Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.55 KB, 3 trang )
5 cách giúp bé hết nhút nhát
1. Không tạo áp lực cho bé: Trước đây, việc làm đầu tiên của tôi là
quát mắng và trừng phạt nếu bé tỏ ra thô lỗ hoặc không trả lời khi có
ai đó hỏi chuyện. Một phần nguyên nhân của điều này là tôi cảm thấy
xấu hổ và lúng túng với người khác trước hành vi có vẻ không ngoan
của con. Tuy nhiên, khi các cô giáo của bé và tôi không ép bé phải
chào hỏi mọi người vào mỗi buổi sáng đến trường, bé bắt đầu tự
nguyện tìm một câu gì để nói.
2. Tìm những nơi bé thấy thoải mái: Lo âu xã hội của Maia chỉ xuất
hiện khi bé gặp người lớn, chứ không hề có lúc bé giao tiếp với trẻ
em. Tôi đưa bé đến một sân chơi dành cho trẻ em bất kỳ, chỉ hai
phút sau bé đã kết thân được với một bé khác trạc tuổi mình. Vì thế,
các cô giáo khuyên tôi nên cho bé đi học thường xuyên, nếu đến lớp
có đầy đủ các bạn quen biết, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tôi thậm
chí đã lên một kế hoạch cứ hai tuần một lần, gửi thiệp mời các bạn
học của bé đến nhà mình chơi.
3. Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị: Đã qua rồi những ngày tôi chẳng
chuẩn bị gì khi đưa con gái mình vào một môi trường không quen
thuộc (như đến sinh nhật một ai đó). Bây giờ, tôi nói chuyện với bé
về nơi bé muốn được đến, về những gì bé muốn được làm và những
người bé muốn gặp khi đi đến một nơi nào đó. Khi ghi danh cho bé
vào một lớp học mới, ví dụ lớp học múa, tôi cho bé đi kiểm tra lớp
học trước cùng mình.
4. Hãy cho mọi người biết: Khi tôi tự mình thoát khỏi cảm giác bối rối
của bản thân, tôi phát hiện ra thật hữu ích nếu tôi gọi điện trước và
chuẩn bị tinh thần cho các giáo viên cũng như các vị phụ huynh khác.
Phần lớn mọi người đều rất nhiệt tình và dễ thương, những hiểu biết
của họ đã giúp Maia dễ dàng mở miệng. Chẳng bao lâu sau, bố mẹ