat trang 22 cơng nghiệp điện Việt Nam, nhìn vào kí kiệu hình sao màu đỏ từ đó sẽ xác định
được vị trí phân bố của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí.
Câu 8: Ngoài được trồng chủ yếu trên đất ba dan, cây cao su nước ta còn được
trồng trên đất
A. Phù sa và đất pha cát.
B. Đất xám trên phù sa cổ.
C. Feralit trên đá phiến, đá mẹ.
D. Feralit trên đá vôi, đá phiến.
→ từ khóa cần chú ý là “cây cao su”, học sinh có thể xem Atlat trang 11 – nhóm

đất và các loại đất chính , kết hợp trang 19 - phân bố cây cơng nghiệp, từ đó sẽ
dễ dàng chọn được đáp án đúng là đất xám trên phù sa cổ.
2.3.4. Luyện đề và phát triển đề
Trong quá trình ơn tập với đối tượng học sinh ở mức học lực yếu và trung
bình, nếu đi theo cách ơn cũ là giáo viên nói lại kiến thức cũ, cho học sinh ôn lại
kiến thức cũ của từng bài dễ làm cho học sinh nhàm chán. Vì vậy trong các buổi
ôn tập nên dành thời gian cho học sinh được luyện đề, bởi việc luyện đề mang
lại những hiệu quả sau:
Học sinh thường xuyên được tiếp cận với cấu trúc đề thi thông qua hệ
thống câu hỏi theo từng phần được bố trí trong đề. Từ đó định hướng được nên
làm nội dung câu hỏi liên quan của phần nào trước, phần nào sau (với học sinh
yếu, trung bình giáo viên nên định hướng cho học sinh lựa chọn làm câu hỏi
atlat trước)
Đề bao gồm câu hỏi của nhiều phần, giúp học sinh gợi nhớ lại kiến thức
liên quan với câu hỏi theo từng nội dung của phần đó. Thơng qua luyện đề học
sinh sẽ biết mình cịn yếu ở phần kiến thức nào.
Sau khi làm xong mỗi đề học sinh biết được mình đúng bao nhiêu câu, tự
tính được mức điểm mà mình đang đạt được. Học sinh có tiến bộ sẽ thấy hứng
thú học tập hơn.
15


Với những học sinh khá hơn, chăm hơn, giáo viên có thể yêu cầu về nhà
học lại nội dung của đề bằng cách phát triển nội dung của đề ở các đáp án
a,b,c,d. Nếu làm được như vậy học sinh sẽ chắc kiến thức cơ bản, có lối tư duy
logic và sẽ không sai khi gặp câu hỏi của nội đung liên quan.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với giáo viên: việc ôn tập TN THPT chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là
đối tượng học sinh khả năng học tập có nhiều hạn chế, vì vậy việc tìm ra được

phương pháp ơn tập phù hợp là rất cần thiết, giúp việc ôn tập của giáo viên nhẹ
nhàng hơn, hiệu quả hơn.
Đối với học sinh: học sinh được làm việc, được tìm tịi, hiểu bài và hăng
say hơn trong q trình ơn tập, các em cảm thấy có niềm tin vào kết quả của
mình sau mỗi lần kiểm tra. Vì vậy trong các buổi ơn tập bộ mơn Địa lí số lượng
học sinh tham gia đông hơn hẳn so với các bộ môn khác.
Kết quả đã đạt được trong các năm học trước đều vượt chỉ tiêu đề ra và
điểm trung bình tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước:
Lớp

Năm học 2019 - 2020

Năm học 2020 - 2021

So sánh

12A9

6,42

6,52

+ 0,1

12A10

5,98

6,02


+ 0,04

12A11

6,84

6,86

+ 0,02

12A12

6,33

6,62

+ 0,29

Năm học 2021 - 2022, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19, việc dạy
học bị gián đoạn nhiều, kết quả hai lần khảo sát vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra,
tuy nhiên kết quả học tập cũng đang có chiều hướng khả quan, lần sau cao hơn
lần trước.
Lớp

Kết quả khảo sát lần 1

Kết quả khảo sát lần 2

So sánh


(tháng 3/2022)

