Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 7 dấu hiệu con bạn bị tăng động giảm chú ý doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.04 KB, 3 trang )

7 dấu hiệu con bạn bị tăng động giảm
chú ý
1. Tôi, tôi tôi
Một dấu hiệu thường gặp của trẻ tăng động là không có khả năng
nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác. Trẻ có thể
cắt ngang lời người khác khi họ đang nói chuyện và rất khó khăn khi
chờ đến lượt, chẳng hạn như trong hoạt động trong lớp và khi chơi
đùa với các bạn.

2. Xáo trộn tình cảm
Trẻ tăng động giảm chú ý có thể khó mà kiềm chế được cảm xúc - cả
tốt và xấu. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ hoặc giận giữ ở
những thời điểm không phù hợp.

3. Bồn chồn, không yên
Dường như trẻ có một chiếc "động cơ luôn hoạt động" ở trong người.
Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im. Chúng sẽ
cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, hoặc khi buộc phải ngồi
xuống, chúng thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trong ghế.

4. Không hoàn thành nhiệm vụ
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng
không theo những thứ đó đến tận cùng. Thường thì trẻ sẽ bắt đầu
một dự án, hay một công việc, hoặc bài tập về nhà, nhưng bỏ dở
giữa chừng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý của chúng.

5. Thiếu tập trung
Trẻ mắc chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc chú ý ngay cả khi
đang bị người lớn nhắc nhở. Trẻ nói là đang nghe lời bạn, nhưng khi
được yêu cầu lặp lời của bạn, trẻ sẽ không biết nói gì.


6. Lỗi lơ lễnh
Điều quan trọng cần nhớ là trẻ bị tăng động giảm chú ý không hề
kém thông minh so với các bạn khác. Vấn đề là, chúng gặp khó khăn
để lắng nghe các lời hướng dẫn rằng cần lập kế hoạch hay thực hiện
một kế hoạch, dẫn tới những lỗi do lơ đễnh.

7. Mơ màng
Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường được mô tả điển hình là hay
huyên náo, ồn ào, nhưng có những trường hợp không phải thế. Một
dạng khác của chứng này thì yên tĩnh hơn và ít liên quan đến bạn bè.
Trẻ có thể nhìn lơ đãng ra ngoài trời, như đang mơ màng, và bỏ qua
những điều đang diễn ra quanh mình.
Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn
thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài
nhất. Cụ thể cha mẹ hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi
việc mà trẻ đã làm. Cần lưu ý hạn chế việc dùng những từ khen ngợi
quá đáng cho một hành động đơn giản. Thay vào đó là những lời
động viên tích cực như: con đánh răng sạch quá, miệng con rất thơm
vì con đã đánh răng, cảm ơn con vì đã cất dép cho mẹ, cảm ơn con
vì đã xách đồ cho mẹ, con đi vệ sinh đúng nơi quy định rồi đó.

Ngoài ra, có thể động viên trẻ bằng các phần thưởng vật chất như
con tự ăn cơm mẹ sẽ cho đi công viên, tự đi dép mẹ sẽ cho đi vườn
bách thú. Không nên khuyến khích trẻ bằng tiền vì làm cho trẻ hiểu
không đầy đủ về giá trị của lao động.

×