Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ - MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ - trình bày thực tiễn một trong những nội dung của hoạt động lãnh đạo quản lý tại cơ quan anhchị đang công tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.05 KB, 19 trang )

1

Câu hỏi:
Qua nghiên cứu môn học Kỹ năng lãnh đạo quản lý, hãy trình bày thực tiễn
một trong những nội dung của hoạt động lãnh đạo quản lý tại cơ quan anh/chị
đang công tác. Đánh giá hiệu quả của nội dung đó. Cần làm gì để hoạt động
lãnh đạo quản lý ở cơ quan hiệu quả hơn ?
Bài làm
A. LỜI N ĨI ĐẦU:
Đất nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và đang trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế song với song với q trình đó là sự phát triển
khơng ngừng về kinh tế xã hội, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao quá trình đó đã tạo cho đất nước chúng ta những cơ
hội lớn, bên cạnh đó cũng là những thách thức không nhỏ mà chúng ta cần phải
cố gắng
vượt qua. Trong tình hình mới địi hỏi nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý của
Cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ ở cấp trung ương mà cả cấp địa phương phải
có sự thống nhất với nhau, góp phần tạo dựng sức mạnh bền vững của hệ thống
chính trị. Thơng qua nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý của Cán bộ lãnh đạo,
quản lý mà mọi hoạt động của trường đi vào nề nếp, kỷ cương, cơng tác chăm sóc
và giáo dục của nhà trường cũng được phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng,
thống nhất. Điều đó góp phần tạo nên sức mạnh bền vững một tập thể lao động
xuất sắc để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trong thực tế, chúng ta thấy
rằng, nếu nội dung của hoạt động lãnh đạo quản lý không được thực hiện theo
những mục tiêu, phương
hướng, kế hoạch hoạt động thì nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý sẽ không
mang lại hiệu quả như mong muốn, ảnh hưởng không tốt đến cả tập thể, đến cộng
đồng mà còn làm phai nhạt niềm tin cuả cá nhân đối với lãnh đạo quản lý, với cả
hệ thống chính trị. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt quan tâm hơn tới nội dung của



2

hoạt động


3

lãnh đạo quản lý. Chính vì những lí do trên, bài thu hoạch này em trình bày nội
dung: Qua nghiên cứu môn học Kỹ năng lãnh đạo quản lý, hãy trình bày thực tiễn
một trong những nội dung của hoạt động lãnh đạo quản lý tại cơ quan anh/chị
đang công tác. Đánh giá hiệu quả của nội dung đó. Cần làm gì để hoạt động lãnh
đạo quản lý ở cơ quan hiệu quả hơn ?
B. NỘI DUNG:
I/ Lý thuyế t:
1. Khái quát về hoạt động lãnh đạo, quản lý và vai trò của hoạt động lãnh đạo,
quản lý ở cơ sở:
1. 1. Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý
1.1.1 Khái niệm hoạt động lãnh đạo
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo
dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng lòng với người lãnh đạo
thực hiện
đường lối, chủ trương hoặc hệ thống mục tiêu nào đó. Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều
khiển, dẫn dắt người khác dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức,
lý tưởng, v.v... mà khơng mang tính cưỡng bức đối với người khác. Ví dụ, lãnh đạo
đảng, lãnh đạo của các tổ chức xã hội. Đảng lãnh đạo quần chúng không phải bằng
sức mạnh của bộ máy bạo lực mà bằng sự đúng đắn trong các đường lối, chủ trương
thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động.
Cán bộ lãnh đạo thường được gọi là những người hoạt động chính trị, xã hội. Họ
khơng tự thân có quyền lực lãnh đạo mà phải được xã hội, được người chịu sự lãnh
đạo tự nguyện trao quyền lãnh đạo cho họ hoặc thông qua bầu cử, tôn vinh.