(tháng 4/2022)

12A9

6,03

6,13

+ 0,1

12A10

6,02

6,42

+ 0,4

12A11

6,12

6,22

+ 0,1

12A12


6,22

6,36

+ 0,14

16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Sau thời gian nghiên cứu, qua thực nghiệm, kiểm tra và kết quả đã đạt
được. Bản thân tôi thấy rằng những giải pháp mang tính chất định hướng việc ơn
thi TN THPT đã áp dụng thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài
nghiên cứu nên các giải pháp chưa thể phân tích sâu, cụ thể mà mới chỉ mang
tính chất định hướng, minh họa ở một số nội dung.
Đối tượng đề tài đề cập đến là học sinh lớp 12 - xét tốt nghiệp THPT. Tuy
nhiên trên cơ sở phát triển những giải pháp này hồn tồn có thể sử dụng cho đối
tượng học sinh khá, giỏi (học sinh thi Đại học). Thậm chí với kì thi học sinh giỏi
theo hướng thi trắc nghiệm khách quan cũng hoàn toàn có thể áp dụng như giải
pháp khai thác atlat, luyện đề và phát triển đề.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn ôn tập môn Địa lý
trong kì thi THPT cho học sinh lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ
mơn địa lí. Tuy nhiên trong q trình viết sáng kiến chắc chắn cịn có nhiều thiếu
sót rất mong q thầy giáo, cơ giáo góp ý để sáng kiến được hồn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị.
Để việc ơn tập thực sự có hiệu quả thì việc kết hợp với các phương tiện
dạy học là rất cần thiết như máy tính, máy chiếu, ti vi...vì vậy kiến nghị với Nhà
trường tạo điều kiện hơn về cơ sở vật chất tại các phòng học để phục vụ cho việc
dạy và học được thuận tiện và hiệu quả hơn.

Xin chân thành cảm ơn !
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2022

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Người viết sáng kiến

Bùi Thị Cúc

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Vũ. Trắc nghiệm địa lí 12, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Đặng văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng
tích cực, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
3. Lê Thông, Nguyễn Đức Vũ. Bộ đề môn địa lí chuẩn bị cho kì thi THPT. Nxb
giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Trọng Phúc. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học địa lí, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
5. SGK, SGV Địa lí lớp 12 ban cơ bản, Atlat, NXB Giáo dục Hà Nội.
6. Tài liệu chuẩn kiến thức - kĩ năng mơn địa lí.
7. Đề minh họa THPT mơn Địa lí năm 2021, 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo


DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Cúc
Chức vụ và đơn vị công tác: trường THPT Cẩm Thủy 1
Tên đề tài Sáng kiến
TT

1.

2.

3.

4.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Sử dụng tranh, hình ảnh để
nâng cao hiệu quả một tiết
dạy học môn Địa lí lớp 10 cơ
bản(phần Địa lí tự nhiên).
Sử dụng hình ảnh trong tổ
chức trò chơi học tập nhằm
nâng cao chất lượng dạy và
học phần địa lí tự nhiên –

chương trình địa lí lớp 12 tại
trường THPT Cẩm Thủy 2.
Một số kinh nghiệm ôn thi
THPT Quốc gia phần kỹ năng
địa lý nhằm nâng cao chất
lượng ôn tập cho học sinh lớp
12 tại trường THPT Cẩm
Thủy 2”.
Kinh nghiệm sử dụng linh
hoạt các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực nhằm
phát huy năng lực của người
học trong bài 11 - khu vực
Đông Nam Á (tiết 2) chương trình địa lí lớp 11.

Ngành GD tỉnh

Ngành GD tỉnh

Ngành GD tỉnh

Ngành GD tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp

loại

C

2010 - 2011

C

2013 - 2014

C

2015 - 2016

C

2018 - 2019


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH ƠN TẬP
MƠN ĐỊA LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN TẬP
CHO HỌC SINH 12 XÉT TỐT NGHIỆP THPT TẠI
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1


Người thực hiện: Bùi Thị Cúc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Cẩm Thủy 1
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa Lí

THANH HỐ NĂM 2022



×