4

Cán bộ lãnh đạo khác với thủ lĩnh ở chỗ cán bộ lãnh đạo có một tổ chức chính
thức để thực thi sự lãnh đạo của mình, cịn thủ lĩnh có thể chỉ có quyền lực trong tổ
chức phi chính thức. Tuy nhiên, cán bộ lãnh đạo phải đạt tới năng lực và uy tín của
thủ lĩnh thì hiệu quả lãnh đạo mới như mong muốn.
Cán bộ lãnh đạo cũng khác thủ trưởng. Chức danh thủ trưởng thường được dùng
trong lĩnh vực hành chính, trong đó thủ trưởng có phạm vi quyền hạn theo chức
danh, bất chấp họ có hay khơng có uy tín đối với những người chịu sự quản lý của
họ. Thủ trưởng có thể được bổ nhiệm không qua bầu cử.
Khái niệm cán bộ lãnh đạo gần với khái niệm lãnh tụ, chính khách nhiều hơn.
Tuy nhiên, lãnh tụ thường gán cho những người đứng đầu một quốc gia, một tổ
chức lớn, còn cán bộ lãnh đạo xuất hiện ở mọi cấp độ. Chính khách và cán bộ lãnh
đạo chung nhau đặc điểm là điều khiển người khác thơng qua sức mạnh ý chí, niềm
tin, nhưng chính khách thường được sử dụng trong các quan hệ chính trị ngoại
giao, còn lãnh đạo xuất hiện trong mọi lĩnh vực.
Cán bộ lãnh đạo cũng cần có kỹ năng lãnh đạo, nhưng các kỹ năng này khó định
hình và khó đào tạo. Cán bộ lãnh đạo thường phải rèn luyện qua hoạt động thực
tiễn. Vũ khí của người lãnh đạo là một hệ thống tri thức được tổ hợp chặt chẽ có tác
dụng định hướng tương lai cho đơn vị (chủ thuyết). Cán bộ lãnh đạo phải có kỹ
năng đủ để thuyết phục người khác tin vào những điều họ tin và phải có đủ uy tín
để tạo dựng sự tin cậy đối với người khác khiến họ tự nguyện trao quyền lãnh đạo
cho mình, đồng thời phải có kỹ năng tồ chức, hướng dẫn những người khác hoàn
thành mục tiêu chung nhằm củng cố lòng tin nơi họ.
1.1.2. Khái niệm hoạt động quản lý
Hoạt động quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được quy định rõ trong khn
khổ các thể chế xác định. Ví dụ, quản lý hành chính trong các cơ quan của Nhà
nước;



5

quản trị trong các doanh nghiệp. Kỹ thuật quản lý có thể được nghiên cứu và được
chuyển giao qua đào tạo.
Người quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác. Thông thường cán
bộ quản lý sử dụng ba loại quyền lực: quyền lực tổ chức hành chính bắt buộc mọi
người phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định đã được cấp có thẩm quyền phê
chuẩn trở thành quy chế, kỷ luật, quy trình, chế độ, chính sách; quyền lực
vật chất kích thích động cơ vật chất đối với người dưới quyền theo các chế độ
thưởng phạt vật chất khác nhau; quyền lực tinh thần thơng qua các hình thức
tơn vinh, khen
thưởng hoặc các hình thức phê phán, bài trừ, cô lập khác nhau.
Trong hoạt động quản lý, quan hệ quản lý thường được xác định theo cách cấp
trên quản lý cấp dưới. Vì thế, hoạt động quản lý thường được phân chia theo cấp
bậc trong bộ máy quản lý của một tổ chức. Phổ biến nhất là phân chia theo ba cấp:
cấp cao; cấp trung gian và cấp cơ sở, trong đó cấp cao có quyền lực hành chính cao
nhất, có phạm vi quản lý bao trùm cả tổ chức, chịu trách nhiệm về tổ chức trong
mối quan hệ với tổ chức khác, cấp trung gian chủ yếu làm chức năng tham mưu
hoặc quản lý theo lĩnh vực ủy quyền của cấp cao. Cấp cơ sở quản lý tồn
diện cấp của mình nhưng thường có quy mơ hạn chế trong cấu thành một tổ chức
và là cấp quản lý thấp nhất, dưới đó khơng cịn cấp quản lý nào nữa.
Hoạt động quản lý thường do cán bộ quản lý thực hiện theo từng lĩnh vực
chuyên môn cụ thể. Mỗi lĩnh vực quản lý đòi hỏi các yêu cầu đặc thù về phương
pháp, cách thức, quy trình, nguyên tắc, phương tiện, nguồn lực quản lý riêng.
1.1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý
Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Điểm chung của
hai loại hoạt động này là đều đạt đến mục đích mong muốn thơng qua hành động
của



6

người khác. Nói cách khác, hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý là hoạt động
điều khiến con người.
Điểm khác biệt giữa hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý là ở chỗ lãnh đạo
sử dụng uy tín và sự thuyết phục nhiều hơn, sử dụng quyền lực ít hơn; quản lý sử
dụng quyền lực nhiều hơn, sử dụng uy tín và sự thuyết phục ít hơn. Hoạt động quản
lý thường được thực hiện theo một quy chế, chuẩn mực, nguyên tắc rõ ràng. Lãnh
đạo không dựa nhiều vào quy chế mà dựa vào sự thuyết phục và cảm hóa mang tính
nhận thức, tình cảm.
Trong thực tế, nhất là ở cơ sở, khó tách bạch hai hoạt động này trong con người
cán bộ. Cán bộ nào cũng đồng thời thực hiện cả vai trò lãnh đạo và vai trị quản lý.
Vì thế người ta thường gọi chung là hoạt động lãnh đạo, quản lý.
1.2. Vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thống nhất ý chí
và hành động. Cộng đồng dân cư trên địa bàn xã, phường, thị trấn, dù khác biệt
nhau nhiều phương diện, nhưng mỗi cộng đồng cũng có những lợi ích chung như
bảo vệ mơi trường sống chung có lợi cho sức khỏe, giữ gìn trật tự trị an, giữ gìn vệ
sinh chung, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thong, y tế, trường học, v.v... Nếu khơng
có cấp quản lý cơ sở sẽ khơng thể thống nhất ý chí và hành động của người dân
để tất cả đều có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, cấp cơ sở còn là nơi hỗ trợ trực
tiếp cho dân
cư khi họ gặp khó khăn, cũng như tạo điều kiện cho dân cư tham gia vào hệ thống
chính trị chung của quốc gia.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo ra môi trường vừa cho phép mọi người dân
được tự do sáng tạo, vừa định hướng hoạt động của mọi người theo mục tiêu
chung. Các xã, phường, thị trấn đều nằm trong một huyện, một tỉnh nào đó và nằm
trong nước ta, do đó vừa được hưởng lợi chung của sự quản lý của huyện, của

tỉnh, của quốc


7

gia, vừa phải thực thi nghĩa vụ của mình với tập thể lớn hơn. Cơ quan quản lý cấp
cơ sở là đầu mối để triển khai chính sách chung một cách hiệu quả trên địa bàn cơ
sở, vừa phản ánh nguyện vọng, nhu cầu của cơ sở cho cấp trên để được hỗ
trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ
phận khác nhau của đơn vị thành một hệ thống thống nhất. Giữa các bộ phận dân
cư, ngành nghề hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn đôi khi cũng xảy ra xung
đột. Cấp cơ sở là nơi trực tiếp đứng ra hòa giải hoặc phân xử nhằm tạo ra bầu
khơng khí đồn kết, thông cảm, tương trợ lẫn nhau. Chức năng xét xử có thể chỉ
phân quyền ở phạm vi hẹp cho cấp cơ sở, nhưng chức năng hòa giải của hệ
thống chính trị chủ yếu do cấp cơ sở đảm nhiệm.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở góp phần tạo dựng sức mạnh bền vững của
hệ thống chính trị. Nhờ có sự quản lý ở cấp cơ sở mà hoạt động của dân cư và các
tổ chức trên địa bàn đi vào nền nếp, kỷ cương, giảm nhẹ vai trò quản lý, giám sát
của cấp trên. Hơn nữa, sự chuyên nghiệp, linh hoạt và tận tâm của cán bộ quản lý
cấp cơ sở làm tăng uy tín của hệ thống chính trị. Ngược lại, sự yếu kém của cấp cơ
sở, nhất là việc xử lý quan liêu, thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở
không những làm cho hệ thống chính trị thiếu bền vững, mà cịn làm phai nhạt
niềm tin của quần chúng vào hệ thống chính trị.
2. Nội dung hoạt động lãnh đạo quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở :
2.1. Xây dựng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động ở cơ sở
2.1.1. Dự báo


8


Dự báo là phán đốn một cách có căn cứ khoa học xu hướng phát triển của xã,
huyện, tỉnh, cả nước trong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm cung cấp luận cứ
cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động của cơ sở.
Nội dung của dự báo bao gồm những biến động bên trong, bên ngồi cơ sở theo
chiều hướng có lợi và khơng có lợi. Cụ thể là phải dự báo về sự thay đổi của mơi
trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị ảnh hưởng đến cơ sở như thế nào; dự báo
về sự thay đổi của cơ sở về các phương diện thẩm quyền, nguồn lực, nhiệm vụ, khó
khăn, thuận lợi khi thực thi nhiệm vụ để có kiến nghị đối phó thích hợp; dự báo về
sự thay đổi mục tiêu của cơ sở do sự biến động chung và riêng, v.v...
Để có thể dự báo khoa học, cơ sở phải tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu và xử lý
thông tin một cách hệ thống, theo các phương pháp khoa học. Phương pháp dự báo
khoa học là dựa trên các lý thuyết khoa học tiên tiến và cơ sở dữ liệu thông tin đầy
đủ. Cấp cơ sở cần sử dụng các dự báo của các tổ chức cung cấp thông tin quốc gia
như thông tin của các bộ chuyên ngành, thông tin của cấp trên, thông tin của các tổ
chức quốc tế. Cũng cần phải có cán bộ đảm trách công việc dự báo để làm cho hoạt
động dự báo ở cấp cơ sở mang tính chuyên nghiệp. Tránh tình trạng cấp cơ sở ỷ lại
hồn tồn vào cấp trên dẫn đến kế hoạch nhận được không đáp ứng u cầu của dân
cư sở tại.
Dự báo có vai trị quan trọng trong việc cung cấp căn cứ để lập kế hoạch hoạt
động của cơ sở. Chất lượng dự báo tốt, diện dự báo rộng cho phép cán bộ lập kế
hoạch của cơ sở đề xuất được các phương án và mục tiêu sát thực và khả thi hơn.
Ngược lại, nếu dự báo không tốt dễ dẫn đến hành động cảm tính, duy ý chí, quan
liêu trong việc đề ra mục tiêu và kế hoạch hành động của cơ sở.
2.1.2. Xác định mục tiêu


9

Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở trong tương lai. Khác

với mục đích, mục tiêu vừa có tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõ các
tiêu chí đo lường kết quả của hành động sao cho ở thời điểm cần hoàn thành
mục tiêu chúng ta có thể biết được mục tiêu đã được hoàn thành ở mức độ nào.
Ngoài ra, mục tiêu cịn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo thời
gian cụ thể. Việc hoàn thành mục tiêu khơng phải chỉ được đo lường bằng các tiêu
chí quy mơ và chất lượng mà cịn phải được xem xét về khoảng thời gian thực
hiện. Hơn nữa, một mục tiêu trong quản lý phải là kết quả của hành động có chọn
lựa theo hướng tối thiểu hóa nguồn lực sử dụng và tối đa hóa độ hài lịng của những
người liên quan. Chính vì thế xác định mục tiêu đúng là một công việc rất
quan trọng và không dễ dàng trong công việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Xác
định đúng mục tiêu của cơ sở, tức là mục tiêu đó phù hợp với điều kiện thực tế, khả
thi và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của dân cư,
thì tự người dân sẽ tích cực hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu. Ngược lại, mục
tiêu không đúng, không những gây bất mãn trong dân cư, mà còn sử dụng lãng phí
nguồn lực khan hiếm của cơ sở và tăng thêm chi phí quản lý do phải khắc phục kết
quả sai lầm của việc thực hiện mục tiêu không đúng.
Mỗi cơ sở có một hệ thống các mục tiêu đa dạng theo các mối quan hệ khác
nhau. Nếu phân loại mục tiêu theo thời gian thực hiện mục tiêu thì có mục tiêu
ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn; nếu phân loại theo tầm quan trọng
của mục tiêu thì có mục tiêu cơ bản, chủ yếu, mục tiêu không cơ bản, thứ yếu; nếu
phân loại theo phạm vi, tính chất của mục tiêu thì có mục tiêu kinh tế, mục tiêu
chính trị, mục tiêu xã hội, mục tiêu văn hóa, mục tiêu an ninh quốc phịng, v.v...;
nếu xét theo chủ thể thực hiện mục tiêu thì có mục tiêu của ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn, mục tiêu của Đảng ủy xã, phường, thị trấn mục tiêu của Đoàn
Thanh niên xã, phường, thị trấn, mục tiêu của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân xã,
phường, thị trấn, v.v... vấn đề cần


10


quan tâm là cấp cơ sở phải thiết lập mối quan hệ ưu tiên và phối hợp giữa các mục
tiêu.
2.1.3. Lập kế hoạch, chương trình hành động thực hiện mục tiêu
Thứ nhất, xây dựng các chương trình hành động để thực hiện mục tiêu. Chương
trình hành động là tổng thể các nỗ lực của cấp cơ sở đi đôi với tổng nguồn lực và
phương thức sử dụng nguồn lực tương ứng để đạt đến mục tiêu. Thông thường cấp
cơ sở có các loại chương trình hành động theo lĩnh vực (chương trình phát triển
kinh tế, chương trình xây dựng trường học, trạm xá, v.v...), chương trình theo mục
tiêu phân bổ (như chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất
trống, đồi trọc, chương trình nước sạch, v.v.) chương trình giải quyết vấn đề
cấp của địa phương, v.v...
Thứ hai, lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận, cá nhân và
theo thời gian.
Có hai loại kế hoạch cần phải xây dựng. Một là kế hoạch hoạt động thường kỳ
của cơ sở và hai là kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu.
Kế hoạch thường kỳ là lịch trình thực hiện các chức năng ổn định của cơ sở như
kế hoạch 1 năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược cho từng giai đoạn. Đây là dạng kế
hoạch sắp xếp hoạt động của cơ sở theo một tiến trình thời gian đi đơi với sự phân
bổ hợp lý nguồn kinh phí và biên chế đủ để hồn thành nhiệm vụ được giao. Nội
dung của các kế hoạch này bao gồm ba phương diện:
- Hành động: các hoạt động cần hoàn thành trong kỳ kế hoạch được phân bổ theo
tiến độ thời gian cụ thể.
- Kinh phí: là kế hoạch phân bổ kinh phí cho các hoạt động đi cùng chế độ chi
tiêu, quản lý rõ ràng.
- Con người: mỗi hoạt động và kinh phí tương ứng phải giao cho tổ chức và cá
nhân cụ thể phụ trách.


11


Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu là các kế hoạch soạn thảo riêng cho từng
chương trình cụ thể. Sau khi các chương trình hành động đã được phê duyệt thì cán
bộ quản lý, căn cứ trên những nhiệm vụ cụ thể do chương trình đặt ra và sự phân
bổ kinh phí tương ứng, sắp xếp nhân sự và thời gian cho từng hoạt và từng giai
đoạn cụ thể của việc thực hiện chương trình. Vì các chương trình đều được tổ
chức theo kiểu bộ máy bán chuyên trách nên trong kế hoạch cần quy định rõ trách
nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân tham gia thực hiện chương
trình. Ngồi ra kế hoạch chương trình, nếu có thể, cần cụ thể hóa trong kế hoạch
thường kỳ của đơn vị hoặc phải phối hợp với kế hoạch thường kỳ của đơn vị.
Kế hoạch của cấp cơ sở phải được truyền tải cho các bộ phận chức năng và cụ
thể hóa thành nhiệm vụ, chỉ tiêu của các bộ phận đó. Kế hoạch của cấp cơ sở là một
bộ phận của kế hoạch cấp trên nên phải phù hợp với kế hoạch, chương trình hành
động của cấp trên và phải được cấp trên phê chuẩn.
Ngoài các kế hoạch chính, cơ sở cịn phải lập các kế hoạch dự phịng để đối phó
với rủi ro khi chúng xảy ra.
Căn cứ để lập kế hoạch là các thơng tin từ tình hình thực hiện kế hoạch thời kỳ
trước, nhiệm vụ bổ sung trong kỳ tới, chế độ chính sách theo quy định của Nhà
nước và các đồn thể chính trị, những biến động đã được dự báo và những biến
động dưới dạng rủi ro, v.v...
Phương pháp lập kế hoạch thường được sử dụng là sắp xếp công việc theo tiến
độ thời gian, theo sự phân công trong cơ cấu tổ chức của cơ sở, theo các yêu cầu
cơng việc. Có thể sử dụng một số kỹ thuật trình bày kế hoạch như xây dựng mạng
lưới cơng việc, lập sơ đồ, đồ thị tiến độ, v.v...
II/ Thực tế tại trường Mầm non Hương Sen


12

1. Nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng trong việc xây dựng
mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động tại trường Mầm non Hương Sen

(ví dụ: “Tổ chức lễ khai giảng năm học 2019 -2020”)
- Để tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới thì Hiệu trưởng trường em đã xây
dựng mục tiêu, phương hướng , kế hoạch hoạt động cụ thể ở trường như sau:
a. Dự báo:
- Để chuẩn bị cho công tác khai giảng năm học mới gọn gàng, trang trọng, tạo
khơng khí vui tươi, phấn khởi động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu
bước vào năm học mới. Giúp trẻ biết một số hoạt động ngày khai giảng.
- Đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Tuyên truyền, vận động phụ
huynh đưa trẻ đến trường và hưởng ứng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường .
- Tạo tâm thế sẵn sàng cho cô và trẻ bắt đầu cho năm học mới.
b. Xác định mục tiêu:
- Qua tổ chức buổi lễ khai giảng năm học 2019- 2020 các con biết ngày 5/9 là ngày
hội đến trường của bé, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, là ngày khai giảng năm
học mới
- Đánh giá khái quát kết quả đã đạt được trong năm học 2019 -2020 đồng thời xác
định nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2020-2021
- Tạo không khí sinh động vui tươi, phấn khởi gây ấn tượng cho các cháu ngày
khai giảng năm học mới
- Nhà trường tổ chức trang trí khn viên sân trường sạch đẹp, có khẩu” chào mừng
năm học mới và thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
- Giáo dục các con yêu thương trường lớp, cô giáo, bạn bè ham thích đến trường
đến lớp.
c. Lập chương trình, kế hoạch, hành động thực hiện mục
tiêu


13

• Thứ nhất, Hiệu trưởng xây dựng các chương trình hành động để thực hiện lễ
khai giảng năm học 2019 – 2020 tại trường Mầm non Hương Sen :

- Cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ việc tổ chức lễ khai giảng năm học
mới 2019-2020: Thực hiện tốt công tác vệ sinh khuôn viên trường học nhằm tạo
cảnh quang “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
- Phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động trẻ tham gia “Ngày hội bé đến trường” cho ngày khai giảng năm
học mới.
+ Trang trí khẩu hiệu trước cổng trường
+ Phơng lễ: bố trí cờ Tổ quốc, tượng Bác, hoa
+ Chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
+ Trang phục cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường trước
lễ khai giảng.
+ Lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố
vào buổi sáng ngày 05/9/2021
+ Từ 7h đến 7h30 tập trung học sinh, ổn định tổ chức.
+ Bố trí, sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức lễ khai giảng hợp lý, tránh làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, tâm lí của học sinh và giáo viên. Nội dung chuẩn bị theo phân
công nhiệm vụ khai giảng kèm theo.
+ Thời gian bắt đầu buổi lễ từ 7h30 sáng 05/09/2021 tại khu vực trước sân
trường.Tổ chức trong thời gian không quá 60 phút.
- Nội dung khai giảng gồm 2 phần:
* Phần 1: Tổ chức lễ khai giảng:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thành phần dự lễ khai giảng
- Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới
- Chương trình văn nghệ của cơ và cháu mừng năm học mới.


14

* Phần 2: Mời các đại biểu, đại diện cha mẹ học sinh lên phát biểu về những nhiệm
vụ trọng tâm của năm học mới cùng lãnh đạo nhà trường.

- Dự trù kinh phí:
+ Th làm phơng sân khấu: …. đồng
+ Thuê làm khẩu hiệu: …. đồng
+ Nước uống cho đại biểu: ….. đồng
+ Bánh, trái cây cho đại biểu: ….. đồng
+ Trang trí sân khấu: …….đồng
+ Thuê loa đài, phông rạp: …đồng
Tổng cộng: …..đồng
Kế hoạch trên sẽ được triển khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường và tiến hành
thực hiện. Trong quá trình thực hiện sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời
giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh./.
• Thứ hai, Hiệu trưởng lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ
phận trong lễ khai giảng năm học mới:
+ Chỉ đạo Chung: Hiệu Trưởng….., chuẩn bị bài phát biểu, tuyên bố khai giảng
năm học mới
+ Cơ: ................... chỉ đạo đón, tiếp khách.
+ Cơ: ............. chỉ đạo trang trí trường lớp đón khai giảng: Trang trí phơng bạt,
khẩu hiệu, cờ hoa, bóng bay từ cổng vào trong trường và đến các nhóm lớp; trang
trí trống;
+ Cơ: ................. chỉ đạo về cơng tác tổ chức: Dẫn chương trình, văn nghệ.
- In và treo khẩu hiệu ở cổng trường và trên lễ đài: ................................ – Hồn
thành
trước cuối buổi chiều ngày 4/9/2021
- Trang trí lễ đài, sân khấu: Giáo viên các nhóm lớp – Hồn thành trước cuối buổi
chiều ngày 4/9/2021.
- Sáng 5/9, giáo viên chủ nhiệm đón trẻ tại các nhóm lớp, sau đó dẫn trẻ tập trung
tại vị trí lớp đã được xếp dưới sân trường.


15


- Th Loa, đài, phơng, rạp: ......................... – Hồn thành công việc trước ngày
5/9/2021
- Cô: ......................... điều khiển nhạc chương trình văn nghệ, nhạc quốc ca;
- Cơ: ........................... dẫn chương trình
- Cơ: .......................... chuẩn bị ,nước, hoa bàn đại biểu, bục phát biểu
- Tiếp nước: ...............................................
- Cô: ................................................................. phụ trách loa đài, míc
- Bảo vệ: ................................................ sắp xếp xe phụ huynh và trông xe.
- Các giáo viên các lớp phụ trách đội quản lý văn nghệ, nhắc nhở trẻ trong đội văn
nghệ lớp mình lên biểu diễn đúng thứ tự tiết mục do người dẫn chương trình giới
thiệu, chuẩn bị nhạc tốt giao cho Cô: ...........................................
- Các giáo viên khác quản trẻ của lớp mình ngồi vào đúng vị trí sắp xếp của ban tổ
chức trên sân trường.
- Các nhân viên bếp phụ giáo viên quản trẻ (Sáng ngày 5/9);
- Chiều ngày 4/9: 100% Cán bộ - giáo viên - nhân viên phục vụ thực hiện tổng vệ
sinh môi trường cả hai khu và sắp xếp bàn ghế đại biểu, ghế cho trẻ ngồi.
Trên đây là kế hoạch tổ chức "Ngày hội bé đến trường " năm học 2019 -2020
trường mầm non Hương Sen. Nhà trường đề nghị các tổ chun mơn, tổ văn phịng
và các đồng chí cán bộ - giáo viên – nhân viên nghiêm túc thực hiện.
2. Đánh giá hiệu quả của nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý của Hiệu
trưởng khi xây dựng mục tiêu, phương hướng , kế hoạch hoạt động “Tổ chức
lễ khai giảng năm học 2019 -2020” ở trường Mầm non Hương Sen.
- Ưu điểm:
Xây dựng kế hoạch khả thi kịp thời trong quản lý, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc
nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh và triển
khai kịp thời đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên những công văn hướng dẫn,
chỉ đạo, định hướng, việc thực hiện qui chế, quy định và Điều lệ của ngành.



16

Qua kế hoạch tổ chức "Ngày hội bé đến trường " năm học 2019 -2020 của trường
mầm non Hương Sen, bản thân tôi nhận thấy nội dung hoạt động lãnh đạo quản lý
của Người hiệu trưởng đã đạt được những kết quả đó là:
+ Về phía Ban lãnh đạo: rất hài lịng, phấn khởi với những gì mà tập thể cán bộ,
giáo viên, học sinh nhà trường đã cùng nhau nỗ lực hồn thành thành cơng kế
hoạch tổ chức lễ khai giảng năm hoc mới.
+ Về phía nhà trường: buổi lễ khai giảng trang trọng, diễn ra thành công tốt đẹp
trong khơng khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng năm học mới - ngày hội
toàn dân đưa trẻ đến trường. Tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của phụ huynh vào
một tập thể có sự đồn kết, phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với nhau từ trên xuống
dưới. Điều đó đã tạo nên uy tín, thương hiệu cho trường Mầm non Hương Sen ngày
càng vững mạnh.
+ Về phía giáo viên, công nhân viên: qua kế hoạch tổ chức thực hiện của Ban lãnh
đạo nhà trường thì tất cả Cán bộ - giáo viên – nhân viên trong nhà trường đều vui
mừng, phấn khởi chào đón năm học mới. Mọi người nhận thấy được vai trị, vị trí,
trách nhiệm của mình trong cơng việc được giao, cần phải có sự hợp tác, phối hợp
với nhau giữa các thành viên trong nhà trường thì mới đạt được sự thành cơng tốt
đẹp như ngày hôm nay. Tạo nên động lực, niềm tin của mỗi cá nhân vào năm học
mới với những thành cơng mới, thắng lợi mới.
+ Về phía phụ huynh: hết sức vui mừng, phấn khởi, hài lòng về buổi lễ khai giảng.
Phụ huynh an tâm hơn khi giao con mình cho các cơ chăm sóc ni dưỡng, giáo
dục. Càng tự tin hơn khi cho con mình vào học ngơi trường mầm non Hương Sen
của quận Bình Tân.
+ Về phía học sinh: buổi lễ khai giảng làm cho các bé hân hoan, náo nức khi bước
vào năm học mới với rất nhiều niềm vui: vui vì gặp lại thầy cơ, bạn bè và ngôi
trường thân yêu sau những ngày xa cách, vui vì được tiếp tục khám phá những chân
trời tri thức, vui vì một năm học mới với biết bao điều hứa hẹn đang chờ đón.



17

- Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì nội dung hoạt động lãnh đạo quản lý của Ban
giám hiệu nhà trường cũng có một vài hạn chế:
- Cơng tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện đầy đủ tuy nhiên chưa được thường
xuyên.
- Đội ngũ chuẩn về trình độ đào tạo, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng nhưng vẫn
cịn tình trạng giáo viên chưa nghiêm túc trong việc thực hiện chuyên môn, nội quy,
quy chế của trường đề ra do Ban lãnh đạo nhà trường giải quyết công việc đơi khi
cịn thiên về tình cảm.
- Xây dựng chuẩn xanh – sạch – đẹp đang trong lộ trình nhưng còn chậm so với yêu
cầu của Ban lãnh đạo đưa ra.
3. Để nội dung hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ quan hiệu quả hơn thì Người
cán bộ quản lý cần phải:
- Người cán bộ quản lý không ngừng học tập nâng cao năng lực, hiệu quả công tác
lãnh đạo quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của đội ngũ cán bộ - giáo viên nhân viên trong nhà trường thì người cán bộ quản lý cần phát huy sức mạnh đoàn
kết của tập thể đơn vị từ đó tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động
của đội ngũ nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị trong quá trình tổ chức thực
hiện nhiệm vụ. Góp phần hồn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch công tác của
nghành và phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền địa phương.
- Cán bộ quản lý trường mầm non cần thực hiện công tác quản lý, điều hành, điều
chỉnh hoạt động của toàn bộ trường mầm non hướng tới mục tiêu nâng cao chất
lượng môi trường giáo dục, hướng tới mục tiêu giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Chủ động, kịp thời nghiên cứu và triển khai chương trình giáo án cùng với giáo
viên để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy trẻ.


18


- Quản lý điều phối chuyên môn và giám sát việc thực hiện công tác hàng ngày của
giáo viên mầm non, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên chất
lượng cao cho nhà trường.
- Thực hiện quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý tài chính, các vấn đề về cơ sở vật
chất cho trường sao cho đạt hiệu quả một cách cao nhất.
- Trực tiếp trao đổi với phụ huynh về vấn đề liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ
và chọn phương án giáo dục hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ngày
nay.
Ngoài ra, quản lý trường mầm non cần dùng cái tâm, nhiệt huyết và trách nhiệm
của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, mang lại môi trường học tập tốt
nhất cho các bé, tạo điều kiện để các bé thuận lợi chuyển tiếp lên bậc tiểu học, đồng
thời khơi gợi nhiệt tình, yêu nghề của giáo viên để đảm bảo thực hiện tốt công tác
giáo dục trẻ.
C. KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu môn học Kỹ năng lãnh đạo quản lý, việc vận dụng các nội dung
hoạt động lãnh đạo quản lý của Cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở vào trong thực tiễn
là rất cần thiết, đóng một vai trị to lớn trong hoạt động lãnh đạo của cơ quan nói
riêng và hoạt động lãnh đạo của cơ quan nhà nước nói chung. Nâng cao hiệu quả
của hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và cán
bộ cơng chức ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận và của toàn xã
hội. Nhờ có nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý của Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ
sở mà mọi hoạt động đã thống nhất ý chí và hành động với nhau góp phần tạo nên
sức mạnh bền vững của một hệ thống chính trị. Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ đã
góp phần mang lại những hiệu quả tích cực, đưa đất nước vững bước tiến lên con
đường xã hội chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo:


19


- Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính: Một số kỹ năng cơ bản trong
lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở - NXB Lý luận chính trị
- Kế hoạch Tổ chức lễ khai giảng năm học mới ở trường Mầm non Hương Sen năm
học 2019 -2020.



×